KẾT QUẢ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM NĂM 2014 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2015

36 4.7K 6
KẾT QUẢ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM NĂM 2014 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM KHOA SAU ĐẠI HỌC BÀI TIỂU LUẬN KẾT QUẢ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM NĂM 2014 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2015 Giảng viên phụ trách : PGS.TS. Lê Thị Mận Thực hiện : Nhóm 3 Lớp : CH16B2 TP. HỒ CHÍ MINH - 06/2015 DANH SÁCH NHÓM 3 HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ 1. Trần Thị Bích Nga Nhóm trưởng 2. Vũ Ngọc Hoài Chân Thành viên 3. Phạm Thị Ngọc Thảo Thành viên 4. Đỗ Thị Kim Anh Thành viên 5. Hoàng Diệu Thùy Thành viên 6. Lê Thiên Hương Thành viên 7. Châu Đỗ Trọng Quí Thành viên 8. Phạm Thị Trà My Thành viên ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM Họ và tên Trách nhiệm 1. Trần Thị Bích Nga Phần các công cụ được sử dụng trong điều hành chính sách tiền tệ 2. Phạm Thị Ngọc Thảo Phần cơ sở lý thuyết chính sách tiền tệ 3. Phạm Thị Trà My Phần mở đầu và kết luận, tổng hợp nội dung 4. Vũ Ngọc Hoài Chân Phần nhận xét điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam 5. Lê Thiên Hương Phần kết quả điều hành chính sách tiền tệ 2014 và định hướng 2015 6. Châu Đỗ Trọng Quí Phần tổng hợp và chỉnh sửa bài 7. Hoàng Diệu Thùy Phần điều hành chính sách tiền tệ của Việt nam so với các nước trên thế giới 8. Đỗ Thị Kim Anh Phần tổng hợp thực hiện powerpoint MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ …………… …………… HÌNH VẼ Trang Hình 2.1: Tỷ lệ tăng trưởng theo quý của GDP, GDP theo ngành kinh tế năm 2014… 9 Hình 2.2: Tỷ lệ tăng CPI so với cùng kỳ năm 2013……… 10 Hình 2.3: Hệ thống lãi suất điều hành của ngân hàng Nhà nước 2012-2014 15 Hình 2.4: Diễn biến tỷ giá năm 2014 (VND/USD) 16 6 LỜI MỞ ĐẦU Chính sách tiền tệ, một trong những chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Nó là giải pháp hữu hiệu giúp các nhà cầm quyền tác động vào các mục tiêu trong nền kinh tế như lạm phát, thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng… thông qua các công cụ cơ bản của nó. Không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, Việt Nam cũng đang từng bước vận dụng những tác động đáng kể của chính sách tiền tệ vào việc quản lý kinh tế trong nước. Nước ta hiện nay đang ra sức vào công cuộc hội nhập về kinh tế quốc tế, đổi mới về tư duy phát triển thị trường. Bên cạnh những thuận lợi là những khó khăn đang song song tồn tại, làm sao để kinh tế Việt Nam phát triển ổn định, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân luôn là một câu hỏi được quan tâm. Chính lúc này, vai trò của chính sách tiền tệ trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế càng trở nên quan trọng. Với đặc điểm riêng của nền kinh tế Việt Nam, thì việc lựa chọn mục tiêu nào làm mục tiêu qua từng giai đoạn, công cụ nào của chính sách tiền tệ, sử dụng chúng ra sao ở các giai đoạn cụ thể của nền kinh tế luôn là vấn đề cần phải được quan tâm, theo dõi và giải quyết đối với những nhà hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ. Hiểu được vai trò quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia, cũng như mong muốn được nghiên cứu sâu rộng hơn về chính sách tiền tệ hiện nay tại Việt Nam, nhóm chúng em xin chọn đề tài “KẾT QUẢ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM NĂM 2014 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2015” làm đề tài tiểu luận. Với vốn kiến thức hữu hạn, đề tài tiểu luận sẽ chưa thể khái quát hết được mọi mặt của chính sách tiền tệ tại Việt Nam, do đó nhóm chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ cô để có thể tích lũy được nhiều kiến thức hơn nữa phục vụ cho nhiều đề tài nghiên cứu sau này. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm chia bài tiểu luận ra thành ba phần để thực hiện phân tích: Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT. Chương 2: KẾT QUẢ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM NĂM 2014 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2015. 7 Chương 3: ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM SO VỚI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Chính sách tiền tệ 1.1.1. Khái niệm Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. Tùy thuộc điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: Chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng – chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền); chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất qua đó khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, thất nghiệp giảm nhưng lạm phát tăng – chính sách tiền tệ chống thất nghiệp). 1.1.2. Vai trò của chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ có một vai trò quan trọng và tương đối độc lập với các chính sách kinh tế khác xuất phát từ ba luận điểm sau mang tính định hướng: Thứ nhất, sẽ không có tăng trưởng kinh tế nếu không có đầu tư. Thứ hai, không thể có đầu tư mà không có tiết kiệm. Thứ ba, không thể có tiết kiệm nếu thiếu sự ổn định giá cả và tiền tệ. Chính vì vậy, chính sách tiền tệ có nhiệm vụ tác động vào nhiều hướng nhằm: tạo ra đầu tư, tạo ra tiết kiệm và tạo ra sự ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, ổn định tỷ giá hối đoái. Như vậy, chính sách tiền tệ góp phần quan trọng vào sự thành công hay thất bại của sự phát triển nền kinh tế. 1.1.3. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ 1.1.3.1. Mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền Ngân hàng Trung ương thông qua chính sách tiền tệ có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2 9 mặt: Sức mua đối nội của đồng đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ). Tuy vậy, chính sách tiền tệ hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát bằng không, vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được. Trong điều kiện nền kinh tế trì trệ thì kiểm soát lạm phát ở một tỷ lệ hợp lý (thường ở mức một con số) sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế trở lại. 1.1.3.2 Mục tiêu tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp Chính sách tiền tệ mở rộng hay thắt chặt có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì chấp nhận một tỷ lệ lạm phát gia tăng. 1.1.3.3. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Chính sách tiền tệ của các quốc gia hướng đến, mục đích cao nhất là làm thế nào để phát triển kinh tế, gia tăng sản lượng. Để tăng trưởng kinh tế, ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ nới rộng. Tác động đó thông qua hai chiều.Khi khối tiền tệ tăng, sẽ tác dụng làm giảm lãi suất. Khi lãi suất giảm sẽ khuyến khích các chủ doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất. Đầu tư gia tăng dẫn đến tổng sản phẩm xã hội cũng tăng. 1.1.3.4. Ổn định thị trường tài chính Tình trạng khủng hoảng tài chính có thể làm giảm khả năng của thị trường tài chính trong việc tạo ra kênh dẫn vốn cho người có cơ hội đầu tư vào sản xuất, qua đó làm giảm quy mô hoạt động kinh tế. Bởi vậy, việc tạo ra hệ thống tài chính ổn định hơn, tránh được các cuộc khủng hoảng tài chính là mục tiêu quan trọng của ngân hàng trung ương. Sự ổn định thị trường tài chính được hỗ trợ bởi sự ổn định của lãi suất, bởi vì sự biến động của lãi suất tạo ra sự bất định lớn cho các định chế tài chính. Sự gia tăng lãi suất tạo ra các tổn thất lớn về vốn cho trái phiếu dài hạn và các khoản cho vay cầm cố, cũng như những tổn thất này có thể làm cho các định chế tài chính nắm giữ nó sụp đổ. 10 1.1.3.5. Ổn định thị trường hối đoái Với tầm quan trọng ngày càng tăng của tỷ giá hối đoái trong thương mại quốc tế, ổn định tỷ giá trở thành mục tiêu mong muốn của chính sách tiền tệ. Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trong nước so với nước ngoài. Ngoài ra, ổn định tỷ giá giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân trao đổi hàng hóa với nước ngoài dễ dàng lập kế hoạch hơn. 1.1.3.6. Ổn định thị trường lãi suất Sự biến động của lãi suất có thể tạo ra tính bất định trong nền kinh tế và khó khăn trong lập kế hoạch cho tương lai. Biến động của lãi suất ảnh hưởng tới lượng dự trữ, mức chi tiêu của người dân và đồng thời ảnh hưởng tới khả năng mở rộng sản xuất knh doanh của các doanh nghiệp. Giữa các mục tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, không tách rời. Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Vậy để đạt được các mục tiêu trên một cách hài hòa thì ngân hàng trung ương trong khi thực hiện chính sách tiền tệ cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. 1.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ 1.2.1. Công cụ tái cấp vốn 1.2.1.1. Khái niệm Việc điều hành công cụ tái cấp vốn để thực thi chính sách tiền tệ được thông qua lãi suất tái chiết khấu, ngân hàng trung ương có thể khuyến khích giảm hoặc tăng mức cung ứng tín dụng của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế, đồng thời giảm hoặc tăng mức cung ứng tiền. Khi thực hiện chính sách hạn chế (thắt chặt) tiền tệ, ngân hàng trung ương sẽ nâng lãi suất tái chiết khấu lên. Khi đó, các ngân hàng thương mại sẽ nâng lãi suất cho vay hoặc hạn chế bớt cơ hội cho vay, ngược lại, nếu thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng (nới lỏng) ngân hàng trung ương hạ thấp lãi suất chiết khấu, nên ngân hàng thương mại được vay với giá rẻ, nên có khuynh hướng giảm bớt lãi suất cho vay dẫn đến nhu cầu vay của doanh nghiệp gia tăng. [...]... trong điều kiện mà hầu hết tiền lưu thông đều nằm ở tài khoản tại ngân hàng 13 CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM NĂM 2014 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2015 2.1 Kết quả điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2014 Năm 2014, kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi nhưng chưa bền vững và đồng đều, lạm phát có xu hướng giảm, hầu hết các ngân hàng trung ương duy trì chính sách tiền tệ nới... Lê Thị Tuấn Nghĩa và Chu Khánh Lân 2015, Khung chính sách tiền tệ 2014 và những gợi ý chính sách 2015, truy cập tại , truy cập ngày 6/7 /2015 7 Chí Sơn và Linh Thủy 2015, Định hướng điều hành chính sách tiền tệ năm 2015, truy cập tại,... hiểu chính xác tình hình kinh tế và tài chính Nhật Bản, BOJ không chỉ dựa trên các thống kê và nghiên cứu trong nước mà phải tiến hành cả ở nước ngoài và trên toàn cầu Trong khía cạnh này, BOJ duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng trung ương và các tổ chức quốc tế 3.2 Nhận xét chính sách tiền tệ năm 2014 của Việt Nam Năm 2014 là một năm khá thành công trong điều hành chính sách tiền tệ của Việt. .. triển kinh tế-xã hội năm 2015 và kết quả đạt được trong điều hành năm 2014 ngân hàng Nhà nước xác định mục tiêu và các giải pháp lớn về điều hành chính sách tiền tệ năm 2015 như sau: Thứ 1, ngân hàng Nhà nước điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu (dưới 5%), không chủ quan với lạm 23 phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh... trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống các tổ chức tín dụng Thứ 8, tăng cường phối hợp với các chính sách vĩ mô khác, đặt biệt là việc phối hợp nhịp nhàng với chính sách tài khóa 25 CHƯƠNG 3 ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM SO VỚI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 3.1 Điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam so với các nước trên thế giới Phần này sẽ liên hệ giữa điều hành. .. thời gian tới 34 KẾT LUẬN Thông qua việc nghiên cứu về điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam, nhóm mong muốn có thể khái quát được phần nào ý nghĩa, vai trò và các công cụ trong việc thực thi chính sách tiền tệ tại Việt Nam trong năm qua Với những nội dung đã được trình bày, chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của chính sách tiền tệ trong việc điều hành kinh tế vĩ mô nói riêng và đối với nền kinh... trong năm để thảo luận và đưa ra quyết định về các chính sách tiền tệ, bao gồm cả hướng dẫn về hoạt động thị trường tiền tệ Theo đó, BOJ đặt ra lãi suất định hướng cho hoạt động thị trường tiền tệ Hiện tại, BOJ lấy lãi suất cho vay qua đêm đối với những khoản vay không thế chấp làm lãi suất định hướng Để điều hành lãi suất định hướng này, BOJ sử dụng các công cụ chính sách của mình để tác động vào các... đảm bảo sự ổn định thị trường tài chính và tăng cường điều kiện tài chính của công ty Sự khác biệt cơ bản trong cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương Nhật Bản so với Việt Nam là Ngân hàng Trung ương Nhật Bản hoạt động độc lập với chính phủ Để thực hiện chính sách tiền tệ một cách phù hợp thực tiễn, công tác thống kê số liệu cũng như việc tiến hành các nghiên cứu và điều tra là... 2012, Chính sách tiền tệ, NXB Đại học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh 2 Ban Tài chính Quốc tế 2015, Tăng trưởng kinh tế và xu hướn điều chỉnh chính sách của các nước, truy cập tại , truy cập ngày 4/7 /2015 3 Nguyễn Đắc Hưng 2015, Thành công trong điều ành chính sách tiền tệ ăm 2014, quan điểm và dự báo năm 2015, ... nhóm tiền tệ để so sánh với đôla Singapore Có thể nói, điểm nổi bật đáng lưu ý trong điều hành chính sách tiền tệ của Singapore là việc không gắn giá trị đồng tiền của mình cố định với một đồng tiền nào đó (Việt Nam và đa số các quốc gia khác thường gắn giá trị đồng tiền của mình với USD) mà gắn giá trị đồng SGD với một rổ các loại ngoại tệ (đồng tiền của những nước là đối tác thương mại chính của Singapore . điều kiện mà hầu hết tiền lưu thông đều nằm ở tài khoản tại ngân hàng. 13 CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM NĂM 2014 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2015 2.1. Kết quả điều hành chính. cứu sâu rộng hơn về chính sách tiền tệ hiện nay tại Việt Nam, nhóm chúng em xin chọn đề tài “KẾT QUẢ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM NĂM 2014 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2015 làm đề tài tiểu. ra thành ba phần để thực hiện phân tích: Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT. Chương 2: KẾT QUẢ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM NĂM 2014 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2015. 7 Chương 3: ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH

Ngày đăng: 14/07/2015, 10:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1

  • CƠ SỞ LÝ THUYẾT

    • 1.1. Chính sách tiền tệ

      • 1.1.1. Khái niệm

      • 1.1.2. Vai trò của chính sách tiền tệ

      • 1.1.3. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ

        • 1.1.3.1. Mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền

        • 1.1.3.2 Mục tiêu tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp

        • 1.1.3.4. Ổn định thị trường tài chính

        • 1.1.3.5. Ổn định thị trường hối đoái

        • 1.1.3.6. Ổn định thị trường lãi suất

        • 1.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ

          • 1.2.1. Công cụ tái cấp vốn

            • 1.2.1.1. Khái niệm

            • 1.2.1.2. Ưu điểm

            • 1.2.1.3. Nhược điểm

            • 1.2.2. Công cụ lãi suất

              • 1.2.2.1. Khái niệm

              • 1.2.2.2. Ưu điểm

              • 1.2.2.3. Nhược điểm

              • 1.2.3 Công cụ tỷ giá hối đoái

              • 1.2.4 Công cụ dự trữ bắt buộc

                • 1.2.4.1. Khái niệm

                • 1.2.4.2. Ưu điểm

                • 1.2.4.3. Nhược điểm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan