Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết gia đình của khái hưng

59 654 2
Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết gia đình của khái hưng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THU HẰNG CẢM QUAN HIỆN THỰC TRONG TIỂU THUYẾT GIA ĐÌNH CỦA KHÁI HƢNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG HÀ NỘI - 2014 Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng Trường ĐHSP Hà Nội 2 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành sâu sắc tới Thầy giáo - Tiến sĩ Thành Đức Bảo Thắng, ngƣời đã tận tình, chỉ bảo hƣớng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, khoa Ngữ Văn đã nhiệt tình giảng dạy, cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa và Ban Giám Hiệu nhà trƣờng đã tạo điều kiện tốt nhất cho em đƣợc học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2014 Tác giả khóa luận Nguyễn Thu Hằng Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng Trường ĐHSP Hà Nội 2 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của Thầy giáo - Tiến sĩ Thành Đức Bảo Thắng. Khóa luận với đề tài Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Nếu có gì sai phạm, ngƣời viết sẽ chịu mọi hình thức kỉ luật theo đúng quy định của việc nghiên cứu khoa học. Hà Nội, tháng 05 năm 2014 Tác giả khóa luận Nguyễn Thu Hằng Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng Trường ĐHSP Hà Nội 2 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 7 5. Phƣơng pháp nhiên cứu 8 6. Đóng góp của khóa luận 8 7. Bố cục khóa luận 9 NỘI DUNG 10 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 10 1.1. Tác giả Khái Hƣng 10 1.1.1. Cuộc đời 10 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác 12 1.1.3. Quan điểm sáng tác 13 1.2. Cơ sở hình thành cảm quan hiện thực của Khái Hƣng 14 1.2.1. Bối cảnh xã hội 14 1.2.2. Lịch sử những năm 1936 17 CHƢƠNG 2. CẢM QUAN HIỆN THỰC THỂ HIỆN QUA NỘI DUNG PHẢN ÁNH 19 2.1. Phê phán mạnh mẽ lễ giáo phong kiến 19 2.1.1. Phê phán tâm lí háo danh, đố kị, ích kỉ 19 2.1.2. Phê phán chế độ đại gia đình phong kiến 21 2.1.3. Phê phán xã hội quan trường thối nát 23 2.2. Đề cao đổi mới, dân chủ, cải cách xã hội 25 2.2.1. Đề cao và khẳng định ý thức cá nhân 25 2.2.2. Đề cao khát vọng tự do, cải cách xã hội 28 Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng Trường ĐHSP Hà Nội 2 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn CHƢƠNG 3. CẢM QUAN HIỆN THỰC THỂ HIỆN QUA HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT 32 3.1. Thế giới nhân vật 32 3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật 35 3.2.1. Ngôn ngữ phù hợp với vị trí, vai trò của nhân vật 35 3.2.2. Ngôn ngữ đối thoại 38 3.2.3. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 44 KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng Trường ĐHSP Hà Nội 2 1 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong cái nhìn trƣớc đây, với quan điểm duy vật triệt để, khuynh hƣớng lãng mạn trƣớc Cách mạng bị coi là phi hiện thực, xa rời hiện thực. Khuynh hƣớng này về cơ bản, không dám trực tiếp hoặc lẩn tránh những vấn đề nóng bỏng trong xã hội cũng nhƣ cuộc đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng lao động chống thực dân phong kiến. Từ đó nhiều ý kiến phủ nhận triệt để những giá trị và đóng góp của khuynh hƣớng này đối với xã hội và nền văn học dân tộc. Song, nhìn một cách toàn diện hơn, khuynh hƣớng lãng mạn không hoàn toàn xa rời đời sống mà hƣớng tới phản ánh một mảng hiện thực xã hội - cuộc đấu tranh chống lễ giáo phong kiến trên tinh thần và cảm quan tƣ sản, tiểu tƣ sản. Trên tinh thần đổi mới từ 1986, văn học lãng mạn, văn xuôi Tự lực văn đoàn đƣợc nhìn nhận, nghiên cứu, đánh giá ngày một khách quan, khoa học hơn và đã khẳng định đƣợc những thành tựu và đóng góp to lớn của của bộ phận này với sự phát triển của văn học dân tộc. Không dừng lại ở đó, ý nghĩa văn học và ý nghĩa xã hội cũng đƣợc khẳng định khi nhiều nhà nghiên cứu đã chú ý, chỉ ra giá trị hiện thực là một trong những yếu tố tạo nên thành công trong nhiều tác phẩm của văn xuôi lãng mạn, đặc biệt trong những năm 1936 - 1939. Khái Hƣng là cây bút tiểu thuyết tiêu biểu của Tự lực văn đoàn. Cùng với Nhất Linh, Khái Hƣng với những sáng tác của mình đã tạo đƣợc vị trí quan trọng, có ảnh hƣởng rộng lớn tới văn xuôi nói riêng, văn học nói chung của giai đoạn 1930 - 1945. Tác phẩm của ông bao gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện trẻ em, kịch, thơ, khảo cứu, phê bình, tiểu phẩm, luận chiến… đăng trên báo Ngày nay. Sáng tác của Khái Hƣng vừa mở đầu, vừa thể hiện và khẳng định rất rõ mục đích, tôn chỉ của Tự lực văn đoàn. Đồng thời, góp phần đáng kể vào tiến trình hiện đại hóa nền văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Tìm hiểu về tƣ tƣởng, tác phẩm của ông là một vấn đề có ý nghĩa Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng Trường ĐHSP Hà Nội 2 2 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn quan trọng khi nghiên cứu văn học giai đoạn này. 1.2. Chú ý tới cảm quan hiện thực trong sáng tác của Khái Hƣng là chú ý tới một yếu tố quan trọng trong tƣ tƣởng và quan điểm thẩm mĩ của nhà văn - cơ sở tạo nên dấu ấn hiện thực đậm nét, ý nghĩa tích cực, tiến bộ của nhà văn thể hiện qua tác phẩm. Từ đó muốn xóa đi, kéo gần lại khoảng cách đã tồn tại trong quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu cũng nhƣ bạn đọc những năm trƣớc đây khi cho rằng văn xuôi lãng mạn hoàn toàn thoát li hiện thực. 1.3. Là một sinh viên năm cuối, với vốn hiểu biết hiện thời, tôi hi vọng sẽ góp thêm tiếng nói và công sức nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu tiểu thuyết Khái Hƣng để góp phần khẳng định vị trí của nhà văn trong văn học lãng mạn Việt Nam nói chung và văn xuôi lãng mạn nói riêng. Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hƣng. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945 Khái Hƣng là một trong số những tác giả đƣợc nhiều ngƣời chú ý, đặc biệt ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Trƣớc Cách mạng, các nhà phê bình đề cao những sáng tác có ý nghĩa Cách mạng của Khái Hƣng. Nhiều ý kiến ca ngợi nội dung tƣ tƣởng chống lễ giáo phong kiến, chống chế độ đại gia đình, đòi giải phóng cá nhân, góp phần đem luồng không khí mới phấn khởi, tiến bộ vào xã hội. Tiểu thuyết của Khái Hƣng đƣợc độc giả đón nhận nồng nhiệt. Ông là một trong những tác giả đƣợc nhiều ngƣời nói tới qua các bài viết đánh giá chung về nhà văn, hoặc các bài phê bình, giới thiệu sách của Nhất Linh, Trƣơng Tửu, Đức Phiên, Trần Thanh Mại, Hồng Điểu… đăng trên các báo: Loa, Phụ nữ thời đàm, Ngọ báo, Sông Hương, Nhật Tân… Ngoài ra còn các công trình nghiên cứu của Trƣơng Chính, Dƣơng Quảng Hàm với những nhận Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng Trường ĐHSP Hà Nội 2 3 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn xét tinh tế. Theo Dƣơng Quảng Hàm, tác phẩm của Khái Hƣng “đƣợc xếp vào khuynh hƣớng xã hội và đƣợc đánh giá là có nhiều đóng góp về đƣờng xã hội và văn chƣơng. Về đƣờng xã hội, nhà văn muốn xóa bỏ hủ tục để cải cách xã hội theo các quan niệm mới, chỉ trích các phong tục, tập tục cũ và giãi bày những ý tƣởng mới về sinh hoạt trong gia đình hoặc xã hội. Về đƣờng văn chƣơng, Khái Hƣng muốn trừ khử lối văn chịu ảnh hƣởng của Hán văn mà viết lối văn bình thƣờng, giản dị, ít dùng chữ Nho, theo cú pháp mới, để đƣợc phổ cập trong dân chúng…” [5, 445]. Vì vậy, Khái Hƣng đƣợc tôn vinh là nhà tiểu thuyết có tài, là một văn sĩ mở đầu cho một kỷ nguyên văn nghệ mới. Nhiều cuốn tiểu thuyết của nhà văn đƣợc đánh giá rất cao. Tuy nhiên, dƣới con mắt của một số nhà phê bình đƣơng thời thì tiểu thuyết của Khái Hƣng cũng còn ít nhiều hạn chế nhƣ: đôi khi tƣ tƣởng không thiết thực, có tác phẩm kết cấu không chặt chẽ, thậm chí hành văn còn có những lỗi về dùng từ, đặt câu… 2.2. Sau Cách mạng tháng Tám 1945 Sau Cách mạng tháng Tám, trong điều kiện chiến tranh, suốt một thời gian dài tiểu thuyết của Khái Hƣng không đƣợc quan tâm và phải đến sau năm 1954, nó mới đƣợc đề cập đến. Nhƣng, do sự phức tạp của tình hình chính trị nên ở hai miền Nam - Bắc có cách đánh giá khác nhau. 2.2.1. Ở miền Nam trước 1975 Trƣớc 1975, nhiều tác phẩm của Khái Hƣng đƣợc in lại và nhận đƣợc sự chú ý của các nhà giáo, nhà nghiên cứu. Trƣớc hết, phải kể đến những cuốn sách giáo khoa, sách tham khảo đã phân tích, bình giảng, khảo luận về tiểu thuyết Khái Hƣng nhƣ: Việt văn khảo luận (Lữ Hồ), Luận đề về Khái Hưng (Nguyễn Duy Diễn và Bằng Phong)… Nhiều bài báo, chuyên luận nghiên cứu về Tự lực văn đoàn, về tiểu thuyết hiện đại đã đánh giá tiểu thuyết của Khái Hƣng nhƣ những sự kiện, hiện Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng Trường ĐHSP Hà Nội 2 4 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn tƣợng tiêu biểu. Bên cạnh đó là các bài báo, hồi ký viết về tiểu sử, về những kỷ niệm sống và sáng tác của Khái Hƣng nhƣ: Tưởng nhớ Khái Hưng (Vũ Bằng), Cái chết của Khái Hưng (nhiều tác giả - Tạp chí thời tập, tập 5, trang 27). Họ hƣớng tới phân tích, thẩm định lại các cuốn tiểu thuyết của Khái Hƣng theo những phƣơng pháp và cách đọc mới. Một số ít cho rằng khi đọc lại những tác phẩm nổi tiếng của Tự lực văn đoàn, đôi khi không khỏi “cảm thấy một cái gì đó nhạt nhẽo, giả tạo, hời hợt, vụng về” [10, 16]. Nhƣng số đông thì đánh giá cao tiểu thuyết của Khái Hƣng, trong đó có những xu hƣớng thể hiện rõ ý đồ chính trị là đề cao khía cạnh khuynh hƣớng văn học tƣ sản. Tuy vậy cũng phải kể đến những cách tiếp cận tích cực của giới trí thức miền Nam ở giai đoạn này. Có nhà nghiên cứu tiếp tục những phƣơng pháp phê bình từ thời tiền chiến. Có ngƣời lại tiếp thu những phƣơng pháp phê bình hiện đại mới du nhập từ phƣơng Tây và đem lại những cách nhìn nhận mới. Phạm Thế Ngũ đánh giá: “Văn nghệ Tự lực văn đoàn còn nhƣ trăng mới lên, hoa mới nở, ngƣời ta muốn vui muốn nhìn đời qua cặp kính hồng” [14, 424]. Hay: “Đến Tự lực văn đoàn đƣa ra chủ trƣơng viết giản dị, dễ hiểu, ít chữ Nho (…). Họ muốn làm một cuộc dung hòa, bỏ câu văn Nam Phong, nhƣng cũng không đi vào cái cực đoan Hoàng Tích Chu, mà muốn gây một lối văn giản dị, dễ hiểu cho đám đông trung lƣu, một lối văn An Nam theo họ nói. Văn ấy có thể thấy mẫu mực trong tác phẩm đầu tay của Khái Hƣng: Hồn bướm mơ tiên” [14, 429]. Thế Phong đề cao tài năng tiểu thuyết “thiên bẩm” của Khái Hƣng và khẳng định: “Về nghệ thuật tiểu thuyết, không phải mỗi lúc lại có một Khái Hƣng” và “có thể gọi Khái Hƣng là ngƣời đầu tiên biết viết tiểu thuyết trong lịch sử cực thịnh của văn chƣơng Việt Nam ở giai đoạn đầu” [16, 46+47]. Mặc dù có những ý kiến khác nhau, nhƣng xu hƣớng đề cao những sáng tác của Khái Hƣng là xu hƣớng nổi bật. Họ đã đƣa ra nhận xét: Hầu hết Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng Trường ĐHSP Hà Nội 2 5 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn các tác phẩm của ông đều xoáy vào chủ đề: đề cao tình yêu tự do, chống lễ giáo phong kiến, một phần cải cách xã hội. Truyện của ông phần kết bao giờ cũng gây cảm giác bâng khuâng, man mác cho bạn đọc. Bên cạnh đó, họ cũng chỉ ra đƣợc phần nào cái chƣa hay trong các tiểu thuyết luận đề và tính chất lãng mạn không tƣởng trong một số tác phẩm. 2.2.2. Ở miền Bắc trước 1975 Trong thời kì này, có nhiều bài nghiên cứu đề cập đến Khái Hƣng nhƣng các đánh giá còn dè dặt, do quan điểm lúc đó khi nhìn nhận văn học lãng mạn còn bị định kiến chính trị chi phối. Vào những năm cuối thập niên 50, đầu thập niên 60 thế kỉ XX, xuất hiện một số cuốn sách và giáo trình nghiên cứu chú ý tới tiểu thuyết của Khái Hƣng nhƣ: Văn học Việt Nam 1930 - 1945 của Bạch Năng Thi và Phan Cự Đệ (NXB Giáo Dục Hà Nội, 1961), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 của Viện Văn học (NXB Văn hóa, 1964). Nhìn chung, do vận dụng quan điểm chính trị, quan điểm giai cấp một cách máy móc, giáo điều vào nghiên cứu văn học nên một số ngƣời đánh giá có phần quá nghiêm khắc về tác phẩm của ông với nhiều định kiến nặng nề. Những đóng góp của Khái Hƣng không đƣợc đánh giá khách quan, những thiếu sót, hạn chế lại bị quá nhấn mạnh. Vì vậy, tiểu thuyết của ông đƣợc hiểu là: tiêu cực, có hại, suy đồi và có tính chất phản động nhƣ: “Trong những tác phẩm đƣợc xuất bản từ 1936 đến 1943, tuy vẫn có một số yếu tố tốt nhƣ chống quan lại phong kiến trong gia đình, phản ánh sự ti tiện của những con ngƣời đặt đồng tiền lên trên hết tất cả, phê phán một số địa chủ tham lam, ngu dốt, nhƣng những mặt tiêu cực trong tƣ tƣởng, tình cảm của Khái Hƣng phát triển mạnh hơn. Tiêu sơn tráng sĩ (…) ca ngợi bọn ngƣời phục vụ cho một chế độ suy tàn, không hề nghĩ tới nhân dân (…). Trống mái tô vẽ lối sống của tƣ sản (…). Chủ nghĩa cải lƣơng trong phản động biểu hiện rõ rệt nhất trong Gia đình. Ở đây, tác giả [...]... rõ những yếu tố hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình - Khóa luận hƣớng tới tìm hiểu và phân tích cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hƣng qua các phƣơng diện: Nội dung phản ánh và nghệ thuật trong tác phẩm 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Khóa luận tìm hiểu: Cảm quan hiện thực của Khái Hƣng trong tiểu thuyết Gia đình - Khóa luận tập trung phân tích tiểu thuyết Gia đình Ngoài ra... sống hiện đại trong đó cá nhân của mỗi ngƣời đƣợc tự khẳng định mạnh mẽ trƣớc xã hội Tác phẩm Gia Trường ĐHSP Hà Nội 2 16 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng đình là lời tuyên chiến khá hùng hồn về quyền lợi cá nhân cũng nhƣ chống lại lễ giáo và đại gia đình phong kiến Nhƣ vậy, một trong những cơ sở hình thành cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết của. .. Chƣơng 2: Cảm quan hiện thực thể hiện qua nội dung phản ánh Chƣơng 3: Cảm quan hiện thực thể hiện qua hình thức nghệ thuật Trường ĐHSP Hà Nội 2 9 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Tác giả Khái Hƣng 1.1.1 Cuộc đời Khái Hƣng, tên thật là Trần Giƣ, sinh năm 1896 (1897?), mất 1947 Khi đi buôn dầu ở Ninh Giang,... dụng trong việc phân tích nội dung, nghệ thuật của tác phẩm để thấy đƣợc những yếu tố hiện thực chi phối trong tác phẩm 5.4 Phƣơng pháp So sánh đối chiếu Phƣơng pháp So sánh đối chiếu giúp chúng tôi so sánh những tác phẩm ra đời cùng thời với tiểu thuyết Gia đình để làm sáng tỏ những yếu tố hiện thực trong tiểu thuyết 6 Đóng góp của khóa luận Khóa luận làm rõ Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình. .. tác phẩm này, ngòi bút của Khái Hƣng hƣớng tới việc lên án lễ giáo phong kiến cùng chế độ đại gia đình lạc hậu Trường ĐHSP Hà Nội 2 18 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng CHƢƠNG 2 CẢM QUAN HIỆN THỰC THỂ HIỆN QUA NỘI DUNG PHẢN ÁNH 2.1 Phê phán mạnh mẽ lễ giáo phong kiến Giá trị nội dung đƣợc chú ý trong sáng tác của các nhà văn giai đoạn 1930 - 1945... cái hay của mình, và nếu gặp dịp, để làm giảm thế lực, hạ giá trị của kẻ khác” Trường ĐHSP Hà Nội 2 24 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng Dƣới ngòi bút của Khái Hƣng, mọi sự thật trong gia đình hay ngoài xã hội đều đƣợc phơi bày một cách chân thực Nhà văn không ngần ngại che giấu đi những thói xấu xa, ích kỉ trong gia đình cũng nhƣ chốn quan trƣờng... Văn Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng Qua tác phẩm Khái Hƣng đã cho chúng ta thấy cái gia đình ấy hiện ra với tất cả những sai sót, những khía cạnh bi hài vốn có Đó cũng là hệ quả tất yếu khi sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân đã dâng cao, lễ giáo và đại gia đình phong kiến với lối sống cũ trở nên lỗi thời 2.1.3 Phê phán xã hội quan trường thối nát Giai cấp phong kiến hiện. .. biểu của Tự lực văn đoàn và khuynh hƣớng hiện thực phê phán Trường ĐHSP Hà Nội 2 7 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng 5 Phƣơng pháp nhiên cứu Để thực hiện khoá luận chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu sau: 5.1 Phƣơng pháp Tiếp cận hệ thống Phƣơng pháp Tiếp cận hệ thống giúp chúng tôi tìm hiểu, tiếp cận đƣợc những yếu tố hiện thực trong tiểu thuyết. .. nhanh sang thời kì hiện đại Từ 1932, vấn đề và ý thức giải phóng cá nhân trở thành ý thức thƣờng trực trong cảm quan hiện thực và nội dung phản ánh của văn học lãng mạn Trường ĐHSP Hà Nội 2 26 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng Sống trong xã hội mới với những tƣ tƣởng mới, khi xã hội luôn biến đổi không ngừng thì trong tƣ tƣởng của con ngƣời cũng... con đƣờng tiểu thuyết luận đề” nhằm khai phá dòng sinh khí mới trong văn học qua lăng kính xã hội Đồng thời, nêu ra thực trạng trong cuộc sống bi Trường ĐHSP Hà Nội 2 13 Nguyễn Thu Hằng - K36B Văn Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng đát của xã hội đầy rẫy với nhân tình thế thái, với cảnh đời ô trọc, giá trị cao quý đích thực của nhiều tầng lớp nổi trôi, trầm luân trong cuộc . Chƣơng 2: Cảm quan hiện thực thể hiện qua nội dung phản ánh. Chƣơng 3: Cảm quan hiện thực thể hiện qua hình thức nghệ thuật. Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng Trường. tích và làm rõ những yếu tố hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình. - Khóa luận hƣớng tới tìm hiểu và phân tích cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hƣng qua các phƣơng diện:. tố hiện thực trong tiểu thuyết. 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận làm rõ Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hƣng. Trên cơ sở đó, khóa luận sẽ cho thấy rõ thành tựu của

Ngày đăng: 16/07/2015, 07:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan