QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO MÔ HÌNH 5S TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

36 1.1K 7
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO MÔ HÌNH 5S TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA SAU ĐẠI HỌC  ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO MÔ HÌNH 5S TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An NHÓM 6 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An Đồng Nai, tháng 5 năm 2014 TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 1. Nguyễn Trung Thành (NT) 2. Trần Thị Kim Chi 3. Nguyễn Hùng Duy 4. Huỳnh Văn Đỏ 5. Nguyễn Vũ Phi Long 6. Lê Thị Ngân 7. Nguyễn Quang Phúc 8. Nguyễn Thế Tín 9. Nguyễn Quý Tuấn GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An MỤC LỤC 1.1Khái niệm và lợi ích của 5S 7 1.2Các bước tổ chức thực hiện chương trình 5S 14 1.3Một số vấn đề khi thực hiện 5S 19 2.1Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đồng Nai (ACB – CN Đồng Nai) 24 2.2Quá trình thực hiện 5S ở ACB – CN Đồng Nai 24 2.3Đánh giá hoạt động thực hiện 5S ở ACB – CN Đồng Nai 30 1.1Phương hướng thực hiện 5S 32 1.2Giải pháp hoàn thiện thực hiện 5S ở ACB – CN Đồng Nai 33 TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 5 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng đang ngày càng được quan tâm do quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ làm cho chất lượng trở thành yếu tố chính quyết định sự thành công của các tổ chức và doanh nghiệp ở bất kể môi trường nào. Các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng như trên thế giới đều nhận thức và đánh giá được tầm quan trọng của vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng trong cạnh tranh. Nếu như phương pháp quản lý Tây Âu thiên về kiểm soát thời gian và chế độ làm việc của công nhân một cách cơ học rất chặt chẽ thì người Nhật lại chú ý giải quyết vấn đề tâm lý, cải thiện điều kiện lao động và không khí làm việc trong tập thể. Đây chính là ý tưởng của 5S – một phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả để huy động con người, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Một trong những đơn vị hiện đang thực hiện và duy trì 5S tại Việt Nam là Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đồng Nai. Để hiểu thêm về chương trình 5S, Nhóm 6 thực hiện đề tài tiểu luận “Quản lý chất lượng theo mô hình 5S tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đồng Nai”, tiểu luận gồm có 3 phần: 1. Lý luận chung về 5S. 2. Tình hình thực hiện 5S ở Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đồng Nai. 3. Giải pháp hoàn thiện thực hiện 5S ở Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đồng Nai. Trong quá trình làm tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý từ Cô và nhóm phản biện cùng tất cả các bạn để nội dung tiểu luận được hoàn thiện hơn. Nhóm 6 xin chân thành cảm ơn! TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 6 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ 5S 1.1 Khái niệm và lợi ích của 5S 1.1.1 Định nghĩa về 5S 5S là một phương pháp cơ bản có tính hệ thống trong việc cải tiến năng suất và chất lượng trong tổ chức giúp loại bỏ lãng phí và tạo môi trường sản xuất an toàn tinh gọn. Hay nói một cách khác dễ hiểu hơn thì 5S là một công cụ cải tiến căn bản giúp tổ chức, doanh nghiệp thiết lập và duy trì môi trường làm việc gọn gàng, sạch sẽ và tiện lợi. 5S được bắt nguồn từ Nhật Bản vào đầu những năm 80. 5S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật “SEIRI”, “SEITON", “SEISO”, “SEIKETSU” và “SHITSUKE” được tạm dịch sang tiếng Việt là “Sàng lọc”, “Sắp xếp”, “Sạch sẽ”, “Săn sóc” và “Sẵn sàng”. Hình 1.1: Quy trình 5S 1.1.2 Các bước áp dụng Sàng Lọc (Seiri): 'S' đầu tiên trong 5S, tập trung phân biệt thứ cần thiết và không cần thiết theo tiêu chí xác định trước và loại bỏ những vật không cần thiết trong môi trường làm việc. Phương pháp nhận thấy hiệu quả nhất trong việc xác định những thứ không cần thiết là sử dụng thẻ đỏ dán trên tất cả những vật dụng không cần thiết trong công việc. Những vật dụng đã và sẽ cần dùng đến nên chuyển đến khu vực kho lưu bên ngoài khu vực sản xuất và sắp xếp ngăn nắp hơn; những thứ không cần dùng đến nên vứt bỏ. TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 7 Sắp Xếp Sẵn Sàng Sàng Lọc Săn Sóc Sạch sẽ GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An Hình 1.2: Ví dụ về sàng lọc. Sàng lọc là cách tuyệt vời giúp tạo không gian nhà xưởng thoáng hơn và loại trừ những vật dụng như các đồ vật, công cụ bị hư hỏng, quá hạn và bị pha trộn lẫn lộn; vật phế thải và các nguyên liệu dư thừa. Qui trình sàng lọc cũng giúp xác định đúng số lượng với những thứ cần thiết. Sắp Xếp (Seiton): là 'S' thứ hai trong 5S, tập trung vào phương pháp lưu giữ hiệu quả. Qui trình này sắp xếp những thứ cần thiết theo trật tự ngăn nắp và có đánh số ký hiệu để tiện sử dụng khi cần (dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy và dễ trả lại). Dựa vào quy trình sản xuất của doanh nghiệp, sắp xếp các vị trí dụng cụ, máy móc, thiết bị … sao cho phù hợp (gắn biển báo, dán nhãn, sử dụng các vạch, đường đánh dấu…). Bằng cách đó, bất cứ ai cũng có thể lấy được thứ họ cần bất cứ khi nào họ muốn với bất cứ số lượng nào mà họ cần ngay lập tức. Hình 1.3: Ví dụ về sắp xếp. TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 8 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An Sắp xếp vị trí làm việc: - Các vật dụng cần thiết, hay được sử dụng phải nằm trong vùng quan sát tốt nhất, trong tầm thao tác hiệu quả nhất (vùng vàng). - Các vật dụng cần thiết nhưng được sử dụng theo chu kỳ nằm trong vùng bạc, dễ quan sát và có thể lấy khi cần. - Các vật dụng cần thiết nhưng thỉnh thoảng mới sử dụng nằm trong vùng đồng, có thể quan sát và lấy khi cần. Hình 1.4: Sắp xếp vị trí làm việc. Sạch Sẽ (Seiso): Khi bạn đã loại các thứ bừa bộn và tạp nhạp gây trở ngại trong khu vực làm việc của bạn, và bạn đã xác định và sắp xếp những thứ cần thiết đâu vào đấy, thì bước kế tiếp là nên vệ sinh kỹ lưỡng khu vực làm việc. Bằng cách giữ gìn nơi làm việc, thiết bị, dụng cụ sạch sẽ; hạn chế nguồn gây dơ bẩn, thường xuyên kiểm tra máy móc thiết bị làm việc; làm sạch bán thành phẩm và thành phẩm…. Công tác làm vệ sinh hàng ngày là yêu cầu cần thiết để duy trì sự cải tiến. TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 9 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An Hình 1.5: Ví dụ về sạch sẽ. Săn Sóc (Seiketsu): Khi đã thực hiện được 3S đầu rồi, bạn nên tập trung chuẩn hoá và duy trì những thông lệ, thói quen tốt trong khu vực làm việc; tiến hành kiểm tra, đánh giá theo các danh mục chi tiết, cụ thể đã đặt ra với kết quả phải được công bố công khai và khuyến khích tổ chức thi đua giữa các đơn vị, bộ phận tại đơn vị. Hình 1.6: Săn sóc. Sẵn Sàng (Shitsuke): Đến đây thì 'S' cuối cùng này là 'S' khó thực hiện và khó đạt được nhất. Sẵn sàng là duy trì tập trung xác định trạng thái mới và tiêu chuẩn để sắp xếp, tổ chức môi trường làm việc thường xuyên. Để đạt được S5 này, chúng ta phải thiết lập được sự tự giác, tự nguyện thực hiện và duy trì 3S trong hoạt động của TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 10 [...]... ĐỒNG NAI 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đồng Nai (ACB – CN Đồng - Nai) Tên doanh nghiệp: Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đồng Nai (ACB – CN Đồng Nai) - Tên giao dịch quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK DONG NAI BRANCH (tên viết tắt là ACB – DONG NAI BRANCH) - Trụ sở: 134 – 138 Đường Hà Huy Giáp, phường Quyết Thắng, Tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - Ngày thành lập chi nhánh: Ngày 9/6/2008, Ngân hàng TMCP. .. việc thực hiện 5S 1 lần, hàng quý đánh giá viên giám sát (ĐGV GS) sẽ đánh giá chọn mẫu tại đơn vị theo kế hoạch hoặc theo yêu cầu của ban lãnh đạo nhằm ghi nhận việc tuân thủ các quy định 5S tại các đơn vị trong hệ thống theo bảng tiêu chí đánh giá kết quả như sau: NGÂN HÀNG Á CHÂU CHECKLIST THỰC HÀNH 5S Tên nhân viên được đánh giá: Đánh giá viên: Ngày A.THỰC HÀNH 5S ĐẠT CHUẨN đánh giá: Tiêu Yêu cầu/Mục... thống chất lượng nội bộ theo quy chuẩn 5S trên toàn hệ thống Ở tiểu luận này, chúng tôi sẽ đáng giá quá trình thực hiện hoạt động 5S ở ACB – Chi Nhánh Đồng Nai Vì vậy, chúng ta xem xét các bước trong quy trình 5S tại ACB – CN Đồng Nai thực hiện như thế nào? 2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị Ban lãnh đạo Ngân hàng Á Châu ra quyết định thành lập Ban 5S do Ban chất lượng và Ban kiểm toán nội bộ (BKTNB) quản Sau... có nhiều mặt hạn chế ở công tác sàng lọc, tinh thần chưa tự giác thực hiện của nhân viên 5S là một triết lý quản trị mới nên việc áp dụng thực hiện còn bỡ ngỡ, không trách khỏi những sai lầm trong quá trình thực hiện Có thể nói Ngân hàng ACB – Chi nhánh Đồng Nai đã gặt hái được những thành công nhất định trong quá trình vận hành 5S Tuy nhiên, Ngân hàng ACB – Chi nhánh Đồng Nai phải nỗ lực hơn nữa trong... Mặc dù mới áp dụng thực hiện 5S trong thời gian ngắn, cụ thể công ty áp dụng thực hiện từ tháng 01 năm 2009, Ngân hàng ACB – Chi nhánh Đồng Nai đã đạt nhiều thành tựu Công ty áp dụng thực hiện 5S một cách bài bản, thực hiện tốt từng chữ S và không ngừng cải tiến phương pháp thực hiện theo tinh thần Kaizen, thay đổi để tốt hơn Bên cạnh đó, việc thực hiện 5S ở Ngân hàng ACB – Chi nhánh Đồng Nai cũng có... lập, Ban 5S lập kế hoạch thực hiện và thành lập đội 5S cơ sở Bộ phận triển khai khu vực sẽ hỗ trợ cho các đơn vị mới thành lập triển khai chương trình 5S Đảm bảo 100% đơn vị đều được triển khai chương trình 5S Nhiệm vụ của Ban 5S là lập kế hoạch đánh giá giám sát 5S cho các đơn vị, tổ chức thực hiện đánh giá giám sát 5S định kỳ theo kế hoạch đã duyệt, thông báo kết quả đánh giá giám sát 5S đến các đơn... đội ngũ cán bộ đảm nhiệm vai trò là các chuyên gia đánh giá Các chuyên gia đánh giá cần được đào tạo về kỹ năng đánh giá, các yêu cầu của thực hành 5S, cách thức tiến hành đánh giá, lập báo cáo Các yêu cầu đối với một chuyên gia đánh giá bao gồm:  Hiểu được ý nghĩa và các hoạt động 5S  Nắm được các nội dung và yêu cầu của thực hành 5S  Nắm rõ các qui định, nội qui của công ty về hoạt động 5S  Hiểu... VIÊN (A) + (B) Nhân viên/Đội 5S cơ sở Đánh giá viên (Nguồn: Phòng quản lý chất lượng) Theo bảng này, Ban 5S đánh giá quá trình thực hiện 5S theo từng S, mỗi mục đều có những những tiêu chí riêng Nguyên tắc đánh giá và chấm điểm thực hành 5S như sau: Đánh giá chính xác, khách quan và trung thực việc thực hành 5S của đơn vị/nhân viên có vấn đề “không 5S phải được ghi nhận bằng hình ảnh hoặc bằng văn bản... hoạch đánh giá, rà soát 5S định kỳ tại đơn vị, hồ sơ đánh giá được lưu trữ đầy TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 26 GVHD: TS Tạ Thị Kiều An đủ  Sẵn sàng: tất cả nhân viên đều được hướng dẫn và được cập nhật các cải tiến liên quan đến chưng trình 5S Luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng phục vụ khách hàng 2.2.4 Đánh giá 5S định kỳ Theo nội qui của Ngân hàng, hàng tháng đánh giá viên cơ sở (ĐGV CS) sẽ đánh giá việc... tệ • Các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa (ACB Card) • Các dịch vụ ngân hàng khác Chi Nhánh Đồng Nai được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền ở mọi nơi trong hệ thống Ngân hàng Á Châu, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (home banking, phone banking, internet banking, và mobile banking) 2.2 Quá trình . Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đồng Nai. Để hiểu thêm về chương trình 5S, Nhóm 6 thực hiện đề tài tiểu luận Quản lý chất lượng theo mô hình 5S tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đồng Nai ,. phần: 1. Lý luận chung về 5S. 2. Tình hình thực hiện 5S ở Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đồng Nai. 3. Giải pháp hoàn thiện thực hiện 5S ở Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đồng Nai. Trong quá trình. HỌC  ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO MÔ HÌNH 5S TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An NHÓM 6 GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An Đồng Nai, tháng 5 năm 2014 TH:

Ngày đăng: 16/07/2015, 16:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1 Khái niệm và lợi ích của 5S

  • 1.2 Các bước tổ chức thực hiện chương trình 5S

  • 1.3 Một số vấn đề khi thực hiện 5S

  • 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đồng Nai (ACB – CN Đồng Nai)

  • 2.2 Quá trình thực hiện 5S ở ACB – CN Đồng Nai

  • 2.3 Đánh giá hoạt động thực hiện 5S ở ACB – CN Đồng Nai

  • 1.1 Phương hướng thực hiện 5S

  • 1.2 Giải pháp hoàn thiện thực hiện 5S ở ACB – CN Đồng Nai

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan