Một số giải pháp phát triển kinh tế tư bản nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay

58 518 0
Một số giải pháp phát triển kinh tế tư bản nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ******** ĐINH THỊ HẢI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TBNN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Người hướng dẫn khoa học : Th.S TRẦN THỊ HOA LÝ HÀ NỘI - 2011 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Ở nước ta, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại, của hội nhập vào nền kinh tế khu vưc và thế giới, đồng thời phù hợp với ý chí, nguyện vọng của Đảng, nhà nước và nhân dân lao động.Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, được xây dựng trên cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nhằm khai thác ,hội tụ mọi nguồn lực vốn có trong mỗi thành phần kinh tế. Tại đại hội Đảng X Đảng ta đã khẳng định nền kinh tế nước ta hiện nay tồn taị 5 thành phần kinh tế: 1.Kinh tế nhà nước. 2.Kinh tế tập thể. 3.Kinh tế tư nhân. 4.Kinh tế TBNN. 5.Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Mỗi thành phần kinh tế có sự đóng góp nhất định vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo cùng với các thành phần kinh tế khác, góp phần tạo nên động lực phát triển kinh tế xã hội.Trong đó có thành phần kinh tế TBNN. Thành phần kinh tế TBNN, trước đây chúng ta mới chỉ nghiên cưú nó trong khuôn khổ giáo trình nhằm trang bị lý luận kinh tế chính trị cho người đọc. Đến nay, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, ở nước ta phát triển thành phàn kinh tế TBNN là một nội dung thiết thực trong quá trình phát triển kinh tế, một vấn đề chiến lược trong lãnh đạo quản lý. Trong thực tế đã có không ít công trình nghiên cứu về kinh tế TBNN, nhưng nhìn chung mới giới hạn trong việc chứng minyly “tính tất yếu sử dụng kinh tế TBNN”,coi kinh tế TBNN là hình thức quá độ lên CNXH .Khi nói về kinh tế TBNN thường chỉ phân tích về kinh tế, còn khi nói về định hướng XHCN 3 chỉ nói về chính trị, sự tách rời kinh tế với chính trị tức là chưa thấy hết mối quan hệ biện chứng giữa thành phần kinh tế TBNN với định hướng chính trị cũng có ý nghĩa là chưa giả quyết được vấn đề lý luận. Do đó, Đảng ta đã từng nhấn mạnh, việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn của nước ta cần phải gắn bó hơn, phải khái quát từ thực tiễn những vấn đề lí luận kinh tế TBNN trong điều kiện Việt Nam quá độ lên CNXH, đề xuất những chính sách phát triển thành phần kinh tế TBNN trong giai đoạn hiện nay, đồng thời kiến nghị những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện trong các chính sách ấy. Đặc biệt tham khảo có chọn lọc kimh nghiệm nước ngoài để đảm bảo kinh tế phát triển mạnh,hiệu quả,bền vững. Đứng trước yêu cầu trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài ‘‘Một số giải pháp phát triển kinh tế TBNN” làm đề tài nghiên cứu khóa luận của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Trong những năm gần đây có rất nhiều tác giả nghiên cứu về thành phần kinh tế TBNN, nhiều nhà hoạch định kinh tế đã nghiên cứu về đề tài này dưới nhiều góc độ khác nhau như: Tác giả Đặng Hữu Toàn với bài “Sử dụng CNTBNN từ quan niệm của LêNin đến chủ trương của Đảng ta’’. Tiến Sỹ Hà Quý Tình với bài “Kinh tế TBNN với định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường ở nước ta’’. Tác giả Phan Ngọc Châu với bài “Suy nghĩ về vai trò của kinh tế TBNN trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hi ện nay’’… Tuy nhiên ,các tác giả mới chỉ dừng lại và tìm hiểu vai trò của kinh tế TBNN hoặc đánh giá một cách tổng quát thành phần kinh tế TBNN.Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu trên đồng thời xác định vấn đề kinh tế TBNN là một phạm trù có nội dung rộng lớn nên khoá luận của tôi chỉ giới hạn trong việc tập trung xem xét những vai trò cơ bản của kinh tế TBNN, trên cơ sở đó đánh giá một cách tổng quát thực trạng, chỉ ra một số giải pháp cơ bản nhất nhằm phát triển thành phần kinh tế TBNN đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. * Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng của thành phần kinh tế TBNN ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế TBNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. * Nhiệm vụ của đề tài. - Làm rõ khái niệm kinh tế TBNN và vai trò của kinh tế TBNN. - Đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế TBNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của khoá luận. - Đề tài được trình bày trên cơ sở những quan điểm lý luận chủ yếu của chủ nghĩa Mác-LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan diểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong các văn kiện Đại Hội Đảng, hội nghị ban chấp hành Trung Ương các khoá bàn đến xung quanh vấn đề này. - Đề tài sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác nhau như: Phương pháp trừu tượng hoá khoa học, tổng hợp, thống kê, so sánh đối chiếu để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 5. Ý nghĩa của khoá luận. *Ý nghĩa lý luận. - Đề tài tiếp tục bổ sung làm rõ và hoàn thiện thêm nội dung vai trò của thành phần kinh tế TBNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nước ta. 5 - Tạo cơ sở lý luận cho sự nghiên cứu vấn đề kinh t ế TBNN trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. * Ý nghĩa thực tiễn. Từ việc đánh giá đúng thực trạng của thành phần kinh tế TBNN ở nước ta hiện nay, đề tài đưa ra một số giải pháp cơ bản, có tính khả thi để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của thành phần kinh tế TBNN, tạo điều kiện cho nền kinh tế - xã hội của nước ta phát triển một cách bền vững và có hiệu quả theo định hướng XHCN. 6. Kết cấu của khoá luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tam khảo, nội dung của khoá luận gồm 3 chương 10 tiết. 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH TẾ TBNN VÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 1.1. Kinh tế TBNN. 1.1.1. Khái niệm kinh tế TBNN. Kinh tế TBNN đã tồn tại và phát triển với các hình thức khác nhau ở các chế độ xã hội. Đã từng có rất nhiều quan niệm, định nghĩa về khái niệm: “ Kinh tế tư bản nhà nước”. - Chủ nghĩa TBNN dưới chế độ tư bản được quan niệm: “ CNTBNN là CNTB dưới chế độ tư bản khi chính quyền nhà nước trực tiếp khống chế những xí nghiệp tư bản chủ nghĩa này hay xí nghiệp tư bản chủ nghĩa khác; là sự chuẩn bị đầy đủ nhất cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội, là giai đoạn phát triển của CNTB được điều tiết và kiểm soát ( có hoàn toàn kiểm soát và điều tiết được hay không là chuyện khác)”.CNTB theo quan niệm trên mang hình thức CNTB độc quyền nhà nước, chỉ là hình thức biến tướng của sở hữu tư bản chủ nghĩa. - Theo quan niệm của LêNin có thể hiểu chủ nghĩa TBNN như sau: CNTBNN là chủ nghĩa do nhà nước kiểm soát và điều tiết sự phát triển, vấn đề khác nhau là ở chỗ kiểm soát và điều tiết ấy nhằm mục đích gì, có lợi cho ai, trong giới hạn nào, bằng phương pháp gì và khả năng kiểm soát điều tiết đạt đến mức độ nào. 7 CNTBNN là chính quyền nhà nước trực tiếp khống chế những xí nghiệp tư bản chủ nghĩa này hay xí nghiệp Tư Bản chủ nghĩa khác. Sự khống chế trực tiếp ấy đạt đến mức độ nào trong thực tế sẽ quyết định trình độ và hình thức khác nhau của CNTBNN. Toàn bộ vấn đề là phải hiểu rõ với điều kiện nào thì phải phát triển TBCNNN là của ai. Cũng từ đây mà hiểu tính chất “đặc biệt, không thông thường” của CNTBNN trong điều kiện chính quyền nằm trong tay nhân dân dưới sự lãnh đậo của Đảng Cộng Sản.LêNin kết luận: “ CNTBNN, đó là một thứ chủ nghĩa hết sức bất ngờ, mà tuyệt đối chẳng có một ai dự kiến cả, vì không có một ai có thể dự kiến rằng giai cấp vô sản sẽ lên nắm quyền ở một nước chậm tiến nhất, rằng giai cấp đó lúc đầu sẽ tìm cách tổ chức sản xuất lớn và việc phân phối cho nông dân nhưng sau đó do những điều kiện văn hoá nên không thể hoàn thành được nhiệm vụ đó, giai cấp vô sản buộc phải để CNTB tham gia vào sự nghiệp của mình” [18,101 ] Theo LêNin CNTBNN trong điều kiện nhà nước vô sản là một thành phần kinh tế, một kiểu tổ chức kinh tế quá độ mà hình thức của nó rất đa dạng, phong phú, trong đó có phần tham dự của nhà nước vô sản với tư bản tư nhân. LêNin cho rằng: “ CNTBNN như chúng ta đã thiết lập… là một thứ CNTBNN đặc biệt. Nó khác hẳn với khái niệm thông thường về CNTBNN. CNTBNN chính là sự “kết hợp, liên hợp, phối hợp nhà nước Xô Viết, nên chuyên chính vô sản với CNTB” đó là một thứ CNTB mà chúng ta có thể hạn chế, có thể quy định giới hạn; CNTBNN đó gắn liền với nhà nước mà nhà nước chính là công nhân, là đội tiên phong, là chúng ta”. [18,311 ] - Theo từ điển kinh tế của nhà xuất bản sự thật Hà Nội 1979 quan niệm: “ CNTBNN trong điều kiện chuyên chính vô sản khắc hẳn về nguyên tắc với CNTBNN dưới sự thống trị của giai cấp tư sản. VI.LêNin là người đầu 8 tiên nghiên cứu về CNTBNN dưới sự kiểm soát của nhà nước XHCN, nhà nước XHCN ấy sử dụng những xí nghiệp ấy để phát triển nền kinh tế quốc dân, để đấu tranh chống thế lực tự phát tư bản tư nhân của tiểu tư sản. Chuyên chính vô sản sử dụng CNTBNN để hạn chế thành phần kinh tế TBCN. Trong nền kinh tế dưới thời kì quá độ thành phần kinh tế TBNN là thành phần phụ thuộc. Thành phần XHCN đóng vai trò chủ đạo ở đây CNTBNN là một bước tiến về phía CNXH so với tư bản tư nhân. Nhà nước tư bản thông qua CNTBNN để tiến hành cải tạo hoà bình công thương nghiệp TBCN đưa dầu mỏ vào con đường XHCN. Ở Liên Xô CNTBNN chiếm địa vị nhỏ bé, tồn tại dưới các hình thức hợp đồng tô nhượng với tư bản nước ngoài. Ở một số nước dân chủ nhân dân (đặc biệt là CHND Trung Hoa) CNTBNN phát triển rất rộng rãi. Ở đây CNTBNN là các xí nghiệp công tư hợp doanh, đại biểu nhà nước XHCN tham gia công tác quản lý xí nghiệp giữ vai trò quyết định. Những xí nghiệp tư nhân nhận đơn đặt hàng của nhà nước cũng thuộc vào thành phần TBNN. Nhà nước pháp luật quy định chặt chẽ số lượng lợi nhuận của nhà tư sản và điều kiện lao động của công nhân”. [17,671 ] Đối chiếu vào điều kiện cụ thể của nước ta – đang bước vào thời kì quá độ lên CNXH từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ, lạc hậu, chưa trải qua sự phát triển của CNTB thì hình thức của CNTBNN là một bước tiến cao hơn so với sản xuất nhỏ lạc hậu. Vì vậy cần thiết sử dụng có hiệu quả của CNTBNN trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta là tất yếu khách quan. Tuy nhiên, cung phải đứng vững trên lập trường Đảng Cộng Sản để có quan niệm đúng và sử dụng đúng hình thức CNTBNN. - Trong báo cáo chính trị tại đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII ( chính sách đối với các thành phần kinh tế ) xác định: “ Kinh tế TBNN bao gồm các hình thức hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư nhân trong nước và hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản nước ngoài; tô nhượng mà thưch chất là hình thức có 100% vốn 9 nước ngoài được hình thành trong khu chế xuất; cho thuê thông qua đấu thầu một số cơ sở vật chất của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước; gia công đặt hàng; đại lý… Kinh tế TBNN có vai trò quan trọng trong động viên thu hút vốn, ứng dụng công nghệ tiên tiến, khả năng tổ chức quản lý… của các nhà tư bản vì lợi ích của bản thân họ, cũng như công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”. [5,91 ] - Theo tiến sĩ Đỗ Nhật Tân cho rằng có thể hiểu khái niệm “ Thành phần kinh tế TBNN dưới nhiều góc độ”. + Về góc độ quan hệ sản xuất: Thành phần kinh tế TBNN không phải là tiền mà là quan hệ xã hội. Đó là quan hệ kinh tế giữa nhà nước với tư nhân và tư bản tư nhân. Thành phần kinh tế này nếu phát triển ở trong các nước đi theo con đường của CNTB. Nếu sự phát triển ấy ở trong các nước đi theo con đường tiến lên CNXH thì đó là kinh tế TBNN theo định hướng XHCN. + Về góc độ trình độ lực lượng sản xuất: Thành phần KTTB nhà nước thuộc về “nền đại sản xuất” “nền sản xuất tiên tiến” “nền sản xuất cơ khí hoá”. Như vậy, về mặt bản chất của thành phần kinh tế TBNN trong xây dựng CNXH thì thành phần này là hình thức kinh tế trung gian, quá độ lên hình thức kinh tế xã hội XHCN. Chúng ta cần phải tiếp tục bàn bạc làm thế nào để sử dụng có hiệu quả kinh tế TBNN trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta. Từ các quan điểm trên rút ra kết luận chung về kinh tế TBNN: “Kinh tế TBNN là thành phần kinh tế bao gồm các hình thức hợp tác kinh doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản nước ngoài’’ 10 1.1.2. Các bộ phận hợp thành cuả kinh tế TBNN. * Theo LêNin trong thời kì quá độ lên CNXH, CNTBNN có các hình thức sau: - Tô nhượng: Tô nhượng là một hình thức hợp đồng, giao kèo, một sự liên kết liên minh giữa nhà nước vô sản với tư sản. Hình thức này là sự “ du nhập” CNTB từ bên ngoài vào. Theo LêNin hình thức tô nhượng được coi là phổ biến hơn cả có thể quan niệm đó là hình thức “làm ăn” với tư bản nước ngoài nói chung. Thực hiện hợp đồng, nhà tư bản được sử dụng một số tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà nước như nguyên liệu, hầm mỏ, xí nghiệp, quặng hay thậm chí một công xưởng riêng biệt. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh nhà tư bản thu được lợi nhuận bất thường, lợi nhuận siêu ngạch, nhà nước vô sản có được lực lượng sản xuất phát triển, số lượng sản phẩm tăng lên Tất nhiên, khi thực hiện tô nhượng nhà nước vô sản phải suy nghĩ, cân nhắc mọi vấn đề, phải theo dõi kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành hợp đồng, để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra. - Các hợp tác xã TBCN trong lòng chế độ Xô Viết: Đặc trưng của hình thức này là sự kết hợp những xí nghiệp tư bản tư nhân (xây dựng trên đất đai thuộc sở hữu nhà nước) với những xí nghiệp XHCN, bao gồm hàng ngàn, thậm chí hàng triệu tiểu nghiệp chủ. Hình thức này có lợi ích to lớn, không ngừng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà nước vô sản theo dõi kiểm kê, kiểm soát đối với tư bản mà còn liên hợp, tổ chức hàng triệu người vào con đường xây dựng xã hội mới văn minh tiên bộ. - Đại lý uỷ thác: Theo hình thức này nhà nước vô sản lôi cuốn nhà tư bản với tư cách một nhà buôn, trả cho họ một số tiền hoa hồng để họ bán sản phẩm của nhà nước và bán sản phẩm của người sản xuất nhỏ cho nhà nước. Hình thức này vừa có lợi cho nhà nước vô sản, vừa có lợi cho nhà nước tư bản thương nghiệp và vừa có lợi cho người tiêu dùng. [...]... chứng của kinh tế thị trường định hướng XHCN và kinh tế thị trường Tư Bản chủ nghĩa.Tính định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường ở nước ta đã quyết 21 định kinh tế nhà nước giữa vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần Bởi lẽ mỗi một chế độ xã hôi đều có một cơ sở kinh tế tư ng ứng với nó, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới – XHCN ở nước ta Cần... chủ nghĩa tư bản tư nhân vào con đường CNTBNN để tiếp tục sử dụng CNTB trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân Ở nước ta, các nhân tố định hướng XHCN bằng kinh tế bao gồm: kinh tế nhà nước kinh tế tập thể và kinh tế TBNN Trong đó định hướng trực tiếp cho sự phát triển kinh tế tư nhân và tư bản tư nhân là kinh tế TBNN 26 Với ý nghĩa đó, V.I.LêNin đã coi kinh tế TBNN là khâu trung gian là một bước... luật kinh tế, kế hoách hóa các chính sách kinh tế Mặt khác kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam dựa trên cơ sở, chi phối, bởi nguyên tắc và bản chất CNXH * Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường Trong nhiều tiêu thức có thể dùng làm tiêu thức để phân biệt nền kinh tế thị trường ở nước ta so với nền kinh tế thị trường khác phải nói đến mục đích chính trị, mục đích kinh tế - xã hội mà nhà nước. .. của đất nước vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.2.3 Những đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, một mặt vừa có tính chất chung của nền kinh tế thị trường 19 Một là, các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh Hai là, giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triển. .. kinh tế kế hoạch là sự điều chỉnh có ý thức của chủ thể quản lý đối với nền kinh tế, còn cơ chế thị trường là sự điều tiết của bản thân nền kinh tế * Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng là nền kinh tế mở hội nhập Đặc điểm này phản ánh sự khác biệt giữa nền kinh tế thị trường XHCN mà chúng ta xây dựng với nền kinh tế đóng, khép kín trước đổi mới, đồng thời phản ánh xu hướng hội nhập của nền kinh. .. nghèo * Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữa vai trò chủ đạo Trong nền kinh tế nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản là: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân ( gồm : sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân) Từ ba loại hình sở hữu cơ bản đó hình thành nhiều thành phần kinh tế, nhiều tổ chức sản xuất, kinh doanh các thành phần kinh tế đó... đó là kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế TBNN, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Các thành phần kinh tế nói trên tồn tại khách quan là những bộ phận cần thiết của nền kinh tế trong thời kì quá độ lên CNXH Vì vậy phát triển kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu đối với nước ta Chỉ có như vậy chúng ta mới khai thác được mọi nguồn lực kinh tế, năng cao hiệu quả kinh tế, phát huy... thống kinh tế lớn (hay còn gọi là ba giai đoạn chủ yếu) 1 Hệ thống kinh tế tự nhiên 2 Hệ thống kinh tế hàng hóa 3 Người ta cũng dự báo về một hệ thống kinh tế hậu thị trường, hậu công nghiệp trong tư ng lai `Kinh tế thị trường không phải là là một giai đoạn độc lập khác biệt so với kinh tế hàng hóa mà là một giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa.Như vậy, kinh tế thị trường là mô hình kinh tế ở. .. trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội để mở rộng thị trường mới cải thiện môi trường đầu tư bằng nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư của nước ngoài * Sự phát triển kinh tế thị trường gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khi chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường, thì cũng nảy sinh trong đời sống thực tế những hiện tư ng:... hóa nước ta, ngăn chặn sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại mất gốc’’ 1.3 Vai trò của kinh tế TBNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay 1.3.1 Thành phần kinh tế TBNN là hình thức kinh tế giúp cho kinh tế tư bản chuyển hoá, phát triển thuận lợi theo con đường XHCN Kinh tế TBNN luôn chịu sự tác động chi phối của hai hệ thống quy luật kinh tế, cùng với hai xu hướng phát . phần kinh tế. Tại đại hội Đảng X Đảng ta đã khẳng định nền kinh tế nước ta hiện nay tồn ta 5 thành phần kinh tế: 1 .Kinh tế nhà nước. 2 .Kinh tế tập thể. 3 .Kinh tế tư nhân. 4 .Kinh tế TBNN TBNN ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế TBNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. * Nhiệm. niệm kinh tế TBNN và vai trò của kinh tế TBNN. - Đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế TBNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.

Ngày đăng: 17/07/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài.

  • 2.1 Những thành tựu phát triển của thành phần kinh tế TBNN ở Việt Nam hiện nay.

  • 2.1.1 Về vốn.

  • 2.1.2 Thành phần kinh tế TBNN góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế quốc dân.

  • Bảng chỉ số phát triển các thành phần kinh tế (%)

  • 2.2 Hạn chế của thành phần kinh tế TBNN ở Việt Nam hiện nay.

  • 2.2.1 Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài.

  • 2.2.2 Các bộ phận cấu thành kinh tế TBNN

  • 2.2.3 Hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế TBNN còn thấp hơn các khu vực khác.

  • 2.3 Nguyên nhân của những hạn chế đối với kinh tế TBNN ở Việt Nam hiện nay.

  • 3.1 Đối với nhà nước pháp quyền XHCN

  • 3.2 Đối với thành phần kinh tế TBNN

  • 3.3 Một số giải pháp khác nhằm đối mới và phát triển thành phần kinh tế TBNN .

  • - Trong lĩnh vực nông nghiệp

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan