Yếu tố kỳ ảo trong liêu trai chí dị của bồ tùng linh

68 1.3K 14
Yếu tố kỳ ảo trong liêu trai chí dị của bồ tùng linh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ VUI YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ CỦA BỒ TÙNG LINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS NGUYỄN THỊ BÍCH DUNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Bích Dung, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để em hoàn thành khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Văn học nước ngoài khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và các bạn sinh viên trong nhóm khoá luận đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để khoá luận của em được hoàn thành. Mặc dù đã có những cố gắng nhất định song khoá luận của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để công trình được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Vui LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề đài: “Yếu tố kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh” là công trình nghiên cứu khoa học do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Bích Dung. Đề tài này không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào của các tác giả khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Vui MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 2 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 4 5. Giới thuyết khái niệm 4 5.1. Yếu tố kỳ ảo 4 5.2. Nhân vật văn học 6 5.3. Thời gian nghệ thuật 7 5.4. Không gian nghệ thuật 8 6. Phương pháp nghiên cứu 8 7. Bố cục khoá luận 8 NỘI DUNG 9 Chƣơng 1: Nhân vật kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh 9 1.1. Các loại nhân vật kỳ ảo trong Liêu trai chí dị 9 1.1.1. Bảng khảo sát 9 1.1.2. Nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc là người 11 1.1.3. Nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc phi người 16 1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật kỳ ảo trong Liêu trai chí dị 20 Chƣơng 2: Thời gian kỳ ảo và không gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh 25 2.1. Thời gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh 25 2.1.1. Các kiểu thời gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị 25 2.1.2. Nghệ thuật tổ chức thời gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị 32 2.2. Không gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh 40 2.2.1. Các kiểu không gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị 40 2.2.2. Nghệ thuật xây dựng không gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị 46 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học Trung Hoa là một trong những nền văn học gạo cội, xuất hiện từ rất sớm và có nhiều thành tựu to lớn. Từ xưa tới nay, nền văn học này luôn là mảnh đất kỳ lạ khiến bao độc giả say mê, yêu thích. Trong hệ thống tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, Liêu trai chí dị được đánh giá là đỉnh cao của tiểu thuyết văn ngôn. Tác phẩm cũng chính là sự kết tinh một đời viết sách của Bồ Tùng Linh. Trước thời gian cùng những biến động của lịch sử, của cái nhìn văn hoá, văn học, Liêu trai chí dị vẫn luôn là tác phẩm thu hút được sự chú ý của độc giả cũng như của các nhà nghiên cứu. Nếu như tiểu thuyết anh hùng tạo nên sự hấp dẫn người đọc bởi những trận đánh, những sự kiện kịch tính… thì ở Liêu trai chí dị, những câu chuyện chứa đầy yếu tố hư ảo, tưởng tượng lại tạo nên sự hấp dẫn lạ kỳ. Truyện ma quái, kỳ ảo xưa nay nhiều, nhưng Liêu trai vẫn khẳng định được giá trị độc đáo của mình. Tác phẩm sử dụng nhiều yếu tố kỳ ảo để xây dựng thế giới nghệ thuật đặc sắc, đồng thời phản ánh cuộc sống hiện thực của xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ. Những câu chuyện kỳ dị, lạ lùng đã đưa người đọc vào thế giới nửa thực, nửa mộng đầy sức mê hoặc. Có thể khẳng định rằng độc giả đến với Liêu trai là đến với những giấc mộng dài của hi vọng, khát khao của con người trần thế. Khi sử dụng yếu tố kỳ ảo, Bồ Tùng Linh đã liên hệ với thực tế để gửi gắm những tâm sự sâu kín của mình. Ông dùng yếu tố kỳ ảo để xây dựng nhân vật, xây dựng không gian, thời gian nghệ thuật… và đạt được hiệu quả bất ngờ. Yếu tố này được sử dụng như một phương tiện hữu hiệu tạo ra thế giới hư hư thực thực trong Liêu trai. Vì vậy nghiên cứu yếu tố kỳ ảo trong bộ tiểu thuyết này, chúng ta có thể thấy tài năng của một nhà văn có tư tưởng tiến 2 bộ. Đồng thời giúp bạn đọc tiếp cận gần hơn với với giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm, khẳng định cá tính độc đáo của Bồ Tùng Linh so với các tác giả khác. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Liêu trai chí dị trên nhiều phương diện: không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, thế giới nhân vật… ở hầu hết những nghiên cứu này đã đề cập đến yếu tố kỳ ảo được sử dụng trong tác phẩm. Tuy nhiên chưa có công trình cụ thể nào dày công nghiên cứu về yếu tố kỳ ảo trong bộ tiểu thuyết vĩ đại này. Trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông, tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc được đưa vào giảng dạy. Những tác phẩm ấy đều là những đỉnh cao của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, trong đó có những tác phẩm được rút ra từ bộ tiểu thuyết Liêu trai chí dị. Việc tìm hiểu nghiên cứu tiểu thuyết Minh Thanh nói chung và nghiên về Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh nói riêng là việc làm cần thiết, bổ ích đối với cá nhân người viết trong quá trình học tập cũng như công tác giảng dạy sau này. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Yếu tố kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh”. 2. Lịch sử nghiên cứu Sau hơn 50 năm Bồ Tùng Linh mất, Liêu trai chí dị mới được khắc in (năm Càn Long thứ 31, 1766) và chỉ sau một thời gian ngắn, các bản dịch Liêu trai chí dị đã xuất hiện ở nhiều nước. Gần ba thế kỉ trôi qua, tác phẩm đã được dịch sang 20 thứ tiếng khác nhau. Ở Việt Nam, đã có nhiều dịch giả nổi tiếng như: Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Huệ Chi, Cao Xuân Huy, Nguyễn Đức Lân… Ngay từ khi xuất hiện, Liêu trai chí dị đã thu hút được sự chú ý của đông đảo bạn đọc. Nhân loại đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để bàn luận về tác phẩm này, ca ngợi cũng nhiều mà phê phán cũng không ít. Với giá trị đích thực của mình, đến nay, Liêu trai chí dị được thừa nhận theo quan 3 điểm tích cực. Tác phẩm được tìm hiểu, nghiên cứu không chỉ ở Trung Hoa mà ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận án, luận văn…về Liêu trai chí dị trên nhiều phương diện khác nhau. Có thể kể đến như: - Các bộ giáo trình: Lịch sử văn học Trung Quốc tập 2 do Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ biên soạn (Nxb Giáo dục, 1998), Lịch sử văn học Trung Quốc tập 2 do Nguyễn Khắc Phi, Lưu Đức Trung, Trần Lê Bảo biên soạn (Nxb Đại học Sư phạm, 2002)…; chuyên luận: Thế giới nhân vật trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh của tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Dung (Nxb Công an nhân dân, 2008). - Các bài nghiên cứu về Liêu trai chí dị của Nguyễn Huệ Chi, Lê Từ Hiển, Lê Nguyên Cẩn, Vũ Thanh… - Các bài giới thiệu, lời bình, lời nói đầu của các tác giả trong các tuyển tập Liêu trai chí dị đã xuất bản ở Việt Nam như: Lời bình của thi sĩ Tản Đà, Chút duyên với Liêu trai của Chu Văn (Liêu trai chí dị, Nxb Văn học, 2012), bài Lời nói đầu của Nguyễn Đức Lân (Liêu trai chí dị trọn bộ, Nxb Văn học, 2001)… - Các luận án, luận văn nghiên cứu về Liêu trai chí dị: Giải mã thế giới ảo trong Liêu trai chí dị dưới góc nhìn của huyền thoại học của Hoàng Thị Thuỳ Dung, (luận văn thạc sĩ trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh năm 2010); Thế giới nhân vật trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh của Trần Văn Trọng, (luận án tiến sĩ văn học trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2010)… Tuy nhiên so với giá trị và tầm cỡ của bộ tiểu thuyết này thì những công trình nghiên cứu còn quá ít ỏi. Mặc dù vấn đề sử dụng yếu tố kỳ ảo của nhà văn bậc thầy trong Liêu trai chí dị đã được đề cập ở những mức độ khác nhau trong các bài viết, công trình nghiên cứu song chúng tôi nhận thấy chưa 4 có công trình chuyên sâu tìm hiểu yếu tố kỳ ảo như một chỉnh thể phức hợp của nhiều yếu tố từ nội dung đến hình thức, từ thế giới quan, nhân sinh quan của nhà văn được hoá thân thành hình tượng nghệ thuật đến khả năng tổ chức hình tượng nghệ thuật đó. Tuy vậy những thành tựu, những kết quả nghiên cứu của những người đi trước chính là những gợi mở vô cùng quan trọng đối với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Với tinh thần học tập không ngừng, với thái độ tôn trọng và cầu thị, chúng tôi sẽ kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của những người đi trước, trên cơ sở đó mạnh dạn tìm hiểu một cách đầy đủ, hệ thống về yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm. 3. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu yếu tố kỳ ảo trong nhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật của Liêu trai chí dị. - Khẳng định tài năng của Bồ Tùng Linh trong việc sử dụng yếu tố kỳ ảo để xây dựng thế giới nghệ thuật của tác phẩm. - Góp tiếng nói khẳng định giá trị nhân văn cao đẹp của đoản thiên tiểu thuyết này. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Yếu tố kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh. 4.2. Phạm vi khảo sát Tác phẩm Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, lời bình Tản Đà, lời bạt Chu Văn (78 truyện), Nhà xuất bản Văn học, năm 1995. 5. Giới thuyết khái niệm 5.1.Yếu tố kỳ ảo Mạch nguồn của các tác phẩm trong Liêu trai chí dị và cũng là mạch nguồn thế giới nghệ thuật của Liêu trai chính là yếu tố kỳ ảo. 5 Xưa nay có rất nhiều cách định nghĩa, cách hiểu về cái kỳ ảo. Có thể nói, cái kỳ ảo với tư cách là phương thức tư duy, là dòng mạch của văn học truyền thống đã trở thành vấn đề được quan tâm đặc biệt của văn học trên toàn thế giới. Thuật ngữ “Cái kỳ ảo” trong tiếng Việt tương đương với thuật ngữ La Fantastique trong tiếng Pháp và The Fantastic trong tiếng Anh. Hán Ngữ từ điển giải thích “kỳ ảo” là cái lạ lùng, không có thật, không thể bắt gặp trên thế gian này. Nó được hiểu là cái siêu nhiên không tồn tại trên đời. Nội hàm thuật ngữ “kỳ ảo” được xác định là sản phẩm của trí tưởng tượng tạo ra nhờ khả năng suy tưởng, ở đó cái siêu nhiên chiếm ưu thế. Đó là cái không mang tính chân thực mà tuân theo quy luật tưởng tượng của tác giả [3; 216]. Trong văn học cái kỳ ảo là phạm trù của tư duy nghệ thuật, nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên khác lạ, phi thường, độc đáo… nó có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên trục thực - ảo và tồn tại độc lập, không hoà tan vào các dạng thức khác nhau của trí tưởng tượng [4;143]. Trong nền văn học Trung Hoa, cái kỳ ảo (yếu tố kỳ ảo) có vị trí đặc biệt. Nó có lịch sử phát triển lâu dài, đến tiểu thuyết Minh Thanh được kế thừa và phát huy từ trong mạch văn hoá thần thoại, chí quái, truyền kì và đạt đỉnh cao ở Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Nó không đơn thuần chỉ là nội dung nghệ thuật mà còn là phương thức sáng tác đối với tác giả tiêu biểu này. Có thể nói, yếu tố kỳ ảo là một trong những nhân tố quan trọng đem lại sự hấp dẫn cho tác phẩm văn học mà người Trung Hoa đã khái quát rằng: “Hữu kỳ phương khả truyện, vô xảo bất thành thư” nghĩa là: có cái lạ mới có thể viết truyện, không có cái khéo không thành sách. Và trong Liêu trai chí dị, yếu tố kỳ ảo được sử dụng như một phương tiện hữu hiệu để xây dựng nên một thế [...]... khảo sát, thống kê - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp hệ thống 7 Bố cục khoá luận Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung khoá luận gồm 2 chương: Chương 1: Nhân vật kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh Chương 2: Thời gian kỳ ảo và không gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh 8 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHÂN VẬT KỲ ẢO TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ CỦA BỒ TÙNG... sống Liêu trai đang tồn tại và sẽ mãi tồn tại trong cuộc đời này 24 Chƣơng 2 THỜI GIAN KỲ ẢO VÀ KHÔNG GIAN KỲ ẢO TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ CỦA BỒ TÙNG LINH 2.1 Thời gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh Có nhiều cách phân chia thời gian nghệ thuật của tác phẩm, song chúng tôi chọn cách phân chia của tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Dung trong cuốn chuyên luận dài hơi “Thế giới nhân vật trong Liêu trai. .. thiên tiểu thuyết này 2.1.1 Các kiểu thời gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị “Hình tượng thời gian trong Liêu trai chí dị bị chi phối bởi yếu tố kỳ ảo để tạo nên một kiểu thời gian mang đậm chất Liêu trai, của riêng cõi Liêu trai [3;230] Chúng tôi khảo sát thời gian kỳ ảo trong các truyện của Liêu trai chí dị và thu được kết quả sau: 25 STT Kiểu thời gian kỳ ảo Số lần xuất hiện 1 Thời gian cõi âm 12 2... thậm chí có những hình tượng trở thành điển hình trong Liêu trai chí dị 1.1.3.1 Nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc là hồ Hình tượng hồ nữ là một hình tượng điển hình trong Liêu trai chí dị và Bồ Tùng Linh đã dành nhiều giấy mực để xây dựng Trong tổng số 25 lần xuất hiện của nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc phi người, nhân vật là hồ chiếm tới 15 lần (chiếm 60%), đây là một con số không nhỏ Trước Liêu trai chí dị, ... siêu nhiên được Bồ Tùng Linh sử sụng nhiều nhất (12/78 truyện) nhưng rõ ràng nó đã chiếm vị chí quan trọng tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của Liêu trai Bởi Liêu trai là thế giới của thực ảo lẫn lộn, thế giới của những mỹ nhân ma huyền bí và đầy sức hấp dẫn với bạn đọc 2.1.1.2 Thời gian cõi tiên Thời gian cõi tiên là một kiểu thời gian kỳ ảo đặc trưng trong Liêu trai chí dị Trong Liêu trai, cõi tiên xuất... mang đậm tính chủ quan của nhà văn, nhằm tạo ra một cõi vĩnh viễn và tự do, giải thoát thế giới khỏi trần tục Trong khóa luận này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu kiểu thời gian thứ hai trong Liêu trai chí dị, đó là thời gian siêu nhiên Qua đó giúp bạn đọc thấy được yếu tố kỳ ảo trong thời gian nghệ thuật của Liêu trai cũng như tài năng của tác giả họ Bồ khi xây dựng thế giới nghệ thuật trong đoản thiên tiểu... viễn biến mất 1.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật kỳ ảo trong Liêu trai chí dị Thủ pháp ước lệ tượng trưng cùng với quan niệm thẩm mĩ “dĩ nhược hữu nhược vô vi mĩ” (dường có dường không là đẹp) của Thang Hiển Tổ đã thực sự phát huy tác dụng khi miêu tả ngoại hình của các nhân vật mĩ nhân trong Liêu trai chí dị Cách miêu tả nhan sắc của các mĩ nhân trong Liêu trai vẫn tuân theo quan niệm nghệ thuật truyền... BỒ TÙNG LINH 1.1 Các loại nhân vật kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh Liêu trai là bức tranh thu nhỏ của xã hội Trung Hoa thế kỉ XV – XVII, với tất cả chiều sâu và chiều rộng của nó Một xã hội phong kiến rời rạc, trì trệ, lấy phương thức tự cấp tự túc làm nguồn sống Xã hội ấy cũng được manh nha những mầm mống của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Thế giới nhân vật cũng vì thế mà đông ảo, phong... như một tế bào nhỏ trong cả thế giới ấy Ở đó, Bồ Tùng Linh đã thực sự có được sự cách tân làm nên bước đột phá, và tạo ra những hình tượng nhân vật đạt đến điển hình Yếu tố kỳ ảo chính là chất keo dính, là dòng máu nuôi dưỡng, tạo nên sự thanh xuân vĩnh viễn của thế giới nhân vật thực mà ảo, ảo mà thực của cõi Liêu trai Chính điều này dã tạo nên sức hấp dẫn sống mãi cùng thời gian của thế giới nhân... loài” “lên ngôi” trở thành nhân vật chính của tác phẩm văn chương như Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh và dòng tiểu thuyết chí quái truyền kỳ Trung Hoa” [3; 95] 5.3 Thời gian nghệ thuật Thời gian là phương thức tồn tại của vạn vật, trong đó bao hàm cả cuộc sống con người Không có vật chất nào có thể tồn tại ngoài thời gian Mọi dạng tồn tại của vật chất đều có thời gian của riêng mình Đó là thời gian vật . kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh Chương 2: Thời gian kỳ ảo và không gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh 9 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHÂN VẬT KỲ ẢO TRONG LIÊU TRAI CHÍ. Không gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh 40 2.2.1. Các kiểu không gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị 40 2.2.2. Nghệ thuật xây dựng không gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị 46 KẾT. Thời gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh 25 2.1.1. Các kiểu thời gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị 25 2.1.2. Nghệ thuật tổ chức thời gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị 32 2.2.

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan