ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC TRONG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIB

59 533 2
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC TRONG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIB

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA TOÁN KINH TẾ o0o CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH: TOÁN TÀI CHÍNH Đề tài: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC TRONG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIB Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Quý Mã sinh viên : CQ533175 Lớp : Toán tài chính 53 Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Trọng Nguyên Hà Nội, Tháng 12 / 2014 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Tài Chính MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4 DANH MỤC BẢNG HINH VẼ 5 LỜI MỞ ĐẦU 1 1CHƯƠNG 1: RỦI RO TÍN DỤNG VÀ NGHIỆP VỤ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG 3 1.1.Tổng quan về ngân hàng và rủi ro trong hoạt động tín dụng 3 1.1.1.Khái quát về ngân hàng thương mại 3 1.1.2.Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 6 1.1.3.Rủi ro tín dụng 8 1.2.Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 16 1.2.1.Khái niệm xếp hạng tín dụng 16 1.2.2.Vai trò của xếp hạng tín dụng 17 1.2.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 17 1.2.4.Nguyên tắc xếp hạng 19 1.2.5.Các tổ chức xếp hạng trên thế giới 19 1.2.6.Xếp hạng tín dụng tạiViệt Nam 22 1.2.7.Các phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 24 2CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VIB 32 2.1.Giới thiệu chung 32 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triên 32 2.1.2.Tình hình hoạt động và kinh doanh năm 2013 34 2.2.Tổng quan về nghiệp vụ xếp hạng tín dụng xếp hạng tín dụng tai VIB 35 2.2.1.Tổng quan 35 2.2.2.Quy trình nghiệp vụ tín dụng 36 2.2.3.Các chỉ tiêu và nghiệp vụ xếp hạng của VIB Hà Đông 37 Nguyễn Ngọc Quý – CQ533175 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Tài Chính 3CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGIT TRONG XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG VIB 40 3.1.Mô hình logistic với 100 doanh nghiệp 41 3.1.1.Biến và số liệu 41 3.1.2.Mô hình logistic 43 3.1.3.Đánh giá mô hình 50 3.2.Kiến nghị giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 51 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 Nguyễn Ngọc Quý – CQ533175 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Tài Chính DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TSĐB Tài sản đảm bảo TTCK Thị trường chứng khoán TTTC Thị trường tài chính Nguyễn Ngọc Quý – CQ533175 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Tài Chính DANH MỤC BẢNG HINH VẼ Bảng 1.1 Bảng xếp hạng tín dụng của 2 công ty S&P và Moody’s 21 Bảng 1.2 Xếp hạng tín dụng cho nợ ngắn hạn 22 Bảng 1.3 Chuẩn xếp hạng của CIC 23 Bảng 2.1 Các sự kiện nổi bật của VIB 33 Bảng 2.2 Các chỉ số của VIB trong năm 2013 35 Bảng 2.3 Các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng tại VIB Hà Đông 37 Bảng 2.4 Bảng chấm điểm tín dụng của VIB Hà Đông 38 Bảng 2.5 Bảng đánh giá tải sản đảm bảo 39 Bảng 2.6 Đánh giá tín dụng kết hợp 39 Bảng 3.1: Xếp loại tình hình xảy ra nợ KĐTC dựa vào xác xuất nợ KĐTC 43 Bảng 3.2 : Thống kê mô tả các biến số 43 Bảng 3.3 : Hồi quy các biến số 46 Bảng 3.4 :Hồi quy các biến số sau khi loại biến X3 46 Bảng 3.5 :Hồi quy các biến số sau khi loại biến X12 47 Bảng 3.6 : Kết quả hồi quy sau khi loại các biến không có ý nghĩa 47 Bảng 3.7 :Kết quả xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp 48 Bảng 3.8 : Cơ cấu hạng doanh nghiệp 49 Nguyễn Ngọc Quý – CQ533175 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Tài Chính LỜI MỞ ĐẦU  Lý do chọn đề tài Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động tín dụng là một trong những nghiệp vụ chiếm vai trò quan trọng nhất vì nó là hoạt động sinh lời chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên, song song với lợi nhuận cao thì đây cũng chính là nghiệp vụ tập trung hầu hết các rủi ro gây nhiều thiệt hại cho ngân hàng. Vì vậy việc quản trị rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng là một yêu cầu tất yếu, là điều kiện sống còn để ổn định và phát triển hoạt động của ngân hàng. Trên thực tế doanh nghiệp là đối tượng khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay của ngân hàng, chính vì thế để hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn, bên cạnh đó vẫn có thể mở rộng tín dụng với các doanh nghiệp này luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của các ngân hàng. Thị trường Việt Nam trong những năm gần đây, rủi ro tín dụng có xu hướng gia tăng mạnh do nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng trong bối cảnh nền kinh tế thị trường có nhiều biến động. Thị trường chứng khoán và thị trường vốn còn nhiều hạn chế là một cơ hội đối với các ngân hàng thương mại tuy nhiên cũng là một thách thức lớn vì tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng, điều này yêu cầu các ngân hàng phải có những biện pháp đề giảm thiểu những thiệt hại mà rủi ro tín dụng gây ra. Một trong những biện pháp quan trọng mang lại hiệu quả tích cực cho công tác xếp hạng khách hàng và quản trị rủi ro đã và đang được các ngân hàng triển khai thành công là công tác xếp hạng tín dụng. Xếp hạng tín dụng trở thành một đề tài khá nóng đối với cả ngân hàng Nhà nước cũng như ngân hàng thương mại hiện nay. Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (VIB) là ngân hàng thương mại được thành lập từ năm 1996. Sau gần 20 năm hoạt động VIB đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam và có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Trong năm qua cùng với yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng ngày càng gia tăng, VIB đã nỗ lực hết mình đề hoàn tiện công tác xếp hạng tín dụng tuy nhiên hoạt động này tại đây vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì thế việc tìm ra giải pháp để nâng cao và hoàn thiện công tác xếp hạng là rất cần thiết. Với mong muốn được tìm hiểu về vấn đề này cùng với sự giúp đỡ của ngân hàng VIB và đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy giáo Ts.Trần Trọng Nguyên em xin được trình bày đề tài : “Ứng dụng mô hình logistic trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần VIB”. Nguyễn Ngọc Quý – CQ533175 1 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Tài Chính  Mục tiêu nghiên cứu chuyên đề : •Làm rõ những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về công tác xếp hạng tín dụng tại các ngân hàng thương mại. •Ứng dụng mô hình logistic để xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế VIB. •Đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng của VIB trong thời gian tới.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: •Đối tượng nghiên cứu: là 100 khách hạng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với VIB trong năm 2012 và 2013. •Phạm vi nghiên cứu:nghiên cứu các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính của 100 doanh nghiệp vay vốn VIB trong năm 2012 và năm 2013. •Dùng mô hình logistic và eview của kinh tế lượng để xếp hạng để đưa ra mối liên hệ đồng thời dự báo cho các khách hàng.  Phương pháp nghiên cứu chuyên đề •Sử dụng mô hình kinh tế lượng, thống kê thực hành, kết hợp các phương pháp so sánh để làm rõ vấn đề nghiên cứu.  Kết cấu chuyên đề Với phạm vi nghiên cứu như trên, chuyên đề gồm 3 chương: •Chương 1: Rủi ro tín dụng và hoạt động tín dụng trong ngân hàng •Chương 2: Nghiệp vụ xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại VIB. •Chương 3: Ứng dụng mô hình logistic trong xếp hạng khách hàng doanh nghiệp của VIB. Nguyễn Ngọc Quý – CQ533175 2 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Tài Chính 1CHƯƠNG 1: RỦI RO TÍN DỤNG VÀ NGHIỆP VỤ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG Giới thiệu tổng quan về ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng trong ngân hàng. Nội dung của chương bao gồm: •Tổng quan về rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng •Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 1.1. Tổng quan về ngân hàng và rủi ro trong hoạt động tín dụng 1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại  Khái niệm ngân hàng thương mại Cho đến thời điểm hiện nay có nhiều khái niệm về NHTM: Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong các ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Theo luật ngân hàng của Pháp định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp, cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng, tài chính”. Việt Nam định nghĩa Ngân hàng thương mại như sau: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay cũng như thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, làm phương tiện thanh toán”. Từ các nhận định trên có thể thấy ngân hàng thương mại là một trong những định chế tài chính mà hoạt động chủ yếu là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của khách hàng.  Chức năng của ngân hàng thương mại •Ngân hàng thương mại là trung gian tín dụng: Chức năng trung gian tín dụng là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng này NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người có nhu cầu về vốnvà người dư thừa vốn. Chính vì thế ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay và thu lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay, từ đó góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Cho vay luôn là một trong những Nguyễn Ngọc Quý – CQ533175 3 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Tài Chính hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, nó mang đến lợi nhuận lớn cho ngân hàng thương mại. •Ngân hàng thương mại là trung gian thanh toán NHTM đóng vai trò như thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân tham gia, thực hiện các nghiệp vụ theo yêu cầu của khách hàng như trích từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền dịch vụ,hàng hóa hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo yêu cầu của họ. •Ngân hàng thương mại tạo “bút tê” trong nền kinh tế Đây là hệ quả của hai chức năng trên trong hoạt động của ngân hàng. Từ một lượng dự trữ ban đầu thông qua quá trình cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản của ngân hàng thì lượng tiền gửi mới được tạo ra và nó lớn hơn gấp nhiều lần so với lượng dự trữ ban đầu,quá trình này gọi là quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng.  Phân loại ngân hàng thương mại Các ngân hàng thương mại cổ phần có thể phân thành hai loại: •Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị. •Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn. Hiện có tất cả 27 ngân hàng thương mại cổ phần đô thị và 12 ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn. Tuy nhiên chỉ có 2 ngân hàng thương mại cổ phần đô thị là Sacombank và ACB đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Vietcombank ban đầu là một ngân hàng thương mại nhà nước được cổ phần hóa và chuyển đổi thành một ngân hàng thương mại cổ phần.  Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại •Hoạt động huy động vốn: Ngân hàng huy động vốn dưới một số hình thức như sau: - Ngân hàng nhận tiền gửi từ các tổ chức cá nhân và tổ chức tín dụng dưới hình thức: tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn và các hình thức khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá trị để huy động vốn trong và ngoài nước. - Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác. - Vay vốn ngắn hạn từ ngân hàng nhà nước. - Các hình thức huy động vốn khác của ngân hàng nhà nước. •Hoạt động tín dụng: Nguyễn Ngọc Quý – CQ533175 4 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Tài Chính - Cho vay: ngân hàng thương mại cho các tổ chức cá nhân vay để đầu tư sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế. - Bảo lãnh: Ngân hàng thương mại được bảo lãnh cho vay, bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh khác. - Chiết khấu: Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá trị khác đối với các tổ chức cá nhân, có thể tái chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá trị đối với các tổ chức tín dụng khác. - Cho thuê tài chính: Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính tuy nhiên phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. •Hoạt động thanh toán và ngân quỹ: Hoạt động thanh toán và ngân quỹ của ngân hàng gồm một số nghiệp vụ sau: - Cung cấp phương tiện thanh toán cho các tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu. - Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước. - Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ - Thực hiện dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của nhà nước - Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được sự cho phép của ngân hàng nhà nước - Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng - Tổ chức hệ thống thanh toán liên ngân hàng và hệ thống thanh toán nội bộ. •Các hoạt động khác  Quy trình tín dụng của ngân hàng thương mại •Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn Cán bộ tín dụng thực hiện sau khi tiếp xúc khách hàng. Một bộ hồ sơ vay vốn cần thu thập những thông tin sau: - Năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp lý của khách hàng. - Khả năng sử dụng vốn. - Khả năng hoàn trả cả vốn và lãi vay. •Bước 2: Phân tích tín dụng Là xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay. Mục tiêu: Nguyễn Ngọc Quý – CQ533175 5 [...]... bảo - Tín dụng không có tài sản đảm bảo: các khoản tín dụng cho vay không cần có hàng hóa, vật tư hay tài sản đảm bảo mà chỉ cần dựa vào uy tín hay sự tín nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để cấp vốn • Căn cứ vào chủ thể tín dụng - Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa - Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, ... đồng tín dụng Thanh lý hợp đồng tín dụng có thể xảy ra khi khách hàng vi phạm hợp đồng hoặc do khoản vay đã đến thời kì đáo hạn Đây là bước kết thúc quy trình tín dụng Bước này có những việc quan trọng cần phải xử lý như thu nợ cả gốc và lãi, tái xét hợp đồng thanh lý tín dụng, thanh lý hợp đông tín dụng 1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại  Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng. .. hóa phân phối của biến Mô hình này được nhiều ngân hàng ở nhiều quốc gia áp dụng và phát triển thành các mô hình khác nhau để xếp hạng khách hàng đi vay như mô hình mạng nơ ron thần kinh (neuralnetwork), mô hình dựa trên mức tăng giá thị trường • Mô hình logit Mô hình logistic là mô hình hồi quy trong đó các biến phụ thuộc là biến giả Có nhiều hiện tượng mà khi được mô tả bằng mô hình kinh tế lượng, biến... khó xảy ra • Rủi ro làm phá sản ngân hàng Nếu rủi ro xảy ra mà ngân hàng không có khả năng ứng phó sẽ gây ra phản ứng dây chuyền trong dân chúng, người gửi tiền sẽ ồ ạt đến ngân hàng rút tiền và ngân hàng không còn khả năng thanh toán sẽ dẫn đến phá sản 1.2 Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng Mỗi tổ chức tài chính định nghĩa xếp hạng tín dụng khác nhau nhưng nội dung đều... xuất hàng hóa - Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp tín dụng cho cá nhân để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng hằng ngày - Tín dụng học tập: là hình thức cấp tín dụng để phục vụ việc học tập của học sinh, sinh viên • Căn cứ vào đối tượng trả nợ - Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay là người trực tiếp trả nợ - Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng mà trong. .. đây Bước 1: Tính mối Xi ta tính Bước 2: Thực hiện biến đổi biến số và dụng OLS để ước lượng mô hình sau w i Li = β i w i + βi w i X i + w i ui L* = β1 + β 2 X i* + vi i  nghiệp Ứng dụng mô hình logit trong xếp hạng khách hàng doanh Nguyễn Ngọc Quý – CQ533175 29 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Tài Chính Xác suất phá sản của các doanh nghiệp được mô hình hóa bởi hàm Logit, trong mô hình này biến... như hạng BBB (Baa) Doanh nghiệp được xếp vào hạng này thiếu sự hấp dẫn cho nhà đầu tư Khả năng hoàn trả gốc và lãi trong tương lai là rất nhỏ Doanh nghiệp có khả năng trả nợ thấp, dễ xảy ra vỡ nợ Doanh nghiệp có rủi ro rất cao, thường vỡ nợ Doanh nghiệp trong tình trạng sắp phá sản Khả năng phá sản của doanh nghiệp hầu như là chắc chắn 1.2.6 Xếp hạng tín dụng tạiViệt Nam  Trung tâm Thông tin tín dụng. .. lý của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp Các con số kê khai trên báo các tài chính hàng năm thường có độ tin cậy không cao và làm cho kết quả của việc xếp hạng không đáng tin cậy 1.2.7 Các phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp  Mô hình toán học xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp • Chỉ số z của Edward I.Altma Tìm ra một công cụ để phát hiện dấu hiệu báo trước sự phá sản là một trong những... đối với hồ sơ vay vốn của khách hàng Quyết định của ngân hàng thường mắc 2 sai lầm: - Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt - Từ chối cho vay với một khách hàng tôt Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng xấu đến hoạt đông kinh doanh tín dụng của ngân hàng • Bước 4: Giải ngân Ngân hàng tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức đã ký kết trong hợp đồng tín dụng Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận... nước - Các doanh nghiệp thông qua kết quả xếp hạng tín dụng để quảng bá hình ảnh của mình đặc biệt đối với những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả được xếp hạng cao bởi những cơ quan xếp hạng có uy tín - Giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển, xây dựng cơ cấu tài chính, chính sách đầu tư thích hợp để đạt đến các mục tiêu đã đề ra 1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng doanh nghiệp  . có tính lý luận và thực tiễn về công tác xếp hạng tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Ứng dụng mô hình logistic để xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần. Rủi ro tín dụng và hoạt động tín dụng trong ngân hàng •Chương 2: Nghiệp vụ xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại VIB. •Chương 3: Ứng dụng mô hình logistic trong xếp hạng khách hàng doanh nghiệp. của hệ thống ngân hàng.  Phân loại ngân hàng thương mại Các ngân hàng thương mại cổ phần có thể phân thành hai loại: Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị. Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn.

Ngày đăng: 16/07/2015, 13:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1 CHƯƠNG 1: RỦI RO TÍN DỤNG VÀ NGHIỆP VỤ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG

    • 1.1. Tổng quan về ngân hàng và rủi ro trong hoạt động tín dụng

      • 1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại

      • 1.1.2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

      • 1.1.3. Rủi ro tín dụng

      • 1.2. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

        • 1.2.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng

        • 1.2.2. Vai trò của xếp hạng tín dụng

        • 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

        • 1.2.4. Nguyên tắc xếp hạng

        • 1.2.5. Các tổ chức xếp hạng trên thế giới

        • 1.2.6. Xếp hạng tín dụng tạiViệt Nam

        • 1.2.7. Các phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

        • 2 CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VIB

          • 2.1. Giới thiệu chung

            • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triên

            • 2.1.2. Tình hình hoạt động và kinh doanh năm 2013

            • 2.2. Tổng quan về nghiệp vụ xếp hạng tín dụng xếp hạng tín dụng tai VIB

              • 2.2.1. Tổng quan

              • 2.2.2. Quy trình nghiệp vụ tín dụng

              • 2.2.3. Các chỉ tiêu và nghiệp vụ xếp hạng của VIB Hà Đông

              • 3 CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGIT TRONG XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG VIB

                • 3.1. Mô hình logistic với 100 doanh nghiệp

                  • 3.1.1. Biến và số liệu

                  • 3.1.2. Mô hình logistic

                  • 3.1.3. Đánh giá mô hình

                  • 3.2. Kiến nghị giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan