Đặc điểm quặng hóa và các yếu tố cấu trúc khống chế quặng chì kẽm vùng chợ đồn chợ điền

66 1.1K 6
Đặc điểm quặng hóa và các yếu tố cấu trúc khống chế quặng chì kẽm vùng chợ đồn   chợ điền

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ********** Phạm Diệu Linh ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU TRÚC KHỐNG CHẾ QUẶNG CHÌ KẼM VÙNG CHỢ ĐỒN – CHỢ ĐIỀN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Hà Nội – Năm 2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ********** Phạm Diệu Linh ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU TRÚC KHỐNG CHẾ QUẶNG CHÌ KẼM VÙNG CHỢ ĐỒN – CHỢ ĐIỀN Chuyên ngành: Địa chất học Mã số: 60440201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Văn Vượng Hà Nội – Năm 2014 3 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8 1.1 Phạm vi và đặc điểm khu vực nghiên cứu 8 1.2 Đặc điểm địa chất vùng nghiên cứu 10 1.2.1 Lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản 10 1.2.2 Địa tầng 13 1.2.3 Các thành tạo magma 16 1.2.4 Cấu trúc – kiến tạo 17 1.2.5 Khoáng sản 19 1.3 Đối tượng nghiên cứu 21 1.4 Phương pháp nghiên cứu 21 1.5 Một số khái niệm được sử dụng 23 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ KHỐNG CHẾ QUẶNG KHU VỰC CHỢ ĐỒN – CHỢ ĐIỀN 27 2.1 Yếu tố thạch địa tầng 27 2.2 Yếu tố cấu trúc - kiến tạo 30 2.3 Yếu tố magma 33 CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA KHU VỰC CHỢ ĐỒN – CHỢ ĐIỀN . 35 3.1 Đặc điểm phân bố quặng hóa 35 3.2 Đặc điểm thành phần khoáng vật quặng 37 3.3 Đặc điểm thành phần hóa học 53 3.4 Sự phân đới quặng hóa 57 KẾT LUẬN 64 4 DANH MỤC BẢNG Bảng 3-1: Thành phần khoáng vật quặng trong mẫu lõi khoan khu vực Phia Khao 38 Bảng 3-2: Thành phần khoáng vật trong các mẫu khu vực Lũng Váng 39 Bảng 3-3: Thành phần khoáng vật quặng trong các mẫu phân tích khoáng tướng 48 Bảng 3-4: Tương quan các nguyên tố vùng Chợ Đồn – Chợ Điền 57 Bảng 3-5: Thứ tự thành tạo khoáng vật nhóm mỏ Chợ Điền 62 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1-1: Sơ đồ vùng nghiên cứu 8 Hình 1-2: Bản đồ địa chất và khoáng sản khu vực Chờ Đồn và lân cận 14 Hình 2-1: Sơ đồ cấu trúc địa chất khống chế quặng hóa Pb-Zn khu vực nghiên cứu 32 Hình 3-1: Biến thiên hàm lượng (n) các nguyên tố trong quặng Pb-Zn theo độ sâu ở thân quặng số 2 56 Hình 3-2: Biến thiên hàm lượng (n) các nguyên tố trong quặng Pb-Zn theo độ sâu ở thân quặng số 7 56 DANH MỤC ẢNH Ảnh 2-1: Đá vôi hệ tầng Pia Phương chứa quặng (LG381, nicol +) 27 Ảnh 2-2: Đá vôi hạt không đều bị ép và biến đổi nhiệt dịch, Lg2078 bản Na Da, nicol (+) 28 Ảnh 2-3: Đá biến đổi nhiệt dịch thạch anh sericit chứa quặng, Lg2101, Nà Áng – Khuổi Giang, nicol (+) 28 Ảnh 2-4: Đá vôi chứa quặng bị cà nát mạnh Lg2087 Nà Áng Khuổi Giang, nicol (+) 29 Ảnh 2-5: Đá vôi phân lớp mỏng, mỏ Lũng Hoài 29 Ảnh 2-6: Microgranit bị ép phiến, biến đổi nhiệt dịch thạch anh hóa, chlorit hóa, Lg2104, Huổi Giang – Tân Lập, nicol (+) 33 Ảnh 2-7: Granosyenit bị biến đổi nhiệt dịch, LG371, Suối Cok Cướm, nicol (+) 34 5 Ảnh 3-1: Quặng cấu tạo dạng dải – Đèo An 36 Ảnh 3-2: Quặng cấu tạo dạng ổ, mạch trong đá hoa hệ tầng Pia Phương 36 Ảnh 3-3: Sphalerite bị dập vỡ 39 Ảnh 3-4: Sphalerite có quan hệ tiếp xúc với pyrite hạt lớn 39 Ảnh 3-5: Sphalerite gặm mòn thay thế pyrite 40 Ảnh 3-6: Sphalerite đi cùng với pyrite hạt nhỏ tự hình 40 Ảnh 3-7: Sphalerite chứa chalcopyrite, galena và pyrrhotite tha hình, dạng giọt, tách dung dịch trong sphalerite 41 Ảnh 3-8: Galena xuyên lấp trong pyrite dập vỡ 42 Ảnh 3-9: Galena tiếp xúc với sphalerite 42 Ảnh 3-10: Galena hạt nhỏ, tha hình trong mạch calcit 42 Ảnh 3-11: Pyrite thế hệ I tiếp xúc với sphalerite 43 Ảnh 3-12: Pyrite, galena và sphalerite thế hệ III nằm trong ổ calcit 43 Ảnh 3-13: Arsenopyrite dạng tinh thể hình thoi 44 Ảnh 3-14: Chalcopyrite đi cùng với galena, pyrite và sphalerite, Đông Lạc 45 Ảnh 3-15: Stanin xuyên lấp trong pyrite 45 Ảnh 3-16: Stanin mọc ghép với chalcopyrite đi cùng sphalerite 46 Ảnh 3-17: Pyrrhotite đang bị biến đổi thứ sinh 46 Ảnh 3-18: Đồng xám đi cùng với galena 47 Ảnh 3-19: Pyrargyrite nằm trong galena. Nicol (-) 47 Ảnh 3-20: Pyrargyrite nằm trong galena. Nicol (+) 47 Ảnh 3-21: Galena, sphalerite và pyrite tạo thành ổ mạch, Bằng Lũng 49 Ảnh 3-22: Các khoáng vật quặng tạo thành dạng dải định hướng ở Phia Khao 50 Ảnh 3-23: Sphalerite dạng đám ổ nhỏ xâm tán trong nền đá hoa ở Phia Khao 50 Ảnh 3-24: Galena dạng hạt tha hình lấp đầy trong phi quặng và khe hổng của pyrite 51 Ảnh 3-25: Galena gặm mòn thay thế gần như hoàn toàn hạt pyrite, Phia Khao 52 Ảnh 3-26: Pyrite thế hệ I bị rạn nứt dập vỡ 52 6 LỜI MỞ ĐẦU Vùng Chợ Đồn – Chợ Điền thuộc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn, là một trong những vùng quặng chì kẽm nổi tiếng, có chất lượng tốt nhất và trữ lượng lớn nhất nước ta. Vùng quặng đã được tìm kiếm, thăm dò và khai thác ở các mức độ khác nhau. Từ người Trung Quốc đến người Pháp và sau đó là nhà nước tổ chức khai thác với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, Tiệp Khắc. Sau đó, trong quá trình khảo sát đo vẽ và lập bản đồ địa chất ở các tỷ lệ khác nhau cùng với các công trình tìm kiếm khoáng sản chì kẽm, vùng Chợ Đồn – Chợ Điền đã được nghiên cứu khá kỹ. Xuất phát từ những nghiên cứu của đề án đang thi công “Đánh giá triển vọng khoáng sản ẩn sâu (Pb-Zn, Au-Sb) và các khoáng sản khác ở các vùng có triển vọng thuộc đông nam đới Lô Gâm” do TS. Tăng Đình Nam làm chủ nhiệm, vùng Chợ Đồn – Chợ Điền được chọn là một trong những vùng khảo sát và nghiên cứu chi tiết. Trong quá trình tham gia phân tích mẫu, viết chuyên đề cho đề án cùng với việc thu thập tài liệu làm luận văn thạc sĩ, tôi nhận thấy việc giải quyết một số vấn đề về thành phần vật chất, điều kiện thành tạo, nguồn gốc quặng hóa chì kẽm và các yếu tố cấu trúc khống chế quặng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhất định, đồng thời cũng phù hợp với quy mô của một luận văn thạc sĩ khoa học. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Đặc điểm quặng hóa và các yếu tố cấu trúc khống chế quặng chì kẽm vùng Chợ Đồn – Chợ Điền” làm luận văn thạc sỹ của mình. Mục tiêu của luận văn là: - Làm sáng tỏ các đặc điểm về thành phần vật chất, cấu trúc địa chất, về nguồn gốc và điều kiện thành tạo của quặng hóa vùng Chợ Đồn – Chợ Điền - Xác định các yếu tố khống chế quặng hóa, rút ra các quy luật phân bố quặng chì kẽm trong khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở các mục tiêu đặt ra, nhiệm vụ chính của luận văn là: - Nghiên cứu các đặc điểm về thành phần vật chất, các tổ hợp cộng sinh khoáng vật, biến đổi nhiệt dịch đá vây quanh từ đó xác lập các thời kỳ và giai đoạn tạo khoáng 7 - Nghiên cứu đặc điểm phân bố, hình thái, cấu trúc các thân quặng chì kẽm - Nghiên cứu các yếu tố khống chế quặng hóa chì kẽm trong vùng, nguồn gốc và điều kiện thành tạo, quy luật phân bố theo không gian và theo thời gian. Bố cục của luận văn bao gồm: Mở đầu Chương 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Đặc điểm quặng hóa chì kẽm khu vực Chợ Đồn – Chợ Điền Chương 3: Đặc điểm các yếu tố khống chế quặng khu vực Chợ Đồn – Chợ Điền Kết luận Trong quá trình hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của PGS. TS. Nguyễn Văn Vượng, TS. Tăng Đình Nam, TS. Chu Văn Lam, các anh chị phòng phân tích Khoáng - Thạch học, các đồng nghiệp phòng Địa Vật lý, phòng Khoáng sản kim loại (Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản). Ngoài ra tôi còn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi rất lớn từ Lãnh đạo Khoa Địa chất Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Lãnh đạo Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản và các phòng ban chức năng. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ quý báu đó. 8 CHƯƠNG 1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Phạm vi và đặc điểm khu vực nghiên cứu Các vùng nghiên cứu thuộc địa phận huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn, trong khung tọa độ địa lý: 22° 4' 50" - 22° 24' 50" vĩ độ Bắc 105° 15' 00" - 105° 45' 00" kinh độ Đông Hình 1-1: Sơ đồ vùng nghiên cứu Các yếu tố địa hình - địa mạo, giao thông và kinh tế nhân văn như sau: 9 Địa hình thuộc vùng núi thấp, cao trung bình, phân cắt mạnh, độ cao tuyệt đối thay đổi từ 200 đến 1000m. Các núi thấp và đồi sườn thoải có phương đôi khi trùng với phương của các kiến trúc uốn nếp liên quan đến các đá trầm tích lục nguyên, đôi khi nhô lên các đỉnh cao có sườn dốc ứng với các tầng đá cứng như quaczit, đá vôi silic hoặc đá xâm nhập. Các khối đá vôi bị phân cắt mạnh bởi các quá trình xâm thực và karst, được đặc trưng bằng các dạng địa hình nhấp nhô có các thung lũng khô và thung lũng mù với sườn dốc, cây cối um tùm. Trong vùng có các hệ thống sông chính như: sông Gâm và một phần sông Năng. Các thung lũng suối hẹp thường là dạng chữ V có dòng chảy mạnh, nhiều gềnh, đôi khi có các thác nước. Khí hậu có tính chất nhiệt đới, đặc trưng bởi sự khác biệt hai mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình từ 32-35oC, độ ẩm 90-95%, lượng mưa trung bình đến 2000 mm/năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 8-25 o C, ở vùng núi cao 0-20 o C, độ ẩm khoảng 10-65%, nhiều khi sương mù bao phủ kéo dài đến 8-9 giờ sáng. Các vùng nghiên cứu có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 25% dân số còn lại là ngưới Kinh. Ở các huyện lỵ như Chợ Đồn, Chiêm Hóa, dân cư tập trung đông đúc chủ yếu là người Tày, người Kinh. Ở các bản dọc theo các thung lũng có ruộng canh tác là quần cư của người Tày, Nùng có xen người Dao, Hoa và Pà Thẻn. Ở vùng núi cao trên 700m là khu vực sinh sống của người H.Mông Giao thông trong vùng khá thuận lợi, có thể đi từ Bắc Cạn đến Chợ Đồn và Chiêm Hóa theo đường liên tỉnh lộ số 257 và trong vùng đã có nhiều đường liên huyện và liên xã, nhưng về mùa mưa thì rất xấu vì sạt lở đất đá. Dọc theo Sông Gâm có thể đi lại dễ dàng bằng xuồng máy và bè mảng. Nhìn chung kinh tế trong vùng chủ yếu phát triển nông lâm nghiệp và khai khoáng. Nhân dân sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng và nương rẫy, trồng lúa dọc các thung lũng lớn, ngô và rau quả trên nương, ngày nông nhàn đi đãi vàng trên các suối, sông Gâm và thu gom quặng chì-kẽm, sắt, mangan. Hiện tại đang có các Công 10 ty thuộc Tập đoàn TKV và một số công ty khác đang tiến hành khai thác chì-kẽm cũng như khai thác đá làm vật liệu xây dựng. 1.2 Đặc điểm địa chất vùng nghiên cứu 1.2.1 Lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản Khu vực Chợ Đồn – Chợ Điền nằm trong địa phận huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn, nằm trong đới cấu trúc Lô Gâm nên lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản gắn liền với lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản của đới Lô Gâm. Đới Lô Gâm gồm phần lớn diện tích còn lại của đới Sông Lô trừ phần diện tích khối granitoid Sông Chảy (đới Sông Lô do A.E.Dopvjicov xác lập năm 1965 cùng với việc thành lập Bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/500 000), sau này Trần Văn Trị gọi là Đới phức nếp lõm Sông Gâm (Trần Văn Trị và nnk, 1977) và gần đây nhất là Đới Tây Việt Bắc (Trần Văn Trị và nnk, 2009). Vùng nghiên cứu thuộc phần đông nam đới Lô Gâm, gắn liền với nhiều loại hình khoáng sản có giá trị, nhiều mỏ dễ khai thác, vì vậy nghề khai khoáng sản ở đây phát triển từ rất sớm. Đời nhà Lý (1010 – 1225) đã có nghề khai khoáng đồng, vàng, bạc, chì, sắt Đời nhà Lê đã khai thác nhiều mỏ như mỏ chì kẽm bạc Chợ Điền, Ngân Sơn v.v (Theo “Lịch triều Hiến Chương loại Chí”). Những công trình nghiên cứu địa chất liên quan đến vùng Lô Gâm được ghi nhận trước hết qua các công trình tản mạn của các nhà địa chất Pháp được tổng hợp trong công trình của Fromaget “Xứ Đông Pháp, cấu tạo địa chất đá, các mỏ và mối liên quan có thể của chúng với kiến tạo” (1941) kèm theo bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000, lần đầu tiên ông xác lập các cấu trúc Indoxinit ở Đông Dương. Song song với việc nghiên cứu địa chất người Pháp bắt đầu khai thác các mỏ Pb-Zn Chợ Điền .v.v. Tuy nhiên việc nghiên cứu địa chất và khai thác tài nguyên khoáng sản chỉ được ghi nhận khá rõ ràng từ nửa cuối thế kỷ XIX cho đến nay. Về công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất khoáng sản: Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, công tác địa chất được đẩy mạnh. Năm 1955, Sở địa chất được thành lập cùng với việc ra đời hàng loạt các Đoàn, Đội địa chất trên khắp miền [...]... về vàng 2 Chì- kẽm Chì kẽm là khoáng sản phổ biến hơn cả trong vùng nghiên cứu, phần lớn các mỏ và điểm quặng có giá trị công nghiệp tập trung ở vùng Chợ Điền - Chợ Đồn Các tụ khoáng và điểm quặng chì - kẽm thuộc nút quặng Chợ Điền tập trung quanh nếp lồi dạng vòm Chợ Điền Quặng hóa tập trung chủ yếu trong đá carbonat bị đolomit hóa, thạch anh hóa Tại mỗi tụ khoáng có từ một đến hàng chục thân quặng Quặng... quá trình không chế quặng 1.4 Phương pháp nghiên cứu Chì kẽm vùng Chợ Đồn – Chợ Điền đã được nghiên cứu và khai thác trong một thời gian dài, các điểm khai thác hầu hết là lộ thiên và các nghiên cứu hầu hết chỉ mới ở độ sâu nhỏ hơn 150m Việc nghiên cứu đặc điểm quặng hóa và các yếu tố cấu trúc khống chế quặng chì kẽm của vùng là cần thiết để góp phần chỉ ra tiềm năng quặng ẩn sâu trong vùng nghiên cứu... thực tế đó, tác giả đã lựa chọn các phương pháp cụ thể sau đây để nghiên cứu đặc điểm quặng hóa và các yếu tố cấu trúc khống chế chì kẽm vùng Chợ Đồn – Chợ Điền: Phương pháp thu thập, tổng hợp, xử lý và luận giải tài liệu Bước đầu tiên là thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu đã có (các tài liệu về địa chất và khoáng sản, về đặc điểm quặng hóa của diện tích nghiên cứu và khu vực…) nhằm xây dựng một... kiểu quặng được phân chia dựa trên cơ sở thành phần vật chất của mỏ khoáng, điểm quặng 26 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ KHỐNG CHẾ QUẶNG KHU VỰC CHỢ ĐỒN – CHỢ ĐIỀN 2.1 Yếu tố thạch địa tầng Trong quá trình khảo sát thực địa cũng như nghiên cứu trên bản đồ tỷ lệ lớn nhận thấy vùng Chợ Đồn – Chợ Điền quặng hóa chì, kẽm chỉ tập trung vào một số phân vị địa tầng nhất định với thành phần đá khác nhau Quặng hóa. .. Khuổi Giang, Khuỗi Khem, Pu Đồn và cả Đèo An 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là khoáng hóa chì- kẽm và các cấu trúc kiến tạo khống chế sự hình thành và biến đổi quặng hóa chì kẽm Đặc điểm thành phần khoáng vật quặng chì kẽm, tổ hợp cộng sinh khoáng vật của chúng, mối quan hệ của chúng với đá vây quanh cần được làm sáng tỏ Bên cạnh đó các yếu tố cấu trúc kiến tạo cũng được... kẽm tập trung nhiều nhất trong các cấu trúc địa chất Paleozoi vùng Đông Bắc Bộ, đặc biệt là trong cấu trúc Lô Gâm hoặc trên ranh giới giữa cấu trúc Lô Gâm và cấu trúc Phú Ngữ Trong các cấu trúc này, các thành tạo chứa khoáng hóa chì – kẽm là các hệ tầng trầm tích carbonat, lục nguyên carbonat tuổi Paleozoi trung với hàng chục tụ khoáng chì – kẽm có quy mô nhỏ hoặc điểm quặng phân bố trong hai nút quặng. .. bình và chi tiết 12 hóa một số vùng quan trọng” do Thái Quí Lâm chủ biên, đã xác định những thành hệ địa chất, đặc điểm kiến trúc, những yếu tố khống chế quặng hóa, những thành hệ quặng chủ yếu, phân vùng sinh khoáng và dự báo triển vọng khoáng sản vùng Lô Gâm Từ các công trình nghiên cứu đã có nhận thấy rằng vùng Chợ Đồn – Chợ Điền đã được nghiên cứu khá kỹ về địa chất và khoáng sản tuy nhiên các nghiên... Khao, các đá carbonat giàu vật chất hữu cơ và đá hoa thường có thế nằm thoải 5- 150, có chỗ hầu như nằm ngang, hay bị uốn nếp là điều kiện thuận lợi để lắng đọng và tích tụ quặng 2.2.2 Các yếu tố phá hủy kiến tạo khống chế quặng hóa Các đứt gãy, đới dập vỡ đóng vai trò là kênh dẫn dung dịch tạo quặng đồng thời cũng là nơi tích tụ, lấp đầy quặng hóa Vùng Chợ Đồn – Chợ Điền có các hệ thống đứt gãy theo các. .. vùng Chợ Đồn - Chợ Điền đã có các công trình Thăm dò tỉ mỉ mỏ Chợ Điền từ 1956-1963 (Đinh Công Khiêm, 1964), sau đó được tiếp tục cho đến 1975 và 1989 mới kết thúc; Tìm kiếm sơ bộ sắt, chì, kẽm vùng Bắc Chợ Đồn (Nguyễn Quang Mẫn, 1976); Tìm kiếm đánh giá chì kẽm vùng ngoại vi Chợ Điền (Ngô Đức Lộc, 1984); Tìm kiếm tỉ mỉ chì kẽm vùng Chợ Đồn (Nông Văn Bằng, 1984); Tìm kiếm tỉ mỉ chì kẽm vùng Nà Tùm - Quảng... đó các thành tạo xâm nhập granitoid phân dị từ granodiorit đến granit đặc biệt là các pha granit sáng màu, nghèo biotit, granit aplit pha muộn có triển vọng sinh khoáng Pb-Zn Quặng hóa Pb-Zn có quan hệ không gian khá gần gũi với magma, đôi khi quặng hóa còn phát triển trong chúng hoặc ở gần tiếp xúc 34 CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA KHU VỰC CHỢ ĐỒN – CHỢ ĐIỀN 3.1 Đặc điểm phân bố quặng hóa Quặng hóa chì . ĐIỂM CÁC YẾU TỐ KHỐNG CHẾ QUẶNG KHU VỰC CHỢ ĐỒN – CHỢ ĐIỀN 27 2.1 Yếu tố thạch địa tầng 27 2.2 Yếu tố cấu trúc - kiến tạo 30 2.3 Yếu tố magma 33 CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA KHU VỰC CHỢ ĐỒN. đề tài: Đặc điểm quặng hóa và các yếu tố cấu trúc khống chế quặng chì kẽm vùng Chợ Đồn – Chợ Điền làm luận văn thạc sỹ của mình. Mục tiêu của luận văn là: - Làm sáng tỏ các đặc điểm về thành. ra một số các kết quả nghiên cứu về đặc điểm quặng hóa và các yếu tố cấu trúc khống chế quặng chì kẽm vùng Chợ Đồn – Chợ Điền, góp phần vào việc đánh giá tiềm năng quặng ẩn sâu trong vùng nghiên

Ngày đăng: 12/07/2015, 17:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan