Đọc hiểu văn bản hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ vũ trọng phụng) theo hướng đối thoại

63 3.2K 2
Đọc hiểu văn bản hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ vũ trọng phụng) theo hướng đối thoại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ===o0o=== LÊ QUỲNH GIAO ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN “HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA” (TRÍCH “SỐ ĐỎ” - VŨ TRỌNG PHỤNG) THEO HƯỚNG ĐỐI THOẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn HÀ NỘI - 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ===o0o=== LÊ QUỲNH GIAO ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN “HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA” (TRÍCH “SỐ ĐỎ” - VŨ TRỌNG PHỤNG) THEO HƯỚNG ĐỐI THOẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn Người hướng dẫn khoa học: ThS. TRẦN HẠNH PHƯƠNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước hết, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Trần Hạnh Phương người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian tiến hành làm khóa luận này. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Phương pháp dạy học, khoa Ngữ văn đã nhiệt tình giảng dạy, cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa và Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả được học tập và nghiên cứu tại trường. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2014 Tác giả khóa luận Lê Quỳnh Giao LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu riêng của tác giả. Khóa luận với đề tài “Đọc hiểu văn bản “Hạnh phúc của một tang gia” (Trích Số đỏ- Vũ Trọng Phụng) theo hướng đối thoại” do ThS. Trần Hạnh Phương hướng dẫn chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Nếu có gì sai sót, người viết sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm theo đúng quy định của việc nghiên cứu khoa học. Hà Nội, Ngày 02 tháng 05 năm 2014 Người cam đoan Lê Quỳnh Giao QUY ƯỚC VIẾT TẮT SGK: Sách giáo khoa SGV: Sách giáo viên Nxb: Nhà xuất bản GS: Giáo sư PGS.TS: Phó giáo sư, Tiến sĩ TS: Tiến sĩ ThS: Thạc sĩ MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 8 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 8 1.1. Vấn đề tiếp nhận văn học 8 1.1.1. Khái niệm 8 1.1.2. Quy luật của tiếp nhận văn học 9 1.1.3. Vai trò của bạn đọc trong quá trình tiếp nhận văn học 11 1.2. Đọc hiểu 12 1.2.1. Đọc 12 1.2.2. Hiểu 12 1.2.3. Đọc-hiểu 13 1.3. Đối thoại 14 1.3.1. Khái niệm đối thoại 14 1.3.2. Các hình thức của đối thoại 15 1.3.3. Vai trò của đối thoại trong dạy học 16 1.3.4. Điều kiện để dạy học đối thoại 17 Chương 2. DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: “HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA” (TRÍCH “SỐ ĐỎ”) CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG THEO HƯỚNG ĐỐI THOẠI 18 2.1. Đối thoại về tác giả 19 2.2. Đối thoại về tác phẩm 22 2.2.1. Nhan đề đoạn trích 22 2.2.2. Nhân vật 24 2.2.3. Ngôn ngữ, lời kể 34 Chương 3. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 38 KẾT LUẬN 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là môn học vừa mang tính chất khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Nó có khả năng thâm nhập vào thế giới tâm hồn bạn đọc, làm thanh lọc tâm hồn và hướng họ tới cái Chân- Thiện- Mỹ. Do vậy, dạy học Ngữ văn chính là dạy và tập cho học sinh biết tiếp nhận văn chương một cách sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tư duy văn học, tư duy thẩm mỹ để mỗi em có thói quen tiếp nhận chủ động những giá trị văn minh, văn hóa của dân tộc và nhân loại. Tuy nhiên, trong thực tế giáo dục phổ thông, môn Ngữ văn chưa thể hiện được vị trí quan trọng của nó và việc dạy học văn còn gặp phải những nghịch lý đáng kể. Đầu tiên, có thể thấy được rằng tiếp nhận văn học là tự nguyện, là hứng thú nhưng tiếp nhận văn học trong quá trình dạy học Ngữ văn ở nhà trường lại phải tuân theo những quy luật, nguyên lý riêng của nó, một cách xử lý không thích hợp sẽ thủ tiêu cá tính và hứng thú văn học của cá nhân học sinh hoặc loại bỏ tính định hướng sư phạm của việc dạy học văn trong nhà trường. Do còn nhiều hạn chế, sự tiếp nhận văn học của học sinh tất nhiên còn nhiều lệch lạc, suy diễn chủ quan, tùy tiện, chưa thực sự bám vào các yếu tố chi tiết nghệ thuật của tác phẩm hay đi chệch nội dung khách quan của tác phẩm và tư tưởng tình cảm của tác giả. Một lý do quan trọng không thể không kể đến đó là: giáo viên thuyết trình, phân tích hay tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tác phẩm theo một định hướng có sẵn. Cách thức đó có thể tạo ra được sự đồng nhất trong tiếp nhận, thu hẹp được khoảng cách thẩm mỹ giữa học sinh và tác giả, tác phẩm nhưng chính “kết quả khả quan” đó lại hạn chế khả năng cho phép học sinh đưa vào quá trình tiếp nhận văn học những kiến giải, đánh giá, những chủ kiến và thái độ mang màu sắc chủ quan, cá tính của bản thân mình… Giải quyết những nghịch lý đó chính là mấu chốt của việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn. 2 Hiện nay, một trong những luận điểm cơ bản của quá trình đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trường là luận điểm “Học sinh là bạn đọc sáng tạo”. Với quan điểm này, quá trình dạy học Ngữ văn giờ đây đòi hỏi phải có sự thay đổi rất nhiều và một trong những thay đổi cơ bản nhất là: những giờ học sẽ không còn là sự thuyết giảng một chiều, thầy nói, trò nghe mà sẽ là những cuộc đối thoại bình đẳng, phong phú, sinh động giữa thầy và trò. Đối thoại, với tư cách là một phương pháp hoàn toàn không còn là điều mới lạ trong giáo dục và trong phương pháp dạy học Ngữ văn. Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản Ngữ văn theo hướng đối thoại là một trong những hướng đi có nhiều ưu thế. Dạy học đối thoại giúp cho học sinh trở thành những người đọc văn đích thực, được nói lên cảm nhận, suy nghĩ, rung động nghệ thuật riêng của mình, khiến cho tầm đón nhận văn học của mỗi em đều được nâng lên một trình độ mới. Vũ Trọng Phụng là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỉ XX. Tuy thời gian cầm bút ngắn ngủi nhưng ông đã để lại một khối lượng tác phẩm lớn và mang giá trị sâu sắc về mọi mặt. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 (tập 1) đã lựa chọn đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” để giảng dạy. Nghiên cứu về tác phẩm này, người viết đã lựa chọn phương pháp đối thoại với mong muốn tập trung sâu vào khai thác các vấn đề kiến thức cũng như phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Là một sinh viên sư phạm, một giáo viên trong tương lai, thông qua đề tài này, người viết mong muốn tích lũy được những kinh nghiệm quý báu trong việc tiếp cận tri thức, phương pháp dạy học đổi mới để phục vụ tốt cho công việc giảng dạy ở phổ thông trung học. 3 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Các công trình nghiên cứu về đối thoại Tác giả Lê Linh Chi trong bài viết “Tiếp cận quan điểm đối thoại trong việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học văn” đã có những tìm hiểu về các công trình nghiên cứu đối thoại của tác giả V.Z. Osetinski như sau: Trong bài báo “Về đối thoại trong dạy học văn” V.Z. Osetinski cho rằng: mục đích, ý nghĩa của trường học là dẫn dắt học sinh đến với văn hóa hiện đại, điều chỉnh văn hóa trong nhận thức cá nhân học sinh, xây dựng và phát triển học sinh thành những “con người văn hóa”- đó là con người “không chấp nhận những chân lý sẵn có, là con người tự do và tự chủ. Anh ta không chấp nhận chỉ suy nghĩ trong giới hạn của một hình thái duy nhất mà luôn vượt ra khỏi giới hạn đó một cách độc đáo, mang dấu ấn cá nhân; và trong sự tìm tòi này, anh ta hết sức chú ý đến cuộc đối thoại vô tận với những người có vốn văn hóa đa dạng, phong phú” [2;4]. Đối thoại văn hóa, đối thoại với văn hóa phải trở thành phương thức tư duy của “con người văn hóa”. Tiếp tục triển khai quan niệm trên vào dạy học, V.Z. Osetinski cho rằng ý nghĩa của hoạt động học tập không phải chỉ là việc học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng, thói quen mà còn ở việc hình thành khả năng nhận thức như một đặc trưng của văn hóa hiện đại. Nhiệm vụ của hoạt động dạy học là giúp học sinh biết nhận thức khi liên kết trong tư duy của mình những loại hình nhận thức khác nhau và trải qua sự căng thẳng khi các loại hình đó xung đột, va chạm nhau. Ở bài viết: “Người đọc” và “Nhà lý luận” trong “Đối thoại truyện thần kỳ”, để làm rõ hơn cơ sở lý luận của phương pháp đối thoại trong dạy học văn và thực tiễn dạy học văn theo theo phương pháp đối thoại ở trường phổ thông, O.Z.Osetinski từ chỗ phân tích những đặc điểm khác nhau của lý luận văn học xung quanh câu hỏi: thế nào là hiểu một tác phẩm văn học đã đặt ra một vấn đề mới: “Vậy thì nhà trường chúng ta phải dựa vào lý luận nào? Cái gì là 4 trọng tâm của việc dạy học văn: tư duy về ý nghĩa tác phẩm hay là việc tác phẩm được xây dựng như thế nào, tìm ý đồ tác giả hay là tìm ý nghĩa mà người đọc cảm nhận, phải phân tích loại trừ hay nên tìm sự cảm thông” [2;5]. Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1990, xuất phát từ việc nghiên cứu chuyên sâu những tiền đề đối thoại của M. Bakhtin, GS. Trần Đình Sử đã có những triển khai đáng chú ý về lý thuyết đối thoại trong lý luận nghiên cứu, phê bình văn học. Qua các bài viết “Đối thoại - hệ hình mới của phê bình văn học” (Tạp chí Tác phẩm mới, số 7/1995), “Lý thuyết đối thoại và mấy nét nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao” (Tạp chí văn học, số 12/1998)… GS.Trần Đình Sử đã bước đầu giới thiệu những tiền đề cơ bản trong lý thuyết đối thoại của M. Bakhtin, chỉ ra mối quan hệ gắn bó giữa lý thuyết đối thoại và lý thuyết tiếp nhận văn học, vai trò của người đọc, khả năng đối thoại không chỉ giữa cá nhân người đọc với tác giả mà còn là đối thoại giữa các tầng lớp xã hội, các nền văn hóa dân tộc, các thời đại lịch sử… Trong lý luận và phương pháp dạy học văn, khái niệm “giờ học đối thoại” có lẽ xuất hiện lần đầu tiên trong giáo trình “Phương pháp dạy học văn” (tập 1) của hai tác giả Phan Trọng Luận và Trương Dĩnh. Tuy mới là những nét phác thảo đề cập đến những vấn đề chung nhưng các tác giả đã đánh giá cao mặt tích cực của những giờ học đối thoại, chỉ ra sự cần thiết phải tạo ra tình huống để học sinh trao đổi, bộc lộ cảm nhận của mình về một hiện tượng văn học dựa trên nhiều quan hệ đối thoại. “Không chỉ giữa học sinh với nhau mà giữa học sinh với giáo viên và đặc biệt là giữa học sinh với bản thân nhà văn thông qua bài văn” [8;305]. Theo tác giả, những giờ học đối thoại sẽ giúp nâng cao hiệu quả của việc dạy học văn “trong sự cân bằng hài hòa giữa yêu cầu tôn trọng sự cảm thụ cá nhân của học sinh, vừa đảm bảo được yêu cầu định hướng sư phạm”, “làm cho không khí giờ học thực sự là một giờ học dân chủ. Mỗi học sinh thực sự là một chủ thể chứ không phải là một thực thể thụ động” [8; 305]. [...]... học dưới sự hướng dẫn của giáo viên 18 Chương 2 HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN “HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (TRÍCH “SỐ ĐỎ”- VŨ TRỌNG PHỤNG) THEO HƯỚNG ĐỐI THOẠI Để dạy đọc- hiểu văn bản Hạnh phúc của một tang gia theo hướng đối thoại, khóa luận sẽ trực tiếp khai thác những điểm kiến thức then chốt thông qua hệ thống câu hỏi để hình thành những nội dung đối thoại cơ bản khi đọc hiểu tác phẩm... Ngữ văn sau này ở trường phổ thông 4 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài, xây dựng cơ sở lý luận dạy học đối thoại - Trên cơ sở lý luận đã xây dựng, vận dụng hướng dẫn học sinh đọc - 6 hiểu văn bản Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) theo hướng đối thoại 5 Đối tượng nghiên cứu - Dạy đọc- hiểu Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ. .. học theo hướng tổ chức cho học sinh học tích cực, sáng tạo Từ đó, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đọc - hiểu các văn bản văn chương trong nhà trường phổ thông nói chung và đọc - hiểu văn bản Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) nói riêng 9 Bố cục của khóa luận Gồm 3 phần: Mở đầu Nội dung: Gồm 3 chương Chương 1 Những vấn đề lý luận chung Chương 2 Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu. .. cảm hiểu và thể nghiệm được nội dung, ý nghĩa của văn bản Như vậy, đọc văn là quá trình đi tìm hiểu ý nghĩa tiềm ẩn trong văn bản, hiểu được các ý nghĩa đó và làm giàu có, phong phú vốn hiểu biết của bản thân Chính vì thế, một nhiệm vụ quan trọng của việc dạy học Ngữ văn là tập trung hình thành cho học sinh cách đọc văn để dần dần các em có thể tự đọc hiểu văn bản một cách khoa học, đúng đắn 1.3 Đối thoại. .. 5 mục tiêu của dạy học Văn là “Rèn luyện khả năng đọc - hiểu các văn bản, đặc biệt là văn bản văn học nhằm tạo cho học sinh biết đọc văn một cách có văn hóa, có phương pháp, không suy diễn tùy tiện, dung tục” Quan niệm về đọc văn của tác giả tiếp tục được trình bày rõ hơn trong lời mở đầu cuốn Đọc văn, học văn GS Phan Trọng Luận cũng là một trong những nhà khoa học đi vào vấn đề đọc văn bản sớm nhất... hiểu văn bản Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) theo hướng đối thoại Chương 3 Giáo án thực nghiệm Kết luận 7 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Vấn đề tiếp nhận văn học 1.1.1 Khái niệm Theo “Từ điển tiếng Việt”: “Tiếp nhận là đón nhận từ người khác, nơi khác chuyển đến” [11;1269] Theo giáo trình “Lý luận văn học”, Phương Lựu (chủ biên): “Tiếp nhận văn học... biến của ngôn ngữ chính là đối thoại Số lượng nhân vật đối thoại thay đổi từ hai đến một số lượng lớn Có những cuộc đối thoại tay đôi, tay ba, tay tư hoặc nhiều hơn nữa (đa thoại) Trong những cuộc hội nghị, mít tinh hay giờ học… thì số lượng nhân vật tham gia đối thoại vô cùng lớn, không cố định được Trong đối thoại xuất hiện hai vai đó là vai nói và vai nghe Cuộc đối 14 thoại chủ động là đối thoại. .. theo nhân vật Căn cứ vào số lượng người tham gia hội thoại, có thể chia đối thoại thành hai loại: song thoại và đa thoại  Song thoại: là đối thoại giữa hai nhân vật, bên A nói bên B nghe và phản hồi trở lại  Đa thoại: là những cuộc thoại có từ ba người trở lên Nó còn được gọi là đối thoại đám đông 1.3.2.2 Phân loại theo tính chất đối thoại:  Đối thoại trực tiếp: Đây là kiểu đối thoại quen thuộc nhất,... đối thoại được phân loại theo tiêu chí này Bởi các nhân vật tham gia đối thoại đều xuất hiện một cách trực tiếp để cùng trao đổi, bàn luận trực diện với nhau về một vấn đề nào đó Về thực chất ở đối thoại này, các nhân vật tham gia giao tiếp thường có mặt đầy đủ: bên trao, bên đáp  Đối thoại gián tiếp: đây là hình thức đối thoại ngầm, mang tính chất vô 15 hình Nó được hiểu như là một sự đối thoại hướng. .. một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) ở trường trung học phổ thông theo hướng đối thoại 6 Phạm vi nghiên cứu Đề tài này giới hạn phạm vi nghiên cứu: văn bản Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) 7 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh - Phương pháp thống kê, tổng hợp - Phương pháp thực nghiệm 8 Đóng góp của khóa luận Khóa luận giúp cho . Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) theo hướng đối thoại. 5. Đối tượng nghiên cứu - Dạy đọc- hiểu Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) ở trường. SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ===o0o=== LÊ QUỲNH GIAO ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN “HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (TRÍCH “SỐ ĐỎ” - VŨ TRỌNG PHỤNG) THEO HƯỚNG ĐỐI THOẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP. Những vấn đề lý luận chung Chương 2. Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) theo hướng đối thoại. Chương 3. Giáo án thực nghiệm

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • PHẦN NỘI DUNG

  • Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

    • 1.1. Vấn đề tiếp nhận văn học

      • 1.1.1. Khái niệm

      • 1.1.2. Quy luật của tiếp nhận văn học

      • 1.1.3. Vai trò của bạn đọc trong quá trình tiếp nhận văn học

    • 1.2. Đọc hiểu

      • 1.2.1. Đọc

      • 1.2.2. Hiểu

      • 1.2.3. Đọc - hiểu

    • 1.3. Đối thoại

      • 1.3.1. Khái niệm đối thoại

      • 1.3.2. Các hình thức của đối thoại

      • 1.3.3. Vai trò của đối thoại trong dạy học

      • 1.3.4. Điều kiện để dạy học đối thoại

    • 2.1. Đối thoại về tác giả

    • 2.2. Đối thoại về tác phẩm

      • 2.2.1. Nhan đề đoạn trích

      • 2.2.2. Nhân vật

      • 2.2.3. Ngôn ngữ, lời kể

  • Chương 3. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan