Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam

115 988 3
Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ HUYỀN Së h÷u chung hîp nhÊt cña vî chång theo ph¸p luËt ViÖt Nam Chuyên ngành: Luật dân sự Mã số: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN CỪ HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Lê Thị Huyền MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỞ HỮU CHUNG HỢP NHẤT CỦA VỢ CHỒNG 7 1.1. Một số khái niệm 7 1.1.1. Khái niệm về sở hữu, quyền sở hữu 7 1.1.2. Khái niệm về sở hữu chung 10 1.1.3. Khái niệm về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng 12 1.2. Khái quát các quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam 13 1.2.1. Theo cổ luật 13 1.2.2. Trong thời kỳ Pháp thuộc 15 1.2.3. Thời kỳ miền Nam nƣớc ta trƣớc ngày thống nhất đất nƣớc (1954 -1975) 20 1.2.4. Quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo hệ thống pháp luật của nhà nƣớc ta từ Cách mạng tháng Tám (1945) đến nay 25 1.3. Quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng trong pháp luật của một số nước trên thế giới 30 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 33 Chương 2:QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ SỞ HỮU CHUNG HỢP NHẤT CỦA VỢ CHỒNG 35 2.1. Căn cứ xác lập sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng 35 2.1.1. Dựa vào thời kỳ hôn nhân 36 2.1.2. Dựa vào nguồn gốc tài sản 46 2.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất 52 2.2.1. Quyền của vợ, chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất 52 2.2.2. Nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung hợp nhất 55 2.3. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000 57 2.3.1. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 57 2.3.2. Chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn 60 2.3.3. Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trƣớc 63 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 67 Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ SỞ HỮU CHUNG HỢP NHẤT CỦA VỢ CHỒNG 69 3.1. Thực tiễn áp dụng chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng 69 3.1.1. Những kết quả đạt đƣợc trong thực tiễn áp dụng chế độ sử hữu chung hợp nhất của vợ chồng 69 3.1.2. Những vƣớng mắc, bất cập khi áp dụng chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng 72 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện và áp dụng pháp luật về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. 91 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật 91 3.2.2. Chế độ tài sản theo thỏa thuận (hôn ƣớc) 99 3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật 100 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 102 KẾT LUẬN 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật dân sự CNXH Chủ nghĩa xã hội DLBK Dân luật Bắc Kỳ năm 1931 DLGYNK Tập Dân luật giản yếu Nam Kỳ năm 1883 DLTK Dân Luật Trung Kỳ năm 1936 HĐTPTANDTC Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao HN&GĐ Hôn nhân và gia đình HVLL Hoàng Việt Luật Lệ LGĐ Luật Gia đình QTHL Quốc Triều hình luật TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân tối cao XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1: Ngƣời đứng tên giấy tờ sở hữu/quyền sử dụng một số tài sản phân theo thành thị - nông thôn 73 Bảng 3.2: Quan niệm về việc chồng hay vợ đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác theo khu vực sinh sống 74 Bảng 3.3: Tỉ lệ án hôn nhân gia đình về tranh chấp tài sản chung so với tổng số án hôn nhân gia đình một số năm gần đây 86 Bảng 3.4: Số liệu về án hôn nhân gia đình có tranh chấp tài sản chung theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm 88 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dƣỡng con ngƣời, là môi trƣờng quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hôn nhân gia đình là mối quan hệ xã hội quan trọng nhất trong cuộc sống. Do đó, trong vấn đề hôn nhân gia đình nói chung và vấn đề tài sản trong gia đình nói riêng, ngƣời Việt thƣờng đề cao lợi ích của gia đình hơn lợi ích của mỗi cá nhân. Tài sản chung là thứ cần có để tạo điều kiện cho việc nhân danh lợi ích gia đình khi tham gia vào các giao dịch. Đó cũng là lý do Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09/06/2000 quy định chế độ sở hữu của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Tài sản chung của vợ chồng là khối tài sản góp phần đảm bỏ nhu cầu đời sống của gia đình nhằm duy trì cuộc sống cũng nhƣ thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần, vật chất của vợ chồng, các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hôn nhân tồn tại. Khối tải sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng không phải là tồn tại mãi mãi, mà cũng nhƣ quan hệ vợ chồng sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng thay đổi trong một số trƣờng hợp nhƣ: chia tài sản chung của vợ chồng trong thời ký hôn nhân, chia tài sản khi ly hôn, chia tài sản khi một bên vợ hoặc chồng chết trƣớc, Bên cạnh đó trong thực tiễn xét xử các tranh chấp tài sản khi ly hôn cho thấy vụ việc khá phức tạp, và chủ yếu phát sinh do cách áp dụng pháp luật để xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng còn thiếu chính xác. Việc xác định tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng là rất quan trọng, đặc biệt là thời điểm hiện nay khi mà xã hội luôn có sự vận động, phát triển kéo theo các mối quan hệ phức tạp và khó xác định hơn. Khi việc xác định tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng chính xác sẽ giúp cho việc giải quyết tranh chấp dễ dàng hơn, giúp giảm bớt tranh chấp tài sản phát sinh liên quan đến HN&GĐ. 2 Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn nữa cũng nhƣ muốn đƣa ra những quan điểm của bản thân về vấn đề này dựa trên cơ sở những kiến thức đã đƣợc tích lũy trong quá trình học tập và tình hình áp dụng pháp luật trên thực tiễn, tác giả đã chọn đề tài: "Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo Pháp luật Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận những nội dung cơ bản của sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng trong quy định pháp luật hiện hành mà chủ yếu là Luật HN&GĐ năm 2000. Bên cạnh đó xác định những bất cập trong thực tiễn và đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật trong thời gian tới và nâng cao hiệu quả việc thực hiện, bảo vệ quyền sở hữu chung nói chung, sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng nói riêng ở nƣớc ta hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, cần phải thực hiện các nhiệm vụ nhƣ sau: - Tìm hiểu một số vấn đề lý luận chung về sở hữu, sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, về các căn cứ xác lập, chấm dứt sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. - Làm sáng tỏ bản chất pháp lý của chế định sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo quy định pháp luật Việt Nam. - Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật ở nƣớc ta hiện nay về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. - Phân tích đƣợc những hạn chế và những vƣớng mắc của việc áp dụng pháp luật liên quan đến sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. - Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng; tạo sự nhận thức và áp dụng pháp luật đƣợc thống nhất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo quy định 3 của pháp luật Việt Nam. Cụ thể là nghiên cứu các vấn đề: Khái niệm sở hữu chung, sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng; căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng; thực hiện quyền sở hữu chung hợp nhất;…. Luận văn nghiên cứu chủ yếu các quy định về tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo Luật HN&GĐ và các luật khác liên quan (Luật Dân sự, Luật Đất Đai, ) trong hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc ta. Nghiên cứu vấn đề sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng một cách có hệ thống và làm rõ hơn sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo quy định của Luật HN&GĐ và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Luận văn nghiên cứu quy định pháp luật từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 đƣợc ban hành cho đến nay, việc áp dụng các quy định của pháp luật về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, những vấn đề liên quan chƣa đƣợc đề cập trong Luật HN&GĐ năm 2000. Đồng thời, luận văn nêu một số vấn đề trong thực tiễn áp dụng các quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Bên cạnh đó, luận văn còn có sự phân tích, đối chiếu, so sánh với quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng trong pháp luật một số nƣớc khác để tham khảo trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng trong Luật HN&GĐ của nƣớc ta. Mặt khác, luận văn cũng hệ thống sơ lƣợc những quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật của nhà nƣớc ta từ năm 1945 đến khi Luật HN&GĐ năm 2000 đƣợc ban hành. 4. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở khoa học - Cơ sở lý luận: Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về HN&GĐ. Đồng thời luận văn còn kế thừa các công trình nghiên cứu của tập thể và các cá nhân liên quan đến đề tài. - Cơ sở pháp lý: Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên các văn bản luật hiện 4 hành có liên quan đến quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng: Luật HN&GĐ năm 2000, Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Đất Đai năm 2003,… và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn này tác giả đã sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó đặc biệt coi trọng các phƣơng pháp sau: + Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu chế độ sở hữu chung của vợ chồng qua các thời kỳ ở Việt Nam; + Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng khi phân tích các vấn đề liên quan đến chế độ sở hữu chung của vợ chồng và khái quát những nội dung cơ bản của từng vấn đề đƣợc nghiên cứu trong luận văn; + Phƣơng pháp so sánh đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của pháp luật hiện hành với hệ thống pháp luật trƣớc đây ở Việt Nam cũng nhƣ pháp luật của một số nƣớc khác quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng. Qua đó, phân tích nét tƣơng đồng và đặc thù của pháp luật Việt Nam quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng, phù hợp với điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội và tập quán của gia đình truyền thống Việt Nam; + Phƣơng pháp thống kê đƣợc thực hiện trong quá trình khảo sát thực tiễn hoạt động xét xử của ngành Tòa án, với các số liệu cụ thể giải quyết các tranh chấp từ quan hệ HN&GĐ liên quan đến tài sản giữa vợ và chồng. Tìm ra mối liên hệ giữa các quy định của pháp luật với thực tiễn áp dụng đã phù hợp hay chƣa? Các lý do? Từ đó xem xét nội dung quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng, với thực tiễn của đời sống xã hội nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về vấn đề này. 5. Những điểm mới của luận văn Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu và phân tích một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam. Ngoài những điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về chế độ tài sản [...]... hiện theo quy định tại Điều 224 BLDS 2005 [62, tr.268-269] 11 + Sở hữu chung hợp nhất: là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không đƣợc xác định đối với tài sản chung Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia [49, Điều 217] + Sở hữu chung cộng đồng: Là hình thức sở hữu của dòng họ theo huyết thống, theo cộng... về sở hữu chung tài sản của vợ chồng 1.2.1 Theo cổ luật Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các quy định về HN&GĐ chiếm một vị trí quan trọng trong các văn bản luật Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy định của pháp luật về tài sản chung của vợ chồng trong cổ luật Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cổ luật Việt Nam không dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng nói chung và về tài sản chung của vợ chồng. . .của vợ chồng, với đề tài này, luận văn đƣợc trình bày với những điểm mới sau đây: - Xây dựng và phân tích khái niệm sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng Hệ thống quy định của pháp luật về: căn cứ, nguồn gốc xác lập tài sản chung; quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với loại tài sản này; các trƣờng hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng theo luật định - So sánh chế độ sở hữu chung hợp nhất của. .. quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỞ HỮU CHUNG HỢP NHẤT CỦA VỢ CHỒNG 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Khái niệm về sở hữu, quyền sở hữu * Khái niệm sở hữu Theo Giáo trình Luật dân sự Việt Nam của trƣờng Đại học Luật Hà Nội thì sở hữu là việc chiếm giữ những sản vật tự nhiên, những thành quả lao động (ngày nay còn gồm cả những tƣ liệu sản xuất) của xã hội loài... chung khi ly hôn và chia tài sản chung khi một bên chết trƣớc Nhƣ vậy, sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng là hình thức sở hữu mà trong đó phần quyền, nghĩa vụ của vợ và chồng là ngang nhau đối với tài sản chung không phân biệt công sức đóng góp của mỗi bên trong khối tài sản Và tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng là có thể phân chia đƣợc 1.2 Khái quát các quy định về sở hữu chung hợp nhất. .. khái niệm sở hữu chung: Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung [49, Điều 214] Cơ sở xác lập sở hữu chung là sự thỏa thuận giữa các chủ sở hữu đối với tài sản đƣợc gọi là đồng chủ sở hữu Các đồng chủ sở hữu có quyền chung nhau chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung Nhƣng khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự,... vợ chồng đối với sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng - Qua việc phân tích thực tiễn áp dụng luật về chế độ tài sản chung của vợ chồng, luận văn chỉ rõ những vấn đề bất cập, không hợp lý, chƣa bảo đảm đƣợc tính khoa học về những quy định của luật thực định khi điều chỉnh chế độ tài sản chung của vợ chồng; từ đó, nêu các kiến nghị hoàn thiện các quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật. .. định Theo nghĩa này, có thể nói quyền sở hữu chính là những quyền năng dân sự chủ quan của từng loại chủ sở hữu nhất định đối với một tài sản cụ thể, đƣợc xuất hiện trên cơ sở nội dung của quy phạm pháp luật về sở hữu Theo phƣơng diện quyền sở hữu đƣợc hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu Theo nghĩa này quyền sở hữu bao gồm đầy đủ ba yếu tố của quan hệ pháp luật dân... ngành luật HN&GĐ và pháp luật Dân sự Nội dung của luận văn có ý nghĩa thiết thực cho mọi cá nhân, đặc biệt là cho các cặp vợ chồng tìm hiểu các quy định về chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng; biết đƣợc cơ sở pháp lý tạo lập các loại tài sản chung của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ cụ thể của vợ, chồng đối với tài sản chung này; các trƣờng hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng Từ đó, góp... khối tài sản chung của hai vợ chồng Vợ, chồng có quyền bình đẳng ngang nhau khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung và luôn có kỷ phần bằng nhau trong khối tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất đó Luật HN&GĐ năm 1959 tại Điều 16 và Điều 29 đã dự liệu hai trƣờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng là khi vợ, chồng chết trƣớc và khi vợ chồng ly hôn Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng đƣợc . luận chung về sở hữu, sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, về các căn cứ xác lập, chấm dứt sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. - Làm sáng tỏ bản chất pháp lý của chế định sở hữu chung hợp nhất của. định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng trong pháp luật của một số nước trên thế giới 30 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 33 Chương 2:QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ SỞ HỮU CHUNG HỢP NHẤT CỦA VỢ CHỒNG. của vợ chồng theo quy định 3 của pháp luật Việt Nam. Cụ thể là nghiên cứu các vấn đề: Khái niệm sở hữu chung, sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng; căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu chung

Ngày đăng: 16/07/2015, 01:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan