Thực trạng công tác kế toán nguyên liệu,vật liệu tại công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông.

105 1.1K 2
Thực trạng công tác kế toán nguyên liệu,vật liệu tại công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Huyền DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. NVL: Nguyên vật liệu 2. VL: Vật liệu 3. KKĐK: Kiểm kê định kỳ 4. KKTX: Kê khai thường xuyên 5. TK: Tài khoản 6. DN: Doanh nghiệp 7. HĐ: Hóa đơn 8. TT: Thanh toán 9. NK: Nhập khẩu 10.XK: Xuất khẩu 11.TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt 12.GTGT: Giá trị gia tăng 13.SXKDDD: Sản xuất kinh doan dở dang 14.CP: Cổ phần 15.CL: Chênh lệch 1 Sinh Viên: Nguyễn Thị Huyền Lớp: DHKT6TH Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Huyền LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông, nhóm chúng em đã học được rất nhiều điều bổ ích, tích luỹ được một ít kinh nghiệm nhỏ trong công tác kế toán góp phần phục phụ cho công việc sau này. Quá trình thực tập bước đầu giúp chúng em làm quen được với công việc kế toán , đặc biệt đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu tình hình công tác kế toán thực tế tại Doanh nghiệp. Bên cạnh những kiến thức lý thuyết đã được học tại trường vận dụng vào thực tế trong quá trình thực tập nhóm chúng em đã nắm vững hơn các quy trình, nguyên tắc hạch toán và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trong quá trình thực tập tại Doanh nghiệp, nhóm chúng em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các anh, chị tại phòng kế toán đặc biệt là chị Phan Thị Kim Anh kế toán trưởng đã giúp đỡ chúng em trong quá trình thực tập, thu thập thông tin về Doanh nghiệp và các chế độ và chuẩn mực ma kế toán áp dụng. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tới đoàn thể cán bộ công nhân viên của Doanh nghiệp, các thầy cô trong bộ môn kế toán Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM và nhất là cô giáo Th.S Nguyễn Thị Huyền đã giúp chúng em hoàn thành bài chuyên đề này nhiên, do điều kiện về thời gian và kiến thức còn hạn chế, đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và cán bộ công ty để đề tài này phong phú hơn và hợp lí thực tiễn. Em xin chân thànhcảm ơn ! 2 Sinh Viên: Nguyễn Thị Huyền Lớp: DHKT6TH Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Huyền LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trên đà phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước.Xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Qua gần 20 năm đổi mới nền kinh tế nước ta đã thu được nhiều kết quả quan trọng và có bước phát triển đáng kể,sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đất nước đã và đang từng bước được thực hiện, nông lâm, ngư nghiệp phát triển ổn định và tương đối toàn diện.Một số sản phẩm quan trọng như điện, dầu khí, vật liệu xây dựng và đặc biệt là phân bón tăng nhiều so với trước. Đời sống nhân dân được cải thiện,ổn định chính trị được giữ vững, quốc phòng an ninh được đảm bảo,quan hệ đối ngoại được mở rộng,vị thế quốc tế của nước ta được nâng cao, chúng ta đang có thêm thế và lực, khả năng và cơ hội để tiếp tục phát triển trong những năm tới.Một trong những nhân tố có tính chất quyết định đó là: Chúng ta vận hành nền kinh tế theo đúng các quy luật của kinh tế thị trường,trong đó có quy luật giá trị.Quá trình sản xuất hàng hoá, giá trị hàng hoá thực hiện mới là hiệu quả thực để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh do đó khâu tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng của qúa trình sản xuất sản phẩm, nó có vị trí hết sức quan trọng. Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông có tiền thân là Doanh nghiệp Tiến Nông được thành lập ngày 04/01/1995- Theo giấy phép số: 11 TC/UBTH của UBND Tỉnh Thanh Hóa Với niềm đam mê chân chính và khát vọng cháy bỏng, ngay sau khi ra đời Tiến Nông đã tạo nên một sự kiện đột phá: Doanh nghiệp tư nhân đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sản xuất thành công phân lân nung chảy bằng quy trình nhiệt lò cao. Năm sau (1996) những lô phân bón NPK đầu tiên mang thương hiệu Tiến Nông với biểu tượng mặt trời đỏ chiếu sáng bông vàng đã đến với đồng ruộng xứ Thanh Hơn 17 năm qua Tiến Nông đã không ngừng ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Nhiều đề tài, kết quả nghiên cứu của các Viện, Trường Đại học, các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam đã được áp dụng tại công ty, góp phần làm nên những mùa vàng bội thu, ngọt ngào cây trái. Bên cạnh đó, Tiến Nông liên tục cập nhật, tiếp thu các tiến bộ, thành tựu khoa học nông nghiệp của các nước trên thế giới, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đem lại lợi ích cho người sử dụng. 3 Sinh Viên: Nguyễn Thị Huyền Lớp: DHKT6TH Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.S Nguyễn Thị Huyền CHUƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Sản xuất kinh doanh là một quá trình vận động sáng tạo, biến đổi, tích luỹ nhằm không ngừng làm ra của cải vật chất cho xã hội và là cơ sở để tồn tại, phát triển của các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả trong sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Để thực hiện nhiệm vụ đó mỗi Doanh nghiệp phải từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, cải tiến máy móc thiết bị, quy trình công nghệ, cải tiến máy móc thiết bị, quy trình công nghệ nâng cao tay nghề của công nhân và trình độ cán bộ, quản lý tốt các chi phí sản xuất. Nguyên vật liệu (NVL) là đối tượng lao động là một trong 3 yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, nó là cơ sở vật chất để cấu thành nên sản phẩm và nó chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất. Mỗi Doanh nghiệp trong quá trình sản xuất đều đặt mục tiêu chất lượng cao nhất phải mang tính ổn định, giá thành sản phẩm thấp để thu được lợi nhuận tối đa. Như ta đã biết nguyên liệu là cơ sở vật chất chủ yếu để hình thành sản phẩm do đó chất lượng phụ thuộc các nhân tố nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất. Mặt khác nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất của sản phẩm. Vì vậy việc tổ chức hạch toán Nguyên vật liệu không thể thiếu được và đảm bảo cả 3 yêu cầu cơ bản của công tác hạch toán đó là chính xác, kịp thời và toàn diện. Hạch toán nguyên liệu giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, đề ra được các biện pháp đúng đắn trong quản lý nguyên vật liệu, đảm bảo cung cấp nguyên liệu kịp thời và đồng bộ, qua kiểm tra giám sát chặt chẽ việc chấp hành các định mức dự trữ và tiêu hao nguyên vật liệu, ngăn chặn hiện tượng lãng phí nguyên vật liệu trong sản xuất góp phần giảm bớt chi phí nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của Nguyên vật liệu với mong muốn của bản thân được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất kinh doanh,trong thời gian thực tập tại công ty CP công nông nghiệp Tiến Nông e đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “ Thực trạng công tác kế toán nguyên liệu- vật liệu tại công ty CP công nông nghiệp Tiến Nông “ làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 4 Sinh Viên: Nguyễn Thị Huyền Lớp: DHKT6TH Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.S Nguyễn Thị Huyền Đánh giá thực trạng về công tác nguyên vật liệu từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện kế toán nguyên vât liệu tại công ty cố phần công nông nghiệp Tiến Nông. 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Kế toán nguyên liệu – vật liệu tại công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông 1.4 PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Là tham khảo tài liệu, các nguyên tắc, các chuẩn mực kế toán hiện hành - Phương pháp chứng từ kế toán: Dùng để thu thập thông tin kế toán. - Phương pháp tài khoản kế toán: Dùng để hệ thống hoá thông tin kế toán. - Phuơng pháp tính giá: Sử dụng để xác định giá trị của từng loại vật tư, tài sản, hàng hoá ở thời điểm nhất định và theo nguyên tắc xác định. - Phuơng pháp tổng hợp, cân đối kế toán: Sử dụng để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu tài chính cần thiết. - Phuơng pháp điều tra, phỏng vấn: Là phương pháp sử dụng các phiếu câu hỏi hoặc đối thoại trực tiếp với cán bộ phòng tài chính kế toán để thu thập số liệu ban đầu. - Phuơng pháp phân tích, đánh giá: Tìm hiểu thực trạng của công ty, từ đó phân tích và đưa ra những nhận xét, đánh giá. 1.5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI Nội dung chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận gồm bốn chương như sau: - Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu. - Chuơng 2: Cơ sở lí luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông. - Chuơng 3: Thực trạng công tác kế toán nguyên liệu,vật liệu tại công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông. - Chương 4 : Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần công nghiệp Tiến Nông. 5 Sinh Viên: Nguyễn Thị Huyền Lớp: DHKT6TH Chương 2: Cơ sở lý luận chung về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.S Nguyễn Thị Huyền CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÔNG TY 2.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU 2.1.1 Khái niệm và dặc điểm của nguyên liệu, vật liệu trong doanh nghiệp Nguyên vật liệu là một bộ phận trọng yếu của tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu là đối tượng của lao động đã qua sự tác động của con người. Trong đó, vật liệu là những nguyên liệu đã qua chế biến.Vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm mới vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, nó bị tiêu hao hoàn toàn và chuyển dịch toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Sản phẩm của công ty là các sản phẩm phân bón, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Do vậy NVL dùng trong sản xuất rất đa dạng, phong phú về chủng loại, phức tạp về kỹ thuật mỗi sản phẩm, vật liệu không ngừng chuyển hóa, biến đổi về mặt hiện vật và giá trị. Về mặt hiện vật vật liệu có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất mà không bị tiêu hao toàn bộ, vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu. Xét về mặt giá trị thì NVL là một bộ phận của vốn kinh doanh, khi tham gia sản xuất NVL chuyển dịch toàn bộ giá trị của chúng vào giá trị sản phẩm mới tạo ra 2.1.2 Vị trí, vai trò của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần thiết phải có các yếu tố cơ bản, đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động, công cụ lao động. Trong hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp, nguyên vật liệu là đối tượng lao động, tài sản cố định và các công cụ dụng cụ khác không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định chính là tư liệu lao động còn lao động của con người là yếu tố sức lao động. Trong các doanh nghiệp sản xuất, vật liệu là một bộ phận của hàng tồn kho thuộc tài sản lưu động và thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá thành. Mặt khác, do đặc điểm của vật liệu là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, bị tiêu hao toàn bộ và bị chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ bởi vậy cần phải cung cấp nguyên vật liệu một cách đầy đủ, kịp thời cả về số lượng và chất lượng, chủng loại cho quá trình sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tất cả các doanh nghiệp sản xuất đều phải quan tâm đến vấn đề giá thành bởi vì nền kinh tế chỉ cho phép các doanh nghiệp làm ăn thực sự có lãi mới có thể tồn tại và phát triển. Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Để đạt được mục đích đó cần phải quản lý tốt các loại chi phí sản xuất, trong đó có chi phí nguyên vật liệu. Các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu ở tất cả các 6 Sinh Viên: Nguyễn Thị Huyền Lớp: DHKT6TH Chương 2: Cơ sở lý luận chung về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.S Nguyễn Thị Huyền khâu từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ cho đến đưa vào sử dụng sản xuất ra sản phẩm, đảm bảo tiết kiệm mà vẫn đạt hiệu quả cao Nguyên vật liệu có vai trò quan trọng, nó không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, sự ảnh hưởng của nguyên vật liệu đối với sản xuất không chỉ ở mặt lượng mà còn cả ở mặt chất- vật liệu phải đảm bảo đúng chất lượng, đúng qui cách, đúng chủng loại thì sản xuất sản phẩm mới đạt yêu cầu. Do vậy tăng cường công tác quản lý, công tác kế toán nguyên vật liệu nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong mỗi doanh nghiệp nói chung. 2.1.3 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp Xuất phát từ đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải quản lý tốt nguyên vật liệu để đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra thuận lợi, đúng kế hoạch. Xã hội càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng phong phú đa dạng, điều này đòi hỏi các nhà sản xuất phải cung cấp khối lượng sản phẩm ngày càng nhiều, chủng loại vật liệu ngày càng đa dạng và phong phú. Hơn nữa nguyên vật liệu quyết định sự tồn tại và phát triển của sản xuất, là tài sản dự trữ sản xuất. Các doanh nghiệp thường xuyên phải tiến hành nhập xuất nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, xây dựng các công trình và các nhu cầu khác trong doanh nghiệp được kịp thời, liên tục, không bị gián đoạn, đồng thời đảm bảo việc sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm hiệu quả nhất. Hiện nay, nền sản xuất ngày càng mở rộng và phát triển trên cơ sở hoàn toàn thảo mãn không ngừng nhu cấu vật chất và văn hóa của mọi tầng lớp trong xã hội. Việc sử dụng vật liệu một cách hợp lý, có kế hoạch ngày càng được coi trọng. Công tác quản lý nguyên vật liệu là nhiệm vụ của tất cả mọi người nhằm tăng hiệu quả kinh tế cao mà hao phí lại thấp nhất. Công việc hạch toán vật liệu, ảnh hưởng đến việc hạch toán giá thành, cho nên để đảm bảo tính chính xác của việc hạch toán giá thành thì trước hết phải hạch toán vật liệu chính xác Để làm tốt công tác hạch toán nguyên vật liệu trên đòi hỏi chúng ta phải quản lý chặt chẽ ở mọi khâu từ khâu thu mua, bảo quản tới khâu dự trữ và sử dụng. Quản lý tốt các khâu trên là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán NVL trước hết các doanh ngiệp phải xây dựng được hệ thống danh điểm và đánh số danh điểm của NVL phải được rõ ràng, chính xác tương ứng với quy cách, chủng loại nguyên vật liệu - Ở khâu thu mua: Ở khâu này phải quản lý về khối lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí mua cũng như kế hoạch mua theo đúng tiến độ thời gian, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời phải quan tâm đến hoá đơn giá tri gia tăng, chứng từ liên quan đến giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ. Từ đó hạ thấp được chi phí nguyên vật liệu góp phần làm giảm giá thành sản 7 Sinh Viên: Nguyễn Thị Huyền Lớp: DHKT6TH Chương 2: Cơ sở lý luận chung về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.S Nguyễn Thị Huyền phẩm . - Ở khâu bảo quản: Doanh nghiệp phải quan tâm đến việc tổ chức tốt kho tàng, bến bãi thực hiên đúng chế độ bảo quản đối với từng loại vật liệu, tránh hư hỏng mất mát, hao hụt đảm bảo an toàn vật liệu. Các kho tàng phải được thiết kế để duy trì khả năng bảo quản vật liệu đảm bảo tính chất lý hoá học của vật liệu không bị biến đổi đến chất lượng vật liệu, tỷ lệ hao hụt tự nhiên ở mức hợp lý. - Ở khâu sử dụng: Cần sử dụng hợp lý tiết kiệm tuân theo các đinh mức tiêu hao đã đề ra. Điều này rất quan trọng trong việc phấn đấu hạ giá thành và nó phụ thuộc vào ý thức làm việc của người lao động cũng như việc quản lý phế liệu thu hồi. Định kỳ tiến hành việc phân tích tình hình sử dụng NVL cũng là những khoản chi phí NVL cho quá trình sản xuất sản phẩm nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến tăng hoặc giảm chi phí NVL cho một đơn vị sản phẩm, khuyến khích việc phát huy sáng kiến cải tiến, sử dụng tiết kiệm NVL, tận dụng phế liệu. - Ở khâu dự trữ: Doanh nghiệp phải xác định mức tối đa, tối thiểu cho từng loại vật liệu để đảm bảo cho quá trình sản xuất được bình thường, không bị ngừng trệ, gián đoạn do việc cung ứng không kịp thời hoặc ngây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều. Mặt khác phải đảm bảo theo đúng chế độ quy định phù hợp với đặc điểm kỹ thuật, tính chất lý - hoá học và đặc điểm của từng loại vật liệu. Tóm lại, quản lý NVL từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ, sử dụng là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý doanh nghiệp luôn được các nhà quản lý quan tâm. 2.1.4 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp Trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh, hạch toán vật liệu là công cụ đắc lực giúp lãnh đạo doanh nghiệp nắm được tình hình và chỉ đạo sản xuất kinh doanh hạch toán vật liệu chính xác đầy đủ kịp thời thì lãnh đạo doanh nghiệp mới nắm bắt được tình hình thu mua, dự trữ và xuất dùng vật liệu từ đó đề ra biện pháp quản lý phù hợp và đúng đắn. Hạch toán nguyên vật liệu giúp doanh nghiệp nhận biết được vốn lưu động và có các biện pháp nâng cao hiệu qua sử dụng vốn tăng nhanh vòng quay vốn lưu động. Để thực hiện chức năng giám đốc và là công cụ quản lý kinh tế xuất phát từ vị trí yêu cầu quản lý, kế toán nguyên vật liệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Đánh giá phân loại vật liệu phù hợp với nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của nhà nước. - Tổ chức chứng từ tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng cho doanh nghiệp để ghi chép, phân loại, tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm. 8 Sinh Viên: Nguyễn Thị Huyền Lớp: DHKT6TH Chương 2: Cơ sở lý luận chung về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.S Nguyễn Thị Huyền - Tham gia phân tích đánh giá tình hình thực tế kế hoạch thu mua tình hình thanh toán với người bán, người cung cấp và tình hình sử dụng vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh . - Tổ chức phản ánh chính xác, kịp thời trung thực về tình hình nhập xuất và tồn kho NVL.Tính ra giá thành thực tế của NVL đã thu mua và nhập kho, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua về các mặt: số lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời đúng chủng loại NVL cho quá trình sản xuất - Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản dự trữ và sử dụng NVL, phát hiện, ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp xử lý các NVL thừa, thiếu, ứ đọng, kém hoặc mất phẩm chất, chưa cần dùng và có biện pháp giải phóng để thu hồi vốn nhanh chóng, hạn chế các thiệt hại. Tính toán xác định tiêu hao trong quá trình sản xuất, xác định phân bổ chính xác NVL đã tiêu hao trong quá trình sản xuất. 2.2 PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU 2.2.1 Phân loại nguyên vật liệu Mỗi doanh nghiệp, do tính chất đặc thù trong sản xuất kinh doanh nên sử dụng những loại vật liệu khác nhau. Mỗi loại vật liệu có nội dung kinh tế, tính năng lý-hoá học, yêu cầu quản lý khác nhau. Do đó, để có thể quản lý chặt chẽ, hạch toán chi tiết đối với từng loại, thứ vật liệu một cách khoa học hợp lý, phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành phân loại vật liệu.  Phân loại theo nội dung kinh tế và vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh: - Nguyên vật liệu chính:Nguyên vật liệu chính là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm như: Đạm UREA, Supe lân, Kali trong doanh nghiệp sản xuất phân bón ; gạch ngói, xi măng trong doanh nghiệp xây dựng, bông, sợi tơ trong các nhà máy sợi; vải trong các doanh nghiệp may - Vật liệu phụ: là loại vật liệu chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm như làm tăng chất lượng nguyên vật liệu chính và sản phẩm, phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ cho sản xuất, như Bao bì, chỉ khâu, phụ gia sản xuất MgO, CaCo 3 , Mùn bột trong Doanh nghiệp sản xuất phân bón. - Nhiên liệu: Là loại vật liệu phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho hoạt động của máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải của doanh nghiệp như xăng, dầu, than - Phụ tùng thay thế: là các phụ tùng, thiết bị được sử dụng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải của doanh nghiệp. - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm những vật liệu, thiết bị, phương tiện được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản (cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình cơ bản). - Vật liệu khác:là loại vật liệu không được xếp vào các loại kể trên, loại này bao 9 Sinh Viên: Nguyễn Thị Huyền Lớp: DHKT6TH Chương 2: Cơ sở lý luận chung về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.S Nguyễn Thị Huyền gồm phế liệu do quá trình sản xuất loại ra như sắt thép, gỗ hay phế liệu thu hồi được từ việc thanh lý tài sản cố định Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và kế toán chi tiết của từng doanh nghiệp mà từng loại vật liệu nêu trên lại được phân chia thành từng nhóm, từng thứ một cách chi tiết.  Phân loại theo mục đích sử dụng, nguyên vật liệu trong doanh nghiệp được chia thành các loại: - Nguyên vật liệu trực tiếp dùng: Cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, nguyên vật liệu dùng cho quản lý sản suất, nguyên vật liệu dùng cho quản lý doanh nghiệp, dùng cho khâu bán hàng - Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác: Nhượng bán, đem góp vốn liên doanh, biếu tặng.  Phân loại theo nguồn nhập nguyên vật liệu có thể chia nguyên vật liệu trong doanh nghiệp thành các loại: - Nguyên vật liệu mua ngoài - Vật liệu thuê ngoài gia công chế biến - Vật liệu tự gia công chế biến 2.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu Đánh giá nguyên vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện gía trị của vật liệu theo những nguyên tắc nhất định 2.2.2.1 Nguyên tắc đánh giá - Nguyên tắc giá gốc: Theo chuẩn mực 02 Hàng tồn kho Ban hành và công bố theo QĐ số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 BTC vật liệu phải được đánh giá theo giá gốc, có nghĩa là khi nhập kho phải tính toán và phản ánh theo trị giá thực tế là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được vật liệu ở thời điểm và trạng thái hiện tại. - Nguyên tắc thận trọng: Vật liệu được đánh giá theo giá gốc nhưng trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn trong kỳ sản xuất, kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và tiêu thụ chúng. Trong kỳ cần phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Nguyên tắc nhất quán: Các phương pháp kế toán áp dụng trong đánh giá vật liệu phải đảm bảo tính nhất quán trong suốt niên độ kế toán. 10 Sinh Viên: Nguyễn Thị Huyền Lớp: DHKT6TH [...]... kế toán trưởng kí và ghi sổ Chứng từ ghi sổ sau khi đã khi ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái và sổ hoặc thẻ chi tiết có liên quan 34 Sinh Viên: Nguyễn Thị Huyền Lớp: DHKT6TH Chương 3: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty GVHD: Th.S Nguyễn Thị Huyền CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NÔNG NGHIỆP TIẾN NÔNG 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG TẠI CÔNG... dõi, tính toán, xử lý số liệu trên sổ sách kế toán Sổ sách kế toán là khâu trung gian của toàn bộ công tác kế toán Sổ của phần kế toán tổng hợp gọi là sổ kế toán tổng hợp Các doanh nghiệp sử dụng sổ kế toán tổng hợp vật liệu vào hình thức kế toán áp dụng vào doanh nghiệp  Trong hình thức kế toán nhật kí chứng từ, kế toán tổng hợp nhập, xuất vật liệu được hiện trên nhiều sổ sách kế toán Nhưng nghiệp vụ... LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NÔNG NGHIỆP TIẾN NÔNG 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NÔNG NGHIỆP TIẾN NÔNG 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp   • • • • - 3.1.1.1 Thành lập Tên công ty Tên tiếng việt: Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông Trụ sở chính: Nhà máy số 2 đặt tại 274B-Khu công nghiệp Đình Hương- Đường Bà Triệu-Phường Đông Thọ-TP.Thanh Hóa-Tỉnh Thanh Hóa... vật liệu có nội dung, ưu nhược điểm và những điều kiện áp dụng phù hợp nhất định, do vậy doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, khả năng trình độ, nghiệp vu của cán bộ kinh tế 2.3 TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP 2.3.1 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp Tuy còn nhiều ý kiến chưa thống nhất về kế toán quản trị vật tư hàng hoá nói riêng và kế toán. .. phần Quyết định thành lập: Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông có tiền thân là Doanh nghiệp Tiến Nông được thành lập ngày 04/01/1995- Theo giấy phép số: 11 TC/UBTH của UBND Tỉnh Thanh Hóa Với niềm đam mê chân chính và khát vọng cháy bỏng, ngay sau khi ra đời Tiến Nông đã tạo nên một sự kiện đột phá: Doanh nghiệp tư nhân đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sản xuất thành công phân lân nung chảy bằng... dư được sử dụng để hạch toán nhập xuất tồn kho vật liệu về mặt giá trị hoặc cả số lượng và giá trị Ngoài ra ở bộ phận kế toán còn sử dụng bảng kê nhập, bảng kê xuất, bảng luỹ kế nhập, luỹ kế xuất, bảng tổng hợp nhập xuất tồn phục vụ cho việc ghi sổ kế toán được nhanh chóng, kịp thời 2.3.1.3 Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong công ty Doanh nghiệp có thể hạch toán chi tiết vật tư theo... TK 611: 2.4 TỔ CHỨC KIỂM KÊ VÀ HẠCH TOÁN KẾT QUẢ KIỂM KÊ, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU 2.4.1 Kế toán kiểm kê nguyên vật liệu Tổ chức kiểm kê được tiến hành theo quy định của Nhà nước về việc lập báo cáo kế toán, Bảng cân đối, và là quy định về hạch toán NVL doanh nghiệp Công tác kiểm kê nhằm xác định tính chính xác số lượng, chất lượng giá trị của từng loại NVL hiện có tại DN, kiểm tra tình hình bảo quản... đó, Tiến Nông liên tục cập nhật, tiếp thu các tiến bộ, thành tựu khoa học nông nghiệp 35 Sinh Viên: Nguyễn Thị Huyền Lớp: DHKT6TH Chương 3: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty - GVHD: Th.S Nguyễn Thị Huyền của các nước trên thế giới, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đem lại lợi ích cho người sử dụng Từ một xưởng sản xuất nhỏ và sản phẩm duy nhất là phân lân nung chảy, đến nay Tiến Nông. .. dõi chi tiết vật liệu nhập kho theo từng lần và giá trị thực tế của vật liệu xuất kho sẽ không sát với giá thực tế trên thi trường 2.2.2.2.3 Đánh giá nguyên vật liệu theo giá hạch toán Ngoài giá thực tế được sử dụng để phản ánh tình hình nhập – xuất nguyên vật liệu như nêu trên, doanh nghiệp còn có thể sử dụng giá hạch toán để phản ánh sự biến động của nguyên vật liệu trong kỳ Giá hạch toán là giá được... liệu  Khi đánh giá lại làm giảm giá trị NVL, kế toán căn cứ vào khoản chênh lệch giảm để ghi: Nợ TK 412: Khoản chênh lệch Có TK 152  Khi đánh giá lại làm tăng giá trị NVL, kế toán căn cứ vào khoản chênh lệch tăng để ghi : Nợ TK 152: Có TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản 2.5 SỔ KẾ TOÁN SỬ DỤNG CHO KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU Quá trình hạch toán bao giờ cũng xuất phát từ chứng từ gốc và kết . vào thực tiễn sản xuất kinh doanh,trong thời gian thực tập tại công ty CP công nông nghiệp Tiến Nông e đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “ Thực trạng công tác kế toán nguyên liệu- vật liệu. toán nguyên vật liệu trong công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông. - Chuơng 3: Thực trạng công tác kế toán nguyên liệu,vật liệu tại công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông. -. nghiệp Tiến Nông. - Chương 4 : Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần công nghiệp Tiến Nông. 5 Sinh Viên: Nguyễn Thị Huyền Lớp: DHKT6TH Chương 2: Cơ

Ngày đăng: 15/07/2015, 22:03

Mục lục

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHUƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÔNG TY

  • 2.1.4 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

  • 2.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu

  • 2.2.2.1 Nguyên tắc đánh giá

  • 2.2.2.2 Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

    • SƠ ĐỒ 1: TRÌNH TỰ GHI SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ THEO PHƯƠNG PHÁP

    • SƠ ĐỒ 2: TRÌNH TỰ GHI SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỐI CHIẾU LUÂN CHUYỂN

      • SƠ ĐỒ 3: TRÌNH TỰ GHI SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ THEO PHƯƠNG PHÁP GHI SỔ SỐ DƯ

      • 2.3.2 Kế toán tổng hợp tình hình nhập xuất nguyên vật liệu

      • 2.3.2.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên

        • SƠ ĐỒ 4:KẾ TOÁN TỔNG HỢP TĂNG GIẢM VÂT TƯ THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN

        • 2.3.2.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ

          • SƠ ĐỒ 5: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ

          • 2.4 TỔ CHỨC KIỂM KÊ VÀ HẠCH TOÁN KẾT QUẢ KIỂM KÊ, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU

          • 2.4.1 Kế toán kiểm kê nguyên vật liệu

          • 2.4.2 Kế toán đánh giá lại nguyên vật liệu

          • 2.5 SỔ KẾ TOÁN SỬ DỤNG CHO KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU

          • 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NÔNG NGHIỆP TIẾN NÔNG

          • 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

          • 3.1.1.2 Quy trình sản xuất phân bón

          • 3.1.1.3 Hệ thống phân phối

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan