TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ TRONG DÒNG VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI

106 1.6K 13
TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ TRONG DÒNG VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1 2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 6 4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN: 7 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 7 5.1. Phương pháp thống kê, phân loại 7 5.2. Phương pháp hệ thống 7 5.3. Phương pháp phân ch – tổng hợp 7 5.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu 7 5.5.Phương pháp liên ngành: 8 6.CẤU TRÚC LUẬN VĂN: 8 NỘI DUNG 9 CHƯƠNG 1: 9 TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ TRONG DÒNG 9 VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI 9 9 1.1 MỘT VÀI NÉT VỀ VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI SAU 1975. 9 1.1.1 Đội ngũ nhà văn Việt Nam hải ngoại: 9 1.1.2 Những thành tựu cơ bản của văn xuôi hải ngoại sau 1975 16 1.2. TÁC GIẢ LÊ MINH HÀ 22 1.2.1 Vài nét về <ểu sử và hành trình văn học của Lê Minh Hà 22 CHƯƠNG 2: 28 TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ NHÌN TỪ NỘI DUNG 28 2.1. HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ. 28 2.1.1. Cảm quan mới về hiện thực 30 2.1.2. Hiện thực trong mảng truyện mang màu sắc “cố sự tân biên” 32 2.1.3. Hiện thực của “thời khuất mặt” - kí ức thời chiến tranh và bao cấp 35 2.1.3. Hiện thực nơi trú xứ - ám ảnh thiếu quê hương 38 2.2. CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ. 39 2.2.1. Con người mang số phận bi kịch 40 2.2.2. Con người chịu đựng, trải nghiệm 53 2.2.3. Con người hiện sinh 62 CHƯƠNG 3: 76 TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT 77 3.1. KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT ĐẶC BIỆT. 77 3.1.1 Không gian: 77 3.1.2 Thời gian 80 3.2. NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA NHÂN VẬT - NHỮNG SÁNG TẠO MỚI VỀ CẤU TRÚC HÌNH TƯỢNG. 81 3.2.1.Nghệ thuật xây dựng nhân vật: qua diện mạo ngoại hình, 81 3.2.2. Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua hành động, ngôn ngữ, 81 3.2.3.Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua đời sống nội tâm 83 3.3. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT - TRẦN THUẬT TỪ NHIỀU ĐIỂM NHÌN: 84 3.3.1. Điểm nhìn của thời hiện tại 84 3.3.2. Điểm nhìn đặt nơi tâm trạng, cảm giác 89 3.3.3. Sự luân phiên, phối hợp nhiều điểm nhìn 91 3.4. GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ 95 C. KẾT LUẬN 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1.1 Sau 1975, đặc biệt là từ 1986 khi văn học Việt Nam chính thức được khích lệ đổi mới, dường như ở hầu khắp các thể loại đều bùng lên một cao trào tìm tòi, cách tân, thể nghiệm khiến cho đời sống văn học trở nên vô cùng náo nhiệt. Chỉ riêng trong thể loại văn xuôi đã thấy sự xuất hiện của nhiều cây bút mới, cùng nhiều xu hướng sáng tạo chưa từng có trước đây như: trinh thám, kinh dị, hiện thực huyền ảo, cố sự tân biên… Bên cạnh sự làm mới mình của các nhà văn lão thành như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu… là sự xuất hiện của nhiều cây bút mới đã làm thay đổi hẳn diện mạo của văn xuôi đương đại. Các tác giả Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Quang Lập, v.v… đã đem đến cho văn xuôi những sắc thái mới mẻ và sự chuyển động mới ngoạn mục,hứa hẹn những thành tựu lớn… 1.2 Đồng hành với văn chương trong nước, các nhà văn Việt Nam ở hải ngoại không chỉ nhận được sự chia sẻ của cộng đồng nơi trú xứ mà còn thu hút được sự quan tâm của công chúng trong nước. Độc giả và giới nghiên cứu gần đây đã thừa nhận: ở khu vực văn chương hải ngoại đã xuất hiện những cây bút đặc sắc và có tài năng thực sự như Phạm Thị Hoài, Trần Vũ, Võ Đình, Mai Ninh, Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà…. Nhà văn nổi tiếng Nguyên Ngọc, một trong những cây bút hàng đầu của văn học Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp và Mỹ, cho rằng : " …một tác phẩm viết bằng tiếng Việt, dù của bất cứ ai, viết bất cứ ở đâu, vào bất cứ thời gian nào, miễn là nó hay, thì đều là tài sản chung của dân tộc Việt Nam Những người Việt Nam ở nước ngoài trong mấy chục năm qua đã hoàn thành một khối lượng văn học không thể phủ nhận được. Đó là một bộ phận của văn học Việt 1 Nam hiện đại, và điều này chẳng có gì phải bàn cãi. Cùng với văn học trong nước, văn học hải ngoại làm nên diện mạo của văn học Việt Nam ngày nay. Điều này gợi ý cho chúng tôi hướng đi về việc xem xét đặc điểm truyện ngắn Lê Minh Hà- một cây bút của văn học hải ngoại được Du Tử Lê xem như “một Nam Cao của thời hiện đại”. 1.3 Lê Minh Hà là cái tên đã trở nên khá quen thuộc trong đời sống văn học đương đại do sự sáng tạo mang dấu ấn riêng ở các thể loại truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết. Từng là sinh viên của trường Đại học Sư phạm, sau đó giảng dạy tại một trường chuyên nổi tiếng ở Hà Nội, do hoàn cảnh riêng, Lê Minh Hà rời đất nước tới định cư ở Đức rồi viết văn. Tính đến nay, Lê Minh Hà hiện diện trong đời sống văn học đã được gần hai mươi năm. Chị được công chúng Việt Nam ở hải ngoại nhiệt liệt cổ vũ và nhận nhiều giải thưởng văn nghệ trong nước. Sách của chị cũng được các nhà xuất bản trong nước tái bản nhiều lần và đang gây hiệu ứng tích cực, rộng rãi. Do đó, theo chúng tôi, đã đến lúc tìm hiểu về những đóng góp của nhà văn này, trước hết là với thể loại truyện ngắn, trên các phương diện tư tưởng và nghệ thuật, đồng thời nhận diện cá tính và phong cách truyện ngắn Lê Minh Hà trong dòng văn xuôi đương đại Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề: 2.1 Truyện ngắn Lê Minh Hà ngay từ khi xuất hiện đã hấp dẫn công chúng và giới nghiên cứu phê bình. Nguyễn Hữu Lễ khi nghiên cứu truyện ngắn Lê Minh Hà đã khẳng định vị trí, sự vượt trội trong tài năng, sự sáng tạo độc đáo đầy cá tính trong phong cách sáng tạo của chị : “Khi Lê Minh Hà viết truyện ngắn đầu tiên (1991) trước mặt chị đã có hàng loạt cây đa cây đề của làng văn: Nguyễn Huy Thiệp, với những truyện ngắn "rợn người về nhân tình thế thái". Phạm Thị Hoài với nhãn quan nhìn vào đâu cũng thấy "đau" vì cái hèn, cái thấp lè tè của nòi Việt. Hàng loạt cây bút thời "cởi trói" nỗ lực tìm 2 một hướng đi mới cho văn học và họ đã có những gặt hái nhất định …Cái hấp dẫn hơn trong truyện Lê Minh Hà theo tôi là cách nối các mảnh vỡ rời rạc để hình thành "cấu tứ" trong từng truyện. Đọc truyện Lê Minh Hà, bạn đọc ít gặp được một câu chuyện rành mạch nào đó. Truyện chị chỉ là những "mảnh vỡ" của "trạng thái tâm lý" hoặc sự kiện không đầu không đũa. Chỉ sau khi đọc xong, ấn tượng về một vấn đề triết lý được hình thành ở dạng đối thoại ngấm ngầm…Lê Minh Hà là một trong số không nhiều những cây bút trẻ đang viết theo những thể nghiệm mới và đã có những thành công đáng khích lệ. đó. Nỗ lực đổi mới của Lê Minh Hà không đi theo hướng làm lạ, lập dị cho ra vẻ mới. Chị chọn cách làm mới giản dị của mình là đưa ra một cách nhìn riêng về những chuyện muôn thuở đời thường cũ, sáo” . Vấn đề về đặc điểm truyện ngắn Lê Minh Hà được các nhà nghiên cứu đề cập đến nhưng nhìn chung còn tản mạn, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu có hệ thống. 2.2 Chúng tôi đã nghiên cứu hầu hết các bài viết về Lê Minh Hà và thấy rằng : Có nhiều ý kiến bàn luận về truyện ngắn của tác giả này song chỉ nghiêng về một góc độ , một đặc điểm nào đó chứ chưa nghiên cứu một cách cụ thể , có hệ thống. Trước tiên, trong bài phỏng vấn Lê Minh Hà của nhà báo Quỳnh Mai thực hiện (Phát thanh ngày 27/5/2001 trong chương trình Văn học nghệ thuật Đài tiếng nói Việt Nam FM 103.3. Montreal- Canada) nhà báo có những nhận định sâu sắc về sự giản dị, gần gũi mà độc đáo về mặt đề tài “Các truyện ngắn của Lê Minh Hà trước đây thường quanh hai đề tài: những mảnh đời tại quê nhà và những mảnh đời tha hương nơi đất khách. Giờ đây, độc giả thấy xuất hiện những truyện ngắn của chị dựa theo cổ tích và lịch sử”. Bài phỏng vấn là một gợi ý giúp cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu, nhận diện và đánh giá về đặc điểm nội dung truyện ngắn. 3 Tác giả T.H trong bài viết "Truyện cổ viết lại - những góc nhìn mới giữa cổ tích và đời thường” ( 31 tháng 5 năm 2006) đã có những phát hiện mới mẻ, độc đáo. Trong “Truyện cổ viết lại”của Lê Minh Hà, tác giả cho rằng phải chăng mỗi một truyện trong 19 truyện ngắn được in trong “Truyện cổ viết lại” thể hiện sự trải lòng, nghiền ngẫm, phân tích và viết lại những tình huống hệ lụy sau cuộc đời huyền thoại của các nhân vật bước ra từ các câu chuyện cổ : “Dưới ngòi bút của nhà văn Lê Minh Hà, những người phụ nữ của truyện cổ Việt Nam được đặt giữa hiện thực xã hội, chứ không ở thế giới đơn giản và trong trẻo của cổ tích. Truyện cổ là cái cớ để tác giả bộc lộ cái nhìn nhân hậu, đầy trắc ẩn với thân phận người phụ nữ trong xã hội “trọng nam khinh nữ” xưa. Có lẽ qua những câu chuyện cổ được viết lại, tác giả Lê Minh Hà muốn “giải thoát” và nêu lên khát vọng hạnh phúc của những người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi”. Truyện cổ là cái cớ để tác giả bộc lộ cái nhìn nhân hậu, đầy trắc ẩn với thân phận người phụ nữ trong xã hội “trọng nam khinh nữ” xưa. Ý kiến này lời gợi ý gần gũi và thiết thực cho người viết trong việc triển khai những nhận diện về truyện ngắn "cố sự tân biên" của Lê Minh Hà. Trong bài viết “Truyện ngắn Lê Minh Hà và, những cửa sổ đóng kín” (Wednesday, March 07, 2012 1:48:04 PM) Du Tử Lê đã đánh giá rất cao tài năng của nhà văn Lê Minh Hà, chị đã ghi nhận từng sự kiện, từng bước chân trong hành trình lao công thời đại mới. Từ giai đoạn chạy chọt, hối lộ, thậm chí bán vợ, đợ con, để được vào danh sách “lao động xuất cảng,” tới những hoạt cảnh phũ phàng khi những kẻ được coi là “may mắn,” bắt đầu cuộc sống mới nơi xứ người. Có thể nói: “Bằng vào kinh nghiệm sống và, óc quan sát tinh tế của một nhà văn, khi chọn cho mình con đường văn chương hiện thực xã hội, Lê Minh Hà đã viết một cách điềm tĩnh, dễ dàng như thò tay vào túi lấy ra một vật vốn sẵn đấy”. Bài viết là sự gợi ý rất tích cực và sát sao cho 4 người viết khi thực hiện vì những vấn đề đặt ra trong mỗi bài viết đều có tính gợi ý với sự triển khai nội dung luận văn. Bài phỏng vấn “Lê Minh Hà với dòng kí ức xa xứ” [11.04.2012 14:53 - Nhịp Cầu Thế Giới Online] do Minh Thư - Trọng Tuấn thực hiện với chủ đề “Thương thế ngày xưa”, tác giả đã đưa người đọc trở về với những hoài niệm, có lúc êm dịu nhưng đa phần là khắc khoải và chua xót, những ngày khó nhọc, miếng nghèo, của một tuổi trẻ bị khó khăn thời chiến tranh và hậu chiến ghì sát đất nhưng vẫn không từ bỏ được khát vọng “Truyện ngắn, tản văn và tiểu thuyết của chị, bởi thế, thông qua những trải nghiệm cùng năm tháng và thời thế, luôn bàng bạc nỗi hoài nhớ về một thời, mà như nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên từng nhận xét, “xao xác, xót xa rất nhiều trên những trang sách này”. Bài viết là một gợi ý giúp chúng tôi tìm hiểu một khía cạnh sâu sắc trong giá trị của tập truyện ngắn Lê Minh Hà. Tác giả Du Tử Lê với bài viết “Lê Minh Hà: Nam Cao Thời Đại Hiện Đại” (02/05/2012 ) đã cho thấy tài năng miêu tả hiện thực rất sắc sảo của của Lê Minh Hà. Ngòi bút Lê Minh Hà đã tái tạo lại thời kì bao cấp với những khó khăn chồng chất, những cảnh chạy chọt, hối lộ, thậm chí bán vợ, đợ con, để được vào danh sách "lao động xuất cảng" tới những hoạt cảnh phũ phàng khi những kẻ được coi là "may mắn," bắt đầu cuộc sống bán sức lao động nơi xứ người. “Trước đây, nếu trong khuynh hướng văn chương xã hội tả chân, chúng ta có một Nam Cao, một Vũ Trọng Phụng, thì ngày nay, chúng ta hân hoan (hay chua xót) có được một Lê Minh Hà!” Bài viết là tư liệu rất có ý nghĩa trong việc gợi ý cho người viết về giá trị nội dung của truyện ngắn ngắn Lê Minh Hà. Bên cạnh đó còn một số bài viết khác như đánh giá của Linh Thoại về “ Thương thế ngày xưa, Những giọt trầm” (Báo Tuổi trẻ……)hay lời tâm sự của chính tác giả Lê Minh Hà “Tôi viết văn trên tinh thần lụy Tiếng 5 Việt” (Báo Thể thao và văn hóa…) ; những bài viết đó hoặc là tìm thấy sự đồng cảm hoặc ghi nhận những nỗ lực của của nhà văn trong mỗi ý tưởng và trên mỗi trang viết. Những công trình đó cho chúng tôi những gợi ý quí giá để nghĩ tiếp hoặc tiến tới những điều còn bỏ ngỏ về sáng tác của Lê Minh Hà. Tất cả các ý kiến về Lê Minh Hà còn lẻ tẻ, đi sâu vào một số tác phẩm đến nay chưa có công trình đặc biệt nào về Lê Minh Hà. 2.3 Lê Minh Hà đã được độc giả, giới phê bình quan tâm, bàn bạc nghiên cứu hơn mười năm trở lại đây. Tuy nhiên sự nghiên cứu còn đang ở vấn đê khái quát , chưa cụ thể.Với những thành tựu về truyện ngắn, đã đến lúc tác giả Lê Minh Hà cần được nghiên cứu một cách tổng thể bằng một số hệ thống tiếp cận về nội dung, phong cách, cá tính…Ở công trình này, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của Lê Minh Hà, khảo sát các tập truyện ngắn tiêu biểu sau đây của nhà văn: Trăng góa - Thanh Văn - Mỹ - 1998 Gió biếc - Văn Mới - Mỹ - 1999 Thương thế, ngày xưa - Văn Mới - Mỹ - 2001 Những giọt trầm - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân- 2002 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Với đề tài này chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn của Lê Minh Hà. Để làm rõ được đối tượng nghiên cứu, chúng tôi cố gắng khảo sát những tập truyện tiêu biểu của tác giả như sau: Trăng góa - Thanh Văn - Mỹ - 1998 Gió biếc - Văn Mới - Mỹ - 1999 Thương thế, ngày xưa - Văn Mới - Mỹ - 2001 Những giọt trầm - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân- 2002 6 4. Đóng góp của luận văn: Chỉ ra và phân tích những sáng tạo độc đáo về nội dung và nghệ thuật của nhà văn qua thể loại truyện ngắn. Bước đầu đi vào nghiên cứu, đánh giá những thành công, hạn chế của nhà văn ở thể loại truyện ngắn. 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1. Phương pháp thống kê, phân loại Phương pháp này được sử dụng để thống kê các sáng tác của Lê Minh Hà và các yếu tố của tác phẩm có liên quan đến việc bộc lộ những đặc điểm quan trọng nhất trong truyện ngắn của nhà văn. 5.2. Phương pháp hệ thống Coi sáng tác của Lê Minh Hà là một chỉnh thể, mỗi tác phẩm là một yếu tố của hệ thống; đồng thời cũng là hệ thống riêng. Vì vậy, có thể thấy các đặc điểm chính trong sáng tác của Lê Minh Hà được thể hiện trong một hệ thống chỉnh thể cũng như trong từng tác phẩm. Phương pháp hệ thống giúp người viết tái lập lại những nét cơ bản nhất của sáng tác Lê Minh Hà trong tính hệ thống của nó. 5.3. Phương pháp phân tích – tổng hợp Người viết sử dụng phương pháp này nhằm phân tích các yếu tố trong tác phẩm, tổng hợp lại để làm nổi bật các đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật qua truyện ngắn Lê Minh Hà. Bên cạnh đó, chúng tôi vận dụng phương pháp này để xây dựng các luận điểm, luận cứ của luận văn. 5.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu Phương pháp so sánh giúp người viết đối chiếu chất trữ tình trong các chặng đường sAáng tác của Lê Minh Hà để thấy rõ những chuyển động của nó; mặt khác phương pháp này cũng giúp người viết đối chiếu Lê Minh Hà với một vài tác giả khác để làm nổi bật những nét riêng của chị. 7 5.5.Phương pháp liên ngành: Sử dụng các kiến thức của các ngành văn hoá, tâm lí học sáng tạo, triết học, nhân học, xã hội học. 6.Cấu trúc luận văn: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn được triển khai trên ba chương như sau: Chương 1: Truyện ngắn Lê Minh Hà trong dòng văn xuôi Việt Nam hải ngoại Chương 2: Truyện ngắn Lê Minh Hà nhìn từ nội dung Chương 3: Truyện ngắn Lê Minh Hà nhìn từ nghệ thuật 8 [...]... Chương 1: TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ TRONG DÒNG VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI 1.1 Một vài nét về văn xuôi Việt Nam hải ngoại sau 1975 1.1.1 Đội ngũ nhà văn Việt Nam hải ngoại: Văn học hải ngoại là dòng văn học được sáng tác từ nước ngoài, người ta còn gọi là văn học di dân: con người di cư đến vùng đất khác để sinh sống, làm ăn Bộ phận người di cư là một hiện tượng tự nhiên không chỉ có ở Việt Nam mà còn... nhận văn học Việt Nam hải ngoại; Đỗ Minh Tuấn với Văn học hải ngoại nhìn từ trong nước; Hoàng Ngọc Hiến với Đọc văn học Việt Nam hải ngoại; Nguyễn Mộng Giác với Sơ thảo về các giai đoạn thành hình và phát triển của dòng văn xuôi hải ngoại từ 1975 đến nay; Thụy Khuê với Thử tìm hiểu một lối tiếp cận văn học sử về Hai mươi nhăm năm văn học Việt Nam hải ngoại 1975 - 2000; Nguyễn Vy Khanh với 19 nhà văn hải. .. sáng tác của họ đã trở thành chiếc cầu nối giữa văn học Việt Nam trong nước và ở hải ngoại. Sáng tác của văn xuôi Việt Nam hải ngoại là những suy tư về đất nước và con người Việt Nam Vì thế bản sắc dân tộc Việt Nam từ lời văn đến tư duy nghệ thuật thể hiện đậm nét trong những trang văn chan chứa tình đời, tình người.Đề tài trong văn xuôi Việt Nam hải ngoại khá đa dạng và phong phú, trong phạm vi bài viết... tiến trình văn học Việt Nam thể kỷ XX Nhìn chung, những sáng tác của các nhà văn Việt Nam ở hải ngoại đã hướng về đất nướcViệt Nam, về cội nguồn văn hoá dân tộc và thành tựu nổi bật là ở thể loại văn xuôi và thơ Nhiều tác phẩm lớn của các nhà văn Việt Nam được viết ra ở hải ngoại Nhưng từ hành văn đến hệ thống hình tượng không hề bị lai căng mà vẫn đậm cốt cách Việt Nam Chính tâm hồn Việt Nam, tình... thuật: cốt truyện, nhân vật, điểm nhìn, giọng điệu, ngôn ngữ văn xuôi Văn xuôi Việt Nam đã hoà nhập với đời sống văn chương trong nước, nhiều tác giả được tái hiện trong nước, được công chúng đón nhận như Hoài Vũ, Lê Mộng Giáp, Đoàn Minh Phượng… 21 1.2 Tác giả Lê Minh Hà 1.2.1 Vài nét về tiểu sử và hành trình văn học của Lê Minh Hà 1.2.1.1 Tiểu sử: Nhà văn Lê Minh Hà sinh năm 1962 tại Hà Nội, tốt... thành chiếc cầu nối giữa văn học Việt Nam trong nước và ở hải ngoại Với cách nhìn tổng quát, chúng tôi xin nêu lên những thành tựu tiêu biểu của những sáng tác văn xuôi Việt Nam ở hải ngoại 1.1.2.1 Đóng góp về tư tưởng Văn xuôi là thể loại phát triển nhất với sự góp mặt của các nhà văn nổi tiếng từ khi còn ở trong nước Các nhà văn xuôi thuộc thế hệ già đã có những 19 đóng góp lớn trong giai đoạn những... nhiên Việt Nam hoặc thấm đượm phong vị Việt Nam Đó chính là đặc điểm rất quan trọng khẳng định vị trí của dòng văn học này trong mối quan hệ với văn học Việt Nam trong nước Văn xuôi là thể loại phát triển nhất với sự góp mặt của các nhà văn nổi tiếng từ khi còn ở trong nước Các nhà văn xuôi thuộc thế hệ già đã có những đóng góp lớn trong giai đoạn văn học trước đó Những sáng tác của họ đã trở thành... trọng của văn học Việt Nam hải ngoại A A Sokolov trong bài Văn học Việt Nam ở hải ngoại những vấn đề của sự phát triển hiện nay, cho rằng: “Nếu thử nêu lên vắn tắt tình hình văn học Việt Nam ở hải ngoại thì đó là sự phân chia rạch ròi của các nhà văn ra làm hai khuynh hướng mà quan điểm tư tưởng- nghệ thuật và sáng tác được định hướng vào quá khứ hay vàohiện tại Từ khoá đối với các nhà văn thuộc khuynh... chung, văn học Việt Nam ở hải ngoại là một bộ phận không thể thiếu được của lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ XX và có những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực sáng tác và nghiên cứu, phê bình 1.1.2 Những thành tựu cơ bản của văn xuôi hải ngoại sau 1975 Trong suốt một thế kỷ, ở các giai đoạn phát triển khác nhau với một lực lượng sáng tác đông đảo bao gồm nhiều thế hệ, văn học Việt Nam ở hải ngoại đã... đã ấn hành: “Trăng góa” (tập truyện ngắn, Thanh Văn, Mỹ, năm 1998); “Gió biếc” (tập truyện ngắn, Văn Mới, Mỹ, năm 1999), “Thương thế, ngày xưa ” (tản văn, Văn Mới, Mỹ, năm 2001), “Gió tự thời khuất mặt” (tiểu thuyết, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội 2005), “Thương thế ngày xưa & Những giọt trầm” (tản văn và truyện ngắn, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2005), “Sâm cầm” (tập truyện ngắn, in chung với Phạm Hải Anh, . 1: TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ TRONG DÒNG VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI 1.1 Một vài nét về văn xuôi Việt Nam hải ngoại sau 1975. 1.1.1 Đội ngũ nhà văn Việt Nam hải ngoại: Văn học hải ngoại là dòng văn học. Truyện ngắn Lê Minh Hà trong dòng văn xuôi Việt Nam hải ngoại Chương 2: Truyện ngắn Lê Minh Hà nhìn từ nội dung Chương 3: Truyện ngắn Lê Minh Hà nhìn từ nghệ thuật 8 NỘI DUNG Chương 1: TRUYỆN NGẮN. LUẬN VĂN: 8 NỘI DUNG 9 CHƯƠNG 1: 9 TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ TRONG DÒNG 9 VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI 9 9 1.1 MỘT VÀI NÉT VỀ VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI SAU 1975. 9 1.1.1 Đội ngũ nhà văn Việt Nam

Ngày đăng: 15/07/2015, 23:58

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan