NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỚI VIỆC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY HONDA VIỆT NAM

29 889 4
NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỚI VIỆC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY HONDA VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  BÀI TẬP NHÓM MÔN TRIẾT HỌC Đề tài: NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỚI VIỆC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY HONDA VIỆT NAM Hà Nội - 2014 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, ngoài những yếu tố cạnh tranh truyền thống về kỹ thuật của các doanh nghiệp, một nguồn lực mới, một yếu tố cạnh tranh mới mang tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp đó chính là yếu tố con người – nguồn nhân lực. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6-1996) đã xác định: lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, con người không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của sự phát triển. Nguồn nhân lực có chất lượng cao là nhân tố giữ vai trò quyết định cho sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận qua tổng kết thực tiễn để tìm ra con đường phù hợp cho việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong nước và thế giới là rất cần thiết. Sự nhạy bén trong tổng kết tư duy lý luận và thực tiễn đã được Đảng ta tiếp tục lựa chọn chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi nhận thức và hành động. Bởi vậy nó chứa đựng quan điểm biện chứng giữa lý luận và thực tiễn là chìa khóa để giải quyết tốt nhất hiện tại và tương lai, đặc biệt là đối với vấn đề phát triển nguồn nhân lực Với những vấn đề nêu trên và với mong muốn đưa ra những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nên nhóm 4 đã lựa chọn đề tài: “Nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn với việc quản trị nhân lực trong Công ty Honda Việt Nam” 1 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LÀ MỘT NGUYÊN TẮC CĂN BẢN CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN 1.1. Quan điểm của triết học Mác- Lenin về nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn 1.1.1. Phạm trù thực tiễn Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người. a) Thực tiễn là một hoạt động vật chất - Trong hoạt động vật chất, con người sử dụng những phương tiện, công cụ, sức mạnh vật chất của mình để tác động vào tự nhiên, xã hội nhằm cải tạo, biến đổi chúng phù hợp với nhu cầu của mình. Đây là một quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể. Trong đó, chủ thể hướng vào việc cải thiện khách thể. Cho nên thực tiễn trở thành khâu trung gian nối liền ý thức con người với thế giới bên ngoài. b) Hoạt động thực tiễn có mục đích - Hoạt động thực tiễn là bản chất của con người - Động vật chỉ hoạt động theo bản năng để phù hợp với thế giới bên ngoài bằng cách cải tạo thế giới thỏa mãn theo nhu cầu của mình. - Khi hoạt động thực tiễn, để đạt hiệu quả cao, con người tạo ra những vật phẩm không có sẵn trong tự nhiên, đó chính là những công cụ và sử dụng chúng. c) Thực tiễn có tính chất lịch sử xã hội - Trình độ và hình thức hoạt động thực tiễn thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của xã hội. - Hoạt động thực tiễn không thể được tiến hành không chỉ một vài cá nhân mà toàn xã hội. 2 d) Các hình thức cơ bản - Hoạt động sản xuất vật chất – là một dạng hoạt động nguyên thủy và cơ bản, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người - Hoạt động chính trị xã hội nhằm cải tạo, biến đổi xã hội, phát triển các quan hệ xã hội, chế độ xã hội. - Hoạt động thực nghiệm khoa học do nhu cầu phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại. Trong các hình thức hoạt động thực tiễn thì hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất. Mặc dù các hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học vẫn diễn ra thường xuyên, quan trọng nhưng hoạt động sản xuất vật chất tác động sâu sắc, toàn diện đến các hoạt động khác, nó là hoạt động trung tâm, chủ yếu của con người. 1.1.2. Phạm trù lý luận Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, những quy luật của các sự vật, hiện tượng Hồ Chí Minh chỉ rõ: “lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp của những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”. Để hình thành lý luận, con người phải thông qua quá trình nhận thức kinh nghiệm. Nhận thức kinh nghiệm là quá trình quan sát sự lặp đi lặp lại diễn biến của các sự vật, hiện tượng. Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là tri thức kinh nghiệm. Tri thức kinh nghiệm bao gồm tri thức kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm tuy là thành tố của tri thức ở trình độ thấp nhưng nó là cơ sở để hình thành lý luận. Lý luận có những cấp độ khác nhau tùy phạm vi phản ánh và vai trò của nó, có thể phân chia lý luận thành lý luận ngành và lý luận triết học. + Lý luận ngành là lý luận khái quát những quy luật hình thành và phát triển của một ngành. Nó là cơ sở để sáng tạo tri thức cũng như PPL hoạt động của ngành đó, như lý luận văn học, lý luận nghệ thuật… 3 + Lý luận triết học là hệ thống những quan niệm chung nhất về thế giới và con người, là thế giới quan và phương pháp luận nhận thức và hoạt động của con người. 1.1.3. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn bắt nguồn từ mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan. Con người luôn luôn tác động tích cực vào thế giới khách quan– tự nhiên và xã hội, cải biến thế giới khách quan bằng thực tiễn. Trong quá trình đó, sự phát triển nhận thức của con người và sự biến đổi thế giới khách quan là hai mặt thống nhất. Điều đó quy định sự thống nhất biện chứng giữa lý luận với thực tiễn trong hoạt động sinh tồn của cá nhân và cộng đồng. - Con người -> tác động -> thế giới – thể hiện ->thuộc tính, qui luật ->con người nhận thức. - Lý luận là sản phẩm của sự phát triển cao của nhận thức, đồng thời thể hiện như trình độ cao của nhận thức. - Con người không được thế giới thỏa mãn nên cải tạo thế giới bằng hoạt động thực tiễn. Trong quá trình thay đổi thế giới, con người cũng biến đổi bản thân mình về năng lực và trí tuệ. - Lý luận được hình thành không phải bên ngoài thực tiễn mà trong mối quan hệ với thực tiễn => Thực tiễn cao hơn nhận thức. - Con người quan hệ với thế giới bắt đầu không phải bằng lý luận mà bằng thực tiễn, trong quá trình hoạt động thực tiễn, cải tạo thế giới mà nhận thức, lý luận ở con người được hình thành và phát triển. - Quá trình hoạt động thực tiễn, trí tuệ con người được phát triển và thành lý luận. Lý luận cần thiết và phục vụ cho hoạt động thực tiễn - Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý. Lấy thực tiễn để kiểm nghiệm lý luận. 1.2. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Hồ Chí Minh xác định lý luận đặc biệt là lý luận của chủ nghĩa Mác – 4 Lênin rất quan trọng, vì nó là kim chỉ nam cho hành động, chỉ phương hướng cho chúng ta trong hoạt động thực tế. Hồ Chí Minh nói: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành lý luận mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” Hồ Chí Minh còn rất quan tâm đến mối quan hệ giữa lý luận - thực tiễn – kinh nghiệm trong công tác cách mạng. Đặc biệt trong lý luận, Hồ Chí Minh chú trọng việc học tập lý luận Mác – Lênin cho cán bộ và đảng viên đồng thời phải truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nhân dân. Nhưng, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin là học lấy cái tinh thần, cái phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin, đem lý luận Mác – Lênin liên hệ với thực tế cách mạng Việt Nam phải áp dụng chủ nghĩa Mác – Lênin cho thích hợp với điều kiện hoàn cảnh từng lúc từng nơi. Nguyên tắc lý luận gắn liền với thức tiễn được Hồ Chí Minh phát triển một cách cụ thể trong những hoàn cảnh cụ thể. Tư tưởng về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như một biện pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều. Như vậy, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được Hồ Chí Minh hiểu trên tinh thần biện chứng: thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều. Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đến nhau, nương tựa vào nhau, hậu thuẫn, bổ sung cho nhau. 5 CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ NHÂN LỰC HIỆN ĐẠI – THUYẾT Z VÀ VIỆC ÁP DỤNG VÀO DOANH NGHIỆP HONDA - Lý thuyết quản trị nhân lực hiện đại ra đời vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, hoạt động sản xuất phát triển mạnh, đòi hỏi nhu cầu thu hút vốn lớn, bên cạnh đó khoa học công nghệ cũng góp phần vào việc gia tăng quy mô sản xuất -> sự tách bạch về chức năng chủ sở hữu và chức năng quản trị. Sự phân biệt này giúp các nhà nghiên cứu tập trung vào hoạt động quản trị một cách chuyên sâu. Giai đoạn này vẫn tập trung vào khía cạnh kỹ thuật và đã chú ý coi trọng đến khía cạnh lao động trong quản trị. 2.1. Tổng quan Thuyết Z – Học thuyết quản trị nhân lực phương Tây 2.1.1. Sự ra đời của thuyết Z William Ouchi (1 kiều dân Nhật ở Mỹ, là giáo sư tiến sĩ Trường Đại học California) đã nghiên cứu thuyết Z vào năm 1978 . - Thuyết Z được biết đến với tên “ Quản lý kiểu Nhật” và được phổ biến khắp thế giới vào thời kỳ bùng nổ kinh tế các nước châu Á thập niên 80. Đó là lý thuyết trên cơ sở hợp nhất 2 mặt của một tổ chức kinh doanh: vừa là tổ chức có khả năng tạo ra lợi nhuận, vừa là một cộng đồng sinh hoạt đảm bảo cuộc sống của mọi thành viên, tạo điều kiện thăng tiến và thành công. Thuyết Z tạo ra nền văn hóa kinh doanh mới gọi là "nền văn hóa kiểu Z", chỉ đạo lối ứng xử dựa trên sự gắn bó, lòng trung thành và tin cậy, được cụ thể hóa qua những biểu tượng (logo), nghi lễ, quy tắc và cả những huyền thoại để truyền đến mọi thành viên các giá trị và niềm tin định hướng cho hành động. Tư tưởng cốt lõi của Thuyết Z có cơ sở hạt nhân là triết lý kinh doanh/ định hướng cho nguyên tắc quản lý mới, thể hiện sự quan tâm đến con người làm thỏa mãn và gia tăng tinh thần của người lao động và yêu cầu mọi người cùng làm việc tận tâm vời tinh thần cộng đồng; và đó là chìa khóa tạo nên 6 năng suất ngày càng cao và sự ổn định của doanh nghiệp. Thuyết Z được đánh giá là một lý thuyết được đánh giá là một lý thuyết quan trọng về quản trị nhân sự hiện đại Thuyết Z đưa đến thành công của nhiều công ty nên các công ty này được phân loại là Công ty Z 2.1.2. Nội dụng, ứng dụng và hạn chế thuyết Z  Xuất phát từ những nhận xét về người lao động trên, thuyết Z nội dung như sau: - Duy trì việc ra quyết định và nâng cao trách nhiệm tập thể bằng cách tạo điều kiện cho nhân viên tham gia vào các quyết sách, kịp thời phản ánh tình hình cho cấp trên. Để nhân viên đưa ra những lời để nghị của họ rồi sau đó cấp trên mới quyết định. Thể chế quản lý phải đảm bảo cho cấp trên nắm bắt được tình hình của cấp dưới một cách đầy đủ. - Nhà quản lý cấp trung gian phải thực hiện được những vai trò thống nhất tư tưởng, thống nhất chỉnh lý và hoàn thiện những ý kiến của cấp cơ sở, kịp thời báo cáo tình hình với cấp trên và đưa ra những kiến nghị của mình. - Đảm bảo chế độ làm việc lâu dài để nhân viên yên tâm và tăng thêm tinh thần trách nhiệm, phát huy tính tích cực, khuyến khích họ đưa ra những phương án để nghị của mình cùng doanh nghiệp chia sẻ vinh quang và khó khăn, gắn bó vận mệnh của họ vào vận mệnh của họ vào vận mệnh của doanh nghiệp. - Nhà quản lý phải thường xuyên quan tâm đến tất cả các vấn đề của người lao động, kể cả gia đình họ. Từ đó tạo thành sự hòa hợp, thân ái, không cách biệt giữa cấp trên và cấp dưới. - Làm cho công việc hấp dẫn thu hút nhân viên vào công việc. - Chú ý đào tạo và phát triển nhân viên. - Đánh giá nhân viên phải toàn diện, rõ ràng, cẩn trọng và có biện pháp kiểm soát tế nhị, mềm dẻo, giữ thể diện cho người lao động. 7  Ứng dụng thực tê và hạn chế Được nhiều công ty Nhật ủng hộ và ứng dụng vào thực tế. Đem lại thành công của rất nhiều công ty Nhật và đưa nước Nhật thành cường quốc thế giới, làm nhiều công ty Nhật trở thành hàng đầu thế giới trong lĩnh vực của họ, vượt qua các nước Âu Mỹ. Thuyết Z cũng có những điểm yếu căn bản và nhất là tạo ra sức ỳ lớn trong các công ty Nhật; điều mà từ đó đến nay các công ty Nhật đang ra sức nghiên cứu và thay đổi. Nhưng nó cũng đưa ra phương pháp quản lý hiệu quả dẫn đến sự thành công cho nhiều công ty và trở thành thuyết quản trị nhân lực kinh điển mà đến nay vẫn được áp dụng trong nhiều doanh nghiệp. 2.2. Liên hệ thực tiễn việc áp dụng thuyết Z vào doanh nghiệp Honda 2.2.1. Giới thiệu HONDA a) Tập đoàn Honda Nói đến sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai không thể không để cập đến Tập đoàn Honda. Nói đến những thương hiệu làm rạng danh nước Nhật trên thế giới không thể không không nhắc đến thương hiệu Honda. Honda đã trở thành một phần của nước Nhật. Honda là nhà sản xuất động cơ lớn nhất thế giới với số lượng hơn 14 triệu chiếc mỗi năm. Từ năm 2004 hãng bắt đầu chế tạo động cơ chạy diesel vừa êm vừa không cần bộ lọc nhằm đáp ứng tiêu chuẩn ô nhiễm. Tuy nhiên, có thể nói rằng, nền tảng tạo nên sự hành công của công ty này là từ làm xe máy Công ty Động cơ Honda được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1948. Ông Soichiro Honda đã nhân cơ hội nước Nhật có nhu cầu đi lại nhiều, cho dù nền kinh tế Nhật vốn bị hủy hoại sau Thế chiến thứ hai lúc ấy rất thiếu thốn nhiên liệu và tiền bạc, để thành lập công ty. Công ty đã gắn động cơ vào xe đạp tạo ra một phương tiện đi lại hiệu quả và rẻ tiền. 8 [...]... dụng hoc thuyết Z mà công ty Honda đã có những bước thành công trong lịch sử và cho tới bây giờ Honda vẫn là công ty hàng đầu thế giới nhờ đội ngũ nhân viên chất lượng cao và tuyệt đối trung thành với công ty b) Quá trình đào tạo và phát triển nhân lực của Cty HONDA Việt Nam Công ty đặc biệt chú trọng tới đào tạo phát triển nguồn nhân lực với các khoá học thường xuyên trong công ty và các khoá đào tạo... công ty Honda luôn tuyển được nhân lực chất lượng cao giúp công ty phát triển ngày càng mạnh mẽ Ứng dụng quản trị nhân lực phương tây của công ty Honda vào công tác tuyển dụng : Cũng giống như các công ty khác của Nhật Bản, Honda đã ứng dụng 11 học thuyết Z của tiến sĩ W Ouchi vào quản trị nhân lực nói chung và tuyển dụng nhân lực nói riêng Một đặc trưng của công ty Honda trong tuyển dụng đó là chế độ... hành bố trí và sử dụng nhân lực Sau cùng là các hoạt động kiểm soát nhân lực nhằm đảm bảo sự đúng đắn, khoa học và hiệu quả của các công tác bố trí và sử dụng nhân lực Và tất nhiên công ty Honda cũng sử dụng quy 16 trình bố trí và sử dụng nhân lực này Quy trình này được Honda áp dụng như sau: + Về dự báo nhu cầu nhân lực Honda là công ty đến từ Nhật Bản nên mang phong cách và công thức quản lý nhân sự... với cùng kỳ năm ngoái So với tháng 5/2013, lượng ôtô nhập khẩu trong tháng vừa qua đã tăng lên 37% về lượng và 60% về giá trị Tính gộp 5 tháng đầu năm, số lượng xe về nước tăng 47% và 57% giá trị so với cùng kỳ năm ngoái 2.2.2 Phân tích vận dụng lý luận và thực tiễn trong hoạt động quản trị nhân lực của HONDA a) Tuyển dụng nhân sự a.1 Các nguồn tuyển dụng nhân sự : Công ty Honda có thể tuyển dụng nhân. .. cạnh tranh khác trong và ngoài nước Vì trong những công ty lớn, những người quản lý tin rằng nhiều công nhân sẽ làm việc với công ty trong thời gian lâu dài, nên họ đã giành cho công nhân một khoảng thời gian cho việc học tập và đào tạo Với viêc áp dụng chế độ đó công ty Honda chỉ tuyển những ứng viên có tuổi đời rất trẻ nằm trong khoảng 18- 30 tuổi và có những yêu cầu rất cao đối với trình độ chuyên... năng lực của nhân lực trước khi bố trí và sử dụng Trước khi nhân viên được bố trí vào những vị trí công việc trong công ty nhân viên mới đều phải trải qua các vòng đào tạo và được luân chuyển ở nhiều vị trí công việc khác nhau để tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của từng nhân viên từ đó nhà quản trị có những bố trí công việc phù hợp cho nhân viên mới Đây là hoạt động nhằm khai thác tốt nhất đội ngũ nhân. .. Bản, công việc làm trọn đời” luôn là phương pháp nâng cao năng suất thường được các doanh nghiệp ứng dụng, giúp tạo ra hiệu quả trong công việc Các công nhân viên Nhật Bản, nhất là những nam công nhân viên có tay nghề, thường thích làm một công việc suốt đời Những công nhân viên này ít tình nguyện đổi công ty hơn so với các nhân viên ở các nước khác Những công nhân viên khác gọi là những công nhân. .. đối với họ Với ủy ban đặc biệt này các nhà quản trị có thể biết được nhanh chóng và chính xác, khách quan năng lực của nhân viên trong công ty, thấu hiểu hoàn cảnh sinh sống của từng nhân viên Honda rất chú trọng đến việc chiêu mộ người tài và đời sống tinh thần để họ có thể toàn tâm toàn ý phục vụ cho công ty d) Những chính sách đãi ngộ của Honda - Đãi ngộ phi tài chính Nguyên tắc cơ bản nhất trong. .. ĐẠT ĐƯỢC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 3.1 Những thành quả đạt được trong hoạt động quản trị nhân lực của Honda - Thành công của hoạt động quản trị nhân lực của Honda Có thể nói Honda là một trong những tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy không chỉ ở thị trường Việt Nam mà còn trên toàn Thế giới Ngành công nghiệp ôtô thế giới đã chứng kiến sự phát triển “phi thường” của Honda, một trong những... động làm việc hiệu quả và có chế độ khen thưởng từ những thành tích họ đạt được để từ đó kích thích tinh thần làm việc hăng say - Xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, cạnh tranh nhưng không đối nghịch nhau để cùng phát triển - Có chính sách thưởng phạt minh bạch , công bằng và hợp lý PHẦN KẾT LUẬN Việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong Quản trị nhân lực là một . để phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nên nhóm 4 đã lựa chọn đề tài: Nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn với việc quản trị nhân lực trong Công ty Honda Việt Nam 1 PHẦN NỘI. tài: NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỚI VIỆC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY HONDA VIỆT NAM Hà Nội - 2014 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, cùng với. 1: NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LÀ MỘT NGUYÊN TẮC CĂN BẢN CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN 1.1. Quan điểm của triết học Mác- Lenin về nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn 1.1.1.

Ngày đăng: 13/07/2015, 01:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan