Tổng hợp đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ Văn tỉnh Hưng yên hai năm 2014-2015, 2015 - 2016(có đáp án)

23 10.3K 39
Tổng hợp đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ Văn tỉnh Hưng yên hai năm 2014-2015, 2015 - 2016(có đáp án)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN BIÊN SOẠN ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC: 2015 - 2016 (Đề dành cho tất cả thí sinh) Sau khi nghiên cứu chương trình Ngữ văn THCS, đặc biệt là Ngữ văn 9 và các nguồn đề đề xuất, nhóm làm đề Ngữ văn thống nhất những nội dung sau đây khi biên soạn đề thi. 1) Về nguồn đề Nhóm ra đề xây dựng đề từ nguồn đề đề xuất của Sở. Đề đề xuất là đề dành cho học sinh giỏi, vì vậy nhóm làm đề chỉ lấy những ý tưởng, những tên tác phẩm còn nội dung cụ thể do nhóm soạn thảo. 2) Về hình thức, cấu trúc đề thi. Dạng đề hoàn toàn tự luận. 3) Về mức độ kiến thức. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, nhóm ra đề thống nhất mức độ kiến thức sử dụng trong đề thi là: + Nhận biết: 20 % + Thông hiểu: 35 % + Vận dụng : 35% + Nâng cao: 10 % 4) Số lượng đề: 02 5) Yêu cầu của đề : Đề thi đảm bảo tính chính xác, khoa học, vừa sức và không bị trùng lặp đề thi các năm trước. 6) Ma trận đề thi: a) Ma trận đề thứ nhất: Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Nâng cao Tổng điểm 1. Văn học – Tiếng Việt - Hiểu biết về một đoạn văn trong Làng. - Nhận diện biện pháp tu từ trong đoạn thơ. Câu 1 1 điểm Câu 2 0,5 điểm Câu 1 1 điểm Câu 2 0,5 3 điểm 30% 2. Tập làm văn - Viết đoạn văn. - Nghị luận về đoạn thơ trong tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của Huy Câu 3 1 điểm Câu 3 1 điểm 2 điểm 20% Câu 4: 0,5 điểm Câu 4: 1,0 điểm Câu 4: 2,5 điểm Câu 4: 1 điểm 5 điểm 50% Tổng 2,0 điểm 3,5 điểm 3,5 điểm 1 điểm 10 điểm 100% b) Ma trận đề thứ hai: Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Nâng cao Tổng điểm 1. Văn học – Tiếng Việt - Hiểu biết về một đoạn văn trong Làng. - Nhận diện biện pháp tu từ trong đoạn thơ. Câu 1 1 điểm Câu 2 0,5 điểm Câu 1 1 điểm Câu 2 0,5 3 điểm 30% 2. Tập làm văn - Viết đoạn văn. - Nghị luận về đoạn thơ trong tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Câu 3 1 điểm Câu 3 1 điểm 2 điểm 20% Câu 4: 0,5 điểm Câu 4: 1,0 điểm Câu 4: 2,5 điểm Câu 4: 1 điểm 5 điểm 50% Tổng 2,0 điểm 3,5 điểm 3,5 điểm 1 điểm 10 điểm 100% Hưng Yên, ngày 28 tháng 5 năm 2015 Nhóm biên soạn, ra đề thi môn Ngữ văn Lê Văn Bảy Nguyễn Văn Song SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi: “Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy! (5)” 1) Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2) “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì? 3) Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật? Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây: Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường (Trích Ánh trăng - Nguyễn Duy) Câu 3. (2,0 điểm) Bên cạnh những lợi ích, mạng xã hội Facebook còn có tác hại không nhỏ đối với giới trẻ. Em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch hoặc quy nạp (8 đến 10 câu) về tác hại của mạng xã hội Facebook. Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn vừa viết. Câu 4. (5,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau: …Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long… (Trích Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận - SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 140, NXB Giáo dục, 2006) HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……………………; Số báo danh: ………….; Phòng thi số: ………… Họ tên, chữ ký của giám thị số 1: ………………………………………………………………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: Ngữ văn HƯỚNG DẪN CHẤM (Gồm 03 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG. - Bài làm chỉ được điểm tối đa khi đảm bảo đủ các ý và có kĩ năng làm bài, có khả năng diễn đạt tốt. - Khuyến khích những bài viết sáng tạo và có cách trình bày khoa học, chữ viết sạch đẹp. - Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu, cho điểm lẻ đến 0,25. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ. Câu 1: (2,0 điểm) 1) - Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm Làng. - Tác giả là Kim Lân. 2) - “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật ông Hai. - “Điều nhục nhã” được nói đến là làng Chợ Dầu theo giặc. 3)- Những câu văn là lời trần thuật của tác giả: (1), (3). - Những câu văn là lời độc thoại của nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5). Lưu ý: Nếu xếp các nhóm câu văn không đúng như trên thì không cho điểm. - Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng của ông Hai: băn khoăn, day dứt nhưng vẫn tin tưởng vào lòng trung thành của người dân làng Chợ Dầu với cách mạng. Lưu ý: Có thể thí sinh không xếp đúng nhóm câu văn (theo yêu cầu của ý 1) nhưng trong nhóm vẫn có câu văn là lời độc thoại nội tâm của nhân vật, thí sinh vẫn nói đúng tâm trạng của nhân vật thì vẫn cho điểm như bình thường. 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm Câu 2: (1,0 điểm) Thí sinh cần chỉ ra và nêu được hiệu quả của hai trong các biện pháp tu từ sau: - Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ. Biện pháp nhân hoá khiến vầng trăng sinh động và có hồn như con người. - Biện pháp so sánh: Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường. Biện pháp so sánh nhấn mạnh sự hờ hững, vô tình của nhân vật trữ tình với vầng trăng. - Biện pháp liệt kê: ánh điện, cửa gương. Biện pháp liệt kê tô đậm cuộc sống tiện nghi, hiện đại ở thành phố của nhân vật trữ tình. Lưu ý : Nếu thí sinh chỉ ra (hoặc gọi tên) đúng một biện pháp tu từ thì được 0,25 điểm; nêu đúng được hiệu quả của một biện pháp tu từ được 0,25 điểm. 1,0 điểm Câu 3: (2,0 điểm) a) Về hình thức: - Viết đúng đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp. - Viết đủ số câu theo yêu cầu. - Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. - Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn. (0,25 điểm) b) Về nội dung: Thí sinh chỉ ra được những tác hại của mạng Facebook với giới trẻ hiện nay. Đoạn văn có thể triển khai theo một hoặc một số hướng sau: - Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến việc học tập. - Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi ứng xử, ngôn ngữ, văn hoá. - Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến lối sống, lí tưởng. - Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm hoạ. Lưu ý: Nếu thí sinh có những ý khác nhưng hợp lí thì giám khảo vẫn linh hoạt cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo. 1,0 điểm 1,0 điểm Câu 4: (5,0 điểm) 1. Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ. - Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, chữ viết cẩn thận. 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ. * Cảm nhận được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ: Về nội dung - Cảm nhận được vẻ đẹp của con người lao động trước thiên nhiên: + Con người lãng mạn, bay bổng và hài hoà với thiên nhiên kì vĩ: lái gió với buồm trăng, lướt giữa mây cao với biển bằng. + Con người mang tư thế khoẻ khoắn, kiêu hãnh, mang tầm vóc lớn lao của người chinh phục và làm chủ thiên nhiên: đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. - Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên: + Thiên nhiên kì vĩ, lớn lao, có sự giao hòa giữa trời cao và biển rộng: gió, trăng, mây cao, biển bằng, đêm thở, sao lùa. + Biển hiện lên lung linh với những sắc màu huyền ảo của đêm trăng: vẻ rực rỡ, lấp lánh của trăng, sao, màu đen, hồng của cá song tạo nên một bức tranh sống động. + Biển đẹp, giàu với rất nhiều loài cá. Biển là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.  Qua việc khắc hoạ vẻ đẹp của con người và thiên nhiên, Huy Cận bày tỏ tình yêu, niềm tự hào với con người, với đất nước Việt Nam và niềm vui trước cuộc đời mới. Về nghệ thuật - Phân tích được những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ: + Hình ảnh thơ kì vĩ, sống động, giàu sắc màu. + Biện pháp nghệ thuật linh hoạt, hiệu quả: nhân hoá, ẩn dụ, liệt kê, phóng đại. + Bút pháp vừa tả thực, vừa lãng mạn bay bổng. 3. Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, có sự sáng tạo, diễn đạt tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 4: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt. - Điểm 3: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ. - Điểm 1-2: Năng lực cảm nhận, phân tích còn yếu, trình bày sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Hết CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. BIÊN BẢN THỐNG NHẤT CHUNG MA TRẬN ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC: 2015 - 2016 (Đề dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Văn) Sau khi nghiên cứu chương trình Ngữ văn THCS, đặc biệt là Ngữ văn 9 và các nguồn đề đề xuất HSG, nhóm làm đề Ngữ văn thống nhất những nội dung sau đây trong đề thi. 1. Về cấu trúc đề thi. - Dạng đề hoàn toàn tự luận. 2. Về mức độ kiến thức. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, nhóm ra đề thống nhất mức độ kiến thức sử dụng trong đề thi là: + Thông hiểu: 20 % + Vận dụng : 30 % + Nâng cao: 50 % 3. Số lượng đề: 02 đề 4. Yêu cầu của đề: Đề thi đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với việc tuyển chọn học sinh có năng khiếu bộ môn. Đề thi không bị trùng lặp đề các năm trước. 5. Ma trận đề thi. a) Ma trận thứ nhất. Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Nâng cao Tổng điểm 1. Đọc hiểu văn bản: Nghị luận xã hội. Câu 1: 1 điểm Câu 1 1 điểm Câu 1 2 điểm 2 điểm TL : 20% 2. Tập Làm văn. - Nghị luận văn học: Nghị luận một vấn đề trong các tác phẩm văn học. Câu 2 1 điểm Câu 2: 2 điểm Câu 2 3 điểm 5 điểm TL : 50% Tổng 2 điểm 3 điểm 5 điểm 10 điểm TL : 100% b) Ma trận thứ hai Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Nâng cao Tổng điểm 1. Đọc hiểu văn bản: Nghị luận xã hội. Câu 1: 1 điểm Câu 1 1 điểm Câu 1 2 điểm 2 điểm TL : 20% 2. Tập làm văn. - Nghị luận văn học: Nghị luận một vấn đề trong các tác phẩm văn học. Câu 2 1 điểm Câu 2: 2 điểm Câu 2 3 điểm 5 điểm TL : 50% Tổng 2 điểm 3 điểm 5 điểm 10 điểm TL : 100% Hưng Yên, ngày 05 tháng 6 năm 2015 Nhóm biên soạn, ra đề thi môn Ngữ văn Tiết Tuấn Anh Nguyễn Văn Song Lê Văn Bảy SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: Ngữ văn (Dành cho thí sinh dự thi vào lớp chuyên Văn) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4,0 điểm) Hãy chia sẻ suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện dưới đây: LẠNH Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần. Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy một khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng. Người thứ hai lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về. Người thứ ba trầm ngâm trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm: “Tại sao mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị và giàu có kia?”. Người đàn ông giàu có lui lại một chút, nhẩm tính: “Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?”. Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù: "Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!”. Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ: “Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước”. Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những khúc củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau, khi những người cứu hộ tới nơi, cả sáu đều đã chết cóng. (Theo www.sgd.edu.vn/hat-giong-tam-hon/) Câu 2: (6,0 điểm) Cảm nhận của em về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam qua các tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Sang thu (Hữu Thỉnh). HẾT Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN Năm học 2015 – 2016 MÔN THI: NGỮ VĂN (Đề dành cho thí sinh dự thi vào lớp chuyên Văn) HƯỚNG DẪN CHẤM (Gồm 03 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG. - Bài làm chỉ được điểm tối đa khi đảm bảo đủ các ý và có kĩ năng làm bài, có khả năng diễn đạt tốt. - Khuyến khích những bài viết sáng tạo và có cách trình bày khoa học, chữ viết sạch đẹp. - Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu, cho điểm lẻ đến 0,25. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ. Câu 1: (4,0 điểm) I. Yêu cầu: 1. Về kĩ năng: - Học sinh làm tốt kiểu bài nghị luận xã hội với các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận… - Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả. 2. Về kiến thức: * Từ câu chuyện Lạnh, thí sinh rút ra những vấn đề cần nghị luận: - Con người sống ích kỉ, không chia sẻ với người khác, tâm hồn sẽ trở nên giá lạnh, tàn nhẫn. - Sự giá lạnh của tâm hồn có sức huỷ hoại ghê gớm đối với người khác và với chính bản thân mình. * Bình luận về những vấn đề đã rút ra: Câu chuyện ẩn chứa thông điệp sâu sắc, đúng đắn: - Con người không muốn chia sẻ với người khác có nhiều lí do: Sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo, đẳng cấp xã hội, tính toán hơn thiệt nhưng tất cả đều bắt nguồn từ lối sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình. - Sự ích kỉ khiến tâm hồn con người mất đi niềm đồng cảm khiến họ không thể chia sẻ, hi sinh, giúp đỡ người khác. Chính vì thế, con người sống gần nhau mà vẫn cô độc, giá lạnh, tàn nhẫn. - Sự ích kỉ dẫn đến những hậu quả khôn lường với người khác và với chính mình vì quay lưng với người khác là đánh mất đi cơ hội nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ của chính mình trong những hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. * Thí sinh lấy dẫn chứng từ câu chuyện và trong cuộc sống để làm sáng tỏ vấn đề đang bàn luận. * Bàn bạc mở rộng: Trong cuộc sống, có nhiều tấm lòng biết chia sẻ, yêu thương nhưng cũng có không ít kẻ sống ích kỉ, vô cảm, tàn nhẫn cần bị phê phán. * Rút ra bài học: Đừng sống lạnh lùng, ích kỉ; bỏ qua những khác biệt, mở rộng tấm lòng yêu thương, chia sẻ để cuộc sống con người trở nên gần gũi, ấm áp. II. Cách cho điểm - Điểm 4: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc [...]... tích sơ sài; mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề Hết SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn thi: Ngữ văn Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Dành cho thí sinh dự thi vào lớp chuyên Văn) (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1: (2,0 điểm) Có bạn học sinh chép hai câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du như... giám thị: Số báo danh: Phòng thi số: … SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN Năm học 2013 – 2014 MÔN THI: NGỮ VĂN (Đề dành cho thí sinh dự thi vào lớp chuyên Văn) HƯỚNG DẪN CHẤM (Gồm 03 trang) A HƯỚNG DẪN CHUNG - Bài làm chỉ được điểm tối đa khi đảm bảo đủ các ý và có kĩ năng làm bài, có khả năng diễn đạt tốt - Khuyến khích những bài viết sáng... về chính tả, diễn đạt - Điểm 3: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên; diễn đạt tương đối tốt; có thể còn mắc một số lỗi nhỏ về dùng từ, chính tả, ngữ pháp - Điểm 1- 2: Năng lực cảm thụ còn hạn chế; phân tích sơ sài; mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề Hết SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài:... tích còn yếu, trình bày sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề Hết SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn thi: Ngữ văn (Dành cho tất cả thí sinh) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3,0 điểm) “Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.”... thí sinh có hướng triển khai khác nhưng phù hợp thì vẫn đạt điểm tối đa * Hình thức: Thí sinh diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 ®iÓm 0,5 ®iÓm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 2: (2,0 điểm) a) Về hình thức: 1,0 điểm - Viết đúng đoạn văn diễn dịch theo câu chủ đề đã cho - Viết đủ số câu theo yêu cầu - Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ. .. thức: - Viết đúng đoạn văn diễn dịch theo câu chủ đề đã cho - Viết đủ số câu theo yêu cầu - Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp - Đoạn văn có sử dụng phép thế, gạch chân từ ngữ có tác dụng thay thế (0,25 điểm) b) Về nội dung: Thí sinh trình bày được biểu hiện lòng yêu nước của người dân Việt Nam trước sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép tại Biển Đông Thí sinh. .. năng: - Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả 2 Về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về truyện ngắn Chiếc lược ngà, thí sinh có thể phân tích, diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Giới thi u về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần... thực, sinh động và rõ nét 3 Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, có sự sáng tạo, diễn đạt tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về diễn đạt - Điểm 4: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt - Điểm 3: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ - Điểm 1-2 :... Trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ (SGK Ngữ văn 9 - tập hai) , Nguyễn Đình Thi viết: “Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người” Qua hai tác phẩm Sang thu của Hữu Thỉnh và Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên HẾT Thí sinh không sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên thí sinh: …………………… Chữ kí...lỗi ngữ pháp, chính tả - Điểm 3: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, có thể mắc một vài lỗi về diễn đạt, chính tả - Điểm 2: Đáp ứng khoảng một nửa số ý trên, bố cục rõ ràng, có thể mắc một vài lỗi về diễn đạt, chính tả - Điểm 1: Bài viết còn sơ sài, diễn đạt chưa tốt - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề *Lưu ý: Thí sinh có thể có những suy nghĩ, kiến giải khác với đáp án; nếu hợp lí, . 6 năm 2015 Nhóm biên soạn, ra đề thi môn Ngữ văn Tiết Tuấn Anh Nguyễn Văn Song Lê Văn Bảy SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2015. NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN BIÊN SOẠN ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC: 2015 - 2016 (Đề dành cho tất cả thí sinh) Sau khi nghiên cứu chương trình Ngữ văn THCS,. diễn đạt. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Hết SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 01 trang) KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn thi: Ngữ văn Thời

Ngày đăng: 11/07/2015, 08:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan