Cảm hứng thế sự trong thơ phan thúc trực

56 785 5
Cảm hứng thế sự trong thơ phan thúc trực

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ ĐẢM CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG THƠ PHAN THÚC TRỰC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ ĐẢM CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG THƠ PHAN THÚC TRỰC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN THỊ TÍNH HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian vừa qua, đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô và các bạn sinh viên trong khoa Văn - Trƣờng đại học sƣ phạm Hà Nội 2, tôi đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp đại học với đề tài “Cảm hứng thế sự trong thơ Phan Thúc Trực”. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - Thạc sĩ Nguyễn Thị Tính - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tình để tôi hoàn thành khoá luận này. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, tổ Văn học Việt Nam - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thiết đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận. Trong khuôn khổ thời gian có hạn nghiên cứu đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Đảm LỜI CAM ĐOAN Khoá luận tốt nghiệp đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Tính. Tôi cam đoan rằng: - Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi - Kết quả này không trùng với bất cứ tác giả nào đã đƣợc công bố Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Đảm MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Phạm vi nghiên cứu 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 6. Bố cục khoá luận 5 NỘI DUNG Chương 1. KHÁI NIỆM CẢM HỨNG THẾ SỰ VÀ CƠ SỞ NẢY SINH CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG THƠ PHAN THÚC TRỰC 6 1.1. Khái niệm cảm hứng thế sự 6 1.1.1. Khái niệm cảm hứng 6 1.1.2. Khái niệm cảm hứng thế sự 7 1.2. Cơ sở nảy sinh cảm hứng thế sự trong thơ Phan Thúc Trực 7 1.2.1. Bối cảnh thời đại 7 1.2.2. Tác giả Phan Thúc Trực 12 Chương 2. CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG THƠ PHAN THÚC TRỰC 17 2.1. Nỗi buồn về lý tƣởng nhà Nho 17 2.2. Niềm thƣơng dân khốn khổ lầm than 29 2.3. Từ bi kịch cá nhân đến sự xót xa trƣớc sự hữu hạn mỏng manh của kiếp ngƣời 39 KẾT LUẬN 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thám hoa Phan Thúc Trực đã đƣợc giới thiệu với bạn đọc qua các bản dịch Quốc sử di biên của Viện Sử học, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin năm 2009, do Đỗ Mộng Khƣơng dịch, Hoa Bằng hiệu đính và chú thích, và bản dịch của Viện Hán Nôm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 2010, do nhóm TS. Nguyễn Thị Oanh, Ths. Nguyễn Thị Hƣờng, Ths. Nguyễn Tố Lan dịch chú thích, TS. Nguyễn Thị Oanh giới thiệu. Qua đó ngƣời đọc đƣợc biết đến Thám hoa Phan Thúc Trực trong tƣ cách một nhà sử học đã ghi chép và sƣu tầm đƣợc nhiều sử liệu quý báu bổ sung cho Quốc sử đầu nhà Nguyễn. Thế nhƣng ít ngƣời biết đến ông trong tƣ cách một tác giả văn học, một nhà thơ với những thi tập giá trị trong cuốn Cẩm Đình thi tuyển tập, Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 2011 của PGS.TS. Nguyễn Thị Oanh giới thiệu - phiên âm - dịch chú. Nhà thơ Phan Thúc Trực cần đƣợc ghi nhận một vị trí quan trọng không thể thiếu trong diễn trình lịch sử văn học trung đại Việt Nam. Tuy cuộc đời ngắn ngủi chỉ 44 năm nhƣng số lƣợng công trình, sáng tác ông để lại cho đời là không nhỏ. Đọc thơ văn ông nhiều ngƣời sẽ rất tâm đắc với không ít bài viết về quê hƣơng đất nƣớc, gia đình, ngƣời thân, thiên nhiên, con ngƣời. Với sự suy tƣ, phân tích của một nhà khoa học và trái tim nhạy cảm đầy tình yêu thƣơng, Phan Thúc đã để lại cho đƣơng thời và hậu thế những vần thơ giàu chất hiện thực, gần gũi với cuộc sống đời thƣờng. Khi tìm hiểu trƣớc tác thi ca của ông, Nguyễn Thị Oanh đã nhận thấy Phan Thúc Trực không phải là trƣờng hợp ngoại lệ của thơ văn thế kỉ XVIII - XIX, một thời kì “xuất hiện nhiều bức tranh sinh hoạt đời thường của người dân, nhiều cảnh trí thiên nhiên ở mọi miền đất nước mang nhiều dấu hiệu gần gũi với bút pháp hiện thực rất giàu tính nhân văn và tính trữ tình”[13; 22]. Chúng ta có thể thấy trong thơ ông cái đời thƣờng và tính thời sự đƣợc hòa quện với nhau, trong đó 2 tính thời sự không hẳn là chuyện quân quốc đại sự mà có khi chỉ là những chuyện thƣờng ngày trong cuộc sống nhà thơ và những ngƣời xung quanh. Thơ Phan Thúc Trực trƣớc hết thể hiện một tấm lòng. Tấm lòng của một nho sinh trung hậu, ân tình đối với đất nƣớc, với những ngƣời dân quê lam lũ, đói nghèo, với các bậc thức giả tiền bối, với non song đất nƣớc, với bạn bè và gia đình. Là một con ngƣời từng trải, gắn bó với cuộc sống đời thƣờng nên nỗi buồn, bi kịch trong thơ Phan Thúc Trực không chỉ là nỗi buồn cá nhân mà chủ yếu là nỗi buồn cuộc đời, nỗi buồn thời thế. Hay nói khác đi đó là lòng ƣu thời mẫn thế, là cảm hứng thế sự trong thơ Phan Thúc Trực. Quả thực thơ Phan Thúc Trực có tiếng nói riêng, giọng điệu riêng, có những nét mới, là một cống hiến đáng lƣu ý trong nền thơ đầu thế kỉ XIX. Song hiện nay, sáng tác của ông chƣa đƣợc nhiều ngƣời quan tâm biết đến. Cái tên Phan Thúc Trực còn xa lạ trong các công trình nghiên cứu về văn học thế kỉ XIX. Đó thực sự là điều thiệt thòi lớn cho ông và thi đàn văn học trung đại Việt Nam. Luận văn này hi vọng một phần nào đó đem lại cho độc giả cái nhìn chân xác về một tác giả văn học, nhận diện nhà thơ Phan Thúc Trực qua những sáng tác giá trị ông để lại. Cùng góp phần vào quá trình khai sáng một hiện tƣợng của văn học Việt Nam trung đại cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Thêm nữa, thơ văn Phan Thúc Trực còn lạ lẫm với bạn đọc, với văn học nhà trƣờng. Do đó luận văn góp phần đánh thức lại mối quan tâm đến một tác giả văn học, góp phần điều chỉnh nhận thức của bạn đọc, giới nghiên cứu về vấn đề thơ ca Phan Thúc Trực, từ đó khẳng định đúng vị trí của ông trên văn đàn. Giúp công tác giảng dạy văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX ở các trƣờng cao đẳng và đại học đƣợc đầy đủ, toàn diện, có chất lƣợng hơn. 3 2. Lịch sử vấn đề Nhƣ trên chúng tôi đã nói các công trình, tác phẩm của Phan Thúc Trực do chƣa đƣợc dịch, công bố, giới thiệu rộng rãi nên cái tên của ông còn xa lạ trong nền văn học Việt Nam trung đại đầu thế kỉ XIX. Cho nên việc nghiên cứu phê bình tìm hiểu thơ văn Phan Thúc Trực ở nhiều khía cạnh khác nhau còn hạn chế cả về số lƣợng và đề tài. Cảm hứng thế sự trong thơ Phan Thúc Trực cũng là một vấn đề chƣa đƣợc bàn luận toàn diện. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này cũng đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu, các bài viết có liên quan gián tiếp đến vấn đề khóa luận đề cập nhƣ: 1. Luận văn Thạc sĩ của Bùi Thị Hồng Giang (Đại học KHXH và NV, Hà Nội, năm 2010) với nhan đề Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên có giới thiệu đôi nét về một số tác phẩm thơ văn còn lại của Phan Thúc Trực. 2. Bài viết Quốc sử di biên - một số vấn đề về văn bản, tác giả và tác phẩm của TS. Nguyễn Thị Oanh đăng ở phần đầu sách Quốc sử di biên, Nxb KHXH ấn hành năm 2010 có đề cập đến một số bài thơ trong Cẩm Đình thi tuyển tập. 3. Trần Thị Giáng Hoa với bài Về tác giả bài thơ Vịnh Lưỡng Kiên sơn (Thông báo Hán Nôm học năm 2009) có giới thiệu và khẳng định tác giả bài thơ Vịnh Lưỡng Kiên sơn là Phan Thúc Trực. 4. Cuối năm 2010, Luận văn Thạc sĩ của Lê Trọng Tuyên (ĐHSPHN) về đề tài Nghiên cứu văn bản Cẩm Đình thi tuyển tập, đã làm sáng tỏ một số vấn đề văn bản và giới thiệu khoảng 20 bài thơ trong Cẩm Đình thi tuyển tập. 5. Kỉ yếu hội thảo khoa học, Danh nhân văn hoá Đình nguyên Thám hoa Phan Thúc Trực, Nxb. KHXH, Hà Nội, 2012. Nhƣ vậy, các công trình trên chỉ nghiên cứu tìm hiểu và giới thiệu về mặt văn bản các sáng tác của Phan Thúc Trực chứ chƣa đi tìm hiểu sâu sắc về nội dung tƣ tƣởng. Và Cảm hứng thế sự trong thơ ông vẫn còn rất mới lạ. 4 Nhƣng nếu nhìn nhận một cách khách quan, ta có thể nhận thấy các công trình nghiên cứu, các bài viết đã đề cập đến một khía cạnh nào đó của vấn đề. Bài viết “Hành trình thơ Phan Thúc Trực, chặng đƣờng Hiệu tần thi tập”, trong Danh nhân văn hoá Đình nguyên Thám hoa Phan Thúc Trực, PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh có viết: “Mở đầu con đường thơ của Phan Thúc Trực đã là những bài thơ buồn. Buồn vì người đời chỉ trọng quan chức, buồn vì thi không đỗ, trong cuộc khen chê rối bời, mưa gió rét mướt và đặc biệt đau khổ là cuộc sống tinh thần, vợ chồng bị xáo trộn bởi một biến cố quan trọng trong cuộc đời tác giả: người vợ hiền thảo đột ngột qua đời…” [3; 296]. Viết về những tâm sự thời thế ở cuốn Cẩm Đình thi tuyển tập, PGS.TS. Nguyễn Thị Oanh khẳng định: “Cẩm Đình thi tuyển tập đã khắc hoạ sâu sắc tình cảm của tác giả đối với người dân. Sự khốn khó, vất vả của người dân được ông mô tả khá chi tiết, nhất là những lúc dân gặp cảnh thiên tai lũ lụt” [13; 27]. Nhìn chung các nhà nghiên cứu gần đây đã có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu giới thiệu thơ Phan Thúc Trực, song phạm vi cũng nhƣ nội dung nghiên cứu còn hạn hẹp, chƣa cho thấy đƣợc những giá trị tiềm ẩn và những đóng góp của ông cho lịch sử văn học nƣớc nhà. Tuy nhiên với những công trình, bài viết trên đây lại là những tài liệu, gợi ý cần thiết cho ngƣời viết trong quá trình triển khai và thực hiện đề tài khóa luận. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài, chúng tôi hƣớng đến các mục đích: - Thấy đƣợc cảm hứng thế sự, nỗi niềm ƣu thời mẫn thế của Phan Thúc Trực - Thấy đƣợc tài năng vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn Phan Thúc Trực - Nhận diện và có cái nhìn xác đáng đối với sáng tác thơ ca của Phan Thúc Trực trong văn học Việt Nam trung đại. 5 4. Phạm vi nghiên cứu Nhƣ tên đề tài đã nêu phạm vi nghiên cứu của khóa luận tập trung vào những sáng tác thơ ca của Phan Thúc Trực mà cụ thể đó là các thi tập của ông đƣợc tổng hợp và dịch thuật trong Cẩm Đình thi tuyển tập do TS. Nguyễn Thị Oanh biên soạn. 5. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài này ngƣời viết sử dụng một số phƣơng pháp chính sau đây: - Phƣơng pháp thống kê, phân loại - Phƣơng pháp phân tích, bình giảng - Phƣơng pháp so sánh Trong quá trình triển khai khóa luận, ngƣời viết không tuyệt đối hóa phƣơng pháp nào, lúc cần thiết có thể sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp trên. 6. Bố cục khóa luận A. Mở đầu B. Nội dung Chƣơng 1. Khái niệm cảm hứng thế sự và cơ sở nảy sinh cảm hứng thế sự trong thơ Phan Thúc Trực Chƣơng 2. Cảm hứng thế sự trong thơ Phan Thúc Trực. C. Kết luận [...]... đƣợc nảy sinh trong hoàn cảnh đặc biệt Đứng trƣớc thời đại lịch sử đầu thế kỉ thứ XIX, Phan Thúc Trực đã có cảm hứng thế sự trong sáng tác của mình Dùng khái niệm cảm hứng thế sự khi nghiên cứu thơ Phan Thúc Trực, chúng tôi đề cập đến những biến thể gần gũi của cảm hứng bi kịch, thƣơng cảm, trăn trở, suy ngẫm… thƣờng đƣợc dùng trong lý luận văn học Nhƣ vậy cảm hứng thế sự trong thơ Phan Thúc Trực đƣợc... mạch nguồn của dòng cảm hứng thế sự trong thơ ông 16 Chương 2 CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG THƠ PHAN THÚC TRỰC 2.1 Nỗi buồn về lý tưởng nhà Nho Trong suốt mƣời thế kỉ văn học Việt Nam trung đại, nhà nho là lực lƣợng sáng tác chủ yếu, nhất là thế kỉ XV Là một nhà nho và là một “ông đồ xứ Nghệ”, Phan Thúc Trực không nằm ngoài quỹ đạo vận hành mà mỗi nhà nho thƣờng phải trải qua Thơ Phan Thúc Trực là sản phẩm sáng... 1 KHÁI NIỆM CẢM HỨNG THẾ SỰ VÀ CƠ SỞ NẢY SINH CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG THƠ PHAN THỨC TRỰC 1.1 Khái niệm cảm hứng thế sự 1.1.1 Khái niệm cảm hứng Theo Từ điển Tiếng Việt: Cảm hứng là trạng thái tâm lý đặc biệt khi sức chú ý đƣợc tập trung cao độ kết hợp với cảm xúc mãnh liệt tạo điều kiện để óc tƣởng tƣợng sáng tạo, hoạt động có hiệu quả” [17; 123] Nói cách khác, cảm hứng là tâm trạng, là cảm xúc đặc... thành nhiều loại: cảm hứng yêu nƣớc, cảm hứng nhân đạo… Mỗi thời đại có một loại cảm hứng riêng 1.1.2 Khái niệm cảm hứng thế sự Thế sự có thể hiểu một cách đơn giản là sự đời (gồm thời thế và thế thái nhân tình) Cảm hứng thế sự chính là tâm trạng, cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ trƣớc thực tại và đối với thực tại, là tâm trạng, suy nghĩ của nhà thơ trƣớc nhân tình thế thái Đó chính là những đớn đau dằn... là cuộc sống Là một nhà thơ trƣởng thành trong bối cảnh ấy, Phan Thúc Trực cũng luôn quan tâm đến thời cuộc, đến thế sự 1.2.2 Tác giả Phan Thúc Trực Phan Thúc Trực chào đời ngày 12 tháng 2 năm Kỉ Tị (tháng 1 - 1808) tại làng Phù Ninh, xã Vân Tụ, tổng Vân Tụ, huyện Đông Thành (nay là huyện Yên Thành) tỉnh Nghệ An Lúc đầu tên là Phan Dƣỡng Hạo, sau đổi tên là Phan Thúc Trực Họ Phan này vốn từ Hải Dƣơng... Cảm hứng là cái quan trọng quy định nhà văn trong việc tạo ra tác phẩm Hiện thực khách quan chỉ đi vào tác phẩm khi ngƣời nghệ sĩ nắm bắt 6 chính xác, sâu sắc hiện thực và cảm hứng sáng tạo Cảm hứng ở mỗi nhà văn luôn khác nhau Ở cùng một tác giả, loại cảm hứng này cũng bộc lộ sự không giống nhau Đó là những biến thể của cảm hứng chung này Cảm hứng có thể chia thành nhiều loại: cảm hứng yêu nƣớc, cảm. .. nền tảng lý luận văn học trong đó có xét đến những tác động của lịch sử, thời đại và bản thân nghệ sĩ tới nguồn cảm hứng sáng tạo riêng ấy 1.2 Cơ sở nảy sinh cảm hứng thế sự trong thơ Phan Thúc Trực 1.2.1 Bối cảnh thời đại Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, quốc gia phong kiến Việt Nam phát triển mạnh mẽ và đạt đến đỉnh cao của sự cƣờng thịnh ở thế kỉ XV Nhƣng từ thế kỉ XVI trở đi, nó bắt... cũng chết trẻ, một mình nuôi hai con, vậy mà làm nên sự nghiệp lớn Qua cuộc đời và sự nghiệp, qua những gì là bằng chứng còn lại đã đƣợc tìm thấy, ta thấy Phan Thúc Trực là một con ngƣời tâm đức trong sáng, cao thƣợng, giàu nghị lực đa tài năng Ông là một con ngƣời thông minh bác lãm, là nhà sử học, nhà địa phƣơng học, nhà văn nhà thơ Trong Phan Thúc Trực, lòng yêu dân yêu quê hƣơng đất nƣớc và trí năng,... nhƣng ai dám chắc rằng Phan Thúc Trực không mang nỗi đau thời thế Chỉ nhắc đến ở rất ít bài nhƣng thơ ông đã thể hiện đƣợc nỗi buồn về lý tƣởng của một thế hệ nhà nho cùng thời, thể hiện đƣợc nỗi buồn trong mâu thuẫn cá nhân mình Xét cho cùng điều nhà nho Phan Thúc Trực muốn hƣớng tới là những biểu tƣợng sáng chói về đạo đức theo chuẩn mực của Nho giáo theo trƣờng hợp câu thơ trong bài Tiền Trường cổ... cuộc khởi nghĩa của nông dân… nhà nho không thể dửng dƣng đứng ngoài chính sự Một số bài thơ của Phan Thúc Trực thể hiện sự quan tâm day dứt đến số phận ngƣời dân: Nước lụt ngày hè, Ghi chép về mưa bão, Mưa gió… Bài thơ Tuế yến hành (Bài ca năm thanh bình) của Phan Thúc Trực, sau khi phác thảo bức tranh cơ cực của nhân dân trong cảnh “mƣa gió giăng giăng” phải “đắp đƣờng sá”, “chịu đói chịu rét” phải . KHÁI NIỆM CẢM HỨNG THẾ SỰ VÀ CƠ SỞ NẢY SINH CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG THƠ PHAN THÚC TRỰC 6 1.1. Khái niệm cảm hứng thế sự 6 1.1.1. Khái niệm cảm hứng 6 1.1.2. Khái niệm cảm hứng thế sự 7 1.2 B. Nội dung Chƣơng 1. Khái niệm cảm hứng thế sự và cơ sở nảy sinh cảm hứng thế sự trong thơ Phan Thúc Trực Chƣơng 2. Cảm hứng thế sự trong thơ Phan Thúc Trực. C. Kết luận . 1.2. Cơ sở nảy sinh cảm hứng thế sự trong thơ Phan Thúc Trực 7 1.2.1. Bối cảnh thời đại 7 1.2.2. Tác giả Phan Thúc Trực 12 Chương 2. CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG THƠ PHAN THÚC TRỰC 17 2.1. Nỗi buồn

Ngày đăng: 16/07/2015, 07:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan