SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ, CHẾ ĐỘ SỞ HỮU NGÂN HÀNG VÀ CÁC HÀNH ĐỘNG RỦI RO TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH INDONESIA

35 482 0
SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ, CHẾ ĐỘ SỞ HỮU NGÂN HÀNG VÀ CÁC HÀNH ĐỘNG RỦI RO TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH INDONESIA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ, CHẾ ĐỘ SỞ HỮU NGÂN HÀNG VÀ CÁC HÀNH ĐỘNG RỦI RO TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH INDONESIA Tóm tắt Cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998 đã buộc chính phủ Indonesia bổ sung vốn vào các ngân hàng được lựa chọn, giới thiệu bảo hiểm tiền gửi và thay đổi yêu cầu về vốn. Nghiên cứu này điều tra mối quan hệ giữa việc sở hữu tập trung cao độ và sự chấp nhận rủi ro ngân hàng bằng cách sử dụng một mẫu 52 ngân hàng thương mại tư nhân Indonesia được bảo hiểm trong giai đoạn 1995-2003. Đối với các ngân hàng tái cơ cấu, tập trung quyền sở hữu có mối tương quan cùng chiều với rủi ro tổng thể, và tương quan ngược chiều với rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản, đặc biệt là trong khoảng thời gian mà yêu cầu an toàn vốn thoải mái. Rủi ro thanh khoản giảm khi chính phủ và các chủ sở hữu đóng góp vốn bổ sung, và rủi ro tín dụng được hạ xuống khi chính phủ loại bỏ các khoản nợ xấu từ các ngân hàng gặp khó khăn. 1. Giới thiệu Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á 1997-1998 xảy ra bất ngờ và càng trầm trọng hơn do việc sử dụng nợ vay ngân hàng quá mức vì thiếu các nguồn tài trợ khác thay thế cho nợ. Miller (1998) cho rằng các ngân hàng sử dụng rộng rãi các khoản nợ ngắn hạn để tài trợ cho các khoản đầu tư dài hạn và việc định danh các khoản vay theo USD khiến cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro về thời gian đáo hạn (maturity-gap) và rủi ro tỷ giá. Ngoài ra, Chowdhry và Goyal (2000) cho rằng giám sát ngân hàng là lỏng lẻo, nhiều khoản vay có động cơ chính trị và không có thủ tục pháp lý đầy đủ để quản lý rủi ro phá sản hiện hữu. Kho và Stulz 2 (2000) đã phân tích đặc tính của tỷ suất sinh lợi cổ phiếu ngân hàng trong cuộc khủng hoảng châu Á khi các chỉ số thị trường giảm khoảng 60%. Họ báo cáo rằng sự suy sụp của thị trường Indonesia có liên quan trực tiếp mức độ rủi ro tiền tệ của họ và các chương trình của IMF rất ít ảnh hưởng đến giá trị của các ngân hàng. Tại Indonesia chính phủ đã can thiệp bằng cách thực hiện một Chương trình bảo lãnh bao phủ để bảo vệ người gửi tiền, bằng cách cung cấp thanh khoản thông qua các yêu cầu ít nghiêm ngặt hơn để dễ tiếp cận ngân quỹ từ ngân hàng trung ương, bằng cách đảm bảo phát hành nợ của các tổ chức tài chính, bằng cách kiểm soát các khoản nợ xấu từ các ngân hàng, và bằng cách trực tiếp bơm tiền vào ngân hàng thông qua góp vốn cổ phần.Tình trạng mất khả năng thanh toán của các ngân hàng là vấn đề trọng tâm trong giai đoạn này. Nếu không có thêm vốn, các ngân hàng tư nhân, và hệ thống ngân hàng, có thể sụp đổ. Theo chương trình tái cấp vốn ngân hàng, chính phủ góp vốn có chọn lọc và cũng buộc cổ đông hiện hữu cung cấp nguồn vốn bổ sung. Sự can thiệp của chính phủ đã làm thay đổi mức độ tập trung quyền sở hữu. Mục tiêu của nghiên cứu này là để điều tra mối quan hệ giữa mức độ tập trung quyền sở hữu, sự can thiệp của chính phủ và hành động chấp nhận rủi ro ngân hàng ở Indonesia trong giai đoạn 1995-2003. Nghiên cứu này cũng xem xét mối quan hệ giữa tập trung quyền sở hữu và hành động chấp nhận rủi ro ngân hàng ở Indonesia bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự can thiệp của chính phủ, đặc biệt là các chương trình tái cơ cấu vốn ngân hàng, dưới chế độ quản lý khác nhau. Bằng cách đó, chúng tôi hy vọng rằng chúng ta có thể chứng minh rằng sự can thiệp của chính phủ dẫn đến nhiều ngân hàng có sở hữu tập trung phải chịu những hậu quả không lường trước khi hành động chấp nhận rủi ro tại Indonesia. Saunders et al. (1990) lập luận rằng, ít nhất là trong ngắn hạn, hành động chấp nhận rủi ro là một quyết định nội sinh của ngân hàng bị ảnh hưởng 3 bởi cơ cấu sở hữu, môi trường pháp lý, và các biến số như quy mô và đòn bẩy. Chúng tôi làm theo Saunders et al. (1990) và cho rằng "ít nhất là trong ngắn hạn", sự can thiệp của chính phủ dẫn đến nhiều ngân hàng sở hữu tập trung sẽ có những hành động chấp nhận rủi ro đáng kể. Chúng tôi sử dụng sự diễn đạt tương tự như Saunders et al. (1990) "ít nhất là trong ngắn hạn", vì ở Indonesia can thiệp của chính phủ/quyền sở hữu chỉ là tạm thời. Chúng tôi tập trung vào Indonesia vì cách thiết lập đặc trưng của nó. Đặc biệt, sở hữu cực kỳ tập trung với hầu hết các ngân hàng chỉ có hai chủ sở hữu. Ngoài ra, các ngân hàng của Indonesia đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng đến mức mà chính phủ phải thiết lập một chương trình tái cấp vốn ngân hàng đáng kể và bắt đầu thay đổi pháp lý gồm sự ra đời của bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức Đề án bảo lãnh bao phủ (BGS) vào năm 1998 và những thay đổi về Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) vào năm 1998 và 2001. Nghiên cứu này góp phần vào cơ sở lý thuyết theo nhiều cách. Đầu tiên, nó mở rộng lý thuyết bằng cách điều tra mối quan hệ giữa quyền sở hữu và hành động chấp nhận rủi ro ngân hàng ở Indonesia, một nước đang phát triển, trong khi trọng tâm của nghiên cứu trước hầu hết xem xét các nước phát triển. Thứ hai, nghiên cứu này xem xét các tác động của các chính phủ can thiệp vào mối quan hệ giữa tập trung quyền sở hữu rõ ràng và hành động chấp nhận rủi ro ngân hàng. Hơn nữa, để nắm bắt tính động của những thay đổi quy định trong thực tế khủng hoảng, chúng tôi kết hợp các tác động của những thay đổi về bảo hiểm tiền gửi và các quy định vốn ngân hàng. Đây cũng là một đóng góp quan trọng vì các nghiên cứu hiện tại chủ yếu tập trung vào các mối quan hệ giữa quyền sở hữu của ban quản trị và hành động chấp nhận rủi ro ngân hàng liên quan đến việc thay đổi quy định tùy ý, ví dụ như bãi bỏ quy định so với cải cách lại quy định (xem ví dụ, Saunders et al, 1990; Chen et al, 1998; Anderson và Fraser, 2000). 4 Sử dụng hồi quy dữ liệu bảng, nghiên cứu này kiểm tra một mẫu của 52 ngân hàng thương mại tư nhân được bảo hiểm ở Indonesia trong giai đoạn 1995-2003. Kết quả cho thấy không có mối tương quan giữa tập trung quyền sở hữu và rủi ro tổng thể; tuy nhiên, mối quan hệ cùng chiều đáng kể cho các ngân hàng đã được tái cấp vốn. Hơn nữa, đối với các ngân hàng tái cấp vốn này, mối quan hệ này rõ ràng nhất trong giai đoạn mà yêu cầu an toàn vốn đã được hạ xuống. Kết quả của chúng tôi cũng cho thấy rằng rủi ro thanh khoản tổng thể là không liên quan đến tập trung quyền sở hữu, nhưng không mấy ngạc nhiên, tại các ngân hàng mà chính phủ hoặc các cổ đông cung cấp thanh khoản theo thỏa thuận tái cấp vốn, mối quan hệ là ngược chiều rất mạnh. Vì vậy, mối quan hệ giữa tập trung quyền sở hữu và tính thanh khoản chỉ có ý nghĩa đối với các ngân hàng được tái cấp vốn. Khi mối quan hệ giữa tập trung quyền sở hữu và dự phòng rủi ro được kiểm tra, chúng tôi tìm thấy một mối quan hệ ngược chiều cho cho các ngân hàng không được tái cấp vốn. Điều này phù hợp với việc giám sát các khoản vay được tăng cường bởi các cổ đông lớn vì họ không có khả năng đa dạng hóa rủi ro đòi hỏi khi phải tăng cường sàng lọc. Tuy nhiên, cũng có thể là trong tình huống này, sở hữu tập trung có thể khuyến khích dự phòng rủi ro tín dụng thấp hơn để tránh được sự giám sát theo quy định. Nhìn chung, kết quả này phù hợp với giả thuyết rủi ro đạo đức. Đó là, khi chính phủ can thiệp bằng cách giới thiệu bảo hiểm tiền gửi và/hoặc hạ thấp yêu cầu về vốn, các ngân hàng được khuyến khích chấp nhận rủi ro hơn. Thêm vào đó, khi chính phủ cung cấp tăng cường thanh khoản, chúng tôi tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa thanh khoản của các ngân hàng và sự can thiệp của chính phủ. Cuối cùng, quá trình tái cơ cấu vốn giúp các khoản nợ xấu của các ngân hàng được chuyển giao cho Cơ quan tái cơ cấu ngân hàng Indonesia (Indonesian Bank Restructuring Agency - IBRA). Bởi vì hình thức can thiệp của chính phủ đã tập trung 5 hơn vào các ngân hàng có rủi ro tín dụng cao, một mối quan hệ nghịch chiều đáng kể được quan sát giữa can thiệp của chính phủ và rủi ro tín dụng. 2. Các nghiên cứu trước đây Trong thị trường mới nổi, đo lường rủi ro là cả một vấn đề bởi vì hầu hết các ngân hàng không giao dịch công khai. Do thiếu các thước đo rủi ro thị trường, các thước đo thay thế là cần thiết. May mắn thay, Jahankhani và Lynge (1980), Mansur và cộng cự (1993), McAnally (1996), và Elyasiani và Mansur (2005) kết luận rằng tại thị trường vốn phát triển, cách đo lường rủi ro theo kế toán có liên quan đáng kể đến các thước đo rủi ro thị trường. Agusman và cộng sự (2008) báo cáo rằng các mối quan hệ tương tự tồn tại trong thị trường phát triển trong khoảng thời gian khủng hoảng tài chính. Các mối quan hệ xuất hiện được nhấn mạnh tại các thị trường mới nổi với các chương trình bảo hiểm tiền gửi khác nhau bao gồm hỗ trợ ngầm, bảo hiểm có giới hạn và dựa trên rủi ro, và bảo đảm toàn bộ. Đo lường rủi ro theo kế toán có liên quan đến rủi ro thị trường bao gồm sự biến động tỷ suất sinh lợi trên tài sản, rủi ro tín dụng và thanh thoản. Saunders và cộng sự (1990) cho thấy rủi ro tài sản tăng và/hoặc đòn bẩy chuyển giao tài sản từ người gửi tiền sang các cổ đông. Saunders và cộng sự (1990) và Anderson và Fraser (2000) thấy rằng mối quan hệ giữa quyền sở hữu của ban quản trị và hành động chấp nhận rủi ro ngân hàng là cùng chiều khi ngành này đang trải qua quá trình bãi bỏ các quy định. John và các cộng sự (1991) lập luận rằng biện pháp khuyến khích chuyển dịch rủi ro tại các ngân hàng phát sinh từ sự tồn tại của trách nhiệm hữu hạn cho chủ sở hữu. Simpson và Gleason (1999) khẳng định rằng các ngân hàng được tài trợ nhiều bằng nợ, sự giám sát không hoàn hảo của người gửi tiền và nhà quản lý cho phép chủ sở hữu ngân hàng thực hiện các hoạt động rủi ro bằng tiền của người gửi. 6 2.1. Bảo hiểm tiền gửi và yêu cầu về vốn Diamond và Dybvig (1983) khẳng định rằng trong khi bảo hiểm tiền gửi là hữu ích trong việc ngăn ngừa biến động ngân hàng (bank runs), lợi ích của nó cũng có thể khuyến các hành động chấp nhận rủi ro ngân hàng quá mức. Merton (1977) chỉ ra rằng khi phí bảo hiểm tiền gửi không phản ánh mức độ thực tế của rủi ro ngân hàng, các ngân hàng có động cơ để chấp nhận rủi ro hơn. Các nghiên cứu của Kareken (1983) và White (1989) cho rằng phí bảo hiểm cố định khuyến khích các ngân hàng thực hiện các hoạt động rủi ro hơn. Demirgüç-Kunt và Detragiache (2002) lập luận rằng có hay không bảo hiểm tiền gửi là chính sách tốt nhất để ngăn chặn người gửi tiền di chuyển vốn (depositor runs) (từ ngân hàng này sang ngân hàng khác), nó là một nguồn gốc của rủi ro đạo đức. Nghiên cứu của Wheelock (1992), Grossman (1992), Alston và cộng sự (1994), Wheelock và Kumbhakar (1994), Hooks và Robinson (2002), Önder và Özyildirim (2003), và Agusman (2006) báo cáo một mối quan hệ tích cực giữa bảo hiểm tiền gửi và chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Forssbæck (2011) xem xét mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và khuyến khích chấp nhận rủi ro của các ngân hàng theo bảo hiểm tiền gửi cho các ngân hàng tại 47 quốc gia, bao gồm Indonesia và kết luận rằng bảo hiểm tiền gửi tạo ra ưu đãi cho các chủ ngân hàng làm tăng rủi ro của các ngân hàng. Anginer và cộng sự (2014b) kiểm tra các ngân hàng tại 96 quốc gia để so sánh tác động của bảo hiểm tiền gửi đến rủi ro ngân hàng và ổn định hệ thống trong điều kiện kinh tế bình thường và trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại. Họ chỉ ra rằng bảo hiểm tiền gửi ảnh hưởng đến các ngân hàng theo hai cách trái ngược nhau. Thứ nhất, bảo hiểm tiền gửi làm tăng sự tự tin của người gửi tiền có thể làm tăng sự ổn định trong hệ thống ngân hàng, nhưng, thứ hai, có thể dẫn đến sự gia tăng rủi ro đạo đức có thể làm tăng xác suất của một cuộc khủng hoảng tài chính. Họ báo cáo 7 rằng, trên thực tế, tác động của bảo hiểm là khác nhau trong hai thời kỳ kinh tế rất khác nhau. Bảo hiểm tiền gửi tăng rủi ro đạo đức trong những năm dẫn đến cuộc khủng hoảng, tăng xác suất của một cuộc khủng hoảng, nhưng có ảnh hưởng làm ổn định trong thời gian xảy ra khủng hoảng. Trong toàn bộ thời gian, hiệu ứng gây bất ổn lớn hơn hiệu ứng làm ổn định. Tác động của quy định về vốn đến rủi ro ngân hàng cũng đã được thảo luận rộng rãi trong nhiều tài liệu. Các nghiên cứu của Kahane (1977), Koehn và Santomero (1980), Kim và Santomero (1988) và Gennotte và Pyle (1991) cho rằng yêu cầu về vốn cao hơn có thể kiến các ngân hàng tăng rủi ro của danh mục đầu tư tài sản của họ. Tuy nhiên, Furlong và Keeley (1989), Keeley và Furlong (1990) và Jacques và Nigro (1997) tìm thấy rằng các tiêu chuẩn vốn có hiệu quả trong việc giảm rủi ro danh mục đầu tư của ngân hàng và yêu cầu về vốn thấp hơn khuyến khích chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Những kết quả mâu thuẫn này có thể được giải quyết nếu tập trung quyền sở hữu được đưa vào phân tích. 2.2. Tập trung quyền sở hữu Claessens và cộng sự (2000) xem xét việc tách quyền sở hữu và kiểm soát trong các công ty đại chúng tài chính và phi tài chính ở 9 quốc gia Đông Nam Á (bao gồm cả Indonesia). Họ tìm thấy rằng hơn hai phần ba các công ty được kiểm soát bởi một cổ đông duy nhất và sự tách bạch giữa quyền kiểm soát quản lý và quyền sở hữu là hiếm. DeYoung và cộng sự (2001) chỉ ra rằng các ngân hàng cổ phần nội bộ đối mặt với một vấn đề giám sát thường gặp. Kỷ luật thị trường, giám sát của tổ chức và giám sát trực tiếp của các ngân hàng này hoặc là không có sẵn hoặc là những công cụ thiếu hiệu quả để giảm thiểu chi phí đại diện. Trong trường hợp không giám sát thích hợp, cổ đông ngân hàng có thể muốn thực hiện các hoạt động rủi ro để tăng sự giàu có của họ gây ra chi phí cho người gửi tiền. 8 Laeven (2002) xem xét tập trung quyền sở hữu, bảo hiểm tiền gửi và rủi ro ngân hàng tại 14 quốc gia. Sử dụng chi phí bảo hiểm như một thước đo rủi ro, ông tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa tập trung quyền sở hữu và hành động rủi ro của ngân hàng. Kim và Rhee (2000) và Kim và cộng sự (2002) xem xét một mẫu của các ngân hàng thương mại của Nhật Bản trong giai đoạn 1983-1991. Họ phân chia những năm này thành ba giai đoạn và báo cáo rằng khi chính phủ Nhật Bản tăng độ bao phủ của bảo hiểm tiền gửi và giảm yêu cầu về vốn, tập trung quyền sở hữu và rủi ro ngân hàng có tương quan cùng chiều. Barry và cộng sự (2011) sử dụng các ngân hàng châu Âu từ 16 quốc gia để kiểm tra mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu, mức độ rủi ro khác nhau và khả năng sinh lợi. Trong giai đoạn 1999-2005, họ thấy rằng một sự thay đổi vốn chủ sở hữu từ nhà đầu tư tổ chức sang cá nhân/hộ gia đình hoặc tổ chức ngân hàng dẫn đến kết quả là một sự sụt giảm về rủi ro tài sản và rủi ro pháp lý, nhưng lại không có sự thay đổi trong khả năng sinh lợi. Đối với ngân hàng được tổ chức đại chúng với quyền sở hữu khuếch tán nhiều hơn, thay đổi cơ cấu sở hữu không ảnh hưởng hành động rủi ro. 2.3. Bảo hiểm tiền gửi, các yêu cầu an toàn vốn và tập trung quyền sở hữu ở Indonesia Bảo hiểm tiền gửi có thể tăng cường ổn định tài chính, hoặc thay vào đó, khuyến khích các ngân hàng chấp nhận rủi ro hơn. Trong thời kỳ khủng hoảng, quan chức chính phủ ở Indonesia nhận thấy bảo hiểm tiền gửi sẽ góp phần ổn định hệ thống ngân hàng và các yêu cầu an toàn vốn thấp hơn sẽ giảm thiểu đóng cửa ngân hàng. Tập trung quyền sở hữu ngân hàng tăng do chương trình tái cấp vốn khi chính phủ và/hoặc chủ sở hữu bơm thêm vốn. Bản chất của việc lấy mẫu ngân hàng Indonesia cho phép chúng ta phân biệt các thước đo rủi ro, sự can thiệp của chính phủ và tập trung quyền sở hữu khác nhau như thế nào giữa các ngân hàng có cấu trúc sở hữu khác nhau. Bằng cách so sánh với các ngân hàng có sở hữu 9 nhà nước đáng kể với các ngân hàng có sở hữu tư nhân tập trung trong khoảng thời gian mà hệ số CAR và BGS đã có hiệu lực, chúng tôi cung cấp những hiểu biết bổ sung vào hành động rủi ro của ngân hàng và rủi ro đạo đức. 3. Nền tảng thể chế và sự can thiệp của chính phủ Cuộc khủng hoảng tài chính Indonesia bắt đầu khi đồng rupiah giảm giá đột ngột vào tháng 7 năm 1997. Sau đó, Ngân hàng Trung ương Indonesia từ bỏ can thiệp trong chế độ dải băng tỷ giá và chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi. Đồng rupiah bị suy yếu hơn nữa và điều này dẫn đến khủng hoảng ngân hàng. Để giải quyết cuộc khủng hoảng, bốn biện pháp can thiệp quan trọng đã được thông qua bởi chính phủ Indonesia: (1) một số ngân hàng đóng cửa, (2) Ngân hàng trung ương Indonesia cung cấp hỗ trợ thanh khoản, (3) Chương trình bảo lãnh bao phủ đã được giới thiệu và cơ quan tái cơ cấu ngân hàng Indonesia (IBRA) được thành lập và (4) một số ngân hàng được tái cấp vốn. Sự kiện đầu tiên của việc đóng cửa ngân hàng xảy ra vào ngày 01 tháng 11 năm 1997. Vào thời điểm đó, Ngân hàng Indonesia đóng cửa 16 ngân hàng mất khả năng thanh khoản ( chiếm 3% tổng tài sản của toàn ngành ngân hàng). Việc đóng cửa các ngân hàng có khả năng vỡ nợ này trong trường hợp không có bảo hiểm tiền gửi đã không cải thiện tình hình và thậm chí còn gây ra tình trạng rút tiền hàng loạt ở ngân hàng. Các nhà đầu tư tiếp tục mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng Indonesia. Đỉnh điểm vào tháng Giêng năm 1998, các ngân hàng nước ngoài từ chối nhận thư tín dụng từ các ngân hàng Indonesia. Giai đoạn thứ 2 và giai đoạn thứ 3 của việc đóng cửa ngân hàng đã diễn ra tương ứng trong tháng 4 đến tháng 8 năm 1998 và tháng 3 năm 1999. Có tổng cộng ít nhất 68 ngân hàng đã bị đóng cửa trong khoảng thời gian 1997-1999. 10 Trong cuối tháng Giêng năm 1998, Indonesia phải đối mặt với một đồng tiền mất giá mạnh, tình trạng rút tiền hàng loạt, các mối đe dọa về lạm phát phi mã và khủng hoảng tài chính, chính phủ đã giới thiệu BGS cho các ngân hàng trong nước nhằm khôi phục niềm tin vào hệ thống ngân hàng quốc gia, và thành lập các Cơ quan tái cơ cấu ngân hàng Indonesia (IBRA). Theo BGS, chính phủ đảm bảo các khoản nợ ngân hàng, kể cả các khoản mục ngoại bảng. IBRA được thành lập để tái cơ cấu các ngân hàng khó khăn và hoạt động như một công ty quản lý tài sản để cơ cấu lại tài sản của các ngân hàng. Sau giai đoạn đầu tiên của việc ngân hàng đóng cửa vào tháng 10 năm 1997, Ngân hàng Indonesia cũng hỗ trợ thanh khoản cho tất cả các ngân hàng mà không cần dùng tài sản thế chấp, bằng cách cho phép thấu chi các tài khoản hiện tại của họ với Ngân hàng Trung ương. Khi cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng, số tiền hỗ trợ thanh khoản tăng đột biến từ 31.000 tỷ Rupiah vào tháng 12 năm 1997 đến 170 nghìn tỷ Rupiah vào tháng 12 năm 1998. Không may thay, việc cung cấp các hỗ trợ thanh khoản đã trở thành một chính sách gây tranh cãi. Điều này một phần dựa trên việc thanh tra ngân hàng, trong đó tiết lộ những dấu hiệu mạnh mẽ về vấn đề đạo trong các giao dịch liên ngân hàng đáng ngờ. Ngoài ra, dường như đã có một số lỗ hổng trong quản trị hỗ trợ thanh khoản của chính phủ (Batunanggar, 2002). Trong khi đó, để phản ứng lại cuộc khủng hoảng ngân hàng trầm trọng ở thời điểm vào tháng 10 năm 1998, Ngân hàng Indonesia sửa đổi các yêu cầu về an toàn vốn tối thiểu (CAR) bằng cách tạm thời giảm từ 8% tài sản quy đổi rủi ro xuống còn 4%. Tuy nhiên, trong tháng 12 năm 2001, Ngân hàng Indonesia yêu cầu tất cả các ngân hàng thương mại trở về CAR tối thiểu là 8%. Chương trình tái cấp vốn ngân hàng được công bố trong tháng 3 năm 1999. Trước khi bắt đầu chương trình này, việc thẩm định được tiến hành [...]... trung quyền sở hữu và chấp nhận rủi ro bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của chính phủ và các khoản đóng góp của chủ sở hữu Thay đổi rủi ro ngân hàng tổng thể như các ngân hàng 15 nhiều rủi ro ban đầu được thực hiện trên của chính phủ và sau đó thoái vốn khi tính đúng đắn của họ được cải thiện Biến thanh khoản phản ánh thực tế là cả hai chủ sở hữu và chính phủ bơm tiền vào các ngân hàng Rủi ro tín dụng... tác sự tập trung quyền sở hữu với sự can thiệp của chính phủ Đối với sáu ngân hàng đã nhận được sự tài trợ của chính phủ, các biến sẽ đảm nhận các giá trị tập trung quyền sở hữu Đối với các ngân hàng còn lại, giá trị sẽ là 0 Một biến giả 0-1 tương tác tập trung quyền sở hữu, sự can thiệp của chính phủ, và các OC * GOVINT *yêu cầu an toàn vốn là 4% Đối với sáu ngân hàng đã nhận được sự tài trợ của chính. .. Indonesia và các ngân hàng quản lý), và (3) bơm thêm vốn chủ sở hữu bởi chủ sở hữu ngân hàng (nguồn vốn mới) và Chính phủ Dựa trên báo cáo thường niên của IBRA năm 2000, chương trình tái cơ cấu vốn ngân hàng liên quan đến 7 ngân hàng tư nhân, một số ngân hàng nhà nước và ngân hàng trong khu vực Chương trình tái cơ cấu vốn ngân hàng thay đổi đáng kể thực trạng sở hữu ngân hàng trong cuộc khủng hoảng ở Indonesia. .. chỉnh giảm (CAR4), và BGS chỉ trong một khoảng thời gian (BNC4), trong khi mô hình (2) thay thế tập trung quyền sở hữu với sự can thiệp của chính phủ (GOVINT) Hệ số biến GOVINT cho thấy tác động của quyền sở hữu của chính phủ đến thước đo rủi ro của các ngân hàng tái cấp vốn Để có thể hiểu tầm quan trọng đồng thời của cả sự tập trung quyền sở hữu và sự can thiệp của chính phủ, mô hình (3) bao gồm cả... tra mối quan hệ giữa sự tập trung quyền sở hữu và việc chấp nhận rủi ro ngân hàng ở Indonesia trong giai đoạn 1995-2003 cùng với các tác động của sự can thiệp của chính phủ và những thay đổi của quy định quản lý Phân tích của chúng tôi so sánh các ngân hàng có phần lớn sở hữu của nhà nước với các ngân hàng có sở hữu tư nhân tập trung Sử dụng phân tích dữ liệu bảng trên 52 ngân hàng tư nhân được bảo... hạn chế việc đưa các ngân hàng tư nhân được bảo hiểm vào để đảm 12 bảo rằng bài nghiên cứu có thể thấy các tác động của sự can thiệp của chính phủ vào các ngân hàng không bị kiểm soát bởi chính phủ Theo đó, tác giả tách ra các ngân hàng nhà nước và các ngân hàng phát triển khu vực trong bài nghiên cứu, cũng như loại trừ ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, vì họ là các ngân hàng. .. quyền sở hữu và tổng tài sản trên tất cả các ngân hàng đã tăng lên nhưng có thể do tái cấp vốn của các ngân hàng được lựa chọn Chúng tôi cho rằng sự can thiệp của chính phủ thông qua các chương trình tái cơ cấu vốn ngân hàng có một tác động đáng kể sự tập trung sở hữu ngân hàng Bảng 1, Panel D trình bày các vị trí tập trung quyền sở hữu tại sáu ngân hàng tái cấp vốn và các mẫu đầy đủ cho từng năm trong. .. Indonesia và đã có một tác động đáng kể vào việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng 4 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Dữ liệu và mẫu nghiên cứu Quyền sở hữu ngân hàng và số liệu tài chính lấy từ báo cáo tài chính được công bố của các ngân hàng Dữ liệu trong giai đoạn 1995-2000 được biên soạn bởi Ngân hàng Indonesia trong một loạt các cuốn sách có tựa đề “Direktori Perbankan Indonesia [The Indonesian... giữa quyền sở hữu và rủi ro, chúng ta tương tác biến can thiệp của chính phủ với biến sự tập trung quyền sở hữu (OC * GOVINT) Một dấu dương của kỳ hạn tương tác này gợi ý rằng sự can thiệp của chính phủ có mối quan hệ khác nhau với các mức độ tập trung quyền sở hữu khác nhau Hơn nữa, để xem xét tác động đồng thời của những thay đổi quy định và sự can thiệp của chính phủ vào mối quan hệ với sự tập trung... gồm cả hai Để tiếp tục nghiên cứu tác động của sự can thiệp của chính phủ vào mối quan hệ giữa quyền sở hữu và rủi ro, mô hình (3) bao gồm một biến tương tác sự tập trung quyền sở hữu với sự can thiệp của chính phủ (OC * GOVINT) Một dấu dương cho thấy các ngân hàng này đã được tái cấp vốn vì nguy cơ cao của chúng và cung cấp cơ sở lý luận cho sự can thiệp của chính phủ Cuối cùng, mô hình (4) tương . SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ, CHẾ ĐỘ SỞ HỮU NGÂN HÀNG VÀ CÁC HÀNH ĐỘNG RỦI RO TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH INDONESIA Tóm tắt Cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998 đã buộc chính phủ Indonesia. CAR và BGS đã có hiệu lực, chúng tôi cung cấp những hiểu biết bổ sung vào hành động rủi ro của ngân hàng và rủi ro đạo đức. 3. Nền tảng thể chế và sự can thiệp của chính phủ Cuộc khủng hoảng. cả sự tập trung quyền sở hữu và sự can thiệp của chính phủ, mô hình (3) bao gồm cả hai. Để tiếp tục nghiên cứu tác động của sự can thiệp của chính phủ vào mối quan hệ giữa quyền sở hữu và rủi

Ngày đăng: 14/07/2015, 01:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan