Khảo sát hệ thống nhân vật trong thần thoại việt nam

64 2.7K 8
Khảo sát hệ thống nhân vật trong thần thoại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN HOÀNG THỊ HƢƠNG KHẢO SÁT HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Khoá luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô giáo - TS Nguyễn Thị Ngọc Lan. Em xin được gửi tới cô lời cảm ơn chân thành. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn Văn học Việt Nam, các thầy cô trong khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Sinh viên Hoàng Thị Hƣơng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong khoá luận là trung thực. Khoá luận này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Nếu những lời cam đoan trên là sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên Hoàng Thị Hƣơng MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG 8 1.1. Khái quát về thần thoại 8 1.1.1. Thần thoại hiểu theo nghĩa rộng 8 1.1.2. Thần thoại hiểu theo nghĩa hẹp 10 1.2. Hình tượng nhân vật trong thần thoại 14 1.2.1. Nhân vật là thần 16 1.2.2. Nhân vật là con người 22 Chương 2. NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI SUY NGUYÊN 25 2.1. Đặc điểm ngoại hình 28 2.2. Đặc điểm chức năng 32 2.3. Đặc điểm hành trạng 35 Chương 3. NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI SÁNG TẠO 42 3.1 Đặc điểm ngoại hình 43 3.2 Đặc điểm chức năng 46 3.3 Đặc diểm hành trạng 51 KẾT LUẬN 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Thần thoại là hình thức nghệ thuật đầu tiên của con người, cho dù đó là “nghệ thuật vô ý thức”. Thần thoại đối với các dân tộc “chính là hình thức nhận thức thế giới mang tính đặc trưng của con người thời cổ” [15]. Gắn với niềm tin, thần thoại là sản phẩm của một quá trình nhận thức còn khá mơ hồ của người xưa khi hình dung về ngoại giới. Tất cả những gì con người khao khát lý giải, tìm hiểu, khám phá, cho thấy nhu cầu vô cùng chính đáng và cũng vô cùng bức thiết của họ. Thực tế khi con người đứng trước thế giới tự nhiên to lớn và bí ẩn họ hoàn toàn bất lực. Những hiểu biết non nớt và ấu trĩ của con người không đủ làm họ thoả mãn những gì mà họ đang khao khát. “Họ thường gán nhận thức thực tế sai lệch ấy cho các vị thần và tô vẽ thêm cho nhân vật thần những câu chuyện hấp dẫn”, [15;25]. Nhân vật trong thần thoại thường là các vị thần hoặc bán thần. Đề cập đến hệ thống nhân vật trong thần thoại đã có không ít những ý kiến của các nhà nghiên cứu rải rác trong các tạp chí, giáo trình chuyên ngành. Song mong muốn được tìm hiểu sâu sắc và toàn diện hơn nữa vẻ đẹp, sự độc đáo của hệ thống nhân vật trong thần thoại, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Khảo sát hệ thống nhân vật trong thần thoại Việt Nam”. 1.2. Bên cạnh đó, thần thoại là thể loại ra đời sớm, gắn với “thời thơ ấu” của xã hội loài người nên nghiên cứu thần thoại là nghiên cứu những vấn đề mang tính nhận thức luận của con người trong thời đại ấy. Vì vậy, với tư cách là một giáo viên văn trong tương lai, qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết để đảm đương công việc dạy học sau này. 2. Mục đính nghiên cứu Người viết thực hiện đề tài này với mục đích sau: 2 Khám phá một cách khái quát về hệ thống nhân vật trong thần thoại Việt Nam. Phát hiện một số thủ pháp nghệ thuật góp phần tạo nên sự thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật trong thần thoại. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Tƣ liệu Khảo sát khoảng 50 truyện trong kho tàng thần thoại Việt Nam. Ngoài ra để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi có sử dụng tư liệu trong thần thoại các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. 3.2. Nội dung Chúng tôi đi từ những vấn đề chung nhất để thấy được một cách khái quát về hệ thống các nhân vật trong thần thoại Việt Nam. Đặc biệt trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến đặc điểm nhân vật và các thủ pháp nghệ thuật được dân gian sử dụng trong việc khắc hoạ hình tượng nhân vật trong thần thoại. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Do đặc điểm, yêu cầu và mục đích của đề tài, chúng tôi sử dụng: - Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại. - Phương pháp phân tích, bình giảng. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp tổng hợp. 5. Lịch sử vấn đề Khi bắt đầu biết nhận thức về ngoại giới thì người nguyên thuỷ đã tạo ra thần thoại. Ngoại giới hay chính là khách thể tồn tại khách quan đối với con người, mà trước hết đó chính là tự nhiên: mưa, gió, bão, lũ, sấm, sét, là sự vần xoay chuyển dịch của các tinh thể. Thế giới tự nhiên bí hiểm và dữ tợn, độc ác đối với con người nhưng lại là ngôi nhà lớn, người mẹ hiền thân thiết nuôi 3 dưỡng con người. Con người đồng nhất các vật thể của tự nhiên với bản thân mình quan niệm rằng tự nhiên cũng chung một bản chất với mình. Các sinh vật, sinh thể của tự nhiên đã mang tính cách con người. Ăng ghen viết: “Sự nhân cách hoá các lực lượng tự nhiên đã làm nảy sinh ra các vị thần đầu tiên” và “trong thời đại nguyên thuỷ, tôn giáo sinh ra từ những khái niệm hết sức sai lầm của con người về trạng thái tự nhiên của chính họ và về tự nhiên bên ngoài xung quanh họ”, [12; 210]. Như vậy, thần thoại nguyên thuỷ là ý niệm về tự nhiên của con người, cho nên các vị thần đầu tiên là biểu tượng của giới tự nhiên, là thần thiên nhiên, thần vũ trụ, bán thần chính là con người ở trần gian nhưng có một sức mạnh của vị thần. Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu về thần thoại tuy nhiên mức độ quan tâm của họ tới thần thoại còn chưa đầy đủ và sâu sắc. Đặc biệt là đề tài “Khảo sát hệ thống nhân vật trong thần thoại Việt Nam” chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào bàn bạc, mở rộng về vấn đề này. Hệ thống các nhân vật mới chỉ được đề cập một cách sơ lược, rải rác trong các sách giáo trình, các sách nghiên cứu tham khảo về văn học dân gian. 5.1. Năm 1974, trong cuốn “Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam” của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, tác giả Cao Huy Đỉnh khi bàn về lịch sử dân tộc ta ở buổi đầu dựng nước trang 23 tác giả có viết: “Thời cổ có thần thoại. Và như mọi dân tộc khác, tổ tiên ta chắc chắn cũng đã hư cấu nhiều chuyện để giải thích nguồn gốc sự vật và ca ngợi những lực lượng tự nhiên như biển, nước, đất, cỏ cây, chim muông, gió, bão, mưa, sấm, sét, lửa, mặt trời, mặt trăng,… Loại thần thoại này thấm sâu vào sinh hoạt tinh thần của người Lạc Việt và tồn tại dai dẳng mãi về sau với những vũ trụ quan cổ truyền của người nông dân lao động, dưới nhiều hình thức văn nghệ khác nhau”. 4 Điều đó cho thấy Cao Huy Đỉnh đã quan tâm đến mục đích của thần thoại. Những lực lượng tự nhiên như biển, núi, đất, nước, chim muông,… đã được thần thoại nói đến thông qua hệ thống nhân vật trong thần thoại. Tuy nhiên, để khái quát về hệ thống các nhân vật trong thần thoại thì tác giả lại chưa bàn tới. Tìm hiểu về vấn đề này có ý nghĩa quan trọng bởi vì nhân vật trong thần thoại là nhân vật thần và bán thần chính là linh hồn, là cốt tuỷ, là da thịt để làm nên thần thoại. 5.2. Năm 1990, trong cuốn Văn học dân gian tập 2 tác giả Hoàng Tiến Tựu khi bàn về nội dung, ý nghĩa của thần thoại Việt ở trang 13 tác giả cho rằng: “Tuy thần thoại Việt không còn giữ được đầy đủ hệ thống và cốt truyện nguyên thuỷ của nó, nhưng xét về phương diện nội dung thì số thần thoại Việt Nam còn lại chẳng những đã phản ánh được xã hội, tư tưởng, tâm hồn Việt Nam mà còn thể hiện được những vấn đề cơ bản thường có trong thần thoại của nhiều dân tộc (như vấn đề nguồn gốc vũ trụ, nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên, nguồn gốc của các loài động vật, thực vật và loài người, nguyên nhân của sự sống, sự chết, nguồn gốc dân tộc, nguồn gốc các nghề ). Ở bộ phận thần thoại suy nguyên, nhằm giải thích các hiện tượng trong thế giới tự nhiên, nhìn chung hình ảnh con người chưa xuất hiện rõ nét, nhưng qua đây và cũng chỉ qua đây chúng ta mới có thể hiểu được phần nào về trình độ hiểu biết, sức tưởng tượng, những ước mơ khát vọng và cách cảm nghĩ của những thế hệ người Việt đầu tiên bắt đầu thực hiện việc khám phá và lí giải thế giới”. Tác giả Hoàng Tiến Tựu đã quan tâm đến mục đích, ý nghĩa của thần thoại. Khi tìm hiểu về thần thoại, người đọc sẽ biết được đời sống xa xưa của người dân Việt Nam. Một đặc điểm quan trọng khi tìm hiểu về thần thoại đó là chúng ta phải tìm hiểu về hệ thống nhân vật trong thần thoại mà ở đây là thần và bán thần. Vậy các nhân vật ấy được hiện lên qua trí tưởng tượng của dân 5 gian như thế nào? Điều ấy chưa được tác giả bàn đến. Tìm hiểu đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ làm cụ thể hoá những điều còn băn khoăn ở trên. 5.3. Năm 1991, trong cuốn Giáo trình văn học dân gian của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 của tác giả Trần Gia Linh đã cho chúng ta hiểu biết khái quát, đơn giản về thần thoại. Khi bàn về thời kì nảy sinh của thần thoại, trang 6 tác giả cho rằng: “Sự thật người Việt trong thời kì đầu trong chế độ cộng sản nguyên thủy, vì sống phiêu bạt nên chưa nhận thức được cái “chết”, chưa có quan niệm linh hồn sau khi chết. Trong đầu óc người Việt viễn cổ người và vật lẫn lộn. Về sau, trong xã hội thị tộc, cuộc sống định cư giúp cho con người dần dần nhận thức được sự chết và từ đó nảy sinh quan niệm “linh hồn” tư tưởng vạn vật có linh hồn biến hóa thành đa thần luận việc thờ cúng vật tổ biến thành việc thờ cúng tổ tiên. Người nguyên thủy Việt Nam đã sống trong cuộc bình đẳng nên họ quan niệm những thành viên của thế giới cõi thần cũng đều bình đẳng. Thần trong thần thoại là những hiện tượng tự nhiên được hình tượng hóa hoặc những anh hùng lao động có công với thị tộc thần thánh hóa mà tạo nên. Mưa, gió, sấm, sét, được thần thánh hóa thành các truyện thần Mưa, thần Gió, thần Sấm, thần Sét. Nhân vật thần thường có hình dạng dị thường nhưng lại chất phác, hồn nhiên, bình đẳng, thể hiện cuộc sống của con người chưa phân chia giai cấp”. Tuy nhiên, tác giả Trần Gia Linh chưa phân tích một cách cụ thể những đặc điểm của nhân vật cũng như thống kê được hệ thống nhân vật trong thần thoại Việt Nam. Để giúp người đọc hình dung một cách khái quát nhất về hệ thống nhân vật trong thần thoại, chúng tôi sẽ khảo sát về nhân vật đó trong khoảng 50 truyện thần thoại Việt Nam. 5.4. Năm 1995, trong cuốn Phân tích tác phẩm văn học dân gian, tác giả Đỗ Bình Trị khi bàn về định hướng tìm hiểu nội dung thần thoại trang 76 đã cho rằng: “Những mẩu chuyện về sự tích các “thần” cổ đại luôn luôn chứa đựng những hiểu biết thực tế về ngoại giới và những kinh nghiệm thực tế tích 6 luỹ được trong cuộc sinh tồn của các cộng đồng người thời cổ” và ở trang 77 tác giả cho rằng “Thần thoại diễn tả dưới hình thức khái quát hoá nghệ thuật rộng lớn, những ước mơ ban đầu của tổ tiên chúng ta muốn chế ngự sức mạnh của tự nhiên”. Tiếp đó tác giả trích dẫn ý kiến của M.Gorki: “Ở phía dưới mỗi sự vươn lên của trí tưởng tượng cổ đại đều có thể dễ dàng tìm thấy động lực của nó, mà cái động lực ấy thì bao giờ cũng là ước vọng của loài người muốn làm cho lao động của mình được nhẹ nhàng hơn” Cũng ở phần này, trang 78, tác giả cho rằng: “Thần thoại phản ánh nhận thức non nớt, sai lệch, đầy đủ tính chất hư ảo của người thời cổ về thế giới cũng như về bản thân con người đồng thời thể hiện sự bất lực của họ trước các sự vật, hiện tượng mà không thể hiểu nổi”. Như vậy thần thoại chính là sản phẩm của xã hội nguyên thuỷ. Thần thoại đối với người xưa không chỉ là nghệ thuật mà là cả tri thức về thế giới được phản ánh trong đó: khoa học, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật dẫu rằng đó là “nghệ thuật vô ý thức”. Tuy nhiên, nghệ thuật đó được người xưa thể hiện qua hình tượng các thần như thế nào thì chưa ai bàn tới. 5.5. Năm 2004, trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của nhà xuất bản Giáo dục, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Thi khi bàn về thể loại thần thoại trang 298 đã cho rằng: “Thần thoại là thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian của dân tộc. Đó là toàn bộ những chuyện hoang đường, mộng tưởng về các vị thần hoặc những con người, những loài vật mang tính chất thần kỳ, siêu nhiên do con người thời nguyên thuỷ sáng tạo để phản ánh và lý giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giới thần linh) của họ. Chẳng hạn thần thoại Việt (dân tộc Kinh có những truyện như: Thần Trụ Trời, Rắn già rắn lột, lúa thần, Chú cuội cung trăng, Sơn Tinh - Thuỷ Tinh,…”. [...]... biết về nhân vật trong văn học, chúng tôi có cơ sở để tìm hiểu về nhân vật trong thần thoại Trong thần thoại Việt Nam có rất nhiều nhân vật: thần, quỷ, con người, mưa, gió, bão lũ, … Nhưng chúng tôi đặc biệt quan tâm và đề cập đến trong đề tài này là nhân vật thần và nhân vật bán thần trong thần thoại Bài viết của chúng tôi sẽ khái quát một cách hệ thống về hai tuyến nhân vật này trong thần thoại để... đời sau thần thoại b, Bảng khảo sát thống kê nhân vật là thần trong thần thoại Việt STT Tên Truyện 1 Ông Trời Dân Tên Nhân Vật Tộc Ngọc Hoàng Kinh Thượng Đế 19 Nhóm Thần Tự Nhiên 2 Thần Trụ Trời Kinh Thần Trụ trời Thần Tự Nhiên 3 Thần Biển Kinh Thần Biển Thần Tự Nhiên 4 Thần Sét Kinh 5 Thần Đất Kinh 6 Thần Núi Kinh 7 Thần Nước Kinh Long Vương Thần Tự Nhiên 8 Truyện Thần Cuống Kinh Thần Cuống Thần Tự... quả khảo sát Việc khảo sát trên đây chỉ là tương đối do phạm vi, giới hạn tài liệu, và do giới hạn của đề tài Kho tàng thần thoại Việt Nam rất phong phú và đa dạng tuy nhiên chúng tôi chỉ khảo sát hệ thống nhân vật trong thần thoại của dân tộc Kinh bởi số lượng phong phú hơn cả Từ đó chúng ta có thể khẳng định rằng trong thần thoại Việt Nam nói chung và trong thần thoại Việt (kinh) nói riêng, nhân vật. .. Vương Thần Tự Nhiên Thần Tự Nhiên Thần Tự Nhiên Thần Tự Nhiên Thần Tự Nhiên 23 Địa Ngục Kinh 24 Cực Lạc Kinh 25 Nữ Thần Nghề Mộc Kinh 26 Nữ Thần Lửa Kinh Nữ Thần Lửa Thần Tự Nhiên 27 Nữ Thần Vàng Kinh Nữ Thần Vàng Thần Tự Nhiên Tây Vương Mẫu và Ngọc Hoàng Thần Tự Nhiên Thần Tự Nhiên Nữ Thần nghề Mộc Thần Tổ Nghề 21 1.2.2 Nhân vật là con ngƣời a Khái niệm Bên cạnh nhân vật thần, trong thần thoại, nhân vật. .. Trị Nước khảo dị: Hùng Vương Hùng Vương Kinh lụt, xây dựng nhà nước đầu tiên Truyện 24 Nước Con Lấy Thần Chàng Kinh Chàng Đánh Cá Nghề đánh cá Đánh Cá Như vậy với việc khảo sát, thống kê và phân loại nhân vật trong thần thoại, chúng tôi đã có cơ sở để đưa ra những số liệu cụ thể: Nhân vật là thần trong thần thoại việt: là 29, chiếm 58% từ kết quả khảo sát Nhân vật là con người trong thần thoại việt: là... Nghề Thần Tự Nhiên Thần Tự Nhiên 15 Thần Bếp 16 Diêm Vương Kinh 17 Thần Nam Thần Nữ Kinh 18 Thần Tử Thần Sinh Kinh 19 Thần Văn Kinh 20 Thần Phúc, Lộc, Thọ Kinh 21 Thần Tài Ông Táo hay Núc Kinh Kinh 22 Truyện nhện làm bộ hạ thần bếp hoặc Thổ Công Diêm Vương Thần Tự Nhiên Thần Tự Nhiên Tứ Tượng và Nữ Oa Thần Tự Nhiên Nam Tào Bắc Đẩu Thần thi cử và thần văn chương Thần phúc, thần lộc, thần thọ Thần Tài Thần. .. thống các vị thần trong thần thoại Từ đó cung cấp những kiến thức giúp người đọc vừa nắm bắt một cách có hệ thống về các vị thần trong thần thoại vừa thấy được đặc điểm các vị thần một cách khái quát a, Khái niệm thần Trong cuốn “Phân tích tác phẩm văn học dân gian” năm 1995, tác giả Đỗ Bình Trị đã viết: Trong thần thoại, thế giới là thế giới các thần, nhân vật trong đó là các vị thần , con người... nhân vật thần chính là nhân vật trung tâm, nhân vật xuất hiện nhiều hơn cả trong tác phẩm 24 Chƣơng 2 NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI SUY NGUYÊN Theo tác giả Đỗ Bình Trị: Thần thoại suy suy nguyên là những thần thoại giải thích nguồn gốc của một số sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội mà con người thời cổ nói chung và cộng đồng tộc người chủ nhân của mỗi hệ thần thoại nói chung cho là có quan hệ đến sự... Nhiên 9 Thần Gió Kinh 10 Thần Mưa Kinh 11 Tu Bổ Các Giống Vật Kinh 12 Lúa Và Cỏ Kinh 13 Ông Dài Ông Cụt Kinh 14 Thần Lửa Kinh Ông Sấm hay Thiên Lôi Thần Đất hoặc Thổ Địa Long Thần Thần Tự Nhiên Thần Tự Nhiên Cao Sơn Đại Vương Thần Tự Nhiên Thần Gió hay Thần Cụt Đầu Thần Mưa hay Thần Hình Rồng Thần Trời Thần Lúa hay Thần Nông Ông Dài và Ông Cụt Bà Hỏa 20 Thần Tự Nhiên Thần Tự Nhiên Thần Tự Nhiên Thần Tổ... Lược khảo về thần thoại Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi Trong tài liệu này, ông đã định nghĩa thần thoại như sau: "Thần thoại là một truyện cổ tích Trong các truyện cổ tích có thể chia làm hai thứ: một thứ nội dung hoàn toàn nói về người hoặc về vật mà ta có thể gọi là nhân thoại, vật thoại, trong đó không có sức thần phép tiên len vào; một thứ trái lại, bao hàm ít nhiều chất hoang đường quái đản Thần thoại . của nhân vật cũng như thống kê được hệ thống nhân vật trong thần thoại Việt Nam. Để giúp người đọc hình dung một cách khái quát nhất về hệ thống nhân vật trong thần thoại, chúng tôi sẽ khảo sát. các vị thần và tô vẽ thêm cho nhân vật thần những câu chuyện hấp dẫn”, [15;25]. Nhân vật trong thần thoại thường là các vị thần hoặc bán thần. Đề cập đến hệ thống nhân vật trong thần thoại đã. và đề cập đến trong đề tài này là nhân vật thần và nhân vật bán thần trong thần thoại. Bài viết của chúng tôi sẽ khái quát một cách hệ thống về hai tuyến nhân vật này trong thần thoại để người

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan