Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phân môn luyện từ và câu lớp 4

136 4.4K 11
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phân môn luyện từ và câu lớp 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Họ và tên: TRẦN THỊ YẾN NGA Lớp: A Khoá: 33 Tên đề tài: “ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4” GV hướng dẫn: TH.S LÊ THỊ LAN ANH 2 Lời cảm ơn Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khóa luận này tôi không khỏi lúng túng và bỡ ngỡ. Nhưng dưới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của ThS. Lê Thị Lan Anh, tôi đã từng bước tiến hành và hoàn thành khóa luận với đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phân môn Luyện từ và câu lớp 4”. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Lê Thị Lan Anh và các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2011 Sinh viên Trần Thị Yến Nga 3 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2011 Sinh viên Trần Thị Yến Nga 4 Danh mục các kí hiệu viết tắt GV HS LT&C SGK SGV TNKQ TV : Giáo viên : Học sinh : Luyện từ và câu : Sách giáo khoa : Sách giáo viên : Trắc nghiệm khách quan : Tiếng Việt 5 Mục lục Trang MỞ ĐẦU 5 Lí do chọn đề tài 8 Lịch sử vấn đề 11 Mục đích nghiên cứu đề tài 11 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 11 Các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 11 Giả thuyết khoa học 11 Các phương pháp nghiên cứu 11 NỘI DUNG 12 Chương 1. Cơ sở lí luận 12 Cơ sở giáo dục 12 Cơ sở tâm lí 13 Vài nét về trắc nghiệm khách quan 15 Vài nét về dạy học phân môn Luyện từ và câu môn Tiếng Việt 4 30 Chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 4 33 Chương 2. Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phân môn Luyện từ và câu lớp 4 62 2.1. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan 62 2.2. Quy tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 63 2.3. Quy trình xây dựng bài tập trắc nghiệm khách quan 65 2.4. Hệ thống các bài Luyện từ và câu lớp 4 68 2.5. Xây dựng hệ thống bài tập trắc khách quan cho một số bài trong chương trình Luyện từ và câu lớp 4 70 2.6. Hệ thống bài tập mẫu 116 KẾT LUẬN 133 Tài liệu tham khảo 134 6 Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Thế kỷ XXI, thế kỷ của tri thức khoa học với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. Cùng với sự phát triển trên toàn thế giới, Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế xã hội đã có những chuyển biến mang tính bước ngoặt. Hiện nay, đất nước đang đòi hỏi phải có những đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Mục tiêu giáo dục của nước ta đã được đặt ra trong luật Giáo dục năm 2005: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Chương 1, điều 2). Để đạt được mục tiêu như trên, cùng với những thay đổi về nội dung, cần có những đổi mới căn bản về phương pháp giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học, môn học: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Chương 1, điều 5). Do đó, ở tất cả các ngành nghề hiện nay đều có sự đổi mới để phù hợp với yêu cầu của sự phát triển xã hội. Trong xu thế đó, sự đổi mới về phương pháp dạy học đang được coi là vấn đề cấp thiết, mang tính chất thời đại, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, các nhà quản lý giáo dục cũng như các giáo viên trực tiếp đứng lớp. Đổi mới phương pháp dạy học tức là phải biết kết hợp hài hòa, vận dụng linh hoạt các ưu điểm của phương pháp dạy học trong từng tình huống cụ thể nhất là việc kết hợp phương pháp dạy, phương háp dạy học truyền thống và hiện đại. 7 Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục tiểu học là “giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” (theo Điều 23 Luật Giáo dục – 1998). Vậy giáo dục tiểu học đã trang bị những cơ sở ban đầu quan trọng nhất của người công dân, người lao động tương lai. Đó là những con người phát triển toàn diện có trí thức, có tay nghề, có năng lực thực hành tự chủ, sáng tạo. Cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt là một môn học trung tâm, quan trọng, chiếm nhiều thời lượng và nó có tính tích hợp cao. Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi từ đó góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài để từ đó bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần nhỏ trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng của con người để góp phần thực hiện những nhiệm vụ đặt ra của hệ thống giáo dục quốc dân. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học gồm bảy phân môn đó là Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện. Đó là những phân môn không thể thiếu trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu. Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể thực hiện chức năng giao tiếp. Vai trò của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ quyết định tầm 8 quan trọng của việc dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học. Dạy luyện từ và câu nhằm giúp học sinh mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ, cung cấp những hiểu biết sơ giản về từ và câu từ đó rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời giúp cho học sinh có khả năng hiểu các câu nói của người khác giúp phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của các em. Để thực hiện được mục tiêu trên phân môn Luyện từ và câu nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung phải không ngừng đổi mới cả nội dung lẫn hình thức cũng như phương pháp giảng dạy. Một trong những đổi mới của phân môn này là bên cạnh các bài tập mang tính truyền thống thì xuất hiện nhiều dạng bài tập trắc nghiệm khách quan. Trắc nghiệm khách quan giúp cho học sinh phát huy khả năng tư duy, tính nhạy bén đồng thời kiểm tra được nhiều nội dung, đánh giá được nhiều học sinh hơn. Trên thực tế, đã có những tác giả dành thời gian, tâm huyết để nghiên cứu về lý thuyết trắc nghiệm khách quan và xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan. Trên thị trường cũng có xuất hiện một số sách tham khảo cho giáo viên và học sinh sử dụng trong dạy và học phân môn Luyện từ và câu môn Tiếng Việt lớp 4. Nhưng hầu hết những tài liệu này vẫn mang tính chung chung mà trong quá trình dạy học thì phải phù hợp với trình độ của học sinh ở mỗi vùng miền nên cần có sự biên soạn theo cách nghĩ riêng của người sử dụng. Vì những lí do trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phân môn Luyện từ và câu lớp 4.” 9 2. Lịch sử vấn đề 2.1.Trên thế giới Các phương pháp trắc nghiệm đo lường thành quả học tập đầu tiên được tiến hành vào thế kỷ XVII - XVIII tại Châu Âu. Sang thế kỉ XIX đầu thể kỉ XX, các phương pháp trắc nghiệm đo lường thành quả học tập đã được chú ý. Năm 1904 nhà tâm lí học người Pháp - Alfred Binet trong quá trình nghiên cứu trẻ em mắc bệnh tâm thần, đã xây dựng một số bài trắc nghiệm về trí thông minh. Năm 1916, Lewis Terman đã dịch và soạn các bài trắc nghiệm này ra tiếng Anh từ đó trắc nghiệm trí thông minh được gọi là trắc nghiệm Stanford - Binet. Vào đầu thế kỷ XX, E. Thorm Dike là người đầu tiên đã dùng TNKQ như là phương pháp "khách quan và nhanh chóng" để đo trình độ học sinh, bắt đầu dùng với môn số học và sau đó là một số môn khác. Trong những năm gần đây trắc nghiệm là một phương tiện có giá trị trong giáo dục. Hiện nay trên thế giới trong các kì kiểm tra, thi tuyển một số môn đã sử dụng trắc nghiệm khá phổ biến. 2.2. Ở Việt Nam Trắc nghiệm khách quan được sử dụng từ rất sớm trên thế giới song ở Việt Nam thì trắc nghiệm khách quan xuất hiện muộn hơn, cụ thể: Ở miền nam Việt Nam, từ những năm 1960 đã có nhiều tác giả sử dụng trắc nghiệm khách quan một số ngành khoa học (chủ yếu là tâm lí học). Năm 1969, tác giả Dương Thiệu Tống đã đưa một số môn trắc nghiệm khách quan và thống kê giáo dục vào giảng dạy tại lớp cao học và tiến sĩ giáo dục học tại trường đại học Sài Gòn. Năm 1974, ở miền Nam đã tổ chức thi tú tài bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan. Tác giả Nguyễn Như An dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong việc thực hiện đề tài “Bước đầu nghiên cứu nhận thức tâm lí của sinh viên 10 đại học sư phạm” năm 1976 và đề tài “Vận dụng phương pháp test và phương pháp kiểm tra truyền thống trong dạy học tâm lí học” năm 1978. Tác giả Nguyễn Hữu Long, cán bộ giảng dạy khoa tâm lí, với đề tài: “Test trong dạy học”. Những năm gần đây, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học, Bộ giáo dục và Đào tạo và các trường đại học đã tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi về việc cải tiến hệ thống các phương pháp kiểm tra, đánh giá của sinh viên trong nước và trên thế giới, các khoá huấn luyện và cung cấp những hiểu biết cơ bản về lượng giá giáo dục và các phương pháp trắc nghiệm khách quan. Theo xu hướng đổi mới của việc kiểm tra đánh giá, Bộ giáo dục và đào tạo đã giới thiệu phương pháp trắc nghiệm khách quan trong các trường đại học và bắt đầu những công trình nghiên cứu thử nghiệm. Các cuộc hội thảo, các lớp huấn luyện đã được tổ chức ở các trường như: Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Cao đẳng sư phạm Hà Nội, Tháng 4 năm 1998, trường Đại học sư phạm Hà Nội - Đại học quốc gia Hà Nội có tổ chức cuộc hội thảo khoa học về việc sử dụng trắc nghiệm khách quan trong dạy học và tiến hành xây dựng ngân hàng trắc nghiệm khách quan để kiểm tra, đánh giá một số học phần của các khoa trong trường. Hiện nay, một số khoa trong trường đã bắt đầu sử dụng trắc nghiệm khách quan trong quá trình dạy học như: Toán học, Vật Lí … và một số bộ môn đã có học phần thi bằng phương pháp trắc nghiệm như môn tiếng Anh. Ngoài ra, một số nơi khác cũng đã bắt đầu nghiên cứu việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong quá trình kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh. Một số môn đã có sách trắc nghiệm khách quan như: Toán học, Văn học, Vật Lí, Hoá học, Sinh học, Tâm lí học, …. Ở nước ta, thí điểm thi tuyển sinh đại học bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan đã được tổ chức đầu tiên tại trường đại học Đà Lạt tháng 7 năm 1996 và đã thành công. [...]... môn Luyện từ và câu lớp 4 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phân môn Luyện từ và câu lớp 4 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Tìm hiểu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài làm cơ sở xây dựng hệ thống bài tập 5.2 Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4 6 Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4. .. Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4 3 Mục đích nghiên cứu Xây dựng được hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phân môn Luyện từ và câu lớp 4 góp phần hỗ trợ cho việc dạy học và kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh 11 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4. 1 Đối tượng nghiên cứu Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phân môn. .. 1.3.8 Vài nét về bài tập trắc nghiệm khách quan Bài tập là bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng những điều đã học nên việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học là rất cần thiết vì: Thứ nhất, theo chương trình đổi mới giáo dục, trong hệ thống bài tập ngoài các bài tập truyền thống cón có các bài tập trắc nghiệm khách quan Sự có mặt của các bài tập trắc nghiệm khách quan không... chung và môn Tiếng Việt nói riêng, các bài tập được xây dựng trong vở bài tập không phải luôn phù hợp với mọi đối tượng học sinh ở các vùng miền Cho nên các bài tập do các giáo viên xây dựng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đó có bài tập trắc nghiệm khách quan 1 .4 Vài nét về dạy học phân môn Luyện từ và câu môn Tiếng Việt 4 1 .4. 1 Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu 1 .4. 1.1 Vị trí của phân môn. .. trí của phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể thực hiện chức 30 năng giao tiếp Vai trò của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ quyết định tầm quan trọng của việc dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học Việc dạy Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của học sinh,... Sơ đồ phân loại trắc nghiệm trong giáo dục 18 1.3.2 Khái niệm trắc nghiệm khách quan a Khái niệm trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm khách quan cũng có nhiều quan điểm, nhiều cách hiểu khác nhau trong đó có một số ý kiến sau: Trắc nghiệm khách quan là bài kiểm tra, trong đó nhà sư phạm đưa ra các mệnh đề và có các câu trả lời khác nhau, yêu cầu người học phải chọn đáp án phù hợp Trắc nghiệm khách quan. .. và bằng lời + Học sinh phải kết hợp cả nghe, đọc, nói, viết từ, câu + Các ngữ liệu đưa ra xem xét trong giờ Luyện từ và câu phải tiêu biểu + Nắm chắc mục đích của tài liệu trực quan để sử dụng phù hợp với từng bước lên lớp, từng nhiệm vụ dạy học d Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống của từ, câu trong dạy học Luyện từ và câu - Cơ sở: giá trị của từ và cách dùng từ phụ thuộc vào những từ khác trong hệ thống. .. pháp và những khó khăn của học sinh trong việc lĩnh hội chúng - Nội dung nguyên tắc: phải để học sinh xác lập quan hệ giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp khi nhận diện và sử dụng một đơn vị ngữ pháp 1.5 Chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 4 Phân môn luyện từ và câu lớp 4 (62 tiết- 32 tiết học kì 1 và 30 tiết học kì 2) bao gồm các nội dung sau: - Mở rộng vốn từ (19 tiết): Phần này mở rộng và hệ thống. .. tập ngắn có kèm theo câu trả lời để thực hiện các mục đích xác định” 1.3.3 Phân loại trắc nghiệm khách quan Tùy quan điểm của mỗi tác giả có thể phân loại trắc nghiệm khách quan theo những cách khác nhau với những tên gọi khác nhau Nhiều quan điểm thống nhất và đưa ra bốn loại trắc nghiệm khách quan sau: a Trắc nghiệm đúng – sai Câu trắc nghiệm đúng sai bao gồm: - Phần 1: Là một câu hỏi hoặc một phát... nay, việc phân loại câu hỏi trắc nghiệm vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng theo ý kiến của tác giả Phó Đức Hoà và một số nhà nghiên cứu khoa học khác thì câu hỏi trắc nghiệm được phân ra làm hai loại: trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận Trắc nghiệm khách quan là bài kiểm tra trong đó nhà sư phạm đưa ra các mệnh đề và các câu trả lời khác nhau, yêu cầu người học phải chọn đáp án phù hợp Trắc nghiệm . xây dựng bài tập trắc nghiệm khách quan 65 2 .4. Hệ thống các bài Luyện từ và câu lớp 4 68 2.5. Xây dựng hệ thống bài tập trắc khách quan cho một số bài trong chương trình Luyện từ và câu lớp. xây dựng hệ thống bài tập. 5.2. Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4. 6. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm. tài Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4 . 3. Mục đích nghiên cứu Xây dựng được hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phân môn Luyện

Ngày đăng: 17/07/2015, 07:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Họ và tên: TRẦN THỊ YẾN NGA

  • Lớp: A

  • Khoá: 33

  • GV hướng dẫn: TH.S LÊ THỊ LAN ANH

  • Lời cam đoan

  • Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác.

  • Danh mục các kí hiệu viết tắt

  • Mục lục

  • Trang

  • MỞ ĐẦU 5

  • Lí do chọn đề tài 8

  • Lịch sử vấn đề 11

  • Mục đích nghiên cứu đề tài 11

  • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 11

  • Các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 11

  • Giả thuyết khoa học 11

  • Các phương pháp nghiên cứu 11

  • NỘI DUNG 12

  • Chương 1. Cơ sở lí luận 12

  • Cơ sở giáo dục 12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan