ƯỚC TÍNH TỶ GIÁ CÂN BẰNG ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ

16 297 3
ƯỚC TÍNH TỶ GIÁ CÂN BẰNG ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GVHD: PGS.TS.Trần Ngọc Thơ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP *** Bản dịch: Paper 2: “ESTIMATING RENMIBI (RMB) EQUILIBRIUM EXCHANGE RATE” -Wang Yajie, Hui Xiaofeng, Abdol S. Soofi- (ƯỚC TÍNH TỶ GIÁ CÂN BẰNG ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ) GVHD: PGS.TS. Trần Ngọc Thơ Nhóm TH: Nhóm 6 TCQT – Đêm 2 – CH – K23 Thành viên: Phạm Thị Ngọc Yến (NT) Lê Thanh Nam Nguyễn Xuân Thuỳ Từ Thị Thuỳ Trang Nhóm 6 TCQT – Đêm 2 – CHK23 Trang 1 GVHD: PGS.TS.Trần Ngọc Thơ MỤC LỤC MỤC LỤC 2 ƯỚC TÍNH TỶ GIÁ CÂN BẰNG ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ 1. Giới thiệu: Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc là một vấn đề tranh cãi to lớn trong mối quan hệ ngoại giao giữa TQ và Mỹ thời gian gần đây.Sự tranh cãi này nảy sinh từ việc TQ cố định đồng NDT so với USD, bởi sự phá giá đồng NDT 1994, giữ cho tỷ giá không có nhiều thay đổi và giao động trong một biên độ rất hẹp cho đến tháng 7 năm 2005 (8.11NDT=1USD). Trong khoảng năm 1994 đến thời gian thực hiện bài nghiên cứu này, tình trạng mất cân bằng thương mai giữa Mỹ và Trung Quốc xảy ra ở mức độ đáng kể. Việc cố định đồng NDT so với đồng USD và việc thâm hụt thương mại của Mỹ đối với TQ đã đưa đến nhiều tranh luận trên mối quan hệ song phương giữa Mỹ - TQ. Một vài ý kiến từ các cơ quan quyền lực ở Mỹ cho rằng TQ đã cố ý hạ giá đồng NDT thông qua thị trường tiền tệ.Mặc dù mức độ hạ giá không xác định được nhưng có thể ước tính dao động từ trên 0 đến 60% (xem thêm Coudert & Couharde 2005). Các nhà phê bình chính sách tỷ giá của Trung Quốc cho rằng việc cố định đồng NDT đối với USD của Trung Quốc đã dẫn đến sự mất cân bằng thương mại Trung- Mỹ (hơn 202 tỷ USD năm 2005). Mặt khác, từ phía Trung Quốc cho rằng giá hiện tại đồng dollar với NDT một phần Nhóm 6 TCQT – Đêm 2 – CHK23 Trang 2 GVHD: PGS.TS.Trần Ngọc Thơ do sự khác biệt về phương thức sản xuất của 2 nước, và sự tác động từ tỷ giá là không đáng kể, hoặc nếu có cũng chỉ do tác động từ cán cân vãng lai của 2 quốc gia. Hơn nữa, về mặt lý thuyết kinh tế, việc tăng giá NDT cũng chỉ cải thiện được cán cân thương mại cho Mỹ chỉ trong một thời gian tạm thời thôi. (Xem Higgins & Humpage, 2005) Tính hợp lý của những lập luận trên hoàn toàn phụ thuộc vào định nghĩa của tỷ giá NDT UDS cân bằng. Nếu không phân tích trong dài hạn sự cân bằng tỷ giá này thì sẽ không thể biết được liệu một giá trị cao hay thấp của đồng NDT sẽ gây ra khó khăn hơn. Để trả lời vấn đề này, trong bài nghiên cứu chúng tôi theo xu hướng xác định tỷ giá cân bằng trong dài hạn. Thêm vào đó, sẽ nghiên cứu những tác động chính sách vào kết quả thực nghiệm. Bài nghiên cứu sử dụng tỷ giá cân bằng theo hành vi (BEER) để ước tính tỷ lệ cân bằng đồng NDT với số liệu hàng năm từ 1980- 2004. Chúng tôi sử dụng phương pháp đồng liên kết của Johansen, đặc biệt là cơ chế hiệu chỉnh sai số (ECM), số liệu chọn lọc bởi Hodrick- Prescott ngẫu nhiên, trong thời gian ngắn hạn ở bộ dữ liệu BEER. Cơ cấu bài nghiên cứu như sau: phần 2, tóm lược lại chính sách tỷ giá của TQ trong 20 năm gần đây. Phần 3, đưa ra một số tài liệu trước đó về định giá đồng NDT. Phần 4, xem xét lý thuyết về tỷ giá cân bằng. Phần 5, sẽ thảo luận về việc chọn lựa những biến số đưa vào mô hình tỷ giá cân bằng dài hạn. Phần 6, sử dụng mô hình kinh tế lượng kiểm định nghiệm đơn vị cho chuỗi thời gian. Phần 7, xem xét tác động của chính sách vào những kết quả tìm được. Phần 8, tóm tắt lại và đưa ra một vài kết luận nhận xét. 2. Chính sách tỷ giá trong thời gian gần đây của Trung Quốc: Trước năm 1978, chính sách tỷ giá của TQ hầu như được quyết định bởi lợi ích chiến lược, và được hình thành trong bối cảnh của thời kỳ chiến tranh lạnh.Với sự cải cách lại kinh tế ở TQ, thị trường ngày càng có sức mạnh thông qua chính sách thị trường, và từ năm 1981, xuất hiện hệ thống đa tỷ giá, từ đó bổ sung một tỷ giá kết hợp chính thức do thị trường quyết định ở trung tâm trao đổi. Trong năm 1988, trung tâm hoán đổi được thành lập để thực hiện những giao dịch của các hãng xuất, nhập khẩu và giao dịch những đơn vị tiền tệ khác.Mà trước đó, những người buôn bán trao đổi tiền tệ này phải giao dịch trong một thị trường tỷ giá rời rạc, phân tán, thiếu tập trung.Trong những năm 1990 gần đây, tỷ giá hoán đổi ở thị trường bị đánh giá thấp một cách rõ rệt, làm cho giá trị NDT bị gán giá cao quá mức. Trong năm 1994, tỷ giá chính thức bị phá giá theo tỷ giá trao đổi trên thị trường, từ 5.8 NDT/USD đến 8.7 NDT/USD, và chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Tỷ giá mới thay đổi vẫn còn chưa ổn định cho đến tháng 7 năm 2005, Nhóm 6 TCQT – Đêm 2 – CHK23 Trang 3 GVHD: PGS.TS.Trần Ngọc Thơ khi TQ định giá lại đồng NDT lên 2.1% thành 8.11 NDT/USD, và thông báo sẽ không neo tỷ giá theo một đồng USD nữa mà neo tỷ giá đồng nội tệ theo một rổ gồm các đồng ngoại tệ có trọng số khác nhau, đồng thời chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn. 3. Một số nghiên cứu trước: Có rất nhiều bài nghiên cứu về tỷ giá cân bằng của đồng NDT, trong đó chủ yếu nghiên cứu về sự chênh lệch tiền tệ. Chúng tôi sẽ liệt kê một vài nghiên cứu tiêu biểu. Các nghiên cứu về tỷ giá cân bằng dài hạn được chia thành 2 trường phái. Thứ nhất, dựa trên lý thuyết ngang giá sức mua. Thứ hai, nghiên cứu với mục tiêu ước tính tỷ giá cân bằng của đồng NDT sử dụng mô hình kinh tế lượng với những biến số kinh tế quan trọng. Những mô hình này có nhiều tên gọi khác nhau chẳng hạn như là: Tỷ giá cân bằng theo hành vi (BEER), tỷ giá cân bằng cơ sở (FEER), tỷ giá cân bằng thường xuyên (PEER) và tỷ giá cân bằng thực tế (ERER). Những bài nghiên cứu sử dụng lý thuyết PPP để phân tích tỷ giá cân bằng của đồng NDT gồm có: Yu Qiao (2000), Yang and Dou (2004), đã nhận định rằng đồng NDT không có một sự định giá thấp nào. Nghiên cứu của Funke and Rahn (2005), Coudert and Couharde (2005) tiếp cận bằng phương pháp PPP cùng với các biến số kinh tế quan trọng để phân tích sự chênh lệch giá đông tiền NDT.Funke and Rahn cho rằng không có một dấu hiệu nào để khẳng định đồng NDT bị định giá thấp, trong khi Coudert and Couharde đã chỉ ra được sự chênh lệch giá giữa NDT và USD là từ 43 đến 50%. Goh and Kim (2005) kiểm định sự chênh lệch giá đồng NDT bằng phương pháp đồng liên kết và biến số kinh tế quan trọng và kết quả không thể chỉ ra được sự đồng NDT đã bị định giá thấp. 4. Tỷ giá hối đoái cân bằng Các phân tích tiếp theo mô tả rõ ràng, hữu ích các phương pháp khác nhau để dự đoán tỷ giá hối đoái cân bằng. Chúng tôi bắt đầu với một cuộc thảo luận về tỷ giá hối đoái cân bằng cơ sở. FEER là định nghĩa tỷ giá thực tế và cũng là một phương pháp ước lượng nó. Về mặt khái niệm, FEER đề cập đến tỷ giá hối đoái cân bằng dài hạn phù hợp với trạng thái cân bằng kinh tế vĩ mô bên ngoài và bên trong (Williamson, 1994). Phương pháp ước lượng xác định tỷ lệ cân bằng như một chức năng của các biến số kinh tế cơ bản, tóm lược những biến động kinh tế ngắn hạn, và hoàn toàn tập trung vào các điều kiện kinh tế trung hạn và dài hạn. Điểm yếu của phương pháp này nằm trong những khó khăn đo lường, vì phép đo liên quan đến một số lượng lớn các thông số của các Nhóm 6 TCQT – Đêm 2 – CHK23 Trang 4 GVHD: PGS.TS.Trần Ngọc Thơ tài khoản hiện tại, vốn, cũng như các thị trường vốn và lao động trong nước. Theo đó, kết quả ước lượng bằng cách sử dụng phương pháp này trở nên nhạy cảm với các thông số của mô hình. Tỷ giá hối đoái cân bằng hành vi, theo cách tiếp cận BEER, không ước lượng tỷ giá cân bằng thực tế bình quân hàng loạt, nhưng ước tính sai số của một đồng tiền, là sự khác biệt giữa tỷ giá ước tính theo phương pháp FEER và tỷ giá hối đoái thực tế quan sát (Clark và MacDonald, 1999). 4.1. Tỷ giá hối đoái cân bằng hành vi của nhân dân tệ Trong bài báo này, phương pháp BEER sử dụng một dạng mô hình được rút gọn bởi các yếu tố cơ bản để xác định tỷ giá cân bằng. Hình thức rút gọn còn các biến được quy định như sau: tỷ giá Nhân dân tệ thực đa phương (REER), các điều khoản thương mại (tot), giá tương đối của hàng hoá thương mại đối với hàng hóa phi thương mại (hiệu ứng Balassa-Samuelson, tên TNT), dự trữ ngoại hối (res), và sự thay đổi của cung tiền (mon) như một biện pháp của chính sách tiền tệ. Ở đây chúng ta có thể thiết lập các mô hình tỷ giá RMB hành vi cân bằng như sau: trong đó q* đại diện cho tỷ giá cân bằng thực, và μ là sai số. Biểu thị tỷ giá thực tế là q t , chúng tôi biểu thị thành mối quan hệ sau: ε t được coi là sự nhiễu loạn ngẫu nhiên, và θ là hệ số điều chỉnh. Một ví dụ ngẫu nhiên về biến ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thực tế là sự đầu cơ quốc tế về nhân dân tệ trong năm 2005 Kết hợp (1) và (2): Tóm lại, chúng tôi xác định mô hình (3) như sau: BEER = f (mon, res, tot, tnt) 5. Lựa chọn biến Chúng tôi lựa chọn các biến để đưa vào nghiên cứu này dựa trên việc chúng tác động đến tỷ giá hối đoái cân bằng trong dài hạn hoặc ngắn hạn. Các biến dài hạn là những biến có ảnh hưởng đến giá trị của tiền tệ. Các biến này bao gồm các điều khoản thương mại, tốc độ tăng trưởng GDP, các tiến bộ công nghệ, mức giá, lãi suất và dòng vốn ròng. Kể từ khi kiểm soát vốn tồn tại ở Trung Quốc, khả năng biến động cao của dự trữ ngoại hối trong ngắn hạn là rất nhỏ. Vì vậy, chúng ta xem xét dòng vốn ròng như là một biến lâu dài ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Nhóm 6 TCQT – Đêm 2 – CHK23 Trang 5 GVHD: PGS.TS.Trần Ngọc Thơ Các biến ngắn hạn buộc các tỷ giá thực có hiệu lực đi từ tỷ giá cân bằng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chúng đến tỷ giá hối đoái là tạm thời, và chúng không có tác động đến xu hướng dài hạn của tỷ giá hối đoái. Các biến ngắn hạn điển hình bao gồm các công cụ của chính sách tiền tệ và tài khóa. Bây giờ chúng ta xây dựng các biến ngắn hạn và dài hạn này. (i) Điều kiện thương mại: điều kiện thương mại được định nghĩa là tỷ số giữa chỉ số giá xuất khẩu với chỉ số giá nhập khẩu. Trong bài báo này, biến này được kí hiệu là: (tot) (ii) Giá tương đối phi thương mại đối với hàng hóa thương mại: biến này cũng có thể được đặt tên là tỷ lệ giá nội bộ dựa trên mô hình Balassa-Samuelson. Hiệu ứng này được dựa trên sự khác nhau năng suất hàng hóa phi thương mại và thương mại của một quốc gia. Sự gia ở cả hai nhân tố: tăng tổng năng suất trong lĩnh vực hàng hóa thương mại kết hợp với di chuyển lao động giữa các ngành tăng tiền lương. Tuy nhiên, mặc dù giá hàng hóa thương mại vẫn ít nhiều cố định (vì cả tiền lương và năng suất lao động trong lĩnh vực này đã tăng lên tương ứng), mức lương ngày càng tăng trong lĩnh vực phi thương mại, mà không bù đắp cho năng suất lao động, làm tăng giá phi thương mại. Kết quả là, tỷ lệ giá nội tệ cũng sẽ tăng. Nếu tỷ lệ giá nội tệ của một quốc gia giảm, tỷ giá hiệu thực tế của đất nước bị đánh giá thấp; Mặt khác, nếu tỷ lệ giá nội tệ của một quốc gia tăng lên, tỷ giá thực được định giá quá cao. Thông thường, giá phi giao dịch được thể hiện theo giá hàng tiêu dùng, và giá cả hàng hóa có thể giao dịch được thể hiện bằng giá bán buôn trong các thử nghiệm thực nghiệm, vì vậy tỷ lệ giá nội tệ được được định nghĩa là tỉ số của chỉ số giá tiêu dùng trong nước với chỉ số giá bán buôn, sản xuất trong nước (Clark và MacDonald, 1999). Tuy nhiên, việc sử dụng các ủy quyền là vấn đề đối với nhiều mặt hàng có thể giao dịch trong sản phẩm hàng hóa, hình thành nên cơ sở cho việc xây dựng chỉ số giá tiêu dùng. Hơn nữa, ở Trung Quốc, vì kiểm soát giá phổ biến rộng rãi và hạn chế về di chuyển tự do của người lao động giữa các ngành khác nhau của nền kinh tế, hiệu ứng Balassa-Samuelson có thể không được áp dụng. Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng cho mỗi đầu ra bình quân đầu người như một thước đo thô của sự thay đổi trong năng suất ở Trung Quốc. Biến này được ký hiệu là: (TNT). (iii) Chênh lệch lãi suất: vì kiểm soát vốn, chúng tôi không sử dụng chênh lệch lãi suất giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới trong nghiên cứu này. (iv) Dự trữ ngoại hối: biến này đề cập đến tổng số cổ phiếu của các tài sản nước ngoài ròng tích lũy tại các ngân hàng trung ương của Trung Quốc. Sự gia tăng tỷ lệ sở hữu dự trữ Nhóm 6 TCQT – Đêm 2 – CHK23 Trang 6 GVHD: PGS.TS.Trần Ngọc Thơ ngoại hối có nghĩa là nhu cầu đối với đồng nội tệ cao, dẫn đến tỷ lệ tăng giá hối đoái thực. Chúng tôi biểu thị biến này là (res). (v) Cung tiền: sự gia tăng cung tiền sẽ làm cho tỷ giá thực giảm, và giảm cung tiền sẽ buộc tỷ giá hối đoái tăng cao. Trong bài báo này, biến này được thể hiện như (mon). Lưu ý rằng chúng ta sử dụng các ký hiệu khác nhau của tất cả các biến trong mô hình tính toán. 6. Kết quả thực nghiệm Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng mô hình ML Johansen (Maximum Likelihood) (Johansen, 1995) cùng kỹ thuật đồng liên hết để ước lượng mô hình (4). Trước khi phân tích đồng liên kết, phải kiểm tra kiểm định nghiệm đơn vị trong chuỗi thời gian để tránh hồi quy giả. Chúng tôi sử dụng kiểm định Augmented Dickey-Fuller (ADF) để xác định xem các biến của mô hình (4) là cố định trong sự khác biệt đầu tiên. 6.1. Kiểm tra nghiệm đơn vị Có ba tình huống trong bài kiểm tra ADF cho mỗi chuỗi thời gian. Đầu tiên, quá trình ngẫu nhiên bao gồm hệ số chặn (c) và xu hướng (t). Thứ hai, quá trình ngẫu nhiên bao gồm hệ số chặn nhưng không có xu hướng. Thứ ba, quá trình ngẫu nhiên bao gồm không hệ số chặn và xu hướng. Một trong những lựa chọn chúng tôi trong bài viết này là gì? Một cách tiếp cận thực nghiệm bằng quan sát trực quan phác họa chuỗi thời gian của dữ liệu (Wang, 2003). Nếu đồ thị cho thấy các đặc điểm khi thay đổi theo biến thời gian (tăng hoặc giảm) và không có xu hướng dốc lên rõ ràng, thì chuỗi thời gian tốt nhất được đại diện bởi vị trí thứ hai. Sau khi quan sát đồ thị của tất cả các biến trong mô hình, chúng tôi sử dụng một mô hình hệ số chặn và không có xu hướng với một độ trễ (n = 1). Vì vậy, chúng tôi chọn (c, t, n) = (c, 0, 1) trong kiểm định ADF. Các kết quả kiểm định với các biến tỷ giá thực có hiệu lực, cung tiền, dự trữ ngoại hối, các điều khoản của thương mại, tỷ lệ giá nội bộ lần lượt là dừng ở sai phân bậc 1. Nói cách khác, các biến này là I(1) hoặc tích hợp bậc 1. Kiểm định này bác bỏ giả thuyết rằng có nghiệm đơn vị ở sai phân bậc 1 của tất cả các biến ở mức ý nghĩa 5% (với các biến số REER và TNT) và ở mức ý nghĩa 1% (với các biến số res, mon, tot). 6.2. Phương pháp Kiểm định đồng liên kết Johansen Sau khi tất cả các chuỗi dữ liệu của mô hình đều đã được xử lý sai phân bậc I, chúng ta thực hiện kiểm định chúng có đồng liên kết hay không. Đầu tiên, xem xét sự thay đổi của mô hình VAR với các độ trễ của các biến, từ đó xác định đỗ trễ tối ưu của mô hình. Trong bài này, Nhóm 6 TCQT – Đêm 2 – CHK23 Trang 7 GVHD: PGS.TS.Trần Ngọc Thơ chúng ta dùng các tiêu chuẩn FPE, AIC, SC, HQ. Dựa trên các thống kê này, chúng ta chọn độ trễ cho mô hình là 3. Bảng 1 thể hiện các thống kê trace và giá trị riêng cực đại của mô hình VAR. Cột thứ nhất chỉ giả định H o , với r = 0, r ≤ 1, r ≤ 2, r ≤ 3, hoặc r ≤ 4 được sắp xếp theo dạng ma trận hệ số của mô hình VAR. Các giá trị này chỉ ra số đồng liên kết trong các biến. Cột thứ hai thể hiện giá trị riêng, cột thứ ba thể hiện thống kê trace, và cột cuối cùng cho biết thống kê giá trị riêng lớn nhất. Chúng ta kiểm định giả thiết H o với r = 0 (không có đồng liên kết), ngược với các lựa chọn r =1,2,3 hoặc 4, bằng cách dùng phương pháp thống kê trace. Theo các vết và giá trị có ý nghĩa thống kê trong bảng 1, chúng ta bác bỏ H o và kết luận có ít nhất 4 đồng liên kết trong các biến với mức ý nghĩa 1%. Hơn thế nữa, chúng ta kiểm định giả thiết H o với r = 0 (không có đồng liên kết), ngược với một lựa chọn của 1 đồng liên kết r = 1 bằng cách dùng phương pháp giá trị riêng lớn nhất. Dựa trên giá trị có ý nghĩa (39,79), chúng ta bác bỏ giả thiết H o và kết luận rằng có 1 đồng liên kết trong các biến tại mức ý nghĩa 1%. Nhóm 6 TCQT – Đêm 2 – CHK23 Trang 8 GVHD: PGS.TS.Trần Ngọc Thơ Từ bảng 2, chúng ta có phương trình đồng liên kết như sau: REER = 0,859256 res + 1,254370 tnt – 1,178786 mon + 0,337051 tot + 5,508505 (5) Vì REER là kết quả lượng hóa của BEER, ở đây chúng ta dùng phương trình (5) để xác định REER (tỷ giá thực đa phương). Nó được hiểu từ phương trình mà các hệ số phù hợp theo lý thuyết kinh tế. Phương trình này chỉ ra rằng ngoại trừ biến điều kiện thương mại, các biến còn lại cung tiền, dự trữ ngoại hối và GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đều có ảnh hưởng mạnh đến cân bằng tỷ giá hối đoái trong dài hạn. Ví dụ, cung tiền tăng 1% làm đồng tiền mất giá 1,179% . Hơn thế nữa, kết quả cũng chỉ ra rằng GDP bình quân đầu người tăng 1% làm Đồng Nhân dân tệ bị định giá cao 1,25%. Đồng thời, với sự gia tăng 1% của dự trữ ngoại hối, Đồng Nhân dân tệ sẽ tăng 0,86%. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của điều kiện ngoại thương không rõ ràng lên Đồng Nhân dân tệ. 6.3. Mô hình hiệu chỉnh sai số VECM và sự chẩn đoán Bởi vì tỷ giá Đồng Nhân dân tệ có mối quan hệ đồng liên kết với các biến kinh tế cơ bản, nên cần dùng mô hình vector hiệu chỉnh để hiệu chỉnh cơ chế tỷ giá từ ngắn hạn sang dài hạn. Chúng ta có thể dung mô hình VECM như sau: Xem xét mô hình VAR bậc k : Ở đây Yt là 1 vector không gian và Mt là một biến ngẫu nhiên. Giả sử Yt ~ I(1). Sau đó dùng thao tác toán học tạo một phương trình mới, đó là Trong đó: Π= α.β’. β là tham số ma trận và hay được gọi là tham số dài hạn, mỗi một của ma trận thể hiện 1 vector liên kết. β = (β1, β2, …. , βr) có r vector liên kết, β’ được gọi là hệ số ma trận điều chỉnh và I là ma trận xác định. Mỗi yếu rố trong α đại diện cho tốc độ điều chỉnh của khoảng sai số. Yt-1 ~ I (1), chứa r khoảng sai số (ECT) Đại diện sai số của hệ thống liên kết được viết lại như sau: Nhóm 6 TCQT – Đêm 2 – CHK23 Trang 9 GVHD: PGS.TS.Trần Ngọc Thơ Phương trình trên được gọi là mô hình hiệu chỉnh sai số. Đó là mô hình VAR được dùng cho chuỗi thời gian không dừng mà có đồng liên kết. Mô hình VEC có đồng liên kết được dùng cho các mô hình có đặc điểm mà nó hạn chế hành vi dài hạn của các biến nội sinh làm hội tụ các mối quan hệ đồng liên kết đó trong khi cho phép các hiệu chỉnh trong ngắn hạn. Khoảng liên kết được biết như là khoảng sai số do độ lệch từ cân bằng dài hạn được hiệu chỉnh một cách dần dần thông qua các chuỗi của phần điều chỉnh ngắn hạn. Hệ số điều chỉnh (-0,105554 <0) (Bảng 2) nên từ chối, điều này có nghĩa nếu tỷ giá thực định giá lại, nó sẽ được điều chỉnh giảm và ngược lại. Tính động của mô hình hiệu chỉnh sai số hướng tới sự cân bằng trong dài hạn. Giá trị hiệu chỉnh tuyệt đối càng lớn, tốc độ điều chỉnh càng nhanh. Nếu giá trị hiệu chỉnh tuyết đối gần bằng 1, có nghĩa sẽ có sự điều chỉnh trong vòng 1 năm. Theo mô hình, nếu tỷ giá thực đa phương đồng Nhân dân tệ thấp hơn tỷ giá cân bằng, nó sẽ tăng 10,5%/năm, mãi cho tới khi nó bằng tỷ giá cân bằng. Trong ngắn hạn, tỷ giá thực đa phương cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế cơ bản, cung tiền, dự trữ ngoại hối cũng có sự ảnh hưởng riêng đến sự biến động của tỷ giá. Nó tác động cả trong biến ngắn hạn và dài hạn lên tỷ giá cân bằng. Vì vậy, sự tăng lên của GDP, dự trữ ngoại hối và dự giảm cung tiền sẽ làm tỷ giá thực đa phương bị đánh giá cao. Phần dư trong mô hình VAR (VEC) cần chẩn đoán các kiểm định bằng cách chúng ta kiểm tra xa hơn tất cả các biến giữ lại mối quan hệ đồng liên kết dài hạn của chúng. Kết quả trong bảng 3 chỉ ra rằng các biến đều đáp ứng điều kiện kiểm tra. Nhóm 6 TCQT – Đêm 2 – CHK23 Trang 10 [...]... hơn giá trị Đồng Nhân dân tệ khoảng 3% (trong năm 1984) (biểu đồ 2) Trong suốt năm 1982 và 1986, tỷ giá thực đa phương cao hơn tỷ giá cân bằng được ước tính bởi mô hình BEER Từ năm 1990 – 1995, tỷ giá thực đa phương Đồng Nhân dân tệ thấp hơn tỷ giá cân bằng được ước tính bởi mô hình BEER Từ năm 1995, tỷ giá thực đa phương cao hơn tỷ giá cân bằng Đặc biệt từ năm 1990, mức độ điều chỉnh giữa tỷ giá thực... đa phương và tỷ giá cân bằng được hạ xuống Trong suốt năm 2002 đến 2003, Đồng Nhân dân tệ được đánh giá cao Từ sau đó, tỷ giá Đồng Nhân dân tệ được đánh giá cao dần Tuy nhiên, theo biểu đồ 1, áp lực tăng giá vẫn tồn tại 7 Thảo luận Trong phần này, chúng tôimuốn thảo luận về những tác động của các kết quả thực nghiệm của nghiên cứu này đối với chính sách tỷ giá của Trung Quốc Tuy nhiên, trước khi chúng... định giá lại đồng tiền trong trung hạn và dài hạn, chứ không phải ngay lập tức Phân tích trong công việc này cho thấy không có sai lệch lớn của tỷ giá thực sựgiữa Nhân dân tệ /USD nhìn từ giá trị cân bằng dài hạn của nó Tỷ lệ thực sự đã chuyển trong biên độ hẹp của cộng với 3% và trừ 5% của tỷ giá cân bằng dài hạn trong vòng 25 năm qua Vì vậy, không có lý do gì cho rằng cần phải đánh giá lại tỷ giá. .. Ngọc Thơ Bây giờ, chúng ta tập trung ước tính giá trị của phương trình đồng liên kết (5) Lấy giá trị thực của các biến cơ bản (res, tnt, mon, tot) ở phương trình (5), chúng ta có thể ước tính tỷ giá cân bằng thực của Đồng Nhân dân tệ (BEER) Để tóm lượt một cách vắn tắt những biến ngẫu nhiên trong BEER, chúng ta dùng kỹ thuật lọc H-P, sau đó chúng ta thu được giá trị BEER cố định và không thay đổi,... quan hệ nghịch đảo giữa cung tiền và sự chuyển động tỷ giá hối đoái Trong khi, hệ số dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc và phương pháp tính điểm để mối quan hệ tích cực giữa các biến cho thấy tỷ giá cân bằng thực sự Nhìn vào các kết quả đó, chúng tôi nhận thấy rằng có hai biến số có thể có tác động sâu sắc về giá trị tương lai của nhân dân tệ Từ mô hình ước tính, nó có thể dễ dàng được nhìn thấy 1 Xem Soofi... nhỏ trong tỷ giá đa phương của Đồng Nhân dân tệ (Biểu đồ 2) Nhóm 6 TCQT – Đêm 2 – CHK23 Trang 11 GVHD: PGS.TS.Trần Ngọc Thơ Biểu đồ 1 chỉ ra mối quan hệ giữa REER và BEER đã được lọc của Trung Quốc trong suốt giai đoạn 1980 – 2004 Điều này cũng có thể được thấy trong đồ thị, 2 chuỗi di chuyển lại gần nhau hơn, và mức độ phân kỳ giữa các chuỗi khá nhỏ Giá trị tối đa dưới giá Đồng Nhân dân tệ khoảng... các chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc Những kết quả nghiên cứu này cho thấy hiệu quả thực sự của việc đánh giá đúng đồng nhân dân tệ sẽ làm gia tăng GDP, gia tăng dự trữ ngoại hối và làm giảm cung tiền giữa các biến số khác Tất cả những gì diễn ra đềuđã và đang Nhóm 6 TCQT – Đêm 2 – CHK23 Trang 14 GVHD: PGS.TS.Trần Ngọc Thơ gây áp lực đáng kể đến việc định giá lại đồng nhân dân tệ của Trung... Trung Quốc khi mà thu nhập quốc gia và dự trữ ngoại tệ ở Trung Quốc đang ngày càng tăng Sự gia tăng nhanh chóng dự trữ ngoại hối và các hoạt động thanh lọc tiền tệ của PBOC đòi hỏi cần phải kiểm soát sự tăng trưởng nhanh chóng của cung tiền trong nước trong cả nước Trong điều kiện như vậy, việc đánh giá úng tỷ giá thực sự hiệu quả của đồng Nhân dân tệ cần phải cần khoảng thời gian vài năm tới Theo đó,... trong việc làm giảm mất cân bằng trong cán cân thương mại toàn cầu Nhóm 6 TCQT – Đêm 2 – CHK23 Trang 12 GVHD: PGS.TS.Trần Ngọc Thơ nói chung và sự mất cân bằng trong thương mại của Mỹ với Trung Quốc nói riêng; và khi đó Trung Quốc sẽ trở thành đối tác trong việc ổn định kinh tế toàn cầu? Ngoài những mối quan tâm đề cập ở trên, nếu việc định giá lại ngay lập tức đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc (theo... buộc chính quyền phải phá giá đồng tiền một cách cưỡng ép Y Wang et al / Tạp chí Chính sách mẫu 29 (2007) 417-429 427 Hiện nay, cơ quan điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái của Trung Quốc đang điều hành theo kịch bản đầu tiên là loại bỏ kiểm soát vốn và sau đó áp dụng một chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi Các bằng chứng hiện tại cho thấy Trung Quốc đang đi theo hướng tỷ giá theo một cơ chế tự . và 1986, tỷ giá thực đa phương cao hơn tỷ giá cân bằng được ước tính bởi mô hình BEER. Từ năm 1990 – 1995, tỷ giá thực đa phương Đồng Nhân dân tệ thấp hơn tỷ giá cân bằng được ước tính bởi. tên gọi khác nhau chẳng hạn như là: Tỷ giá cân bằng theo hành vi (BEER), tỷ giá cân bằng cơ sở (FEER), tỷ giá cân bằng thường xuyên (PEER) và tỷ giá cân bằng thực tế (ERER). Những bài nghiên. tỷ giá thực đa phương cao hơn tỷ giá cân bằng. Đặc biệt từ năm 1990, mức độ điều chỉnh giữa tỷ giá thực đa phương và tỷ giá cân bằng được hạ xuống. Trong suốt năm 2002 đến 2003, Đồng Nhân dân

Ngày đăng: 14/07/2015, 09:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan