Nhân vật người điên trong tiểu thuyết âm thanh và cuồng nộ của w faulkner và thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương

68 1.1K 11
Nhân vật người điên trong tiểu thuyết âm thanh và cuồng nộ của w  faulkner và thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN VŨ THỊ NỀN NHÂN VẬT NGƢỜI ĐIÊN TRONG TIỂU THUYẾT ÂM THANH VÀ CUỒNG NỘ CỦA W. FAULKNER VÀ THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lý luận văn học HÀ NỘI - 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN VŨ THỊ NỀN NHÂN VẬT NGƢỜI ĐIÊN TRONG TIỂU THUYẾT ÂM THANH VÀ CUỒNG NỘ CỦA W. FAULKNER VÀ THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lý luận văn học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. PHÙNG GIA THẾ HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn Lí luận văn học, khoa Ngữ văn, trường ĐHSP Hà Nội 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô, đặc biệt là đối với thầy giáo Phùng Gia Thế, người đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Khóa luận được hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên VŨ THỊ NỀN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: - Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của những người đi trước, dưới sự giúp đỡ khoa học của TS. Phùng Gia Thế. - Khóa luận không sao chép từ một công trình có sẵn nào. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên VŨ THỊ NỀN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Đóng góp của khóa luận 8 7. Cấu trúc của khóa luận 9 NỘI DUNG 10 Chương 1. Nhân vật người điên trong văn học: từ phương Tây đến phương Đông dưới cái nhìn so sánh 10 1.1. Quan niệm về người điên trong khoa học và văn học 10 1.1.1. Quan niệm về người điên trong khoa học 10 1.1.2. Quan niệm về người điên trong văn học 11 1.2. Sự xuất hiện của hình tượng người điên trong văn học phương Tây và phương Đông cận, hiện đại 13 Chương 2. Những điểm tương đồng của hình tượng người điên trong Âm thanh và cuồng nộ và trong Thoạt kỳ thủy 20 2.1. Nhân vật người điên - kiểu nhân vật bất toàn 20 2.1.1. Lạ hóa, dị biệt 20 2.1.2. Phiêu lưu trong vô thức 23 2.1.3. Bất khả đối thoại, đối thoại phi lí 25 2.2. Nhân vật người điên - con người xa rời thực tại 27 2.2.1. Sống trong liên tưởng, ảo giác 27 2.2.2. Gắn chặt với hình ảnh, âm thanh biểu tượng 30 2.3. Nhân vật người điên - hiện thể đặc biệt cái nhìn con người của nhà văn 36 2.3.1 Con người cô đơn, lạc lõng 36 2.3.2. Con người thiếu vắng tình thương 39 2.3.3. Con người đánh mất chính mình 40 Chương 3. Những khác biệt độc đáo của hình tượng người điên trong Âm thanh và cuồng nộ và trong Thoạt kỳ thủy 46 3.1. Nguồn gốc của chứng điên 46 3.1.1. Benjy - kẻ điên bẩm sinh 46 3.1.2. Tính - kẻ điên vì môi trường phi nhân tính 46 3.2. Không gian xuất hiện - tình trạng hiện sinh của nhân vật 49 3.2.1. Benjy gắn với không gian ngôi nhà - kiểu môtip “cầm tù” 49 3.2.2. Tính gắn với không gian núi rừng huyền bí, siêu thực - kiểu không gian “thọat kỳ thủy” 50 3.3. Tâm lí, tính cách nhân vật 51 3.3.1. Benjy hướng đến khát vọng tình thương 51 3.3.2. Tính đi dần đến sự tha hóa và hủy diệt 54 KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. William Faulkner (1897 - 1962) là một trong những gương mặt sáng chói của văn học hiện đại nói chung và là một bậc thầy của tiểu thuyết Mỹ nói riêng. Trong lĩnh vực tiểu thuyết, W. Faulkner có thể sánh ngang với những tượng đài bất diệt như F. Dostoevsky, L. Tolstoy, M. Lermontov, M. Sholokhov… của văn học Nga. Riêng ở phương diện cách tân, ông được xếp chung hàng với những tên tuổi đóng vai trò tiên phong như F. Kafka, J. Joyce, M. Proust… W. Faulkner đã đoạt nhiều giải thưởng văn học lớn như Pulitzer (1955; 1963), National Book (1951) và đặc biệt là giải Nobel (1950). Nhiều tác phẩm của ông được đông đảo bạn đọc biết đến như: Khi tôi nằm chết (1930), Thánh đường (1931), Nắng tháng tám (1931), Absalom, Absalom! (1936)… Đặc biệt, cuốn tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ được ấn hành lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 10 năm 1929 đã mang đến cho ông danh tiếng lẫy lừng, đầu tiên là trong giới văn học, sau đó là trong quảng đại quần chúng. Một điều đáng chú ý là trong tác phẩm này có sự xuất hiện của nhân vật người điên Benjy - kẻ không có khả năng tư duy và hiện lên với những chuỗi âm thanh đầy cuồng nộ. Qua kiểu nhân vật này, W. Faulkner đã thể hiện được những phẩm chất cực kì độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật và trên hết là những thông điệp mang giá trị nhân văn sâu sắc. 1.2. Nguyễn Bình Phương (sinh năm 1965) là một nhà văn Việt Nam đương đại nổi tiếng. Ông viết văn từ khi còn rất trẻ. Năm 1986, bản trường ca Khách của trần gian được xuất bản đã đánh dấu mốc quan trọng, mở đầu cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Nguyễn Bình Phương là tác giả của các tập thơ: Lam chướng (1992), Xa thân (1997)… và gần đây nhất là tập thơ Buổi câu hững hờ (2011). Không chỉ sáng tác thơ, Nguyễn Bình Phương còn 2 là một cây bút tiểu thuyết gây được tiếng vang lớn trên văn đàn. Có thể kể đến những cuốn tiểu thuyết đầy ấn tượng của ông như: Vào cõi (1991), Những đứa trẻ chết già (1994), Người đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kỳ thủy (2004), Ngồi (2006)… Nguyễn Bình Phương cùng những cái tên như Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh… là lớp nhà văn trưởng thành trong những thập niên cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, khi tiểu thuyết Việt Nam đã bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập. Bởi vậy, Nguyễn Bình Phương có cơ hội được xúc tiếp với tinh hoa của văn học hiện đại thế giới. Bằng tài năng vốn có, sự nỗ lực và tinh thần học hỏi không ngừng, Nguyễn Bình Phương đã khẳng định được bản thân và có đóng góp to lớn vào công cuộc hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết. Nói về vị trí văn học của Nguyễn Bình Phương, nhà phê bình Phạm Xuân Thạch nhận định: “Nếu cần lựa chọn một hiện tượng tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, ưu tiên số một chắc chắn là Nguyễn Bình Phương”. Đi vào các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương, người đọc sẽ nhận thấy một lối viết riêng biệt, mới mẻ từ cách nhìn hiện thực, sáng tạo cốt truyện, xây dựng không gian, thời gian cho đến sử dụng ngôn từ. Cùng với những cách tân về kỹ thuật, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương còn cho thấy những cách cắt nghĩa, lí giải độc đáo về con người. Đọc tác phẩm của ông, người đọc sẽ thấy sự xuất hiện của các kiểu nhân vật đặc biệt như: những kẻ điên, những tên khùng, những nhân vật phi lí… Với Thoạt kỳ thủy, Nguyễn Bình Phương thực sự trở thành “nhà văn đương đại đẩy cuộc thăm dò vô thức đi xa nhất” (Đoàn Cầm Thi), đặc biệt là việc đi sâu vào khám phá cái “điên” và cái “mộng” ẩn sâu trong mỗi con người. Qua nhân vật người điên, nhà văn bộc lộ những thể nghiệm mới mẻ về con người và chuyển tải những quan niệm nhân sinh độc đáo. William Faukner và Nguyễn Bình Phương đều là những nhà văn nổi tiếng. Dù sinh sống và sáng tác ở hai vùng lãnh thổ, hai khoảng thời gian và 3 hai bầu sinh quyển văn hóa khác nhau song với Âm thanh và cuồng nộ và Thoạt kỳ thủy, họ đều gặp nhau ở việc đưa người điên trở thành hình tượng trung tâm của văn học. Hình tượng người điên trong Âm thanh và cuồng nộ của W. Faulkner và hình tượng người điên trong Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương có gì giống và khác nhau? Các quan niệm nghệ thuật và lối viết của hai nhà văn về người điên có gì đáng bàn luận? Liệu có hay không sự ảnh hưởng của W. Faulkner đối với Nguyễn Bình Phương khi mà ảnh hưởng của nhà văn Mỹ lừng danh này đã vượt qua biên giới một khu vực? Việc nghiên cứu nhân vật người điên trong Âm thanh và cuồng nộ và trong Thoạt kỳ thủy trên phương diện văn học so sánh sẽ cố gắng làm sáng tỏ được những vấn đề này. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nhân vật người điên trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ của W. Faulkner và Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương” nhằm làm rõ những nét tương đồng cũng như những khác biệt độc đáo trong việc thể hiện hình tượng người điên của hai nhà văn. 2. Lịch sử vấn đề Ở châu Âu, W. Faulkner là một cây đại thụ mà cái bóng của ông đã tỏa xuống cả một nền văn học. C. E. Mahhy coi ông như là hiện thân của “thời đại tiểu thuyết Mỹ”. Sáng tác của W. Faulkner không chỉ ảnh hưởng đến văn chương Mỹ Latinh, Pháp, Nga… mà còn ảnh hưởng đến cả nền văn học trên toàn cầu. Bốn tiểu thuyết: Âm thanh và cuồng nộ (The Sound and The Fury - 1929); Nắng tháng tám (Light in August - 1932); Khi tôi nằm chết (As I lay Dying - 1930); Absalom, Absalom! (1936) được xem là là “Tứ đại kỳ thư” của văn học Hoa Kỳ và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 4 Âm thanh và cuồng nộ là một tác phẩm tiêu biểu cho tư tưởng thẩm mĩ của Faulkner. Đây được coi như một kiệt tác, góp phần không nhỏ trong việc đưa Faulkner trở thành một nhà văn quan trọng nhất của thế kỷ XX. Cho đến nay, ý nghĩa tư tưởng cũng như những cách tân táo bạo về mặt nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết vẫn là thách đố đầy quyến rũ và trở thành đề tài cho nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Ở Việt Nam, có thể kể đến các bài viết tiêu biểu sau: Trong bài viết “Âm thanh và cuồng nộ và sự cách tân tiểu thuyết Gothic của W. Faulkner”, Hoàng Thị Quỳnh Trang đã khẳng định những đóng góp của Faulkner vào sự cách tân tiểu thuyết Gothic. Hoàng Thị Quỳnh Trang nhấn mạnh: “Âm thanh và cuồng nộ là một trong bốn tiểu thuyết thành công nhất của W. Faulkner được viết trên nền chủ đề đen (dark theme) với hệ thống nhân vật xuất hiện như những bóng ma của quá khứ, điên dại, ngẩn ngơ trong cuộc đời thực” [42]. Bài viết “Nhân vật trùng tên trong “Âm thanh và cuồng nộ và Trăm năm cô đơn” của Trần Thị Anh Phương đã so sánh việc thể hiện các nhân vật trùng tên trong hai tác phẩm. Nói về các nhân vật trùng tên trong Âm thanh và cuồng nộ, tác giả bài viết nhận xét: “Những nhân vật của Faulkner hiện lên trong tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ bằng cả nỗi đau, tính bạo lực, sự ngược đãi và những tinh thần đọa lạc. Đó là những con rối định mệnh, một số phận không thể nào cứu rỗi được trong định mệnh nghiệt ngã của mỗi kiếp người, đó là bức thông điệp cũng như phong cách độc đáo của Faulkner” [31]. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, bài viết của Trần Thị Anh Phương chỉ bàn luận về môtíp trùng tên nhân vật được thể hiện trong tác phẩm chứ không đi vào phân tích một hình tượng cụ thể. Lâm Duy trong bài “Tìm hiểu tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ” đã đưa ra những nhận xét chung nhất về kết cấu, cốt truyện, nhân vật cũng như [...]... khác biệt của hình tượng người điên trong hai tác phẩm vừa nêu trên cả hai bình diện: tư tưởng và thi pháp nghệ thuật 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Nhân vật người điên trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ của W Faulkner và trong Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Âm thanh và cuồng nộ của William Faulkner, Nxb Văn học, 1929 - Thoạt kỳ thủy của Nghuyễn... nhiều đã nói đến nhân vật trong Âm thanh và cuồng nộ hoặc trong Thoạt kỳ thủy Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu phân tích, tìm hiểu nhân vật cũng như so sánh nhân vật trong hai tác phẩm trên Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn và triển khai đề tài: Nhân vật người điên trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ của W Faulkner và Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương 7 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên... người điên của Nguyễn Bình Phương vẫn có tâm hồn, có phần bản thể trong suy nghĩ và hành động Họ là những kẻ dị tật, tàn khuyết về tâm lí” [41] Nhìn chung, bài viết này đã nêu ra một số đặc điểm quan trọng về hình tượng người điên trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương Trong bài viết “Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương , Phùng Gia Thế cũng đưa ra lời bàn luận về nhân vật trong Thoạt kỳ thủy. .. bình diện khác trong nhân cách của mình” [16] Trong giới hạn phạm vi của bài viết, Hoàng Thị Cẩm Giang khi bàn về nhân vật trong Thoạt kỳ thủy chỉ đưa ra ý kiến nhận diện và phân loại các kiểu nhân vật được thể hiện trong tác phẩm Đi sâu hơn vào nghiên cứu Thoạt kỳ thủy, Hoàng Đăng Khoa trong tiểu luận “Thử khai mở kiến trúc hậu hiện đại trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương đã phân tích... trung tâm trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Đoàn Cầm Thi đã nghiên cứu về nhân vật người điên trong văn học và khái quát thành hai kiểu: điên “vĩ đại” và điên “con bệnh” Đoàn Cầm Thi cho rằng nhân vật người điên của Nguyễn Bình Phương được sáng tạo theo một bút pháp riêng: “không có kiểu điên vĩ đại Người điên cũng không phải là những con bệnh reo hò, nhảy múa man dại, hành động kì quặc vô lí Nhân vật. .. tác của Nguyễn Bình Phương, Đoàn Cầm Thi trong bài “Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên (Đọc Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương) ” đã đánh giá: Thoạt kỳ thủy mới thực sự là tiểu thuyết của vô thức” và “ Nguyễn Bình Phương có lẽ là nhà 6 văn Việt Nam đương đại đẩy cuộc thăm dò này đi xa nhất” Tác giả của bài viết đã có những lời bàn luận sắc sảo, nhạy bén về đời sống bản năng vô thức của nhân vật và. .. trị của mỗi hiện tượng văn học dân tộc 7 Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm ba chương: Chương 1: Nhân vật người điên trong văn học: từ phương Tây đến phương Đông dưới cái nhìn so sánh Chương 2: Những điểm tương đồng của hình tượng người điên trong Âm thanh và cuồng nộ và trong Thoạt kỳ thủy Chương 3: Những khác biệt độc đáo của. .. định Ở Việt Nam, kiểu nhân vật này cũng xuất hiện trong các tác phẩm của nhiều cây bút nổi tiếng, đó là: Nga trong Lá ngọc cành vàng của Nguyễn Công Hoan, Thảo trong Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo và gần đây hơn là Tính, Phùng, Hưng trong Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương Đây là một biểu hiện cho sự thay đổi trong quan niệm về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật ở các nhà văn Việt... độc đáo của hình tượng người điên trong Âm thanh và cuồng nộ và trong Thoạt kỳ thủy 9 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHÂN VẬT NGƢỜI ĐIÊN TRONG VĂN HỌC: TỪ PHƢƠNG TÂY ĐẾN PHƢƠNG ĐÔNG DƢỚI CÁI NHÌN SO SÁNH 1.1 Quan niệm về ngƣời điên trong khoa học và văn học 1.1.1 Quan niệm về ngƣời điên trong khoa học Trong Từ điển tiếng Việt, GS Hoàng Phê và các nhà nghiên cứu ngôn ngữ khác định nghĩa: điên là “ở tình trạng... trò quan trọng trong việc kết nối giá trị của các nền văn học và văn hóa khác nhau, thúc đẩy sự tiến bộ chung của toàn thể các dân tộc trên thế giới 19 CHƢƠNG 2 NHỮNG ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG CỦA HÌNH TƢỢNG NGƢỜI ĐIÊN TRONG ÂM THANH VÀ CUỒNG NỘ VÀ TRONG THOẠT KỲ THỦY 2.1 Nhân vật ngƣời điên - kiểu nhân vật bất toàn Theo cuốn 150 thuật ngữ văn học của tác giả Lại Nguyên Ân: tính toàn vẹn của con người được thể . vật người điên trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ của W. Faulkner và trong Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Âm thanh và cuồng nộ của William Faulkner, Nxb. với Âm thanh và cuồng nộ và Thoạt kỳ thủy, họ đều gặp nhau ở việc đưa người điên trở thành hình tượng trung tâm của văn học. Hình tượng người điên trong Âm thanh và cuồng nộ của W. Faulkner và. NỘI - 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN VŨ THỊ NỀN NHÂN VẬT NGƢỜI ĐIÊN TRONG TIỂU THUYẾT ÂM THANH VÀ CUỒNG NỘ CỦA W. FAULKNER VÀ THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan