Tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ vi thuỳ linh

62 822 8
Tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ vi thuỳ linh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ TÂN TÍN HIỆU THẨM MĨ “LỬA” TRONG THƠ VI THÙY LINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Th.S LÊ THỊ THÙY VINH HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Đại học với đề tài: “Tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ Vi Thuỳ Linh”. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S.G.V Lê Thị Thuỳ Vinh - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thiện khoá luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ và các bạn sinh viên trong nhóm khoá luận đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để khoá luận của tôi hoàn thành đúng tiến độ. Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2014 Tác giả khoá luận Nguyễn Thị Tân LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khoá luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân, dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của Th.S Lê Thị Thuỳ Vinh và các thầy cô khác. Những nội dung này tiếp thu và kế thừa chọn lọc những kết quả nghiên cứu của những người đi trước, song không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả nào khác. Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2014 Tác giả khoá luận Nguyễn Thị Tân MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu 3 7. Đóng góp của khóa luận 4 8. Bố cục của khoá luận 4 NỘI DUNG 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 5 1.1.Tín hiệu 5 1.2. Tín hiệu ngôn ngữ 6 1.3. Tín hiệu thẩm mĩ 9 1.3.1. Thuật ngữ 9 1.3.2. Phân loại tín hiệu thẩm mĩ 11 1.3.3. Nguồn gốc của tín hiệu thẩm mĩ 12 1.3.4. Chức năng của tín hiệu thẩm mĩ 15 1.3.5. Đặc tính của tín hiệu thẩm mĩ 16 1.3.6. Phương thức xây dựng tín hiệu thẩm mĩ 22 1.3.7. Quá trình lĩnh hội và phân tích tín hiệu thẩm mĩ trong hệ thống 23 1.4. Vài nét về tác giả Vi Thùy Linh 27 Chƣơng 2: KHẢO SÁT TÍN HIỆU THẨM MĨ LỬA TRONG THƠ VI THÙY LINH 29 2.1. Kết quả khảo sát, thống kê ngữ liệu 29 2.2. Hiệu quả của tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ Vi Thùy Linh 32 2.2.1. Hằng thể lửa 33 2.2.1.1. Lửa đồng nhất với anh 33 2.2.1.2. Lửa đồng nhất với em 36 2.2.1.3. Lửa biểu trưng cho tình yêu 38 2.2.2. Biến thể mặt trời 41 2.2.2.1. Mặt trời đồng nhất với anh 42 2.2.2.2. Mặt trời là tình yêu bất diệt 44 2.2.2.3. Mặt trời là những đứa con 46 2.2.3. Biến thể nắng 49 2.2.3.1. Nắng đồng nhất với anh 49 2.2.3.2. Nắng là tình yêu 51 2.2.4. Tín hiệu thẩm mĩ “lửa” trong việc tạo nên phong cách của Vi Thùy Linh 54 KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tín hiệu thẩm mĩ là vấn đề được sự quan tâm của tất cả các ngành nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng. Tín hiệu ngôn ngữ thông thường khi đi vào thế giới nghệ thuật thì được chuyển hóa thành tín hiệu nghệ thuật, tín hiệu thẩm mĩ – ngôn ngữ hay còn gọi là tín hiệu văn chương. Tín hiệu thẩm mĩ luôn luôn chứa đựng khả năng nảy sinh quan niệm, dồn nén các tầng nghĩa. Tín hiệu thẩm mĩ là cơ sở để giải mã hình tượng, tăng tính hàm súc, giàu sức gợi của ngôn từ. Trong văn học, nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ tức là tiếp cận tác phẩm văn học từ phương diện ngôn ngữ học, từ góc độ văn bản tác phẩm. Việc nghiên cứu này, sẽ cho chúng ta những nhận xét khách quan, chính xác nhất về tác phẩm văn học. Nó không phải là những suy diễn dội từ bên ngoài vào như một số ngành nghiên cứu văn học từ phương diện xã hội học, lịch sử Phân tích tác phẩm từ phương diện thẩm mĩ là con đường khoa học để khám phá những thông điệp nghệ thuật đắt giá. 1.2. Lửa là một tín hiệu thẩm mĩ khá phổ biến và được sử dụng tương đối nhiều trong thơ hiện đại. Đặc biệt trong sáng tác của Vi Thùy Linh, tín hiệu thẩm mĩ lửa là tín hiệu cứ trở đi trở lại và làm nên một thứ ánh sáng diệu kì soi chiếu vào tâm hồn người đọc. Điều này đã gián tiếp tạo nên sức hấp dẫn trong thơ của Vi Thùy Linh. Với ý nghĩa đó, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ Vi Thùy Linh” với mục đích giải mã những thông điệp thẩm mĩ được nhà thơ gửi gắm đồng thời thấy được vai trò của chủ thể trong việc điều chỉnh, tái tạo, bổ sung ý nghĩa mới cho tín hiệu thẩm mĩ. 2 2. Lịch sử vấn đề Trong những năm gần đây, nhiều vấn đề của văn học đang được các nhà văn nghiên cứu tìm hiểu dưới góc nhìn của ngôn ngữ học hiện đại đặc biệt là vấn đề lý thuyết về tín hiệu thẩm mĩ tỏ ra rất ưu thế. Tín hiệu thẩm mĩ là một khái niệm được đưa vào nước ta từ những năm 70 của thế kỉ XX qua các bản dịch, công trình nghiên cứu của Iu.A.Philipep, M.B.Khrapchenco, giáo sư Đỗ Hữu Châu, Hoàng Tuệ, Hoàng Trinh, Đào Thản, Phan Ngọc… Cho đến nay, vấn đề tín hiệu thẩm mĩ đang được các nhà nghiên cứu quan tâm, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều nét mới. Có thể kể đến luận án của tác giả Trương Thị Nhàn “Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ của tín hiệu thẩm mĩ - không gian trong ca dao”, Phạm Thị Kim Anh “Tín hiệu thuộc về trường nghĩa cây trong thơ Việt Nam”, Tạ Thị Long “Tín hiệu thẩm mĩ nước trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp”. Đối với việc nghiên cứu những tác phẩm của Vi Thùy Linh, có thể thấy hiện nay các nhà nghiên cứu mới tập trung tìm hiểu dưới góc độ văn học như một số bài nghiên cứu “Màu yêu trong đồng tử thơ linh” của Nguyễn Đăng Điệp; “Vi Thùy Linh và một kiểu tư duy về lời” của Trần Thiện Khanh. Những công trình nghiên cứu các tác phẩm của nhà thơ từ góc độ ngôn ngữ còn chưa nhiều. Riêng việc tìm hiểu tác phẩm Vi Thùy Linh từ lí thuyết lửa thì hầu như cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập tới hay chỉ có các bài viết còn nhỏ lẻ chưa có hệ thống. Trên cơ sở tiếp thu về lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ nói chung và ứng dụng xem xét một tín hiệu thẩm mĩ cụ thể, đề tài của tôi vì thế vẫn có lối đi riêng không trùng với các công trình đi trước. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm mục đích + Cung cấp và khẳng định những vấn đề lí thuyết về ngôn ngữ học, đặc biệt là phong cách học. 3 + Tìm hiểu tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ của Vi Thùy Linh nhằm đi sâu lí giải tính đa nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ từ đó giải mã những thông điệp thẩm mĩ được nhà thơ gửi gắm. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đề ra, đề tài này phải thực hiện các nhiệm vụ sau: + Xác định cơ sở lí thuyết có liên quan đến đề tài này như: khái niệm tín hiệu thẩm mĩ, đặc tính tín hiệu thẩm mĩ, vấn đề hằng thể và biến thể, cơ chế chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ… + Thống kê và phân loại tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ Vi Thùy Linh + Bước đầu phân tích hiệu quả sử dụng tín hiệu thẩm mĩ lửa trong một số ngữ liệu tiêu biểu 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ của Vi Thùy Linh - Phạm vi nghiên cứu: Tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ của Vi Thùy Linh qua ba tập thơ “Khát, Nxb Hội nhà văn Hà Nội; Linh, Nxb Thanh Niên, Hà Nội; Đồng tử, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh” 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê: sử dụng phương pháp này để thống kê tín hiệu lửa qua tác phẩm. - Phương pháp phân loại: Dùng để phân loại tín hiệu lửa theo các tiêu chí khác nhau. - Phương pháp phân tích ngữ nghĩa: Dùng để phân tích tín hiệu tín hiệu thẩm mĩ lửa trong ngữ liệu tiêu biểu nhằm xác định hiệu quả sử dụng của chúng. 4 7. Đóng góp của đề tài - Về phương diện lí luận, khóa luận góp phần làm rõ một số vấn đề lí thuyết về tín hiệu thẩm mĩ như đặc điểm của tín hiệu thẩm mĩ, chức năng của tín hiệu thẩm mĩ, vấn đề hằng thể và biến thể trong xem xét tín hiệu thẩm mĩ. - Khóa luận cũng có giá trị thực tiễn trong quá trình xem xét và thẩm định tác phẩm Vi Thùy Linh dưới góc độ ngôn ngữ học từ đó góp phần khẳng định tài năng của tác giả. 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, khóa luận được cấu trúc thành 2 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Khảo sát tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ của Vi Thùy Linh 5 NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN Tín hiệu thẩm mĩ về mặt bản chất nó cũng là một loại tín hiệu. Bởi vậy để nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ, chúng ta phải xem xét nó trong phạm vi chung – tức phạm trù tín hiệu. Đồng thời các tín hiệu thẩm mĩ cũng phải được xem xét thông qua những vấn đề cơ bản của tín hiệu ngôn ngữ từ đó thấy được quá trình chuyển hoá từ tín hiệu ngôn ngữ thành tín hiệu thẩm mĩ để thể hiện những ý nghĩa, thông điệp thẩm mĩ được các tác giả gửi gắm trong tác phẩm văn học. 1.1. Tín hiệu Như đã nói ở trên, tín hiệu thẩm mĩ vốn là một loại tín hiệu cho nên nó mang những đặc trưng của tín hiệu nói chung. Vậy tín hiệu là gì? Theo P.Guiraud định nghĩa: “Một tín hiệu là một kích thích mà tác động của nó đến với cơ thể gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác” (Dẫn theo ĐHC [ 1, 51]). Theo cách hiểu này thì bất kì hình thức vật chất nào mà có khả năng gợi ra kí ức của con người hoặc một hình ảnh nào đó thì đều được gọi lá tín hiệu, không phân biệt nguồn gốc của nó là tự nhiên hay nhân tạo có chức năng giao tiếp hay không v.v… Còn theo Từ điển Tiếng Việt [6, 1232] tín hiệu là dấu hiệu (thường là quy ước) để truyền đi một thông báo. Ví dụ: hệ thống tín hiệu trong trường học mà cụ thể đó là tiếng chuông hoặc tiếng trống là một tín hiệu. Bởi khi ta nghe thấy thấy tiếng chuông hoặc tiếng trống đó thì chúng ta sẽ hiểu ngay đó là báo hiệu đã vào giờ làm việc, giờ ra chơi hay hết giờ làm việc. Ngoài ra còn có rất nhiều tín hiệu xung quanh con người hiện nay đều thoả mãn những yêu cầu chung như: đèn giao thông hay các biển hiệu giao thông, tiếng “tút tút” báo giờ trên đài phát thanh, chữ nổi cho người mù…. [...]... quan trong tiếp nhận thơ ca đương đại nói chung và thơ Vi Thuỳ Linh nói riêng 28 Chƣơng 2 KHẢO SÁT TÍN HIỆU THẨM MĨ LỬA TRONG THƠ VI THÙY LINH 2.1 Kết quả khảo sát, thống kê ngữ liệu Thông qua vi c khảo sát tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ Vi Thùy Linh, chúng tôi thấy tín hiệu này xuất hiện rất nhiều lần Cụ thể như sau: * Hằng thể lửa - Em lầm lũi lại đến trước nhà anh nhặt xác nỗi buồn, đốt lên thành lửa. .. ngữ - tín hiệu thẩm mĩ cú pháp tín hiệu thẩm mĩ Tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên trong văn học chỉ là hình thức cái biểu hiện của tín hiệu thẩm mĩ [ 1,576] Như vậy để trả lời cho câu hỏi: Thế nào là một tín hiệu thẩm mĩ? Đỗ Hữu Châu chủ trương căn cứ vào sự tương ứng của tín hiệu thẩm mĩ với các vật quy chiếu thuộc thế giới hiện thực: Tín hiệu thẩm mĩ phải tương ứng với các vật quy chiếu nào đấy trong. .. 1.3.7 Quá trình lĩnh hội và phân tích tín hiệu thẩm mĩ trong hệ thống 1.3.7.1 Quan hệ giữa các tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên Giữa những tín hiệu luôn tồn tại sự tương đồng và sự khác biệt Khi xây dựng tín hiệu thẩm mĩ, tác giả phải lựa chọn trong các tín hiệu này một tín hiệu làm cơ sở Chọn tín hiệu nào là phụ thuộc vào giá trị thẩm mĩ và tương quan với các tín hiệu khác trong ngữ cảnh Tương ứng với quan... đến các tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ của Vi Thuỳ Linh 1.4 Vài nét về tác giả Vi Thuỳ Linh Vi Thuỳ Linh vừa là tên thật, vừa là bút danh của nữ thi sĩ Nhà thơ sinh ngày 04.04.1980, tại Hà Nội Sinh năm 1980, nhưng Vi Thuỳ Linh đã có nhiều dấu hiệu khác biệt so với cái vùng tư duy và xúc cảm của những người cũng tuổi Nhà thơ sinh ra vào buổi những thi điệu đã quá già, mà những người đến với thơ ca bằng... hiện và cái được biểu hiện; 4/ Căn cứ vào chức năng xã hội của tín hiệu; Dựa vào mặt thể chất của tín hiệu có thể phân chia ra được các loại tín hiệu như: tín hiệu màu sắc, tín hiệu âm thanh, tín hiệu hình ảnh v.v…, trong đó tín hiệu ngôn ngữ được coi là một loại tín hiệu đặc biệt Vậy tín hiệu ngôn ngữ là gì? 1.2 Tín hiệu ngôn ngữ Tín hiệu ngôn ngữ là những dạng vật chất tác động vào giác quan của... Vi Thuỳ Linh công bố tập thơ “Đồng tử”, tập này được nhà thơ Vũ Mão vi t lời giới thiệu Năm 2008, tập thơ song ngữ đầu tiên của Linh ra đời Đợi đến khi “Vili in love” hiện diện trước công chúng, Vi thuỳ Linh bất ngờ tuyên bố sẽ tạm dừng thơ để chuyển sang vi t tuỳ bút và văn xuôi… Rồi bất ngờ, năm 2010 Vi Thuỳ Linh cho ra tập thơ “Phim đôi - Tự tình chậm” Tập thơ gồm có 2 phần, phần đầu là 10 bài thơ. .. nước Mĩ cũng là một tín hiệu thẩm mĩ: thể hiện khát vọng vươn tới tự do và cuộc sống cao đẹp của con người Trong văn chương vật liệu của tín hiệu thẩm mĩ chính là ngôn ngữ tự nhiên, có điều thứ ngôn ngữ tự nhiên được nhà văn sử dụng, tái tạo và chuyển hoá để tạo nên một tín hiệu thẩm mĩ Và nó biểu hiện một ý nghĩa thẩm mĩ và thực hiện các chức năng thẩm mĩ Vì thế chúng ta không được đồng nhất tín hiệu. .. nó được thực hiện đồng thời trong qua trình sáng tạo của nhà văn * Tín hiệu thẩm mĩ vốn là một loại tín hiệu vì thế nó mang đầy đủ những đặc trưng của tín hiệu nói chung Trình bày những cở lí thuyết về tín hiệu thẩm mĩ của ngôn ngữ, Chúng tôi muốn tạo dựng những cơ sở khoa học để xem xét tín hiệu thẩm mĩ lửa Đây cũng chính là cơ sở lí luận định hướng cho khoá luận trong vi c thu nhập, thống kê và phân... tín hiệu thẩm mĩ Thứ ba, tín hiệu đó chứa đựng cái nhìn chủ quan có tính khám phá về bản chất dời sống Như vậy, trong các công trình nghiên cứu của mình các nhà nghiên cứu tuy chưa đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh thống nhất về tín hiệu thẩm mĩ song đều thừa nhận tín hiệu thẩm mĩ là yếu tố thuộc hệ thống phương tiện biểu hiện của nghệ thuật Mỗi một ngành nghệ thuật đều phải xây dựng các tín hiệu thẩm mĩ. .. sự biểu hiện của tín hiệu thẩm mĩ còn liên quan đến quá trình liên tưởng ở chủ thể tiếp nhận, bởi vậy lượng thông tin biểu hiện trong tín hiệu thẩm mĩ cũng không phải nhất thành bất biến 1.3.5.3 Đặc tính biểu cảm Để đạt đến một giá trị thẩm mĩ nhất định, tín hiệu thẩm mĩ không chỉ dừng lại ở nội dung đơn thuần là tái tạo hiện thực Ngoài những thông tin về hiện thực, tín hiệu thẩm mĩ còn những thông . KHẢO SÁT TÍN HIỆU THẨM MĨ LỬA TRONG THƠ VI THÙY LINH 29 2.1. Kết quả khảo sát, thống kê ngữ liệu 29 2.2. Hiệu quả của tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ Vi Thùy Linh 32 2.2.1. Hằng thể lửa 33 2.2.1.1 Tín hiệu thẩm mĩ 9 1.3.1. Thuật ngữ 9 1.3.2. Phân loại tín hiệu thẩm mĩ 11 1.3.3. Nguồn gốc của tín hiệu thẩm mĩ 12 1.3.4. Chức năng của tín hiệu thẩm mĩ 15 1.3.5. Đặc tính của tín hiệu thẩm. hiệu quả sử dụng tín hiệu thẩm mĩ lửa trong một số ngữ liệu tiêu biểu 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ của Vi Thùy Linh - Phạm vi nghiên cứu: Tín

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan