TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG

120 1.3K 1
TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Những kết quả mà tôi có được là nhờ có sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn, các thầy cô giáo tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cùng với sự động viên khích lệ của bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn: Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Lí luận chính trị - Giáo dục công dân Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Tiến sĩ Nguyễn Văn Long đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Các thầy cô giáo trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Ban Giám hiệu và các thầy cô đồng nghiệp Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương (Việt Trì – Phú Thọ) đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành đề tài của mình. Bạn bè và gia đình đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn. Trong quá trình tiến hành làm luận văn, bản thân gặp không ít khó khăn, nhưng với hứng thú và say mê nghề nghiệp nên đã vượt qua để hoàn thành luận văn theo quy định. Hà Nội, tháng 10 năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Mai Hường DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải CNXH: Chủ nghĩa xã hội ĐC: Đối chứng GDCD: Giáo dục công dân GV: Giáo viên HS: Học sinh PPDH: Phương pháp dạy học SGK: Sách giáo khoa TN: Thực nghiệm XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 2 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN 6 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7 5. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA TÁC GIẢ 7 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 8 CHƯƠNG 1 9 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÍCH HỢP GIÁO DỤC 9 BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG 9 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 9 1.1.1. Các quan điểm về tích hợp và dạy học tích hợp 9 1.1.2. Quan điểm về văn hóa, bản sắc văn hóa và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc 14 1.2. THỰC TIỄN GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC QUA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG 27 1.2.1. Vài nét về Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 27 1.2.2. Thực trạng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 30 1.2.3. Sự cần thiết phải tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 40 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 42 CHƯƠNG 2 44 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG 44 2.1. NỘI DUNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG 44 2.1.1. Môn Giáo dục công dân và môn Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 44 2.1.2. Nội dung tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 50 2.2. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG 52 2.2.1. Yêu cầu trong việc lựa chọn phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân nhằm nâng cao hiệu quả tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc 53 2.2.2. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân theo hướng tích cực hóa nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 57 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 66 CHƯƠNG 3 68 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN 68 HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 68 Ở TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG 68 (QUA PHẦN CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG) 68 3.1. KẾ HOẠCH THỰC NGHIỆM 68 3.1.1. Mục đích thực nghiệm 68 3.1.2. Giả thuyết thực nghiệm 69 3.1.3. Địa điểm, đối tượng và thời gian thực nghiệm 69 3.1.4. Phương pháp thực nghiệm 70 3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM 70 3.2.1. Những nội dung khoa học cần thực nghiệm 70 3.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm 70 3.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 90 3.4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SAU THỰC NGHIỆM 94 3.4.1. Kết luận 94 3.4.2. Một số kiến nghị sau thực nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 95 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 100 KẾT LUẬN CHUNG 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG 1.1. KẾT QUẢ TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG CÁC PPDH CỦA GV 32 BẢNG 1.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD Ở TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG CHO HS THÔNG QUA ĐỔI MỚI PPDH 33 BẢNG 1.3: NHẬN BIẾT CỦA GV VỀ MỨC ĐỘ TÍCH CỰC CỦA HS KHI GV ĐỔI MỚI PPDH 33 BẢNG 1.4. NHỮNG KHÓ KHĂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐỔI MỚI PPDH DẠY HỌC MÔN GDCD Ở TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘCTRUNG ƯƠNG CHO HS 35 BẢNG 1.5. MỨC ĐỘ SỬ DỤNG CÁC PPDH CỦA GV QUA Ý KIẾN HS 37 BẢNG 1.6. NHẬN THỨC CỦA HS VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PPDH TRONG GIẢNG DẠY MÔN GDCD NHẰM GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HS 38 BẢNG: ĐIỂM KIỂM TRA KẾT QUẢ TN LẦN THỨ NHẤT CỦA HS LỚP TN VÀ ĐC 91 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công cuộc đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH), thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” đòi hỏi chúng ta phải xây dựng nền tảng tinh thần của dân tộc. Bên cạnh việc phát triển kinh tế là trọng tâm thì vấn đề xây dựng nền văn hóa được Đảng ta hết sức quan tâm. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã xác định: “Vấn đề xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” [8] đã được Đảng ta xác định là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những sắc thái, văn hóa riêng bổ sung cho nhau làm phong phú nền văn hóa Việt Nam. Cùng với dòng chảy thời gian và những biến động của lịch sử, văn hóa của mỗi dân tộc cũng vận động theo những quy luật, vừa độc lập, vừa kế thừa, vừa có sự đan xen những yếu tố mới và cũ để làm nên những nét độc đáo riêng của mỗi dân tộc và góp phần tạo nên âm hưởng văn hóa chung của cả cộng đồng người Việt. “Một dân tộc thiếu văn hóa chưa phải là một dân tộc thực sự hình thành, một nền văn hóa không có bản sắc dân tộc thì nền văn hóa ấy không có sức sống thật sự của nó” [5; 16]. Thực tiễn phát triển văn hóa nước ta trong thời kỳ đổi mới đang đòi hỏi cấp thiết phải có sự nghiên cứu, tổng kết và những biến đổi của các giá trị văn hóa ở nước ta trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và cách mạng. Vì vậy việc “Xây dựng và thực hiện các chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số” [13; 225] là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay. 1 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29 – NQ/TW) với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt, có cơ cấu và phương pháp giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng XHCN và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực” [39]. Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương là trường đào tạo học sinh (HS) các dân tộc thiểu số ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Ngoài dạy chữ còn cần phải nâng cao giáo dục việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho các em, giáo dục bản sắc trong xu thế hội nhập quốc tế. Do vậy, chúng tôi chọn vấn đề “Tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề dạy học tích hợp gần đây đã được các nhà khoa học, giáo dục hết sức quan tâm. 2.1. Trên thế giới Trên thế giới, nhất là ở những nước phát triển, vấn đề dạy học theo quan điểm tích hợp đã và đang rất được quan tâm. Đầu những năm 90 của thế kỷ XX tài liệu giới thiệu về chương trình (Curriculum – A comprehensive) 2 của Hoa Kì đã dành hẳn một mục bàn về vấn đề tích hợp trong chương trình các cơ hội học tập. Tài liệu này khẳng định tích hợp nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục là nhằm đáp ứng mong muốn làm cho chương trình thích ứng yêu cầu xã hội, làm cho chương trình trở nên có ý nghĩa. Tích hợp là vấn đề của nhận thức và tư duy của con người, là triết lý chi phối, định hướng và quyết định thực tiễn hoạt động của con người. Lý thuyết tích hợp được ứng dụng vào giáo dục trở thành một quan điểm (trào lưu tư tưởng) lý luận dạy học phổ biến trên thế giới hiện nay. Xu hướng tích hợp còn được gọi là xu hướng liên hội đang được thực hiện trên nhiều bình diện, cấp độ trong quá trình phát triển các chương trình giáo dục. Chương trình được xây dựng trên quan điểm tích hợp, trước hết dựa trên quan điểm giáo dục nhằm phát triển năng lực người học. Ở Pháp thì nhà sư phạm Xavier Roegiers đã tổng hợp thành tài liệu: “Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường”. Trong đó tác giả đã phân tích các căn cứ để dẫn tới làm thế nào để tích hợp trong dạy học, từ lý thuyết về các quá trình về học tập, lý thuyết về quá trình dạy học, các phương pháp xây dựng chương trình dạy học theo quan điểm tích hợp tới định nghĩa, mục tiêu của khoa sư phạm tích hợp, ảnh hưởng của cách tiếp cận này tới việc xây dựng chương trình giáo dục, tới mô hình xây dựng sách giáo khoa (SGK) và đánh giá kết quả học tập của HS. Hội thảo quốc tế đón chào thế kỷ 21 có tên “Kết nối hệ thống tri thức trong một thế giới học tập” với sự tham gia của gần 400 nhà giáo dục thuộc 18 quốc gia được tổ chức từ ngày 6 - 8/12/2000 tại Manila (Philippines). Một trong những nội dung chính được bàn luận sôi nổi tại hội thảo này là những con đường và cách thức kết nối hệ thống tri thức hướng vào người học trong thời đại thông tin. Muốn đáp ứng được nhu cầu kết nối hệ thống tri thức trong một thế giới học tập, đòi hỏi tư duy liên hội được thiết kế ngay trong nội 3 dung, phương tiện nghiên cứu và phương pháp giảng dạy. Như thế, khi đứng trước nhu cầu giải quyết mâu thuẫn kiến thức của tình huống học tập, người học không chỉ giải quyết theo hướng trực tuyến hay nội suy mà có thể còn giải quyết bằng cách ứng dụng một cách linh hoạt khả năng liên hội kiến thức. Tích hợp là cách tư duy trong đó các mối liên kết được tìm kiếm, do vậy tích hợp làm cho việc học chân chính xảy ra. Cụ thể, sự thâm nhập có tính chất tìm tòi khám phá của HS vào quá trình kiến tạo kiến thức, học tập có ý nghĩa, học sâu sắc và ứng dụng được xem là chủ yếu đối với việc dạy và học hiệu quả. Nhờ đó, HS có điều kiện phát triển những kỹ năng xuyên môn, những khả năng có thể di chuyển. Chương trình tích hợp chính xác là gì? Trong khái niệm đơn giản nhất của nó, theo Drake and Burns thì đó là liên quan đến việc tạo lập các kết nối, các mối liên hệ. Các loại kết nối nào? Xuyên qua các môn học? Với đời sống thực tế? Các kết nối này dựa trên các kiến thức, nội dung hay dựa trên kỹ năng, năng lực. Theo thống kê của tổ chức Văn hóa giáo dục của Liên hợp quốc Unesco từ những năm 1960 đến 1974 đã có 208 chương trình môn học thể hiện quan điểm tích hợp ở các mức độ khác nhau từ tích hợp liên môn, tích hợp xuyên môn, tích hợp đa môn đến tích hợp hoàn toàn theo chủ đề. Từ năm 1960 đã có nhiều hội nghị bàn về việc phát triển chương trình dạy học theo hướng tích hợp. Năm 1981 một tổ chức quốc tế đã được thành lập để cung cấp các thông tin về các chương trình dạy học tích hợp nhằm thúc đẩy việc áp dụng quan điểm dạy học theo hướng tích hợp trong việc thiết kế chương trình dạy học các môn khoa học trên thế giới. 2.2. Ở Việt Nam Dạy học theo hướng tích hợp cũng rất được quan tâm. Từ những năm cuối thế kỷ XX, việc nghiên cứu xây dựng môn “Tìm hiểu tự nhiên và xã hội” theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và môn học này được thiết kế để 4 đưa vào dạy học ở trường cấp I từ lớp 1 đến lớp 5. Chương trình năm 2000 đã được hoàn chỉnh thêm một bước, quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong chương trình và SGK, các hoạt động dạy học ở tiểu học. Tuy nhiên khái niệm tích hợp vẫn còn mới lạ với nhiều giáo viên (GV). Một số đã có nhận thức ban đầu nhưng còn hạn chế về kĩ năng vận dụng. Hiện nay việc nghiên cứu về vấn đề sử dụng phương pháp tích hợp vào quá trình dạy học chưa được quan tâm đúng mức nói đúng hơn là chưa được vận dụng vào trong quá trình dạy học ở các bậc học do vậy các đề tài nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều, chưa có những công trình nghiên cứu lớn. Mặc dù xu hướng chung của các nước trên thế giới hiện nay là tăng cường tích hợp, đặc biệt ở cấp tiểu học và trung học cơ sở. Một số tác giả tiêu biểu quan tâm đến vấn đề này có thể kể tới như: Trần Bá Hoành, “ Dạy học tích hợp”, Tạp chí Khoa học giáo dục số 12/ 2006; Nguyễn Trọng Hoàn (chủ biên), Bùi Ngọc Diệp, Nguyễn Thuý, Hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cấp Trung học cơ sở, Tái bản lần thứ 1, Nxb Giáo dục, 2011; Lê Thanh Sử, Lê Văn Cầu, Hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp Trung học cơ sở, Nxb Giáo dục, 2011; Bùi Anh Tú, Lê Anh Tuấn, Dạy học tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh môn âm nhạc - Trung học cơ sở, Nxb Giáo dục, 2011. Nghiên cứu về vấn đề văn hóa và văn hóa dân tộc thiểu số ở nước ta không phải là vấn đề mới, từ trước đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu với tầm cỡ, quy mô khác nhau. Các công trình, bài viết về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển như: Trần Ngọc Hiên, Văn hóa và phát triển – từ góc độ nhìn Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993; Phạm Xuân Nam, Văn hóa vì sự phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998. 5 [...]... điểm cơ bản Làm rõ quan điểm về tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS các dân tộc thiểu số ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Đề tài khẳng định sự cần thiết phải tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn GDCD với các môn học khác như: Văn học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Khảo sát việc giảng dạy môn GDCD... Công dân với cộng đồng) ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương về tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc với các môn học: Văn học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục ngoài giờ lên lớp Đưa ra quy trình, điều kiện, những biện pháp để giảng dạy phần Công dân với cộng đồng trong giáo trình Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 5.2 Đóng góp mới của tác giả Đề tài: Tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc. .. trong dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Qua dạy học tích hợp môn Giáo dục công dân (GDCD) để giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 3 Mục đích nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu luận văn và thực nghiệm (TN) giảng dạy, chúng tôi đề xuất nội dung, phương pháp giảng dạy môn GDCD phù hợp nhằm nâng cao hiệu... dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương là một đề tài mới Thông qua giảng dạy môn GDCD, GV tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc với các môn học khác như: Văn học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục ngoài giờ lên lớp, từ đó nâng cao giáo dục việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho HS các dân tộc thiểu số Thông qua hoạt... đại học thì giáo dục việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một việc làm có ý nghĩa to lớn Qua đó sẽ giúp các em thêm yêu làng bản, có lòng tự hào về nét đẹp văn hóa của dân tộc mình từ đó có trách nhiệm xây dựng quê hương giàu đẹp * Đặc điểm của tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Môn GDCD là một môn học. .. cán bộ, công dân tiêu biểu của dân tộc, góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh, bản làng tươi vui, đầm ấm, hạnh phúc 1.2 Thực tiễn giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc qua dạy học môn Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 1.2.1 Vài nét về Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương * Một số đặc điểm của Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường... gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc cho HS Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 6 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Việc dạy và học tích hợp môn GDCD ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 4.2 Phạm vi nghiên cứu Giảng dạy môn GDCD (phần Công dân với cộng đồng) ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương (Việt Trì - Phú Thọ) 5 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới... dân tộc cho HS Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương có vai trò: - Góp phần tích cực cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam - Tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc tạo nên hệ giá trị sống tích cực cho HS - Tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc giúp HS tạo lập các mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc trong một quốc gia - Qua tích hợp giáo dục. .. 1.2.2 Thực trạng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương * Về đội ngũ GV - Số lượng GV: 3 GV (3 nữ) - Trình độ đào tạo: 3 GV đều tốt nghiệp Đại học sư phạm chính quy, chuyên ngành Chính trị - Thâm niên giảng dạy: 1 GV dạy 6 năm, 2 GV dạy 4 năm Như vậy, việc dạy học bộ môn GDCD ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương - Việt Trì... kiến thức về giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong Giáo trình môn GDCD giảng dạy ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương ít Bên cạnh đó GV giảng dạy môn GDCD chưa thật sự quan tâm nhiều đến vấn đề phải nâng cao trách nhiệm của HS trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho HS các dân tộc thiểu số Thực tế qua một số năm giảng dạy ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương chúng tôi thấy . BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG 44 2.1. NỘI DUNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO. dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 50 2.2. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC. học môn Giáo dục công dân cho học sinh Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương . Qua dạy học tích hợp môn Giáo dục công dân (GDCD) để giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS Trường Dự bị Đại

Ngày đăng: 16/07/2015, 00:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan