vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực trạng ô nhiểm môi trường hiện nay ở nước ta

10 1.1K 3
vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực trạng ô nhiểm môi trường hiện nay ở nước ta

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH / THÀNH PHỐ: HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂY HỒ TRƯỜNG THCS ĐÔNG THÁI Bài viết dự thi Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học 1 1.Tên tình huống Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ở nước ta * Môn học chính được HS vận dụng trong giải quyết tình huống: GDCD Các môn học Công nghệ, Sinh, Địa lí, Mĩ thuật, Vật lí 2.Mục tiêu giải quyết tình huống - Qua bài học về các môn như Công Nghệ , Sinh, Địa lí, Mĩ thuật, Vật lí, GDCD khi các em học về môi trường sống của con người, thành phần của không khí, điều kiện tài nguyên thiên nhiên của đất nước… liên hệ với thực tế đời sống hiện nay đang dống lên hồi chuông báo động về thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng ở nước ta. Mục tiêu đặt ra cho các em là cần hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả, tìm ra các biện pháp khác phục để cùng nhau hành động vì đó là ngôi nhà chung “Trái Đất”. HỌ VÀ TÊN NHÓM HỌC SINH: 1. Nguyễn Vũ Vân Ngọc 2. Nguyễn Phương Linh Châu 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến giải quyết tình huống - Nghiên cứu môn Địa Lí bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa ( lớp 7 ) 2 - Nghiên cứu môn Mĩ Thuật bài 20: Vẽ tranh Đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường ( lớp 7) - Nghiên cứu môn Công Nghệ chương II: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt ( lớp 7 ) - Nghiên cứu môn sinh học bài 53: Môi trường sống và sự vận động di chuyển ( lớp 7 ) - Nghiên cứu môn Vật lí bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn ( lớp 7 ) - Nghiên cứu môn GDCD bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ( lớp 7 ) 4. Giải pháp giải quyết tình huống - Qua bài học các em hiểu rõ được tầm quan trọng của không khí, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, hậu quả đối với đời sống của con người…, biện pháp khắc phục. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống. Qua bài học môn GDCD 7 : Bài 14 : Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi núi sông, hồ ), hoặc do con người tạo ra ( nhà máy, đường xá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải ) 3 -Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống con người. Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi tường. Mỗi hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên thiên nhiên dù tốt, xấu đều có tác động đến môi trường - Môi trường tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần - Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằn g sinh thái, cải thiện môi trường ;l ngăn chặn , khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra. Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài. Ngày 5 tháng 6 hằng năm được Liên hợp quốc chọn làm ngày “ Môi trường thế giới” Qua bài học môn Mĩ thuật 7 : Bài 20: Đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường * Giữ gìn vệ sinh môi trường là nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả mọi người trong xã hội. Những công việc giữ gìn, bảo vệ để Trái Đất – Ngôi nhà chung cùa toàn nhân loại – “ Xanh – Sạch – Đẹp ” là nội dung đề tài để vẽ tranh với nhiều chủ đề khác nhau như: trồng và chăm sóc, bảo vệ cây 4 xanh ; bảo vệ rừng ; làm sạch nguồn nước, chống ô nhiễm, dọn vệ sinh nhà cửa, làng xóm, đường phố,…… * Tầm quan trọng của không khí: - Không khí bao phủ quanh trái đất, nó là một hàng rào bảo vệ con người tránh được các tia tử ngoại, hồng ngoại của mặt trời chiếu xuống trái đất, bảo vệ sức khỏe cho con người, … - Không khí có oxi giúp con người và động vật thực hiện quá trình hô hấp hàng ngày để thực hiện việc trao đổi chất trong cơ thể. - Không khí còn tác động đến môi trường sống của con người và động thực vật sinh sống trên trái đất - Nếu 1% các khí khác này tăng lên cao hơn nữa thì điều gì sẽ xảy ra đối với bầu không khí của chúng ta hả các bạn? Chắc chắn không khí sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng và gây ra các hậu quả như: * Hậu quả: + Sức khỏe của con người bị ảnh hưởng, nhiều bệnh tật tăng lên… + Gây ra những thảm họa thiên nhiên như : bão, lũ, lụt, sa mạc hóa, động đất, sóng thần, băng 2 cực tan ra, cháy rừng, hạn hán… + Gây hiệu ứng nhà kính( sự nóng dần lên của trái đất), thủng tầng ozon, mưa axit. 5 Ví dụ 1: Năm 2010 ở Nhật Bản đã xảy ra hiện tượng sóng thần cao hơn 10 m đã làm cuốn trôi nhà cửa, con người, các công trình giao thông… gây ra cho đất nước này thiệt hại nặng nề về người và của, nền kinh tế bị kiệt quệ. Ví dụ 2: Mỗi năm hiện tượng cháy rừng xảy ra ngày càng tăng ở rất nhiều nước trên thế giới nguyên nhân là do sự nóng dần lên của trái đất trong đó có Việt Nam. Gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, môi trường sống như khói bụi, ô nhiễm nguồn nước…ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước. Ví dụ 3: Mỗi năm số cơn bão xảy ra nhiều với cường độ mạnh hơn ở mỗi đất nước. Như năm 2013 ở nước Philippin đã xảy ra cơn bão Hana làm hơn 14.000 người chết, phá hủy hoàn toàn nhà cửa các công trình xây dựng, giao thông… gây thiệt hại cho nền kinh tế đất nước. * Nguyên nhân: - Do tăng dân số toàn cầu - Nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất thải ra môi trường các khí thải độc hại 6 - Trong nông nghiệp sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… - Do sự gia tăng của các phương tiện giao thông ô tô, xe máy thải chất khí độc ra môi trường 7 - Ô nhiễm do sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: ví dụ các nhà máy sản xuất hóa chất, sản xuất giấy, luyện kim loại, nhà máy nhiệt điện (sử dụng các nhiên liệu than, dầu …). - Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của con người chưa cao. - Phá hủy rừng… 8 * Biện pháp khắc phục: Bảo vệ không khí trong sạch là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi quốc gia trên hành tinh của chúng ta. + Nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường sống Như không vứt rác thải bừa bãi, sử dụng các đồ tái chế dễ phân hủy với môi trường, không sử dụng túi nilon + ý nghĩa của việc trồng rừng bảo vệ rừng, trồng cây xanh là chống xói mòn, sạc lở đất, lũ, lụt, điều hòa khí hậu… + Xử lý các khí thải của nhà máy, xí nghiệp trước khi thải ra môi trường 9 + Bảo vệ các động vật quý hiếm, cấm săn bắt, kinh doanh + Đảm bảo chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. * Đối với môn địa lí khi học về môi trường sống của con người qua các vùng miền các em đã biết diện tích rừng ngày càng thu hẹp, cây gỗ bị chặt phá… 6. ý nghĩa của việc giải quyết tình huống - Khi các em đã hiểu rõ tầm quan trọng của không khí đối với con người và động thực vật…việc làm cần thiết là kêu gọi cùng nhau hành động vì màu xanh trái đất. + Đem lại sức khỏe cho con người, giảm tải các bệnh tật… + Kiểm soát được môi trường sống + Nâng cao đời sống của con người + Hạn chế được sự phá hủy của thiên nhiên như mưa, bão, lũ… 10 . huống thực tiễn dành cho học sinh trung học 1 1.Tên tình huống Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ở nước ta * Môn học chính được HS vận dụng trong giải quyết tình huống: . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH / THÀNH PHỐ: HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂY HỒ TRƯỜNG THCS ĐÔNG THÁI Bài viết dự thi Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống. Các môn học Công nghệ, Sinh, Địa lí, Mĩ thuật, Vật lí 2.Mục tiêu giải quyết tình huống - Qua bài học về các môn như Công Nghệ , Sinh, Địa lí, Mĩ thuật, Vật lí, GDCD khi các em học về môi trường

Ngày đăng: 12/07/2015, 21:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan