Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

73 697 2
Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Hiếu 1 K33A - GDCD LỜI CẢM ƠN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ******** PHẠM THỊ HIẾU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Người hướng dẫn khoa học : Th.S TRẦN THỊ HỒNG LOAN HÀ NỘI - 2011 Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Hiếu 2 K33A - GDCD Tác giả khóa luận xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo trong khoa GDCT, các thày cô trực tiếp giảng dạy bộ môn kinh tế chính trị, cùng các thày cô trong thư viện trường ĐHSPHN 2 đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa luận của mình. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Ths Trần Thị Hồng Loan cô đã tận tình quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận này trong suốt thời gian qua. Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” là một đề tài hay và hấp dẫn. Song do thời gian có hạn cũng như sự hạn chế về khả năng, khóa luận không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong thày cô và các bạn đọc xem xét và đóng góp ý kiến. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Tác giả khóa luận PHẠM THỊ HIẾU Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Hiếu 3 K33A - GDCD LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của Ths Trần Thị Hồng Loan. Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu của khóa luận chưa từng được công bố ở bất kì một công trình nghiên cứu nào, đó là kết quả đúng, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Tác giả khóa luận PHẠM THỊ HIẾU Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Hiếu 4 K33A - GDCD MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………… 4 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ……………………………………8 1.1 Doanh nghiệp Việt Nam………………………………………………… 8 1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp…………………………………20 1.3 Sự cần thiết phải hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam……………… 22 1.4 Vai trò cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế………………………………………………………………28 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ…………34 2.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế……………………………………………….34 2.2 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế……………… 41 2.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế………………47 PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………………….68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………….70 Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Hiếu 5 K33A - GDCD PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự nghiệp đổi mới đất nước của nhân dân ta hơn 20 năm qua đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Việc nước ta trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh, là sự kiện đánh dấu bước tiến mới trên con đường chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong thời kì đổi mới. Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho nền kinh tế nước ta “vươn mình” trên trường quốc tế. Cùng với cơ hội và đồng hành với cơ hội nền kinh tế, các doanh nghiệp nước ta cũng phải đối đầu với nhiều thách thức lớn. Đó là sự cạnh tranh quyết liệt trên cả ba cấp độ (quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm) do hàng rào bảo hộ bị dỡ bỏ, do phải thực hiện chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và đối xử quốc gia, nên các sản phẩm của nước ta phải cạnh tranh bình đẳng với các sản phẩm nước khác không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả trên thị trường nội địa. Đó là một áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp. Theo đánh giá của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Ngân hàng thế giới (WB)… về năng lực cạnh tranh toàn cầu (dựa trên 9 tiêu chí đánh giá gồm: thể chế, cơ sở hạ tầng, kinh tế vĩ mô, giáo dục và y tế phổ thông, giáo dục đại học, hiệu quả thị trường, độ sẵn sàng về công nghệ, mức độ hài lòng doanh nghiệp, mức độ sáng tạo), năm 2010 Việt Nam được xếp hạng 59/139 quốc gia. Mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được biểu hiện rõ nét ở năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Vì các doanh nghiệp đóng vai trò “chủ thể” là “người xung trận”, là lực lượng trực tiếp đương đầu trong cạnh tranh. Thực tế trong những năm qua các doanh nghiệp nước ta đã chi phối được các ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm cần thiết của nền kinh tế. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Hiếu 6 K33A - GDCD Một số sản phẩm chiếm thị phần cao trên thị trường quốc tế, có khả năng cạnh tranh cao như: gạo, giày da, dệt may… Nhưng nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế như quy mô nhỏ, vốn ít, trình độ công nghệ thấp, năng lực và kĩ năng quản trị của đội ngũ cán bộ quản lí của các doanh nghiệp trong nước còn nhiều yếu kém đã hạn chế đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Từ thực tiễn nêu trên đặt ra trước mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà quản lý một đòi hỏi mang tính sống còn. Không nâng cao năng lực cạnh tranh lên tầm cao mới đồng nghĩa với việc chúng ta tự làm cho mình “ thua ngay trên sân nhà”. Đây là vấn đề chiến lược vừa cơ bản vừa cấp thiết trong thời kỳ hội nhập. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam kể cả về phương diện thực tiễn và lý luận đã và đang trở thành một vấn đề mang tính cấp thiết được nhiều người quan tâm, đặc biệt là trong thời kì nền kinh tế mở, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các cá nhân và tập thể xoay quanh vấn đề này như: Ths Nguyễn Vĩnh Thanh, “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, tháng 8/2005. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Hiếu 7 K33A - GDCD TS Vũ Anh Tuấn, “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập”, Tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 12/2002. TS Vũ Văn Phúc, “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp”, Tạp chí Cộng sản số 781, tháng11/2007. Và hàng loạt các bài nghiên cứu tham luận khác được đăng trên tạp chí nghiên cứu kinh tế… Tuy nhiên các bài viết đó mới dừng lại ở việc phân tích thực trạng năng lực canh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, nguyên nhân làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Chưa đưa ra được những giải pháp mang tính toàn diện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài em tập trung vào nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ Trên cơ sở những lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tìm hiểu thực trạng và vạch rõ nguyên nhân làm hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp mang tính toàn diện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Qua đó, giúp mỗi người tự nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong sự phát triển kinh tế đất nước. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong giới hạn nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung là rõ một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. Khóa luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu. Ngoài ra, còn sử dụng các Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Hiếu 8 K33A - GDCD phương pháp khác như: tổng hợp - phân tích, lịch sử - logic, thống kê, so sánh… để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. 6. Kết cấu của khóa luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm 2 chương và 7 tiết. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Hiếu 9 K33A - GDCD CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1 Doanh nghiệp Việt Nam 1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp Thế nào là một doanh nghiệp? từ này bắt nguồn từ tiếng Pháp “entreprendre” có nghĩa là “ đảm nhận” hay “ hoạt động” và đã có rất nhiều các quan điểm khác nhau về doanh nghiệp. + Quan điểm nhà tổ chức: Doanh nghiệp là một tổng thể các phương tiện, máy móc thiết bị và con người được tổ chức lại nhằm đạt một mục đích. + Quan điểm lợi nhuận: Doanh nghiệp là một tổ chức sản xuất, thông qua đó, trong khuôn khổ một tài sản nhất định, người ta kết hợp nhiều yếu tố sản xuất khác nhau, nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ để bán trên thị trường và thu khoản chênh lệch giữa giá thành và giá bán sản phẩm. +Quan điểm chức năng: Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện một, một số, hoặc tất cả các công đoạn trong quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các mục đích nhằm sinh lợi. + Quan điểm lý thuyết hệ thống: Doanh nghiệp là một bộ phận hợp thành trong hệ thống kinh tế, mỗi đơn vị trong hệ thống đó phải chịu sự tác động tương hỗ lẫn nhau, phải tuân thủ những điều kiện hoạt động mà nhà nước đặt ra cho hệ thống kinh tế đó nhằm mục đích tiêu dùng của xã hội. Theo định nghĩa của Luật Doanh Nghiệp, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Việt Nam quy định: “ doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh” [11, 2]. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Hiếu 10 K33A - GDCD Như vậy, chúng ta có thể hiểu đơn giản: doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh được tổ chức, nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, thông qua đó để tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nhà nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Có rất nhiều các loại hình doanh nghiệp khác nhau, hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau và có cách tổ chức, quản lý điều hành riêng. Song nó đều mang những đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp nói chung, bao gồm các đặc điểm sau: Một là, mang chức năng sản xuất kinh doanh Hai là, tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cơ bản, bên cạnh các mục tiêu xã hội. Ba là, phải chấp nhận cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Như vậy, để hiểu một cách đầy đủ về khái niệm doanh nghiệp, chúng ta cần tiếp cận ở nhiều khía cạnh khác nhau và phải xem xét doanh nghiệp với tư cách là chủ thể kinh tế. 1.1.2 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Luật Doanh Nghiệp năm 2005 quy định các loại hình doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam đó là: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh. 1.1.2.1 Doanh nghiệp nhà nước. Trên thế giới, khi nghiên cứu hoặc dề xuất những phương án cải cách doanh nghiệp nhà nước, các học giả thường có quan niệm khác nhau về bản thân doanh nghiệp nhà nước. Mỗi quốc gia trong khái niệm doanh nghiệp nhà nước có thể nhấn mạnh tiêu chí này hoặc tiêu chí khác. Chẳng hạn, Việt Nam gọi là Xí nghiệp quốc doanh, sau này gọi là Doanh nghiệp nhà nước; Trung Quốc gọi là Xí nghiệp quốc hữu… [...]... NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 2.1.1 Một số thành tựu Như chúng ta đã biết, đến năm 2007 nền kinh tế Việt Nam mới chính thức hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng thực chất nền kinh tế Việt Nam đã tham gia thị trường toàn... thực hiện lộ trình mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập một cách đầy đủ hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới có hiệu quả thì doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một trong những yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Suốt trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã đóng góp một thị phần... trường trong nước với thị trường khu vực thế giới nên vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của hàng hoá và đặc biệt của doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự thành công của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Khi tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh trên thị trường sẽ không chỉ là các chủ thể kinh doanh trong nước mà còn bao gồm rất nhiều các doanh nghiệp có tiềm lực. .. hợp tác kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm nâng cao năng lực của các nước trong quá trình hội nhập Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay được mở rộng ra tất cả các lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế, thương mại, nhằm mở cửa thị trường cho hàng hoá và dịch vụ, loại bỏ các rào cản hữu hình và vô hình đối với trao đổi thương mại Hội nhập kinh tế quốc tế về thực chất là quá trình gắn... của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được xác định bằng năng lực tạo ra, duy trì, hay ra tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trường cạnh tranh với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Hiểu một cách đơn giản nó chính là khả năng cạnh tranh tương đối của một doanh nghiệp trong tương quan với các chủ thể kinh doanh khác, nó thể hiện đặc biệt thông qua hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh. .. tranh của sản phẩm, dịch vụ, cũng như năng lực tài chính, năng lực quản lý, vị thế, uy tín kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường liên quan [15, 35] Phạm Thị Hiếu 21 K33A - GDCD Khóa luận tốt nghiệp Không có năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. .. sản Trong thời đại thương mại tự do đang thắng thế trên quy mô thế giới hiện nay thì cạnh tranh càng trở nên khốc liệt Các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình không chỉ để cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước mà cả với doanh nghiệp nước ngoài Phạm Thị Hiếu 34 K33A - GDCD Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH... chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế với tinh thần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả Việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đem lại những lợi ích to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta:  Hội nhập kinh tế quốc tế tức là ta đã tham gia vào “sân chơi” chung của thế giới nên được tận dụng các nguyên tắc phi kì thị và cạnh tranh. .. nhiều các loại hình doanh nghiệp khác nhau và mỗi loại hình doanh nghiệp đó đều có những ưu điểm và nhược điểm Nhưng chúng đều có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thì các doanh nghiệp đóng góp một vai trò rất lớn trong việc nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế về mặt kinh tế 1.2 Năng lực cạnh tranh của. .. hoạch hội nhập kinh tế quốc tế với lộ trình hợp lý, cụ thể, hiệu quả nhằm tranh thủ những điều kiện thuận lợi mà quốc tế đem lại và hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực Phạm Thị Hiếu 28 K33A - GDCD Khóa luận tốt nghiệp 1.4 Vai trò cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Chúng ta biết rằng, cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của cơ chế thị . NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ…………34 2.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Kinh tế chính. cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp mang tính toàn diện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của

Ngày đăng: 17/07/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.2 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan