Lịch sử trang phục áo dài việt nam

61 1.7K 2
Lịch sử trang phục áo dài việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ********* NGUYỄN QUANG HỢP LỊCH SỬ TRANG PHỤC ÁO DÀI PHỤ NỮ VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Văn hóa Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS NGUYỄN VĂN VINH HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tác giả khóa luận đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, đặc biệt là Th.S Nguyễn Văn Vinh - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn khóa luận. Tác giả khóa luận xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo và các bạn sinh viên đã giúp đỡ cũng nhƣ tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2014 Tác giả Nguyễn Quang Hợp LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan những nội dung mà em trình bày trong khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của cá nhân dƣới sự hƣớng dẫn của Th.S Nguyễn Văn Vinh Em xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của em trong khóa luận này. Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2014 Tác giả Nguyễn Quang Hợp MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 3 5. Đóng góp của khóa luận 3 6. Bố cục báo cáo đề tài 4 NỘI DUNG 5 Chƣơng 1. NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRANG PHỤC ÁO DÀI PHỤ NỮ VIỆT NAM 5 1.1. NGUỒN GỐC RA ĐỜI 5 1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TRANG PHỤC ÁO DÀI 7 1.2.1. Sự phát triển của áo dài phụ nữ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 7 1.2.2. Sự phát triển của áo dài phụ nữ Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 15 1.2.3. So sánh áo dài Việt Nam với trang phục truyền thống áo dài Kimono - Nhật Bản và Hanbok - Hàn Quốc 22 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 26 Chƣơng 2. ĐẶC TRƢNG VÀ VỊ TRÍ CỦA TRANG PHỤC ÁO DÀI PHỤ NỮ TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM 27 2.1. ĐẶC TRƢNG CỦA ÁO DÀI BA MIỀN BẮC - TRUNG - NAM 27 2.1.1. Áo dài Hà Nội 27 2.1.2. Áo dài Huế 29 2.1.3. Áo dài Sài Gòn 33 2.2. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA ÁO DÀI PHỤ NỮ VIỆT NAM 34 2.2.1. Trong thơ ca 34 2.2.2. Trong cuộc sống hàng ngày 39 2.2.3. Trong mắt bạn bè quốc tế 42 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 46 KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trang phục là một trong ba yêu cầu của đời sống vật chất (ăn, mặc, ở) đây là sản phẩm văn hóa sớm nhất của xã hội loài ngƣời. Theo thời gian, trang phục cũng thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử và là một trong những nét đặc trƣng mang đậm cá tính, phẩm chất, tinh hoa của dân tộc đó, để khi nhìn cách ăn mặc của họ, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết đƣợc họ thuộc quốc gia nào. Trang phục không đơn thuần là đồ để mặc mà nó còn thể hiện cá tính của ngƣời mặc: Dịu dàng, nhẹ nhàng hay thích sự phá cách, mạnh mẽ. Trang phục khi đứng cạnh yếu tố truyền thống đƣợc nâng lên một tầm cao mới, trang phục truyền thống ở đây có thể hiểu một cách khái quát là trang phục để mặc nhƣng chứa đựng bên trong đó là tinh thần dân tộc, linh hồn đất nƣớc cùng bao nét đẹp tâm hồn của ngƣời dân đất nƣớc đó. Bộ trang phục truyền thống mang đậm giá trị thiêng liêng, cao quý đã đƣợc đúc kết qua bao biến động thăng trầm của lịch sử. Vì thế, có thể gọi trang phục truyền thống là quốc phục - biểu tƣợng trang phục của một quốc gia. Ngày nay trong đà hội nhập, Việt Nam đang tiếp nhận nhiều nét văn hóa ngoại lai từ nhiều phƣơng diện, trong đó có văn hóa mặc là một trong những mặt đang ảnh hƣởng nhiều nhất đến thế hệ trẻ Việt Nam. Điều này khiến chúng ta cần tìm lại những nét đẹp truyền thống trong trang phục cổ truyền của dân tộc để cùng gìn giữ và tôn vinh. Nhận thấy trang phục áo dài truyền thống dân tộc mang trong mình nhiều giá trị to lớn và có một quá trình hình thành, phát triển trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, nên tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Lịch sử trang phục áo dài phụ nữ Việt Nam”. 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Không phải đến tận bây giờ chiếc áo dài của ngƣời phụ nữ mới đƣợc quan tâm, nghiên cứu. Từ lâu, nguồn gốc, lịch sử của chiếc áo dài đã thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều học giả, nhà nghiên cứu. Có thể kể ra đây một số tác phẩm nói về áo dài nhƣ: Trần Quang Đức (2013), Ngàn năm áo mũ, NXB Thế Giới. Cuốn sách này đã nói sơ qua vài nét về đặc trƣng áo dài cung đình cũng nhƣ áo dài trong dân gian. Đoàn Thị Tình (2006), Trang phục Việt Nam, NXB Mỹ Thuật. Cuốn sách này đã đề cập đến sự thay đổi của áo dài từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX đến những năm cuối thế kỷ XX, đồng thời cũng đã nói đến cách trang điểm của ngƣời phụ nữ khi mặc những bộ trang phục này. Đặc biệt là một số bài viết, bài trích trên các tạp chí nhƣ: Tạp chí Xƣa và nay, tạp chí Dân tộc và thời đại, tạp chí Văn hóa dân gian… Những tác phẩm, bài viết trên đã cho ta thấy đƣợc phần nào về lịch sử và sự thay đổi, phát triển của áo dài theo thời gian. Tuy nhiên, trong các tác phẩm ấy chƣa có một công trình nào tìm hiểu một cách đầy đủ nhất về lịch sử tà áo dài. Song, những công trình trên chính là nguồn tƣ liệu quý giá để tác giả kế thừa nhằm thực hiện tốt đề tài này. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích Thực hiện đề tài “Lịch sử trang phục áo dài phụ nữ Việt Nam” nhằm mục đích: - Thấy rõ đƣợc nguồn gốc, lịch sử và những sự biến đổi của áo dài phụ nữ Việt Nam đã trải qua một thời gian phát triển lâu dài cùng những biến đổi thăng trầm của lịch sử đất nƣớc. - Làm nổi bật vai trò, vị trí của tà áo dài trong đời sống xã hội. 3 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ đƣợc lịch sử, nguồn gốc trang phục áo dài là của Việt Nam chứ không phải là sự vay mƣợn của một nền văn hóa khác. - Chỉ ra đƣợc những nét đặc trƣng của áo dài biến đổi theo từng thời kỳ. - Thấy đƣợc vẻ đẹp của trang phục áo dài. Từ đó biết trân trọng để giữ gìn, bảo tồn một di sản văn hóa dân tộc. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi nội dung và nguồn tài liệu cho phép. Tác giả xin tập trung nghiên cứu riêng về lịch sử trang phục áo dài của phụ nữ Việt Nam. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Để thực hiện khóa luận này, tác giả chủ yếu dựa vào những nguồn tài liệu sau: Đoàn Thị Tình (2006), Trang phục Việt Nam, NXB Mỹ Thuật. Trần Quang Đức (2013), Ngàn năm áo mũ, NXB Thế Giới. Các bài viết trên các tạp chí Xƣa và nay, tạp chí Văn hóa dân gian, tạp chí Dân tộc và thời đại…Ngoài ra, ngƣời viết còn sử dụng tài liệu thu thập đƣợc từ các nhà may và tài liệu trên internet. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và trình bày khóa luận, tác giả đã vận dụng hai phƣơng pháp chủ đạo là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic. Ngoài ra, còn sử dụng phƣơng pháp thống kê, phân loại, so sánh và một số phƣơng pháp khác trong quá trình thực hiện đề tài 5. Đóng góp của khóa luận Đây là một công trình đi sâu nghiên cứu về nguồn gốc, lịch sử áo dài phụ nữ Việt Nam 4 Khi nghiên cứu, tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của tà áo dài dân tộc, nêu lên đƣợc vẻ đẹp vốn quý của nó trong từng giai đoạn dù có đổi khác vẫn giữ đƣợc nét đẹp mềm mại, thƣớt tha đậm màu sắc Việt mà không bị mai một. Đồng thời đề tài cũng là nguồn tài liệu bổ ích cho những ai quan tâm tới vấn đề này. 6. Bố cục báo cáo đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì nội dung chính của khóa luận nằm trong hai chƣơng: Chƣơng 1: Nguồn gốc và lịch sử phát triển của trang phục áo dài phụ nữ Việt Nam Chƣơng 2: Đặc trƣng của trang phục áo dài phụ nữ trong văn hóa Việt Nam 5 NỘI DUNG Chƣơng 1 NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRANG PHỤC ÁO DÀI PHỤ NỮ VIỆT NAM 1.1. NGUỒN GỐC RA ĐỜI Dân tộc Việt Nam có một chiều dài lịch sử gần ba ngàn năm theo sử sách đã ghi, trong đó có hơn một ngàn năm bị Bắc thuộc, tám mƣơi hai năm bị Pháp đô hộ. Một dân tộc mà bị dân tộc khác đô hộ trên ngàn năm quả là quá lâu. Bao nhiêu tài sản của quốc gia, sử sách quý giá, tài liệu về lịch sử…đã bị cƣớp đi hoặc tiêu hủy hết. Mục đích của kẻ thống trị là triệt tiêu nền văn hóa của ta để đồng hóa. Mặc dầu bị ngoại xâm, chiến tranh tàn phá liên miên, nhƣng dân tộc ta luôn có sự đề kháng tinh vi để trƣờng tồn. Sử gia Đào Duy Anh chép: “Theo sách sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức tổ tiên ta mặc áo dài về bên tả (tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những lời sách chép đó thì ta có thể đoán rằng, trước thời Bắc thuộc dân ta gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mà mới mặc áo gài về tay phải” [1, 172]. Mặc dầu cuộc sống chung đụng và bắt chƣớc theo ngƣời ngoại quốc, nhƣng tổ tiên ta vẫn khôn khéo duy trì nét đặc thù của nền văn hóa, không đánh mất bản sắc dân tộc, duy trì một xã hội có kỷ cƣơng, tôn ti, trật tự. Cứ nhìn vào trang phục và màu sắc để phân biệt giai tầng trong xã hội. Trong Việt Nam Sử Lược của học giả Trần Trọng Kim viết: “Vua Lê Lợi ngày ấy dấy quân khởi nghĩa chống giặc Tàu ở đất Lam Sơn. Ngài dùng chiếc áo vải màu lam là màu áo biểu tƣợng để kháng giặc”. Vì thế, vua Lê Lợi đƣợc mệnh danh là “anh hùng áo vải Lam Sơn”. [...]... áo của họ có lẽ là kín áo nhất vùng Đông Nam Á” 1.2.3 So sánh áo dài Việt Nam với trang phục truyền thống áo dài Kimono - Nhật Bản và Hanbok - Hàn Quốc Về lịch sử hình thành và phát triển: Áo dài Việt Nam ra đời muộn hơn so với áo dài Hàn Quốc và sớm hơn áo dài Nhật Bản nhƣng áo dài Việt Nam có quá trình phát triển phong phú hơn so với cả hai loại áo dài của Hàn Quốc và Nhật Bản Điều đó cho thấy áo. .. biến áo dài của nam giới không bằng áo dài nữ giới Ngày nay ta ít có dịp bắt gặp hình ảnh một thanh niên, thậm chí một ông cụ già Việt Nam, vận chiếc áo dài nam phục truyền thống Áo dài nam phục chỉ còn xuất hiện tại những lễ hội mang đậm nét truyền thống Việt Nam hay là lễ cƣới, khi làm lễ ra mắt gia tộc Do đó khi nói đến áo dài Việt Nam, ngƣời trong lẫn ngoài nƣớc thƣờng nghĩ đến chiếc áo dài nữ phục. .. phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam tồn tại cùng với thời gian, đƣợc xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của ngƣời Việt Áo dài - trang phục truyền thống của ngƣời phụ nữ Việt Nam, ôm sát cơ thể có cổ cao và dài khoảng ngang gối, nó đƣợc xẻ ra ở hông Áo dài vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín áo nhƣng vẫn biểu lộ đƣờng nét của một thiếu nữ Nó thay thế trang phục cổ truyền mà... đời ngƣời Áo dài Việt Nam đƣợc sử dụng làm đồng phục công sở hay đồng phục học sinh, sinh viên mặc vào mỗi ngày đến trƣờng, không phải đợi đến những ngày lễ lớn mà trong thƣờng nhật tại đâu trên mảnh đất Việt Nam cũng có thể thấy thấp thoáng tà áo dài Việt Nam truyền thống Về chất liệu và cách may mặc: Áo dài Việt Nam là loại trang phục có cách may và cách mặc đơn giản nhất trong ba loại trang phục truyền... 25 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Nhƣ vậy, trang phục áo dài của ngƣời phụ nữ Việt Nam đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài với nhiều những biến đổi thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, với những những sự cách tân trong những giai đoạn lịch sử khác nhau Nhƣng dù có thay đổi, cách tân thế nào đi chăng nữa thì áo dài vẫn là trang phục truyền thống của ngƣời phụ nữ Việt Nam Chiếc áo dài thon thả ngày hôm nay chính... cao mới Áo dài không chỉ là một trang phục, mà còn là một “nét son” trong văn hóa Việt, chuyên chở nhân sinh quan Việt Nam, một biểu hiện của bản sắc và tinh thần Việt Nam 26 Chƣơng 2 ĐẶC TRƢNG VÀ VỊ TRÍ CỦA TRANG PHỤC ÁO DÀI PHỤ NỮ TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM 2.1 ĐẶC TRƢNG CỦA ÁO DÀI BA MIỀN BẮC – TRUNG – NAM 2.1.1 Áo dài Hà Nội Từ xƣa đến nay, ngƣời Hà Nội gốc luôn cảm thấy rất tự hòa về nét thanh lịch của... hội, nên áo dài truyền thống chắc chắn sẽ đƣợc tôn vinh và sử dụng trong nhiều hoạt động phục vụ đời sống kinh tế và văn hóa Áo dài nam giới Sẽ thật là thiếu sót nếu không đề cập tới trang phục áo dài dành cho nam giới Áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn đội đầu cũng là một trang phục truyền thống của phái nam Tuy nhiên giữa áo dài của nam và nữ giới cũng có những sự khác biệt nhất định: Áo ngũ... chiếc áo dài của cả ba miền, bên cạnh những tấm áo dài nâu non đổi vai, buông vạt hoặc thắt vạt, bên cạnh những tà áo màu tím Huế, những tấm áo dài cài khuy cổ truyền ở miền Nam thƣờng mặc Chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam đã trở thành biểu tƣợng Việt Nam đối với con mắt của nhân dân thế giới Thấy một ngƣời phụ nữ mặc áo dài, khách quốc tế nhìn nhận ngay đây là ngƣời phụ nữ Việt Nam Chiếc áo dài ấy...Qua các đoạn sử vừa trích dẫn trên, ta thấy y phục là một biểu tƣợng của quốc gia dân tộc Có giả thiết cho rằng áo dài Việt Nam xuất xứ từ phƣơng Bắc Nhƣng áo dài là trang phục riêng của ngƣời Việt, vì những khi lễ lạt, ngƣời xƣa phải khoác ra ngoài một cái áo lễ, ví dụ nhƣ cái áo tấc, áo dấu, áo tràng ngoài dân gian; hoặc áo bào, áo mệnh phụ trong triều Chỉ có các lễ phục này mới mang ảnh... Điều đó cho thấy áo dài Việt Nam đáp ứng ngày càng sát thực hơn nhu cầu mặc của ngƣời dân Việt Nam qua các thời kỳ thăng trầm của lịch 22 sử đất nƣớc Mặc dù có quá trình thay đổi khá phức tạp nhƣng áo dài Việt Nam đến ngày nay vẫn đƣợc giữ gìn và bảo tồn, đƣa vào sử dụng nhƣ một loại trang phục mang tính chất thời trang thiết thực Không nhƣ Nhật Bản, ngày nay Kimono thƣờng chỉ đƣợc sử dụng trong các . VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRANG PHỤC ÁO DÀI PHỤ NỮ VIỆT NAM 5 1.1. NGUỒN GỐC RA ĐỜI 5 1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TRANG PHỤC ÁO DÀI 7 1.2.1. Sự phát triển của áo dài phụ nữ Việt. VÀ VỊ TRÍ CỦA TRANG PHỤC ÁO DÀI PHỤ NỮ TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM 27 2.1. ĐẶC TRƢNG CỦA ÁO DÀI BA MIỀN BẮC - TRUNG - NAM 27 2.1.1. Áo dài Hà Nội 27 2.1.2. Áo dài Huế 29 2.1.3. Áo dài Sài Gòn 33. tài Lịch sử trang phục áo dài phụ nữ Việt Nam nhằm mục đích: - Thấy rõ đƣợc nguồn gốc, lịch sử và những sự biến đổi của áo dài phụ nữ Việt Nam đã trải qua một thời gian phát triển lâu dài

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan