Phân tích khách thể và đối tượng tác động của tội phạm

10 17.3K 105
Phân tích khách thể và đối tượng tác động của tội phạm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự,

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN. Xã hội càng phát triển thì hoạt động của tội phạm càng tinh vi xảo quyệt, việc xác định tội phạmthế cũng phức tạp hơn. Các nhà làm luật, các nhà áp dụng pháp luật phải dựa vào nhiều căn cứ dể xác định, phân loại tội phạm. Tội phạm được phân loại ra sao? Xác định thế nào? Bài làm sau đây về đề số 1 sẽ trả lời các câu hỏi vừa nêu. NO2-TL1 NHÓM 3 1 BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2 II. NỘI DUNG. 1. Căn cứ vào khoản 3 điều 8 BLHS hãy xác định trường hợp phạm tội của A thuộc loại tội phạm nào?  Theo nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của BHS năm 1999 của Hội Đồng Thẩm Phán Tòa Án Nhân Dân tối cao số 01/2006/NQ - HĐTP mục 5 có viết: “ về tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48 một số điều luật trong phần các tội phạm của BLHS. Chỉ áp dụng tình tiết “ phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: a. Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích; b. Người phạm tội đều lấy các phạm tội làm nghề sinh sống lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính”.” Trong vụ án trên ta thấy: - Hai chị em A B đã 7 lần mua được 7 chiếc xe máy bằng vàng giả. Điều này thỏa mãn điều kiện a của nghị quyết. - A là người không có nghề nghiệp,điều này thỏa mãn điều kiện b của nghị quyết. Vậy, hành vi của A mang tính chuyên nghiệp.  Tính tổ chức: A đã tổ chức thực hiện tội phạm qua những công đoạn: + Tìm kiếm những người đăng quảng cáo bán xa trên mạng. NO2-TL1 NHÓM 3 2 BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2 + Thỏa thuận mua bán + Đánh tráo vàng thật thành vàng giả trong khi trả tiền cho bên bán. A đã dùng thủ đoạn xảo quyệt trong hành vi: lợi dụng bên bán mất cảnh giác để đánh tráo vàng thật thành vàng giả với tổng tài sản chiếm đoạt được là 121.000.000 đồng. Từ sự phân tích trên căn cứ vào các mục a, b, đ, e khoản 2 Điều 139 BLHS ta xác định được hành vi của A đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo khoản 2 Điều 139 BLHS quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm tù: a. Có tổ chức b. Có tính chuyên nghiệp c. Tái phạm nguy hiểm d. Lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan tổ chức đ. Dùng thủ đoạn xảo quyệt e. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng g. Gây hậu quả nghiêm trọng 2. Phân tích khách thể đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp này. a) Khách thể. NO2-TL1 NHÓM 3 3 BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2 Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm hại. Theo luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi là khách thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được xác định trong Điều 8 – BLHS. Hành vi bị coi là tội phạm, theo luật hình sự Việt Nam, là hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho một trong những quan hệ xã hội đã được xác định đó. Các loại khách thể của tội phạm: khách thể chung, khách thể loại khách thể trực tiếp. - Khách thể chung Theo luật hình sự Việt Nam, khách thể chung của tội phạm là những quan hệ xã hội đã được xác định trong điều 1 điều 8 BLHS. Đó là độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc; chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tự do tài sản… Trong tình huống mà đề bài đưa ra, khách thể chung của tội phạm là quan hệ tài sản. Cụ thể: hai chị em A B đã dùng vàng giả để mua xe máy cũ cuả những người đăng quảng cáo trên báo hàng ngày. Như vậy, hành vi chiếm đoạt tài sản của hai chị em A B đã xâm hại tới khách thể chung mà luật hình sự bảo vệ. Bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều xâm hại đến khách thể chung, cũng đều xâm hại đến một trong những quan hệ xã hội đã được xác định tại điều 8 BLHS. Bằng thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản ta nhận thấy A B đã xâm hại tới khách thể là quan hệ sở hữu. - Khách thể loại NO2-TL1 NHÓM 3 4 BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2 Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hai chị em A B được quy định tại khoản 2 Điều 139 BLHS chương XIV: các tội xâm phạm sở hữu. Theo định nghĩa: khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ cùng tính chất được nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của các nhóm tội phạm. Như vậy với tội chiếm đoạt tài sản thì hành vi của A B được xếp cùng nhóm xâm phạm sở hữu. - Khách thể trực tiếp Khách thể trực tiếp của tội phạm trước hết phải là những quan hệ xã hội bị tội phạm cụ thể trực tiếp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Chính qua sự gay thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại này mà tội phạm xâm hại đến khách thể loại khách thể chung. Trong tình huống này, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại cho chủ sở hữu. Như vậy khách thể trực tiếp của loại hành vi phạm tội này là quan hệ sở hữu. Bởi bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thể hiện đầy đủ qua sự xâm hại quan hệ sở hữu. b) Đối tượng tác động: Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Các bộ phận của khách thểthể bị tác động là: - Chủ thể của các quan hệ xã hội: trong tình huống này, chủ thể của các quan hệ xã hội chính là những người sở hữu tài sản- chiếc xe máy- mà hai chị em A, B đã lừa hòng chiếm đoạt. NO2-TL1 NHÓM 3 5 BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2 - Nội dung của các quan hệ xã hội: là hoạt động của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội. mà trong trường hợp này chính là hoạt động “mua” xe máy cũ cuả A, B với những người muốn bán. - Đối tượng của các quan hệ xã hội: là các sự vật khác nhau của thế giới bên ngoài cũng như các lợi ích mà qua đó các quan hệ xã hội phát sinh tồn tại. 3. Trong vụ án trên, A thuộc trường hợp tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Tái phạm tái phạm nguy hiểm được quy định trong Điều 49 Bộ luật hnh sự Việt Nam năm 1999: “1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. 2. Những trường sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm: a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nguy hiểm do cố ý. b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý” Theo đó, hành vi phạm tội của một người thuộc vào trường hợp tái phạm khi có đầy đủ các điều kiện sau: - Người phạm tội đã có một bản án kết tội của tòa án. - Việc kết án của tòa án đã phát sinh án tích, người bị kết án chưa được xóa án tích. - Tội phạm mới do người này thực hiện phải là bất kì tội nào do cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng (túc là tội mức cao nhất của khung hình phạt là trên 7 năm NO2-TL1 NHÓM 3 6 BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2 đến 15 năm tù) hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng (tức tội mà mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù) do vô ý. Hành vi phạm tội của một người sẽ là tái phạm nguy hiểm trong các trường hợp sau: - Một là, đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng (tức tôi mà mức cao nhất của khung hình phạt là từ trên 7 năm đến 15 năm tù) do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tôi rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng (tức tội mà mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù trung thân hoặc tử hình) do cố ý. - Thứ hai, đã bị kết án về tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tôi rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tôi đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. - Thứ ba, đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý. Trong tình huống thực tế này ta thấy: A đã có một tiền án về tội trộm cắp tài sản, tức A đã nhận một bản án của tòa về tội trộm cắp tài sản chưa được xóa án tích. Trong lần phạm tội này, A có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng tài sản chiếm đoạt có giá trị 121.000.000 đồng. Hành vi phạm tội của A được quy định tại khoản 2 điều 139 BLHS bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm tù . Căn cứ vào khoản 3 điều 8 BLHS thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của A thuộc loại tội phạm nghiêm trọng. Từ phân tích trên ta thấy, hành vi phạm tội của A tthỏa mãn các điều kiện của trường hợp tái phạm. Vì vậy A phạm tội thuộc trường hợp tái phạm. 4. Vụ án trên có phải là đồng phạm không? tại sao? NO2-TL1 NHÓM 3 7 BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2 Theo điều 20 BLHS: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Một trường hợp là đồng phạm phải thoả mãn những điều kiện sau:  Về mặt khách quan: • Đồng phạm đòi hỏi phải có ít nhất hai người hai người này cùng phải có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm ( đó là điều iện có năng lực TNHS đạt độ tuổi TNHS). • Cùng thực hiện hành vi phạm tội có nghĩa là người đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với một trong bốn hành vi sau: - Hành vi thực hiện tội phạm. Người thực hiện hành vi này gọi là người thực hành; - Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm. Người có hành vi ày gọi là tổ chức; - Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm. Người có hành vi này gọi là người xúi giục; - Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm. Người có hành vi này được gọi là giúp sức.  Về mặt chủ quan: Đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm đều có lỗi cố ý. Ngoài ra, đối vơí những tội có dấu hiệu mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, đồng phạm đòi hỏi những thực hiện phải cócùng mục đích phạm tội đó. • Về dấu hiệu lỗi: NO2-TL1 NHÓM 3 8 BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2 Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mỗi con người đồng phạm không chỉ cố ý với hành vi của mình mà còn biết mong muốn sự cố ý tham gia của những đồng phạm khác. Lỗi cố ý của đồng phạm được thể hiện trên hai mặt ý chí lí trí như sau: - Về lí trí: mỗi người đều biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình. Mỗi người đồng phạm còn thấy được trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện. - Về ý chí: Những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung cũng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh. • Về dấu hiệu mục đích: Đồng phạm đòi hỏi dấu hiệu cùng mục đích trong trường hợp đồng phạm những tội có mục đích là dấu hiệu bắt buộc. Như vậy, trong tình huống mà bài nêu ra: xét theo dấu hiệu về mặt khách quan thì trong tình huống trên ở dấu hiệu thứ nhất đã thỏa mãn điều kiện có ít nhất hai người phạm tội. Tuy nhiên B lại chưa đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm vì B chưa đạt độ tuổi chịu TNHS (B chỉ mới 15 tuổi). Về mặt dấu hiệu thứ hai, hành vi của B được xem là hành vi giúp sức cho người khác (B đã giúp A dùng thủ đoạn để đánh tráo vàng thật thành vàng giả khi mua bán). Về dấu hiệu về mặt chủ quan, dấu hiệu lỗi ở tình huống này, về lí trí, khi thực hiện hành vi tráo đổi vàng thật sang vàng giả để mua xe máy của A B sẽ gây hậu quả cho người bán những chiếc xe đó. Về mặt ý chí, A B vẫn biết hậu quả sẽ xảy ra nhưng hai chị em này vẫn có ý thức để mặc hậu quả xảy ra. Về dấu hiệu mục đích trong trường hợp này hai chị em A B đều có cùng mục đích là lừa đảo kiếm tiền. NO2-TL1 NHÓM 3 9 BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2 Vậy vụ án trên không phải là đồng phạm do dù đã thỏa mãn nhiều điều kiện của đồng phạm, nhưng B chưa đạt độ tuổi chịu TNHS (theo điều 12 BLHS). III. KẾT LUẬN NO2-TL1 NHÓM 3 10 . quan hệ sở hữu. b) Đối tượng tác động: Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt. khách thể của tội phạm: khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp. - Khách thể chung Theo luật hình sự Việt Nam, khách thể chung của tội phạm

Ngày đăng: 11/04/2013, 15:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan