Vận dụng tư tưởng HCM về xã hội của dân, do dân và vì dân

11 281 2
Vận dụng tư tưởng HCM về xã hội của dân, do dân và vì dân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Có thể nói, nền dân chủ phải thực hiện qua thiết chế tổ chức và cơ chế vận hành là hệ thống chính trị. Để có một hệ thống chính trị với kết cấu hợp lý và vận hành hiệu quả, hệ thống chính trị phải được thiết kế phù hợp với trạng thái và xu thế vận động khách quan của nền kinh tế, của kết cấu giai cấp - xã hội và tương quan lực lượng ở mỗi giai đoạn nhất định của nó. Ngược lại, hệ thống chính trị sẽ trở thành cơ chế kìm hãm xã hội. Đó là yêu cầu khách quan của sự phát triển dân chủ đòi hỏi cả một thiết chế tổ chức và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị phù hợp ở mỗi giai đoạn phát triển của dân chủ. Thật vậy, trong quá trình xây dựng chế độ dân chủ ở nước ta, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng củng cố, đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị căn cứ vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ở mỗi giai đoạn cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, ngay sau khi thiết lập chế độ dân chủ, Người đã kêu gọi sửa đổi lối làm việc trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, xây dựng bộ máy nhà nước cho phù hợp với điều kiện của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hòa bình lập lại, Người chú trọng vào nhiệm vụ sửa đổi Hiến pháp, củng cố bộ máy nhà nước, xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân nhằm phát huy sức mạnh của tòan dân vào công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà Theo tinh thần nội dung Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng, nước ta tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm nhằm thực hiện mục tiêu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Do vậy, chỉ có thể thực hiện được nhiệm vụ của quá trình cơng nghiệp hóa vã hiện đại hóa đất nước, nhằm tăng trưởng kinh tế thực hiện các mục tiêu xã hội đã đề ra, trước hết phải có môi trường chính trị - xã hội ổn định, phải khắc phục được những nguyên nhân yếu kém gây ra từ hệ thống chính trị. Và trên thực tế, Việt Nam hiện là một trong những nước có môi trường chính trị xã hội ổn định nhất của khu vực tạo nên sự phát triển kinh tế – xã hội tương đối bền vững và thu hút được nhiều dự án đầu tư từ nước ngoài. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên đây, có thể nói, thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đồng thời cũng là thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, xét đến cùng, tùy thuộc ở chỗ Đảng ta giải quyết đúng đắn vấn đề dân chủ và dân chủ hóa, vấn đề đổi mới hệ thống chính trị như thế nào. Cần phải nhấn mạnh rằng, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa là phải tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam mang bản chất của nhà nước của dân, do dân, vì dân, trong sạch, có hiệu lực, loại trừ quan liêu, tham nhũng. Vì vậy, hơn bao giờ hết chúng ta cần quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh công nông với trí thức làm nền tảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Quyền lực của Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước trong việc thực hành các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp: 1. Tiến hành đồng thời các nhiệm vụ cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch có đủ năng lực tham gia quản lý và thực thi pháp luật. 2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch vững mạnh, từng bước hiện đại hóa. Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp. 3. Kiên quyết đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy Nhà nước trên tinh thần NQTW6 (lần 2). 4. Cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước gắn liền với xây dựng chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung, phương thức lnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Trên đây là những vấn đề cơ bản để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay xét về phương diện cải cách và kiện toàn bộ máy hành chính Nhà nước, xây dựng một nền hành chính dân chủ thật sự là yêu cầu tất yếu khách quan của sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Tuy nhiên, trong đó, có những vấn đề thuộc về tổ chức thực hiện. Nhưng xét cho cùng, để phục vụ tốt nhiệm vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, làm trọn chức năng trụ cột của Nhà nước trong hệ thống chính trị cần phải quán triệt và thực hiện đầy đủ tất cả các vấn đề cơ bản đó. Để phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo tinh thần dân chủ và mở rộng dân chủ của Hồ Chí Minh, thì Nhà nước ta phải “Không ngừng hoàn thiện các cơ chế dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Tiếp tục hoàn thiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, cụ thể hóa thực hiện phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trong tất cả các loại hình tổ chức và đơn vị cơ sở thuộc các cấp, các ngành, kể cả các cơ quan đảng, nhà nước, mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Khắc phục mọi biểu hiện vi phạm dân chủ, coi nhẹ dân chủ hoặc dân chủ hình thức. Phát huy dân chủ đồng thời đề cao pháp luật kỷ cương trong toàn xã hội”. Cải cách hành chính là một vấn đề quan trọng, để thực hành và phát huy dân chủ, làm trọn trách nhiệm của cơ quan được nhân dân ủy quyền. Về vấn đề này trong tư tưởng về xây dựng chính quyền và kiện toàn bộ máy nhà nước Hồ Chí Minh cho rằng: “…phải cải tiến công tác trong các cơ quan chính quyền, tẩy sạch bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân. Phải giáo dục nhân dân biết sử dụng quyền lợi của mình v hăng hái làm trịn nghĩa vụ của mình. Phải đàn áp nghiêm ngặt bọn phản động, ngăn ngừa và trừng trị mọi hoạt động phá hoại”. Chính vì vậy, từ Đại hội lần thứ VII, VIII, đến Đại hội lần thứ IX, X của Đảng đều coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Trong đó, nhiệm vụ cải cch bộ máy nhà nước, có thể được tập trung vào 3 vấn đề trọng yếu: Thứ nhất, cải cách thể chế. Từ sau khi có Nghị quyết của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (1-1995) đến nay, tình hình cải cách thủ tục hành chính đã có những chuyển biến về mọi mặt. Tuy nhiên, cải cách thể chế vẫn là nhiệm vụ bức xúc chưa hoàn toàn khắc phục những mặt hạn chế, yếu kém đã tồn tại trước đây, nhất là tệ quan liêu và cửa quyền, lạm dụng quyền lực và gây phiền hà những nhiễu nhân dân. Đó là việc phải thực hiện tốt hơn nữa cải cách cơ bản các thủ tục hành chính cả về thể chế lẫn tổ chức thực hiện; loại bỏ những khâu bất hợp lý, phiền hà; ngăn chặn tệ cửa quyền, tham nhủng và hối lộ. Vấn đề nêu trên, tại thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước đột phát làm thay đổi cơ bản về thể chế hành chính với chính sách một cửa một dấu; nhưng bên cạnh những việc đã làm được, thì cũng xuất hiện những khó khăn và phức tạp mới cần phải khắc phục. Chẳng hạn, như vấn đề “chuyên viên” và vai trò tư vấn và tham mưu của họ trước khi có một quyết định chính thức của cấp có thẩm quyền. Chính vì vậy:“Đổi mới thể chế và thủ tục hành chính tập trung trước hết vào xóa bỏ những quy định mang nặng tính hành chính quan liêu, bao cấp gây phiền hà, sách nhiễu cho doanh nghiệp và nhân dân, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất”. Thứ hai, cải cách bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước là bộ máy thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, trực tiếp giải quyết các vấn đề về kinh tế, chính tri, văn hoá xã hội. Do vậy, phải tiếp tục thực hiện chấn chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy về biên chế, về quy chế hoạt động làm sao cho bộ máy tinh gọn, đảm bảo sự điều hành tập trung, thống nhất, có hiệu lực từ Chính phủ đến chính quyền địa phương, cơ sở, đồng thời phát huy tính tự chủ, năng động của địa phương, cơ sở. Thông qua thực tiễn và những yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ cải cách hành chính, Đại hội IX của Đảng đã đề ra việc thực hiện nhiệm vụ này “trên cơ sở tách chức năng quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh”, “tách cơ quan công quyền với tổ chức sự nghiệp” và “quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của từng cấp” nhằm “khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, gây khó khăn, chậm trể trong công việc và giải quyết việc khiếu kiện của nhân dân…”. Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Trước hết, cần phải bổ sung, hoàn chỉnh Pháp lệnh cán bộ, công chức chú ý vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ công chức.Thực hiện phương thức dân chủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, khắc phục lối làm việc mệnh lệnh hành chính đơn thuần”. Hồ Chí Minh cho rằng trong bộ máy Nhà nước, cán bộ là nhân tố trung tâm và hiệu lực của Nhà nước quy đến cùng là do cán bộ quyết định. Tuy nhên, Người cũng thấy vấn đề đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ là một quá trình lâu dài và khó khắn, nhất là trong thời kỳ đầu, thời kỳ chính quyền nhân dân mới được thành lập. Người nói: “Tuy nhiên, cán bộ không phải là một thứ có sẵn, nhất là trong thời gian đầu của chính quyền nhân dân”, Người chỉ ra: “… chúng ta phải thật thà thừa nhận rằng kinh nghiệm chúng ta còn ít, tài năng chúng ta còn kém, mà công việc thì nhiều: nào quân sự, nào ngoại giao, nào tài chính…trăm đầu nghìn mối, đều những việc mới lạ cho chúng ta”. Nhận rõ tầm quan trọng của vấn đề đội ngũ cán bộ, công chức và sự trăn trở, bức xúc của tình hình thực tế của cách mạng, của chính quyền nhân dân còn non trẻ. Cho nên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, giáo dục phẩm chất đạo đức của người công bộc (đầy tớ công cộng) của dân. Ngay trong điều kiện chiến tranh ác liệt, Người vẫn lần lượt ký các sắc lệnh, đưa ra những quy chế quan trọng về xây dựng đội ngũ công chức Việt Nam, thể hiện một quan niệm đặc sắc về bộ máy Nhà nước hiện đại mà trong điều kiện ngày nay vẫn còn thích hợp. Bên cạnh việc thi tuyển viên chức hành chính, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất xem trọng đội ngũ cán bộ tư pháp, toà án, những người như chính Người chỉ rõ, phụ trách thi hành pháp luật, phải nêu cao cái gương “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” cho nhân dân noi theo. Hơn nữa, các quy định theo Sắc lệnh số 13 ngày 24 tháng 1 năm 1946 cho thấy rõ quan điểm của Người về chuyên môn hoá cán bộ tư pháp: ở toà án đệ nhị cấp có 7 hạng, ở toà án sơ cấp có 5 hạng thẩm phán với các tiêu chuẩn, cách thức tuyển bổ thẩm phán chặt chẽ. Những dẫn chứng này, cũng nói đến mối quan tâm của Người đối với bộ máy công quyền và đội ngũ cán bộ nhà nước mà Người yêu cầu ở họ là đội ngũ viên chức trong sạch, không tham ô, không hối lộ Trong bài Chính phủ là công bộc của dân, Người viết: “Nói tóm lại, bao nhiêu những cái xấu xa, thối nát, bất công, áp bức, của chế độ cũ, của các hội đồng kỳ mục trước sẽ không thể tồn tại trong các Uỷ ban nhân dân bây giờ”. Người chỉ rõ: “Các Uỷ ban nhân dân làng, phủ là hình thức Chính phủ địa phương phải chọn trong những người có công tâm, trung thành, sốt sắng với quyền lợi dân chúng, có năng lực làm việc, được đông đảo dân làng tín nhiệm. Không thể nhờ tiền tài hay một thế lực gì khác mà chui lọt vào các Uỷ ban đó”. Vấn đề cải cách hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ, công viên chức trong sự ngiệp đổi mới hiện nay theo chúng tôi cùng với việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phải kết hợp với việc đình kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức yếu kém, “thanh lọc những kẻ tham nhũng, vô trách nhiệm, chuyển đổi những người không đủ năng lực” làm trong sạch bộ máy nhà nước, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Và quả thực đây là một vấn đề không chỉ có sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước mà còn của toàn bộ xã hội về vấn đề cơ cấu nhân sự trong tổ chức Đảng và chính quyền các cấp trong tình hình hiện nay. Chính vì vậy, để thực hiện tốt công tác cán bộ và công chức, cần tăng cường và tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện vai trị làm chủ, kiểm tra, kiểm sốt đối với cán bộ được mở rộng dân chủ ở cơ sở, đảm bảo cho dân tiếp xúc dễ dàng với các cơ quan công quyền, có điều kiện kiểm tra cán bộ, công chức nhất là những người trực tiếp làm việc với dân”. Mục đích xây dựng một bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh, gồm những người được đào tạo, rèn luyện nghề nghiệp, bảo đảm hiệu quả của công việc là để phục vụ nhân dân, như chính lời Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Các công việc của Chính phủ làm phải nhằm vào mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người. Cho nên, Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm, việc gì có hại cho dân thì phải tránh”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra sự lý giải khá độc đáo có tính chất giải mã nội hàm của phạm trù “thân dân”. Người viết: “Thân dân tức là phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết”. Tư tưởng thân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là hướng về con người ở tất cả các phương diện khác nhau như: hướng về dân tộc, hướng về phục vụ nhân dân, hướng về các giá trị độc lập, tự do, hạnh phúc của đất nước, của nhân dân và của nhân loại. Vấn đề thưởng phạt cũng là một vấn đề mà Hồ Chí Minh rất chú trọng. Theo Người, thưởng phạt phải nghiêm minh, kịp thời là một đòi hỏi cao, công khai. Người thường xuyên chỉ đạo xây dựng bộ máy Nhà nước, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức, nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của họ. Người chỉ rõ: “Trong kỷ luật phải chú ý hai điểm: - Thưởng - Phạt. Từ trước đến nay thưởng phạt chưa làm được đầy đủ, đó là một khuyết điểm to”. Người phê phán nghiêm khắc hiện tượng: Nhiều nơi các đồng chí phạm lỗi, nhưng không bị trừng phạt xứng đáng, các đồng chí bị hạ tầng công tác nơi này, đi nơi khác lại ở nguyên cấp cũ hay chỉ hạ tầng công tác theo hình thức, nhưng vẫn ở cấp bộ cũ làm việc. Quán triệt, kế thừa và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất và năng lực thực tế làm tròn nhiệm vụ là người đầy tớ của nhân dân. Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng vì tồn bộ hoạt động, uy tín của Nhà nước dân chủ - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng. Từ sau đại hội VII, VIII, IX, X của Đảng, và trên thực tế Nhà nước đã cho ban hành các văn bản pháp quy về chế độ công vụ và công chức nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có trình độ chuyên môn cao, vừa giác ngộ về chính trị, và tinh thần trách nhiệm, tận tụy, công tâm khi thi hành công vụ. Tình hình đó ít nhiều, trực tiến hoặc gián tiếp đã tạo ra sự chuyển biến trong đội ngũ cán bộ và công chức của Nhà nước. Tuy nhiên, tình trạng mất dân chủ, hoặc dân chủ hình thức, tham nhũng, quan liêu, gia trưởng ngày càng trầm trọng. Không phải mọi vấn đề về quyền dân chủ của nhân dân đã được giải quyết, tình hình khiếu kiện diễn ra trong thời gian vừa qua ở nông thôn và miền núi cho thấy phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc nâng cao trình độ và phẩm chất của cán bộ và công chức. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên đây, “Nhà nước chăm lo đào tạo, bồi dưỡng chính trị, nghiệp vu, giáo dục đạo đức cho cán bộ chính quyền các cấp. Xây dựng phong cách và phương thức công tác cán bộ, công chức phù hợp với đạo đức cách mạng. Giáo dục cán bộ, công chức xây dựng và thực hành phong cách “trọng dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Cán bộ, công chức phải có thái độ chân thành, tôn trọng dân, hướng dẫn và giúp đỡ nhân dân; không thành kiến, phân biệt đối xử khi làm việc với dân. Thứ tư, là chống quan liêu, tham nhũng. Quan điểm của Hồ Chí Minh cho rằng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu cũng là biểu hiện của dân chủ. Quan điểm đó vẫn rất đúng và cực kỳ cần thiết đối với nước ta trong tình hình hiện nay. Tham nhũng, quan liêu không chỉ cản trở công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay đang “diễn ra nghiêm trọng, gây bất bình trong nhân dân và là nguy cơ trực tiếp đối với sự sống còn của hệ thống chính trị” ở nước ta. Đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu phải giải quyết từ gốc, loại trừ các nguyên nhân gây ra tham nhũng. Phải xử lý nghiêm minh các vụ tham nhũng và phải tiến hành thường xuyên, liên tục và bền bỉ. Chẳng hạn, như những vụ tham nhũng lớn vừa được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt được công luận quan tâm. Chính những vấn đề đó đã trở thành một trong những nội dung cơ bản trong chương trình ngị sự của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X vừa qua. Về vấn đề này theo chúng tôi Đảng và Nhà nước cần tập trung vào một số nội dung sau đây: Tiếp tục kiện toàn bộ máy nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường quản lý nh nước. Bổ sung hoàn thiện các cơ chế chính sách, quy chế, quy định của Đảng và Nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính, quản lý tài sản công. Đây cũng là một trong những vấn đề gây nên những lãng phí, tạo điều kiện cho tham những và lợi dụng chức quyền của những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất. Tiếp tục xóa bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, nhất là ở những khu, những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng sách nhiễu. Chẳng hạn, như vấn đề hộ khẩu hay hộ tịch trong quan hệ hành chính đang được công luận quan tâm? Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đảm bảo tính minh bạch trong sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, tài chính Đảng, đoàn thể, tài chính các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ do nhân dân đóng góp và do nước ngoài tài trợ. Cải tiến chế độ tiền lương, bảo đảm công chức có thể sống bằng thu nhập từ tiền lương. Vì trên thực tế, chế độ tiền lương hiện nay vẫn tồn tại tiền lương danh nghĩa và lương thực tế dưới nhiều hình thức khác nhau. Cùng với xây dựng phải kiên quyết xử lý, xử lý nghiêm, kịp thời các vụ tham nhũng ở mọi nơi, mọi cấp, đối với mọi cương vị. Kiện toàn các cơ quan pháp luật, kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ, nhân viên tham nhũng hoặc trực tiếp bao che, tiếp tay cho bọn tham nhũng, làm cho bộ máy [...]... cường giáo dục chính trị và phẩm chất, đạo đức cho cán bộ, đảng viên Hồ Chí Minh nói: Dân chủ là dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng Cho nên phong trống tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công” Do đó, phải xây dựng cơ chế để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân phát hiện và tích cực tham gia... dục, cổ vũ và tạo lập dư luận mạnh mẽ trong xã hội ngăn ngừa và đấu tranh chống hiện tư ng tiêu cực này Học tập phương pháp Hồ Chí Minh, muốn chống tham nhũng phải dân chủ, khơi dậy và phát động phong trào toàn dân tham gia chống tham nhũng, quan liêu Quán triệt tư tưởng của Người: “quần chúng thật sự có quyền dân chủ và cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải xung phong gương mẫu thì chắc chắn ngăn ngừa được... tâm và kiên quyết chống tham nhũng, trừng trị những kẻ tiếp tay, bao che tham nhũng, đồng thời ngăn ngừa những hành vi lợi dụng chống tham nhũng để bôi xấu, phá rối nội bộ Công tác tuyên truyền, giáo dục có vai trò rất quan trọng trong đấu tranh chống tham nhũng Phát huy vai trị của các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên truyền giáo dục, cổ vũ và tạo lập dư luận mạnh mẽ trong xã hội ngăn ngừa và . mã nội hàm của phạm trù “thân dân . Người viết: “Thân dân tức là phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết”. Tư tưởng thân dân trong tư tư ng Hồ Chí Minh là hướng về con người. hết chúng ta cần quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh công nông với trí thức làm nền tảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực. mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam mang bản chất của nhà nước của dân, do dân, vì dân, trong sạch, có hiệu lực, loại trừ quan liêu, tham nhũng. Vì vậy, hơn bao giờ

Ngày đăng: 12/07/2015, 11:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan