Văn hoá tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người việt

63 1K 1
Văn hoá tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== ĐẶNG THỊ THU VĂN HÓA TÂM LINH TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Việt Nam học HÀ NỘI – 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== ĐẶNG THỊ THU VĂN HÓA TÂM LINH TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Việt Nam học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. VŨ NGỌC DOANH HÀ NỘI – 2014 Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2 Đặng Thị Thu Lớp K36E - VNH LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới ThS, GVC, Vũ Ngọc Doanh - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các Thầy, Cô giáo trong khoa Ngữ Văn đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Khóa luận được hoàn thành, song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ phía Thầy, Cô và các bạn để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2014 Tác giả khóa luận Đặng Thị Thu Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2 Đặng Thị Thu Lớp K36E - VNH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của Th.S, GVC Vũ Ngọc Doanh. Kết quả thu được là hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả nghiên cứu của những tác giả khác. Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2014 Tác giả khóa luận Đặng Thị Thu Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2 Đặng Thị Thu Lớp K36E - VNH DANH MỤC VIẾT TẮT Nxb Nhà xuất bản Nxb VHTT Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Nxb TPHCM Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2 Đặng Thị Thu Lớp K36E - VNH MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Đóng góp của đề tài 3 7. Bố cục 3 NỘI DUNG 4 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 4 1.1. Khái niệm văn hóa 4 1.2. Khái niệm tâm linh 5 1.3. Khái niệm văn hóa tâm linh 6 1.4. Khái niệm tổ tiên và thờ cúng tổ tiên 7 1.5. Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 9 1.6. Văn hóa tâm linh trong đời sống xã hội Việt Nam 10 Chương 2: VĂN HÓA TÂM LINH TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT 12 2.1. Văn hóa tâm linh trong mọi mặt của đời sống 12 2.1.1. Văn hóa tâm linh trong đời sống cá nhân 12 2.1.2. Văn hóa tâm linh trong đời sống gia đình 13 2.1.3. Văn hóa tâm linh trong đời sống cộng đồng làng xã 14 2.1.4. Văn hóa tâm linh với Tổ quốc giang sơn 14 2.1.5. Văn hóa tâm linh trong văn học nghệ thuật 15 2.1.6. Văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng tôn giáo 16 2.2. Văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của quốc gia 17 Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2 Đặng Thị Thu Lớp K36E - VNH 2.3. Văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng làng xã 22 2.4. Văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dòng họ 29 2.5. Văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của gia đình 36 2.5.1. Sự khác biệt giữa thờ cúng tổ tiên và thờ thần 36 2.5.2. Những ý niệm thiêng liêng về thờ cúng tổ tiên 37 2.6. Ý nghĩa của văn hóa tâm linh trong thờ cúng tổ tiên 40 2.6.1. Thờ cúng tổ tiên là điều kiện duy trì những không gian thiêng liêng, những môi trường văn hóa truyền thống 41 2.6.2. Thờ cúng tổ tiên dấy lên lòng hiếu thảo nhân nghĩa 42 2.6.3. Thờ cúng tổ tiên là duy trì ý thức hướng về cội nguồn 43 KẾT LUẬN 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2 Đặng Thị Thu 1 Lớp K36E - VNH MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tín ngưỡng là một bộ phận của ý thức xã hội, là một yếu tố thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần được hình thành trong lịch sử văn hoá. Trên thế giới có hàng nghìn loại hình tín ngưỡng khác nhau nhưng hiếm thấy có loại hình nào lại chứa đựng đạo lý sâu sắc như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phổ quát của người Việt Nam, nó đã trở thành một tập tục truyền thống có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc và có vai trò thiết yếu trong đời sống xã hội, tín ngưỡng ấy đã tạo thành một thành tố quan trọng của nền văn hóa bản địa. Nó góp phần duy trì ý thức nhớ về cội nguồn, dấy lên lòng hiếu thảo nhân nghĩa và trở thành đạo lý tốt đẹp trong mỗi gia đình. Trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử thờ cúng tổ tiên đã chiếm được ví trí thiêng liêng trong tinh thần người Việt. Ý thức con người có tổ có tông được bảo tồn trong cõi tâm linh và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác dù họ sống nơi Tổ quốc hay lưu vong nơi xứ người. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam trong quá trình tồn tại và phát triển đã góp phần tạo ra những giá trị ý nghĩa sâu sắc như lòng hiếu thảo, lòng nhân ái, tính cộng đồng, lòng yêu nước, tinh thần sáng tạo Hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ được nâng cao lên là hiếu với dân với nước. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn là một trong những nhân tố góp phần bảo tồn, duy trì văn hoá truyền thống, tập tục mang đậm nét văn hoá của người Việt. Tuy nhiên trước sự thay đổi của cơ chế thị trường, trước làn sóng đô thị hóa ồ ạt như hiện nay, diện mạo và giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam dần thay đổi tạo nên những mặt tiêu cực như phô trương về tiền tài địa vị, danh vọng, lễ thức cầu kỳ tốn kém nặng về yếu tố mê tín làm mất đi yếu tố thiêng liêng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, khoe sự giàu sang hơn là biểu hiện lòng thành. Điều đó đã ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng nền văn hoá Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2 Đặng Thị Thu 2 Lớp K36E - VNH tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Xuất phát từ tình hình đó tôi chọn đề tài “Văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt” 2. Lịch sử vấn đề Thờ cúng tổ tiên là một đề tài lớn thu hút được nhiều tác giả quan tâm tìm hiểu và có nhiều công trình nghiên cứu về thờ cúng tổ tiên như: Trương Thìn, Nghi lễ thờ cúng tổ tiên đền chùa miếu phủ, Nxb Hà Nội Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP HCM Nguyễn Đăng Duy, Văn hóa tâm linh, Nxb Hà Nội Và còn nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhưng nghiên cứu về “Văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt” thì chưa có hoặc nếu có thì cũng chỉ đề cập đến một khía cạnh nào đó. Tuy nhiên công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước là cơ sở là nền tảng để cho người viết và thế hệ mai sau học hỏi, tự hào với truyền thống văn hóa thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có lịch sử hình thành lâu đời và có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa xã hội ở nước ta. Cùng với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, các hình thức nghi lễ thờ cúng và các dạng tín ngưỡng khác có liên quan cũng được phát triển và góp phần tạo nên tính đa dạng của văn hóa Việt Nam. Nên mục đích khi làm khóa luận này tác giả muốn tìm hiểu về nguồn gốc ra đời của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên qua đó thấy được ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. 3.2. Nhiệm vụ nghiêm cứu Phân tích nguồn gốc, đặc điểm và ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đề xuất một số giải pháp để bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2 Đặng Thị Thu 3 Lớp K36E - VNH 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở miền Bắc Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp khảo sát Phương pháp phân tích Phương pháp tra cứu Phương pháp tổng hợp Phương pháp so sánh Phương pháp truy vấn thông tin Internet 6. Đóng góp của đề tài Bổ sung nghiên cứu về văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Đề xuất các giải pháp để tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ngày càng đóng vai trò tích cực trong xã hội Việt Nam. 7. Bố cục Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề chung Chương 2. Văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Chương 3. Thực trạng và giải pháp của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội hiện nay [...]... Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2 ác, cái xấu trong lòng Ý nghĩa tích cực của các hoạt động văn hoá tâm linh được người Việt khai thác rất có hiệu quả vào việc giáo dục các thế hệ con cháu, cấu kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc, truyền thống Hoạt động văn hoá tâm linh đã trở thành một nhu cầu văn hoá lành mạnh, đầy tính nhân văn của người Việt Nam Hãy lấy tục thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam làm ví dụ Thờ cúng. .. niệm văn hoá tâm linh có thể trình bày như sau: Văn hoá tâm linh là văn hoá biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tôn giáo” (Nguyễn Đăng Duy, giáo trình văn hoá tâm linh) 1.4 Khái niệm tổ tiên và thờ cúng tổ tiên Thờ cúng tổ tiên là hiện tượng mang tính lịch sử - xã hội, tồn tại phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong. .. tổ tiên là một nét đẹp trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam Hầu như gia đình Việt Nam nào cũng có bàn thờ tổ tiên Trong tâm thức của người Việt Nam, ông bà, cha mẹ, những người ruột thịt thân yêu của họ dù có “khuất bóng” nhưng không “mất” Họ vẫn “sống” trong tình cảm tôn kính, yêu thương, nhớ nhung, gần gũi của người hiện tại Trong không gian thiêng và thời gian thiêng đó, từ sâu thẳm trong tâm. .. phấn đấu, vươn lên những giá trị cao đẹp của cái Chân - Thiện - Mỹ mà tổ tiên họ, cha ông họ mong muốn Đặng Thị Thu 11 Lớp K36E - VNH Khoa Ngữ Văn Trường ĐHSP Hà Nội 2 Chƣơng 2 VĂN HÓA TÂM LINH TRONG TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT 2.1 Văn hóa tâm linh trong mọi mặt của đời sống 2.1.1 Văn hóa tâm linh trong đời sống cá nhân Trong đời sống cá nhân của người theo tôn giáo thì suốt đời họ chỉ... những di sản văn hoá là trách nhiệm của mỗi người và cũng là để góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc 2.4 Văn hóa tâm linh trong tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của dòng họ Những giá trị văn hoá vật chất độc đáo của dòng họ người Việt được thể hiện trên nhiều phương diện Đến tận hôm nay, tuy có nhiều biến đổi bởi quá trình đô thị hoá nhưng nhiều từ đường của các dòng... giải thoát cho cái chết Như thế lại thấy tín ngưỡng và tôn giáo đều phát tín hiệu thiêng liêng nhưng mục đích lại khác nhau Lại thấy tâm linh như đồng nghĩa với tín ngưỡng, hướng tới thiện mỹ cho cuộc đời này 2.2 Văn hóa tâm linh trong tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của quốc gia Theo các nhà nghiên cứu văn hóa trong và ngoài nước Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là biểu trưng cho triết lý nhân văn “con người. .. sống chăm lo cho linh hồn người chết, vong hồn của người chết sẽ quan tâm đến sự sống của người đang sống 1.6 Văn hóa tâm linh trong đời sống xã hội Việt Nam Văn hoá tâm linh là một thuật ngữ được dùng để chỉ một loại hình văn hoá tinh thần đặc thù của người Việt Nam, lấy đối tượng là sự bày tỏ tình cảm linh thiêng, niềm tin linh thiêng, sự tri ân của những người đang sống đối với những người thân đã... triển tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam trước hết là quan niệm của Phật giáo về cái chết, kiếp luân hồi và nghiệp báo Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo có ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt nhưng không vì thế mà có sự sao chép y nguyên Người Việt Nam quan niệm rằng cha mẹ tổ tiên luôn lo lắng, quan tâm cho con cái ngay cả khi họ đã chết Người sống... không thể chạm tới Tâm linh huyền ảo được thêu dệt lên từ những sự việc, hiện tượng đó Những biểu hiện trên được con người nhận thức, tỏ thái độ (e dè, sợ hãi hay huyền diệu) và bắt buộc hành động tạo nên môi trường văn hoá tâm linh Văn hoá tâm linh đan quyện, quán xuyến văn hoá tinh thần Văn hoá tinh thần là biểu hiện văn hoá tâm linh trong cuộc sống Như vậy khi nói đến văn hoá tâm linh, nội dung quan... tục, tập quán của mỗi cộng đồng, dân tộc Thờ và cúng là hai yếu tố có tác động qua lại và tạo nên chỉnh thể riêng biệt - đó là sự thờ phụng tổ tiên 1.5 Nguồn gốc của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trước hết phải đề cập đến chế độ mẫu quyền Khi bước vào chế độ mẫu quyền vai trò của người phụ nữ trở nên quan trọng trong hoạt động kinh tế và sinh hoạt của gia đình . tổ tiên 7 1.5. Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 9 1.6. Văn hóa tâm linh trong đời sống xã hội Việt Nam 10 Chương 2: VĂN HÓA TÂM LINH TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT. Văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dòng họ 29 2.5. Văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của gia đình 36 2.5.1. Sự khác biệt giữa thờ cúng tổ tiên và thờ thần. 2.1.4. Văn hóa tâm linh với Tổ quốc giang sơn 14 2.1.5. Văn hóa tâm linh trong văn học nghệ thuật 15 2.1.6. Văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng tôn giáo 16 2.2. Văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ

Ngày đăng: 16/07/2015, 07:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan