Từ láy trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh

87 950 6
Từ láy trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN **************************************** Vò THÞ HOµI VŨ THỊ HOÀI TỪ LÁY TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Th.S LÊ THỊ THÙY VINH HÀ NỘI - 2014 KHãA LUËN Ng-êi h-íng dÉn khoa häc LỜI CẢM ƠN Khóa luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của Th.S Lê Thị Thùy Vinh. Tác giả xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành nhất. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Ngôn ngữ và các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn – Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình làm khóa luận. Tác giả xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, tháng 05 năm 2014 Tác giả Vũ Thị Hoài LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận được hoàn thành là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự giúp đỡ của Th.S Lê Thị Thùy Vinh. Khóa luận chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, tháng 05 năm 2014 Tác giả Vũ Thị Hoài MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 6. Đóng góp của khóa luận 4 7. Bố cục của khóa luận 4 NỘI DUNG 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 5 1.1. Khái niệm 5 1.2. Đặc điểm từ láy tiếng Việt 5 1.2.1. Đặc điểm về kiểu cấu tạo 5 1.2.2. Đặc điểm về ngữ nghĩa 6 1.3. Phân loại 9 1.4. Sự vận dụng từ láy trong đời sống và văn học 11 1.5. Phân biệt từ ghép và từ láy 12 Chƣơng 2 : TỪ LÁY TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH 14 2.1. Tình hình khảo sát, thống kê tư liệu 14 2.2. Giá trị ngữ nghĩa của từ láy trong việc thể hiện nội dung tác phẩm 15 2.2.1. Từ láy trong việc thể hiện thiên nhiên 16 2.2.2. Từ láy trong việc khắc họa tâm trạng con người 28 2.2.2.1. Từ láy trong việc khắc họa tâm trạng con người tự nhiên, bản năng 28 2.2.2.2. Từ láy trong việc khắc họa tâm trạng con người bị tổn thương về mặt tâm hồn 31 2.2.2.3. Từ láy trong việc khắc họa tâm trạng con người cô đơn, lạc thời 35 2.3. Vấn đề sử dụng từ láy mới trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh 39 KẾT LUẬN 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Láy là một phương thức tạo từ đặc sắc của tiếng Việt. Từ láy là sự hòa phối ngữ âm giữa các yếu tố của các âm tiết và có tác dụng biểu trưng hóa. Vì thế nội dung ngữ nghĩa chứa đựng trong mỗi từ láy có những đặc điểm rất riêng. Mỗi từ láy chứa đựng trong mình một sự thể hiện rất tinh tế và sinh động về sự cảm thụ chủ quan, về cách đánh giá và thái độ của người nói trước sự vật và hiện tượng của đời sống xã hội. Cho nên về phương diện sử dụng, từ láy là phương tiện tạo hình đắc lực của văn học nghệ thuật. 1.2. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là tiểu thuyết chứa đựng một hệ thống từ láy đa dạng và có ý nghĩa biểu trưng cao. Nhờ vào hệ thống từ láy này, Bảo Ninh đã đưa người đọc đến một thế giới sinh động và đầy hình ảnh của chiến tranh, hòa bình cũng như thế giới nội tâm của con người trước, trong và sau cuộc chiến. Để giúp bản thân cũng như người đọc có thể hiểu được những giá trị mà từ láy mang lại trong việc đọc và cảm nhận tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Từ láy trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh”. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Từ láy tiếng Việt là một kiểu từ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu. Bởi nó mang trong mình những đặc trưng có tính chất loại hình của tiếng Việt cũng như của các ngôn ngữ đơn lập khác. Nhiều công trình nghiên cứu về từ láy trong tiếng Việt đã ra đời nhằm làm sáng tỏ bản chất của kiểu từ này như Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu, Từ vựng học tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu, Từ vựng học tiếng Việt của Nguyễn Thiện Giáp, Từ láy trong tiếng Việt của Hoàng Văn Hành… Nhìn chung các công trình này đều khẳng định: 2 - Láy là một cơ chế hòa phối ngữ âm và ngữ nghĩa. Từ điển từ láy tiếng Việt do Hoàng Văn Hành chủ biên “là công trình đầu tiên thu thập và giải thích hầu hết các từ láy được dùng trong tiếng Việt bao gồm các từ láy thường dùng, các từ láy cổ có tính chất phương ngữ, khẩu ngữ và tất cả các từ láy mới xuất hiện gần đây” [4; 6]. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả xem láy là phương thức tạo từ đặc sắc của tiếng Việt. “Đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình vị cơ sở theo những quy tắc nhất định. Từ láy là sự hòa phối ngữ âm giữa các yếu tố tương ứng của các âm tiết và có tác dụng biểu trưng hóa. Vì thế, bên cạnh những đặc điểm vốn có như bao từ khác, còn có những đặc điểm rất riêng” [4; 6]. Từ láy trong tiếng Việt của Hoàng Văn Hành cũng được xem là một công trình nghiên cứu khá công phu về hiện tượng từ láy trong tiếng Việt. Tác giả coi láy là một hiện tượng ngôn ngữ phức tạp và đa dạng. Láy là một cơ chế hòa phối ngữ âm, cơ chế “đối” và “điệp”. Từ việc coi láy là một cơ chế, tác giả tiếp tục tìm hiểu về các kiểu cấu tạo từ láy, các kiểu cơ cấu nghĩa của từ láy và sau đó rút ra giá trị sử dụng của từ láy. - Từ láy được hình thành do phương thức láy tác động vào hình vị cơ sở vì thế khi xem xét ý nghĩa của các từ láy cần phải đối chiếu ý nghĩa của nó với hình vị cơ sở. - Từ láy bao gồm nhiều kiểu loại nhỏ khác nhau. Theo cấu tạo, từ láy có thể phân chia thành từ láy hoàn toàn, từ láy phụ âm đầu, từ láy vần. - Từ láy là một trong năm lớp từ giàu màu sắc biểu cảm mà giá trị của chúng dựa trên sự đối lập với những từ đồng nghĩa hoặc tương đồng về nghĩa. 2.2. Từ láy trong văn chương là một phương tiện tạo hình hữu hiệu. Có lẽ vì thế các nhà thơ, nhà văn thường ưa dùng loại từ này để thể hiện cảm thụ và cách đánh giá của mình. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về từ láy trong tác phẩm văn chương như “Giá trị nghệ thuật và các phương thức sử dụng 3 hiện tượng láy trong thơ ca Việt Nam” (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Nguyễn Thị Thanh Hà, 2002), “Giá trị sử dụng của từ láy trong thơ Xuân Diệu” (Khóa luận tốt nghiệp Đại học của Trương Thị Thu Thảo, 2009)… Trong khóa luận này, chúng tôi xem xét và tìm hiểu “Từ láy trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh” nhằm đánh giá giá trị sử dụng và biểu trưng của loại từ này, trên cơ sở đó góp phần khẳng định nội dung tư tưởng của tác phẩm cũng như phong cách nhà văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ bản chất của từ láy và giá trị sử dụng của từ láy trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Trên cơ sở đó góp phần khẳng định ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm và phong cách Bảo Ninh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nắm được cơ sở lí thuyết về từ láy : khái niệm, phân loại từ láy, đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa, sự vận dụng từ láy trong tác phẩm văn chương. - Thống kê được những từ láy trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh sau đó tiến hành phân loại theo các tiêu chí. - Hiểu và chỉ ra được giá trị của từ láy trong tác phẩm. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng phối hợp các phương pháp: - Phương pháp thống kê, phân loại - Phương pháp phân tích ngôn ngữ - Phương pháp đối chiếu so sánh - Phương pháp phân tích phong cách học 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Từ láy trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. 4 5.2. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi khảo sát từ láy qua tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2012). 6. Đóng góp của khóa luận - Góp một phần nhỏ để làm rõ bản chất của từ láy. - Thông qua khóa luận này có thể đánh giá được giá trị sử dụng và giá trị biểu trưng của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Qua đó giúp người đọc hiểu nội dung tư tưởng của tác phẩm và phong cách của nhà văn. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được cấu trúc thành hai chương: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Từ láy trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh 5 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái niệm Xoay quanh vấn đề từ láy tiếng Việt từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và đề cập đến. Mỗi công trình nghiên cứu lại nhìn nhận từ láy ở phương diện khác nhau. Từ điển từ láy tiếng Việt coi láy là phương thức tạo từ đặc sắc. Phong cách học tiếng Việt lại nhìn nhận từ láy từ phương diện màu sắc biểu cảm… Trong khóa luận này, chúng tôi lựa chọn khái niệm của Đỗ Hữu Châu làm cơ sở. Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức láy lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hoặc biến đổi theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm gồm nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa.[1; 14] 1.2. Đặc điểm từ láy tiếng Việt 1.2.1. Đặc điểm về kiểu cấu tạo Sau khi loại ra ngoài những từ có những âm tiết GS Phan Ngọc đã chứng minh không phải là âm tiết láy, thì từ láy là những từ phức do phương thức láy tác động vào một hình vị cơ sở (kí hiệu C) làm xuất hiện một hình vị thứ sinh được gọi là hình vị láy (kí hiệu L). Hình vị láy có đặc điểm như sau: Về hình thức ngữ âm, cũng là một âm tiết như hình vị cơ sở, có hình thức ngữ âm và nghĩa giống toàn bộ hay bộ phận với hình vị cơ sở. Hình vị láy có thể giống hình vị cơ sở về toàn bộ âm tiết, hoặc về phụ âm đầu hay phần vần. Về thanh điệu, nếu từ láy hai âm tiết thì hai âm tiết có thanh điệu đi với nhau theo hai nhóm thanh: nhóm cao “hỏi, sắc, không”; nhóm thấp “huyền, ngã, nặng”. [...]... vang lại từ những chiến hữu của Kiên Như vậy với việc sử dụng từ láy để miêu tả những cơn mưa rừng, Bảo Ninh đã vẽ lên một bức tranh buồn bã tăm tối của thiên nhiên trong chiến tranh Không gian trong tiểu thuyết chủ yếu là cảnh rừng nơi trung đội của Kiên chiến đấu, chính vì vậy thế giới rừng sâu được tác giả miêu tả một cách vô cùng sống động Ngay trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh Bảo Ninh viết... dụng từ láy trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh Bảo Ninh đã sử dụng rất nhiều từ láy và những từ láy ấy có tác dụng lớn trong việc thể hiện thiên nhiên và khắc họa tâm trạng Để tiện cho việc nghiên cứu và theo dõi, người viết sẽ đi theo hướng tìm hiểu tác dụng vai trò của từ láy trong việc thể hiện thiên nhiên và khắc họa tâm trạng riêng 15 2.2.1 Từ láy trong việc thể hiện thiên nhiên Trong tiểu thuyết. .. đề này Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, ông đã sử dụng từ láy như một phương tiện biểu đạt hữu hiệu Việc sử dụng từ láy như một biện pháp tu từ từ vựng sẽ đem lại những giá trị nghệ thuật bất ngờ, đặc sắc Ở tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, chúng tôi thống kê được 348 từ láy, cụ thể như sau: Chia theo cấu tạo ta có: Theo cấu tạo Số lƣợng (từ) Tỉ lệ phần trăm Từ láy hoàn toàn 40 11,5 % Từ láy phụ... nhiên, của cảnh rừng với cây cối, núi non và sông suối mà thiên nhiên trước và sau chiến tranh lại có vẻ khác với thiên nhiên trong chiến tranh Dù không mang vẻ âu sầu ủ rũ như thiên nhiên trong chiến tranh nhưng thiên nhiên sau khi trải qua chiến tranh trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh cũng không còn mang vẻ tươi sáng như trước nữa Đúng như đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết “người buồn. .. bên cạnh việc thể hiện thiên nhiên, từ láy còn có tác dụng khắc họa tâm trạng mà tác giả gửi gắm qua từng câu chữ, từng lời văn 2.2.2.1 Từ láy trong việc khắc họa tâm trạng con người tự nhiên, bản năng Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh Bảo Ninh đã tạo nên một thế giới nhân vật độc đáo và hoàn toàn mới mẻ so với trước đó Người lính trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh bên cạnh con người cộng đồng... việc thể hiện thiên nhiên Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã vẽ lên một bức tranh vô cùng đặc sắc Sự đặc sắc ở đây không phải vì đó là bức tranh đẹp, lộng lẫy mà thiên nhiên trong tiểu thuyết của Bảo Ninh đượm buồn, thiên nhiên buồn đan xen với sự huyền ảo Bởi chiến tranh khiến cho thiên nhiên não nề như vậy “Cuộc chiến có vẻ như bị vùi lấp trong biển mênh mông mù mịt mùa mưa, thế nhưng... đạt của từ người đọc sẽ hình dung đúng sự vật, hiện tượng được nói tới mà lí thú hơn sẽ tìm được cái hay cái đẹp của các hình ảnh thông qua ý nghĩa, tính biểu cảm của từ láy Qua việc sử dụng một loạt từ láy có giá trị biểu đạt cao, thiên nhiên trong chiến tranh dưới góc nhìn của Bảo Ninh hiện ra sinh động ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lí bạn đọc 24 Chiến tranh đã lùi xa nhưng những dư âm của chiến tranh. .. chiến tranh được nhìn từ nhiều phía Người lính trong tác phẩm được nhìn nhận trong mối quan hệ đa chiều với nhiều phẩm chất khác nhau mà các tiểu thuyết ra đời trước đó không thể hiện rõ Tác phẩm thể hiện sự đổi mới cả về nội dung lẫn tư tưởng nghệ thuật, đặc biệt là những cách tân trong tư duy tiểu thuyết của nhà văn Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh được coi là “hiện tượng văn học” của thế kỉ XX Trong. .. vị láy cho dễ Có những từ láy hoàn toàn mà hình vị láy ở trước có thanh trắc như cỏn con, dửng dưng Hình vị cơ sở con, dưng…ở sau và có thanh bằng Các từ láy bộ phận lại chia thành hai kiểu: điệp âm (láy âm) và điệp vận (láy vận) Từ điệp âm là những từ láy mà phụ âm đầu của hình vị láy lặp lại phụ âm đầu của hình vị cơ sở, còn khuôn vần khác với khuôn vần của hình vị cơ sở Từ điệp vận là những từ láy. .. chung của dân tộc Giai đoạn này xuất hiện nhiều tác phẩm nổi tiếng như Thời xa vắng của Lê Lựu, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Phố của Chu Lai,…đặc biệt phải kể đến sự ra đời của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh Ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn đối với giới nghiên cứu, phê bình, độc giả trong và ngoài nước Tác phẩm đem đến cho người đọc cái nhìn mới về hiện thực chiến tranh . giá trị mà từ láy mang lại trong việc đọc và cảm nhận tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, chúng tôi lựa chọn đề tài: Từ láy trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh . 2 cứu Từ láy trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. 4 5.2. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi khảo sát từ láy qua tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (Nxb. loại 9 1.4. Sự vận dụng từ láy trong đời sống và văn học 11 1.5. Phân biệt từ ghép và từ láy 12 Chƣơng 2 : TỪ LÁY TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH 14 2.1. Tình hình khảo

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan