[ Bản Full ] Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và sự kế thừa trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

105 640 1
[ Bản Full ] Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và sự kế thừa trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ GIA HÂN CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT VÀ SỰ KẾ THỪA TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ GIA HÂN CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT VÀ SỰ KẾ THỪA TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN LUYỆN Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vũ Gia Hân MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1:CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH…… 6 1.1. Giới thiệu khái quát về Quốc triều hình luật 6 1.1.1. Sự ra đời, hình thành và phát triển của Quốc triều hình luật 6 1.1.2. Bố cục và nội dung cơ bản của Quốc triều hình luật 12 1.2.Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật 16. 1.3. Các giá trị lập pháp của các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật 19 1.3.1. Khách thể của tội phạm 19 1.3.2. Mặt khách quan của tội phạm 19 1.3.3. Mặt chủ quan của tội phạm 22 1.3.4. Chủ thể của tội phạm 26 1.3.5. Hình phạt và quyết định hình phạt 27 1.3.6. Các quy định khác liên quan đến chính sách hình sự 32 Chương 2:CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI TRONG BỘ LUÂT HÌNH SỰ NĂM 1999……… 43 2.1. Khái niệm các tội xâm phạm tính mạng của con người 43 43 2.2. Lịch sử hình thành, phát triển của các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Luật hình sự Việt Nam hiện đại 44 2.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước ngày Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực 45 2.2.2. Giai đoạn từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực đến trước khi ban hành BLHS năm 1999 48 2.3. Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong BLHS năm 1999.49 2.3.1. Những điểm mới về quy định các tội xâm phạm tính mạng của con người trong BLHS năm 1999 so với BLHS năm 1985 49 2.3.2. Đặc điểm của các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Bộ luật hình sự năm 1999 52 Chương 3: NHỮNG ĐIỂM KẾ THỪA QUY ĐỊNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 TỪ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỂ HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH NÀY TRONGBỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH 64 3.1. So sánh các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật với BLHS hiện hành 63 3.1.1. Khách thể của tội phạm 63 3.1.2. Chủ thể của tội phạm 63 3.1.3. Mặt khách quan của tội phạm 65 3.1.4. Mặt chủ quan của tội phạm 68 3.1.5. Hình phạt 71 3.1.6. Các tội phạm tương ứng 72 3.2. Đánh giá những thành tựu lập pháp của các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật cần được kế thừa trong Bộ luật hình sự hiện hành 74 3.1.1. Những hạn chế về kỹ thuật lập pháp 74 3.1.2. Những ưu điểm cần được kế thừa 76 3.3. Những vấn đề đặt ra để hoàn thiện Bộ luật hình sự hiện hành trong các tội xâm phạm tính mạng của con người 79 3.3.1. Những bất cập trong các quy định của BLHS hiện hành 79 3.3.2. Những đề xuất hoàn thiện BLHS hiện hành 83 KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 88 PHỤ LỤC 91 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS : BỘ LUẬT HÌNH SỰ TANDTC : TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TNHS : TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quan điểm đường lối xây dựng đất nước của Đảng ta là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Một trong nội dung này là vấn đề xây dựng nền văn hóa pháp lý. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật phong kiến cần phải làm sáng tỏ tinh thần pháp luật và sự kế thừa truyền thống lập pháp để học tập cái hay, các đặc sắc trong cách làm luật của cha ông ta, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để giải quyết vấn đề pháp luật của ngày nay. Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển lập pháp của các triều đại phong kiến Việt Nam, hầu hết các nhà cầm quyền đều chú trọng tới việc xây dựng, quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhiều bộ luật lớn đã ra đời và đóng vai trò quan trọng trong việc trị nước, an dân. Triều đại nhà Lê sơ, với tư cách là một triều đại phong kiến có nền pháp luật phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, đã xây dựng hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện và phát triển. Hệ thống pháp luật hoàn thiện là một trong những công cụ sắc bén, hiệu quả để phát triển đất nước, tạo nên sức mạnh của dân tộc để chống lại giặc ngoại xâm phương Bắc hùng mạnh. Trong hệ thống pháp luật đó, một trong những bộ luật nổi tiếng, có ý nghĩa và giá trị phải kể đến Quốc triều hình luật (hay còn gọi là “Luật hình triều Lê” hay “Luật Hồng Đức”) là một trong những bộ luật hoàn chỉnh nhất trong lịch sử pháp luật của các nhà nước phong kiến Việt Nam. Đây là bộ luật đã được nhiều học giả trong nước cũng như ngoài nước nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Bên cạnh đó, Quốc triều hình luật cũng chứa đựng những tư tưởng tiến bộ và được xây dựng ở một trình độ lập pháp cao so với các văn bản pháp luật phong kiến trước đó và sau này. Hiện nay, các nhà nghiên cứu, luật gia đã có nhiều công trình nghiên cứu về Quốc triều hình luật dưới nhiều lĩnh vực và góc độ khác nhau. Đặc biệt, các tội xâm phạm tính mạng của con người được các nhà nghiên cứu, luật gia rất 2 quan tâm. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ mang tính khái quát mà chưa đi sâu nghiên cứu để rút ra được những giá trị tiến bộ trong Quốc triều hình luật mà BLHS hiện hành đã kế thừa và cần phải kế thừa để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn trong công tác đấu tranh phòng và chống các tội xâm phạm tính mạng của con người. Trong giai đoạn hiện nay, việc đấu tranh phòng, chống tội phạm được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trên tinh thần chỉ đạo của Đảng được thể hiện trong Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02-6-2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020là “Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc”[9]. Nhà nước ta đã tiến hành nhiều cuộc cải cách tư pháp, một trong số đó là việc sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1999 vào năm 2009. Tuy nhiên, trước những diễn biến của tình hình tội phạm trong thời gian gần đây, BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập của nó trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh. Một trong những hạn chế đó, liên quan đến kỹ thuật lập pháp, quyền con người, tính nhân đạo, tính pháp chế Hiện nay, Quốc hội đang có chương trình nghiên cứu sửa đổi một cách toàn diện và cơ bản BLHS năm 1999, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung nội dung những quy định của các tội xâm phạm tính mạng của con người. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu những giá trị pháp lý của Quốc triều hình luật trong đó có nội dung về quy định các tội xâm phạm tính mạng của con người nhằm sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định của BLHS là vấn đề cấp thiết. Trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài: “Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và sự kế thừa trong BLHS Việt Nam hiện hành” làm đề tại luận văn thạc sĩ là hết sức cấp thiết trong tình hình hiện nay. 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xung quanh những vấn đề có liên quan đến các tội xâm phạm tính mạng con người đã có nhiều học giả, luật gia nghiên cứu và có nhiều sách báo dưới nhiều góc độ khác nhau đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, đề tài “Các tội xâm phạm mạng con người trong Quốc triều Hình luật và sự kế thừa trong BLHS Việt Nam hiện hành” là một đề tài mới, từ trước đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Chỉ có một số các công trình nghiên cứu có liên quan như: Quốc triều hình luật lịch sử hình thành, nội dung và giá trị của tác giả Lê Thị Sơn; Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam – Những suy ngẫm của tác giả Bùi Xuân Đính; Quy định về tội giết người trong Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long và phương hướng hoàn thiện quy định về tội giết người trong BLHS Việt Nam hiện hành của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà và Nguyễn Thị Ngọc Hoa; Quốc triều hình luật và các nguyên tắc của luật hình sự hiện đại của tác giả Lê Thị Sơn;Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, của tác giả Hồ Thị Lý; Kế thừa các quy định tiến bộ, nhân văn đối với những người bị thiệt thòi trong Quốc triều hình luật của tác giả Lương Văn Tuấn Như vậy, có thể nói có ít các công trình nghiên cứu về các tội xâm phạm tính mạng con người trên cơ sở nghiên cứu các quy định của Quốc triều hình luật và BLHS hiện hành, chỉ ra những điểm kế thừa và đưa ra những đề xuất hoàn hiện BLHS hiện hành với tư cách là một đề tài độc lập, chuyên sâu. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về đề tài “Các tội xâm phạm tính mạng con người trong Quốc triều Hình luật và sự kế thừa trong BLHS Việt Nam hiện hành” là cần thiết. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các vấn đề trong các quy định của các tội xâm phạm tính mạng con người trong Quốc triều hình luật và BLHS hiện hành. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích, tìm ra những giá trị pháp lý đã kế thừa và cần phải tiếp tục kế thừa của BLHS hiện hành được rút ra từ Quốc 4 triều hình luật và đưa ra những đề xuất hoàn hiện các quy định của BLHS sửa đổi, bổ sung năm 1999 trong các tội xâm phạm tính mạng của con người. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung quy định về các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và BLHS hiện hành. Trên cơ sở phân tích các quy định trên, luận văn tập trung làm rõ những điểm kế thừa và đưa ra những đề xuất hoàn hiện BLHS năm 1999. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Mục đích: Luận văn cần phảilàm rõ một cách cơ bản và toàn diện về những quy định củacác tội xâm phạm tính mạng con người trong Quốc triều hình luật và BLHS hiện hành. Trên cơ sơ đúc kết những thành tựu lập pháp của Quốc triều hình luật để từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các quy định về các tội xâm phạm tính mạng con người trong BLHS hiện hành, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giải quyết vụ án hình sự. - Nhiệm vụ: Để đạt được những mục đích trên, trong quá trình nghiên cứu luận văn cần giải quyết những vấn đề sau: 1- Nghiên cứu làm rõ những quy định về các tội xâm phạm tính mạng con người trong Quốc triều hình luật; 2-Làm rõ những quy định về các tội xâm phạm tính mạng con người trong BLHS hiện hành; 3-So sánh các quy định giữa các tội xâm phạm tính mạng con người trong Quốc triều hình luật với BLHS hiện hành; 4- Chỉ rõ những điểm đã kế thừa và cần tiếp tục kế thừa của BLHS hiện hành từ Quốc triều hình luật; 5- Đưa ra đề xuất, kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện các quy định trong các tội xâm phạm tính mạng của con người trong BLHS hiện hành. [...]... Quốc triều hình luật và những vấn đề đặt ra để hoàn thiện những quy định này trong Bộ luật hình sự hiện hành 5 Chương 1 CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI TRONGQUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT 1.1 Giới thiệu khái quát về Quốc triều hình luật 1.1.1 Sự ra đời, hình thành và phát triển của Quốc triều hình luật Quốc triều hình luật ra đời gắn liền với sự hình thành, phát triển của pháp luật phong kiến Việt Nam, ... đào tạo luật 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương như sau: Chương 1: Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật Chương 2: Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Bộ luật hình sự năm 1999 Chương 3: Những điểm kế thừa quy định các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Bộ luật hình sự năm... thương [3 3, tr.26 6] 1.3 Các giá trị lập pháp của các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật 1.3.1 Khách thể của tội phạm Trong Quốc triều hình luật, khách thể của tội phạm không được các nhà làm luật bấy giờ đề cập đến Nó là khái niệm được nghiên cứu dưới góc độ của khoa học luật hình sự hiện đại Tuy nhiên, nghiên cứu dưới góc độ của Luật hình sự hiện đại, khách thể của các tội xâm. .. xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều có thể hiểu là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người cụ thể bị hành vi phạm tội xâm hại Mặc dù, Quốc triều hình luật không có quy định ghi nhận đảm bảo quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người như trong pháp luật hiện hành, nhưng thông qua các quy định của nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người. .. giữa hành vi phạm tội và hậu quả phạm tội: dấu hiệu này cũng được mô tả các điều luật của nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật Theo quan điểm của khoa học luật hình sự hiện đại, mối quan hệ này được thể hiện rõ ở những tội có cấu thành tội phạm vật chất và nó có các đặc điểm sau đây: hành vi khách quan của các tội xâm phạm tính mạng phải xảy ra trước hậu quả chết người. .. tr.1 4] Về cấu trúc, Bộ luật cũng bao gồm hai phần: Phần chung và phần các tội phạm Các quy định trong chương Danh lệ có thể coi là phần chung, đó là các quy định mang tính chất chung thể hiện những nguyên tắc nhất định và đã được cụ thể hóa trong các quy định về tội phạm trong các chương tiếp theo 1.2 .Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật Các tội xâm phạm tính mạng của con. .. phạm Mặt khách quan của tội phạm theo quan điểm của luật hình sự hiện đại gồm có: hành vi phạm tội, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả phạm tội: 19 Dấu hiệu hành vi phạm tội: Trong Quốc triều hình luật, các nhà làm luật đã mô tả nhiều hành vi liên quan với nhau trong cùng một điều luật Khi quy định một hành vi phạm tội cụ thể, luật đã dự liệu xem hành vi đó xảy ra có thể liên... đến hậu quả chết người xảy ra trên thực tế 1.3.3 Mặt chủ quan của tội phạm Dấu hiệu lỗi: là một trong những dấu hiệu của tội phạm được luật hình sự hiện đại thừa nhận và quy định tương đối cụ thể .Trong Quốc triều hình luật, vấn đề lỗi cũng được đề cập đến Tuy nhiên, vấn đề lỗi được đặt ra và giải quyết trong Quốc triều hình luật không giống với luật hình sự hiện đại Quốc triều hình luật không đặt ra... ra đời của Quốc triều hình luật thực sự là sự kiện có giá trị đặc biệt trong lịch sử thể chế và củng cố pháp luật thời nhà Lê sơ Hay nói cách khác là bản thân Quốc triều hình luật đã là thành tựu của sự tăng cường pháp chế dưới thời nhà Lê “Nếu xét về mặt kỹ thuật lập pháp hình sự thì tuy được ban hành cách đây khoảng hơn 500 năm, Bộ luật này đã mang nhiều đặc điểm của Bộ luật hình sự hiện đại” [2 3,... là hình phạt lưu đi châu ngoài; tương ứng với hành vi giết người làm người ta bị thương mà chết là hình phạt giảo; tương ứng với hành vi giết người mà hậu quả đã giết chết là hình phạt chém Khi quy định các hành vi các phạm tội nói chung và cụ thể là các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật đã sử dụng nhiều lần phương pháp dẫn chiếu điều luật Cụ thể ở các điều trong nhóm tội . điểm của các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Bộ luật hình sự năm 1999 52 Chương 3: NHỮNG ĐIỂM KẾ THỪA QUY ĐỊNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM. phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật Chương 2: Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Bộ luật hình sự năm 1999 Chương 3: Những điểm kế thừa quy định các tội xâm phạm. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ GIA HÂN CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT VÀ SỰ KẾ THỪA TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Ngày đăng: 16/07/2015, 00:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan