Những vấn đề pháp lý về sáng lập viên công ty cổ phần

83 559 3
Những vấn đề pháp lý về sáng lập viên công ty cổ phần

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THANH CẨM THƯƠNG NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ SÁNG LẬP VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ HUY CƯƠNG Hà Nội – 2011 MỤC LỤC Trang 1.1. 1.1.1 1.1.2 1.1.3 1.2. 2.1. 2.2. 2.2.1. 2.2.2. 2.2.3. 3.1. 3.2. Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU Chương 1 - KHÁI NIỆM SÁNG LẬP VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN Khái niệm và những đặc trưng của sáng lập viên công ty cổ phần trong Common Law Khái niệm sáng lập viên công ty cổ phần Một số đặc trưng của sáng lập viên công ty cổ phần Phân biệt với khái niệm cổ đông sáng lập trong các đạo luật về công ty Liên hệ với khái niệm cổ đông sáng lập trong Luật Doanh nghiệp Việt Nam Chương 2 - CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA SÁNG LẬP VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN Quyền của sáng lập viên công ty với công ty cổ phần sau thành lập Nghĩa vụ của sáng lập viên công ty cổ phần Nghĩa vụ uỷ thác Nghĩa vụ công khai thông tin Nghĩa vụ đối với các hợp đồng tiền công ty Chương 3 - TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM NGHĨA VỤ CỦA SÁNG LẬP VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ với công ty cổ phần Trách nhiệm của sáng lập viên đối với những người đăng ký 1 2 4 7 7 7 18 26 30 36 36 40 40 46 54 67 67 70 3.2.1. 3.2.2. 3.3. mua cổ phần của công ty Trách nhiệm dân sự Trách nhiệm hình sự Liên hệ với pháp luật Việt Nam KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 74 78 81 84 4 MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài Đối với các công ty, cần có quá trình chuẩn bị ban đầu để tiến tới cho ra đời một công ty trên thực tế, tuỳ thuộc loại hình công ty được lựa chọn mà quá trình này có thể đơn giản hoặc phức tạp. Với các công ty trách nhiệm hữu hạn (LC), công ty cổ phần (corporation) hoặc hiệp hội kinh doanh (syndicate) - thường được gọi chung là công ty cổ phần (corporation), công ty có vốn được chia thành nhiều phần bằng nhau, có yêu cầu pháp lý khi thành lập cao, quá trình thành lập các công ty này thường phức tạp hơn, và do đó cần tới vai trò của một hoặc một số người đảm nhiệm những công việc và nghĩa vụ pháp lý để tạo lập nên công ty. Vào cuối thế kỷ 19, các án lệ liên quan đến mối quan hệ của những người này với các công ty cổ phần rất phổ biến tại các quốc gia Common Law, nơi đang ở giai đoạn phát triển cực thịnh của ngành công nghiệp đường sắt và có sự phát triển mạnh mẽ hoạt động giao thương dọc theo các tuyến đường tàu hoả. Thực tế này đã đặt ra cho các luật gia của Common Law yêu cầu nghiên cứu bản chất mối quan hệ giữa những người tham gia sáng lập nên các công ty với công ty và các chủ thể khác. Bởi hành vi của họ gắn liền với quá trình xúc tiến thành lập công ty cổ phần (promotion) nên những người này được gọi là các “promoter” - người xúc tiến việc hình thành nên công ty, hay sáng lập viên của công ty. Đây là người ký kết, thực hiện các thoả thuận phục vụ cho việc thành lập công ty, đặc biệt với công ty cổ phần, thực hiện việc kêu gọi vốn và tập hợp cổ đông để công ty được thành lập, quá trình này gắn liền với các thoả thuận mà các promoter có thể thiết lập, thực hiện cho công ty trước khi công ty được thành lập. Tuy các vụ kiện liên quan đến sáng lập viên công ty cổ phần không còn phổ biến như hồi thế kỷ 19 do sự phát triển của hệ thống pháp luật về công ty và luật hợp đồng nói chung đã làm giới hạn nhiều quyền năng của sáng lập viên công ty cổ phần, nhưng đến ngày nay, mối quan hệ giữa sáng lập viên với công ty cổ phần vẫn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng cho các toà án trong việc xét xử các hợp đồng tiền công ty và để giải thích cho mối quan hệ giữa công ty cổ phần và các chủ thể có liên quan khác. 2. Mục đích nghiên cứu Công ty cổ phần là một thành phần kinh tế quan trọng trong kinh tế thị trường, đây cũng là hình thức tổ chức kinh doanh được pháp luật đặc biệt quan tâm do tính chất, quy mô và những mối liên hệ phức tạp của nó. Trong giới hạn của luận văn này, người viết muốn tìm hiểu và đưa ra những học thuyết cơ bản của hệ thống pháp luật Common Law về sáng lập viên công ty cổ phần, một thành tố quan trọng trong quá trình hình thành nên công ty cổ phần, để hiểu rõ hơn bản chất các mối quan hệ pháp lý bên trong và bên ngoài của loại hình công ty này. Qua đó góp phần làm rõ hơn những hạn chế của quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về công ty cổ phần. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Sáng lập viên công ty cổ phần, chủ thể đem lại hơi thở cho một công ty cổ phần trên thị trường và tạo lập nên những mối quan hệ cho công ty đó trước và sau khi được thành lập. Phạm vi nghiên cứu: Khái niệm sáng lập viên công ty cổ phần được hình thành đầu tiên và phát triển rộng rãi trong hệ thống pháp luật Common Law nên người viết tập trung nghiên cứu những học thuyết của Common Law về chủ thể này. Bên cạnh đó phân tích những quy định pháp luật hiện có của Luật công ty Việt Nam về sáng lập viên công ty cổ phần. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sau khi đưa ra các quan điểm, học thuyết pháp lý của Common Law về sáng lập viên công ty cổ phần, người viết phân tích các quy định hiện hành của pháp luật công ty Việt Nam về vấn đề này để tìm ra điểm khác biệt và hạn chế cần hoàn thiện của pháp luật Việt Nam. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Qua quá trình phân tích các học thuyết pháp lý của Common Law và so sánh với quy định pháp luật Việt Nam, người viết tổng kết đưa ra những nội dung cơ bản về sáng lập viên mà pháp luật Việt Nam cần nghiên cứu hoàn thiện. 5. Nội dung của luận văn Căn cứ theo mục đích nghiên cứu, cơ cấu của luận văn gồm 3 phần: - Chương 1: Khái niệm Sáng lập viên công ty cổ phần - Chương 2: Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của Sáng lập viên công ty cổ phần - Chương 3: Trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ của Sáng lập viên công ty cổ phần Trong phạm vi luận văn và trình độ còn hạn hẹp, luận văn không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô. Xin chân thành cảm ơn. Chương 1 - KHÁI NIỆM SÁNG LẬP VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1. Khái niệm và những đặc trưng của Sáng lập viên công ty cổ phần theo hệ thống pháp luật Common Law 1.1.1. Khái niệm Sáng lập viên công ty cổ phần * Khái niệm của Luật thành văn: Luật pháp đã có những quy định khá khắt khe về nghĩa vụ đối với những người trở thành sáng lập viên công ty cổ phần, quy định cho họ những tiêu chuẩn cao về mặt đạo đức, và phải cẩn trọng với những mối quan hệ của họ với công ty dự định thành lập. Trước hết chúng ta cần làm rõ khái niệm của thuật ngữ sáng lập viên công ty cổ phần - promoter để hiểu được rõ hơn những nghĩa vụ và trách nhiệm mà người này phải gánh vác. Tuy vậy không thể lý giải một cách đơn giản khái niệm sáng lập viên công ty cổ phần trong mối quan hệ với các công ty cổ phần. Thuật ngữ này không chỉ là một tên gọi mà nó bao hàm các hành vi và các mối quan hệ của nhiều bên trong quá trình thành lập công ty cổ phần. Thuật ngữ promoter được thừa nhận về mặt pháp lý vào cuối thế kỷ 19 tại Anh. Trong một số vụ kiện trước đó, những người tham gia vào việc thành lập công ty cổ phần được gọi là các “projector” - người lập dự án, một số vụ kiện khác cũng cùng giai đoạn này lại không đặt tên cho mối quan hệ giữa những người này với công ty dự định thành lập. Thuật ngữ “promoter”, vốn bắt nguồn từ cách nói thông thường trong giao thương, hầu như đã không được sử dụng trong bất kỳ phán quyết nào tại Anh cho đến sau khi được quy định trong Luật Công ty Cổ phần Anh năm 1844 (English Joint Stock Companies of 1844) với ý nghĩa để chỉ: “tất cả những người hành động dưới bất kỳ danh nghĩa nào trong việc hình thành và thiết lập một công ty vào bất kỳ giai đoạn nào trước khi công ty lấy được giấy chứng nhận đăng ký đầy đủ”.[7] Trong cuốn sách nổi tiếng về luật công ty của mình, “Lindley on Companies Law” - tựa gốc là “Treatise on the Law of Partnership, including its Application to Joint Stock and other Companies” ấn hành năm 1860, Ngài Thẩm phán Baron Lindley (29/11/1828 - /12/1921) của Hội đồng thẩm phán Liên hiệp Anh đã viết: “Vẫn còn nhiều tranh cãi đáng quan tâm về ý nghĩa của thuật ngữ promoter cũng như những vấn đề liên quan tới mối quan hệ của anh ta với công ty mà anh ta mong muốn thành lập. Thuật ngữ này bản thân nó chưa được định nghĩa, nhưng nó đã được sử dụng trong cách nói hàng ngày và được quy định trong Điều 38 của Luật Công ty năm 1867, để chỉ những người đem lại sự tồn tại một công ty, bằng cách thực hiện những hoạt động thực tế để thành lập nó, kêu gọi nhiều người tham gia vào nó ngay khi công ty được thành lập trên thực tế.”[7] Sang thế kỷ 20, thuật ngữ này được xuất hiện lại trong một số văn bản pháp lý của Ấn Độ, không phải về công ty, mà là về thị trường chứng khoán như Hướng dẫn về công bố thông tin và bảo vệ nhà đầu tư năm 2000 (Disclosure and Investor Protection - “DIP Guidelines”) và Quy định về mua lại cổ phần với quy mô lớn và mua lại công ty năm 1997 (Substantial acquisition of Shares and Takeover Regulations) của Uỷ ban Chứng khoán Ấn Độ - Securities Exchange Board of India. Giải thích I cho tiểu mục (k) và (l) của Điều 6.8.3.2 của Chương VI - DIP Guidelines định nghĩa thuật ngữ “promoter” bao gồm: (a) một người hoặc nhiều người kiểm soát toàn bộ công ty; (b) một người hoặc nhiều người thực hiện việc thành lập một kế hoạch hoặc chương trình chiểu theo quy định phát hành chứng khoán đại chúng; (c) một người hoặc nhiều người có tên trên bản cáo bạch như là các sáng lập viên của công ty. Giám đốc hoặc những người tham gia quản lý công ty hoặc những người thực hiện các công việc trên như là công việc chuyên môn thì không được quy định theo phần giải thích này. Khái niệm nêu trên của DIP Guidelines chỉ xoay quanh vai trò kiểm soát của sáng lập viên với công ty nhưng nội dung cũng chưa rõ ràng. Bởi vậy, Luật về Mua lại công ty năm 1997 đã định nghĩa thuật ngữ control - kiểm soát này như sau: “Kiểm soát bao gồm quyền bổ nhiệm các chức danh giám đốc hoặc quyền kiểm soát việc quản lý hoặc kiểm soát các quyết định có thể thực hiện được bởi một hoặc một số người hành động độc lập hoặc theo nhóm, trực tiếp hoặc gián tiếp, nhờ việc nắm giữ cổ phần hoặc nhờ quyền quản lý hoặc nhờ các thoả thuận mua cổ phần hoặc các thoả thuận bỏ phiếu hoặc bất kỳ hành vi nào khác.” Tuy vậy các văn bản này cũng không phản ánh hết được nội hàm của khái niệm sáng lập viên công ty cổ phần mà chỉ đưa ra định nghĩa theo mục đích của văn bản chứ không phải theo mục đích chung của việc sử dụng thuật ngữ. * Khái niệm từ án lệ: Trong khi các luật thành văn chưa định nghĩa một cách đầy đủ về sáng lập viên công ty cổ phần thì các phán quyết của toà án trong các vụ kiện liên quan đến các công ty tại Anh đã làm sáng tỏ hơn khái niệm về chủ thể này. Trong vụ kiện Twycross v. Grant - 1877, toà án tuyên bố “promoter là người chịu trách nhiệm tạo ra một công ty liên quan tới một dự án cụ thể và làm cho nó diễn ra và là người thực hiện những bước cần thiết để hoàn thiện dự án”.[2,7] Vụ kiện Twycross v. Grant - 1877: Vụ kiện xoay quanh những khiếu kiện về hành vi lừa đảo của Albert Grant, người được coi là sáng lập viên công ty cổ phần đầu tiên được biết đến trong các án lệ liên quan đến sáng lập viên công ty cổ phần. Grant là người đầu tư vào bất kỳ hoạt động nào mà ông ta cho rằng có thể sinh lời. Sau nhiều năm đầu tư thành lập các công ty, Grant bị phá sản vào năm 1877 và từ đó ông rút khỏi thương trường. Cũng vào năm này nhiều vụ kiện dân sự chống lại Grant đã diễn ra liên quan đến công ty Lisbon Tramways Company được thành lập vào năm 1871. Vụ kiện đầu tiên được xét xử là vụ kiện của nguyên đơn James Twycross căn cứ theo điều 38 của Luật công ty năm 1867 do Grant đã không công khai trong bản cáo bạch của công ty những hợp đồng có thực - thực tế là một hợp đồng bí mật giữa Grant và công ty xây dựng đường sắt để trả cho Grant 45.000 bảng Anh. Khoản tiền đó là tiền bồi dưỡng cho Grant như một người góp phần thành lập nên công ty, và một khoản tiền mà các nhà đầu tư tin rằng được đầu tư cho đất đai, máy móc hay nhân công đã vào túi của Grant. Toà án đã xử thắng kiện cho Twycross và phán quyết rằng các sáng lập viên công ty cổ phần phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các thông tin trong bản cáo bạch và phải công bố tất cả các hợp đồng ảnh hưởng đến công ty mới một cách đáng kể, nghiêm trọng.[5] Toà án xét xử vụ kiện Whaley Bridge Calico Printing Co v. Green -1879 đã tuyên bố: “Promoter là một thuật ngữ của kinh doanh, không phải của luật, dùng để chỉ một nhóm các hoạt động liên quan tới thế giới kinh doanh mà nhờ đó công ty được ra đời”.[2,7] Vụ kiện Whaley Bridge Calico Printing Co v. Green - 1879: Robert E. Green là chủ sở hữu một số các sản phẩm vải in hoa mà anh ta đã mua với giá 15.000 bảng. Một thời gian ngắn sau khi mua, anh ta dự định bán số hàng này cho người quản lý của anh ta, John Smith với giá 20.000 bảng bằng một hợp đồng mà toà án đã xác minh được là hợp đồng giả [...]... công ty và xúc tiến sự vận hành đi tới thành lập một công ty cổ phần. ”[7] * Nhóm sáng lập viên công ty cổ phần: Một công ty cổ phần có thể có nhiều hơn một sáng lập viên công ty cổ phần Các sáng lập viên công ty cổ phần có thể liên hệ lẫn nhau liên quan đến việc phân chia cổ phần, hoa hồng và các vấn đề pháp lý khác Một số tòa án phán quyết rằng các sáng lập viên công ty cổ phần là các thành viên trong... thành lập cao hơn và chỉ các công ty cổ phần đại chúng có thể đáp ứng được điều này 1.1.2 Một số đặc trưng của sáng lập viên công ty cổ phần a) Sáng lập viên công ty cổ phần có thể là thể nhân hoặc pháp nhân Tùy theo pháp luật của quốc gia mà quy định có thừa nhận sáng lập viên công ty cổ phần là tổ chức (công ty) hay không Pháp luật về công ty của bang Delaware - Hoa Kỳ chỉ thừa nhận sáng lập viên. .. khi công ty được thành lập Sẽ có hai trường hợp xảy ra cho sáng lập viên lựa chọn khi công ty được hình thành, một là sáng lập viên tiếp tục tham gia vào công ty mới dưới một số hình thức hoặc nhận thù lao từ công ty và rời đi  Sáng lập viên công ty cổ phần có thể tiếp tục tham gia vào công ty mới, dưới các hình thức:  Sáng lập viên công ty cổ phần đăng ký nhận cổ phần của công ty và trở thành cổ. .. ty và trở thành cổ đông của công ty Trong trường hợp sáng lập viên thông qua, ký tên vào điều lệ đầu tiên của công ty thì lúc này người đó trở thành cổ đông sáng lập của công ty cổ phần  Sáng lập viên công ty cổ phần cũng có thể ứng cử hoặc tham gia vào bộ máy quản lý của công ty cổ phần được thành lập  Hoặc sáng lập viên công ty cổ phần nhận lấy một khoản lợi ích từ công ty, có thể bằng cách bán tài... công ty khác không nằm trong quyền được quy định cho công ty theo điều lệ của công ty, thì việc tổ chức công ty của những người quản lý công ty đó không làm cho công ty trở thành sáng lập viên của công ty mới thành lập Cũng giống như sáng lập viên là cá nhân, sáng lập viên là công ty trở thành người được ủy thác của công ty dự định thành lập Tuy nhiên sự khác biệt rất lớn giữa hai dạng sáng lập viên công. .. các lợi ích từ hợp đồng cho/với công ty và khoản thù lao cho các dịch vụ đã thực hiện Sáng lập viên công ty cổ phần có thể là cổ đông của công ty cổ phần được thành lập hoặc không Thực sự không phải lúc nào để thành lập một công ty cổ phần cũng cần có sáng lập viên Các sáng lập chỉ cần thiết cho quá trình thành lập các công ty cổ phần có quy mô lớn về vốn (như công ty hỗ trợ đầu tư, bảo hiểm chứng... thành viên quản lý cho công ty dự định thành lập  Thoả thuận về phân chia cổ phần của công ty: thoả thuận này là cam kết về lợi ích mà sáng lập viên công ty nhận được từ vốn của công ty được thành lập Sáng lập viên có thể được nhận khoản lợi ích dưới hình thức cổ phần hoặc theo tỷ lệ phần của vốn của công ty  Thoả thuận quản lý công ty: là thoả thuận giữa các bên tham gia vào việc thành lập công ty. .. vốn điều lệ của sáng lập viên iii bất kỳ công ty nào mà một nhóm cá nhân hoặc công ty hoặc nhóm cá nhân và công ty nắm giữ từ 20% trở lên vốn điều lệ của sáng lập viên và cũng nắm giữa từ 20% trở lên vốn điều lệ của công ty phát hành cổ phiếu; và (d) Nếu sáng lập viên công ty là cá nhân, nhóm sáng lập viên bao gồm người đó và: i bất kỳ công ty nào trong đó sáng lập viên công ty cổ phần hoặc người thân... khác Những người được ủy nhiệm thực hiện công việc như luật sư và nhân viên kế toán, những người cung cấp các dịch vụ chuyên môn liên quan đến thành lập công ty không được coi là các sáng lập viên của công ty * Định nghĩa về sáng lập viên công ty cổ phần: Qua những khái niệm được đưa ra trong án lệ của Common Law, có thể khái quát định nghĩa của sáng lập viên công ty cổ phần như sau: Sáng lập viên công. .. thành viên của công ty và trong trường hợp công ty có vốn cổ phần thì người này sở hữu ít nhất một cổ phần. ” (Điều 8, Luật Công ty Anh 2006) Nếu công ty có cơ cấu vốn cổ phần thì người đăng ký phải nộp thêm Bản công bố Vốn điều lệ và tỷ lệ cổ phần lần đầu trong đó ghi rõ tên các thành viên sáng lập và tỷ lệ sở hữu cổ phần với từng loại cổ phần (cổ phần thường, cổ phần ưu đãi) khi công ty được thành lập . SÁNG LẬP VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN Khái niệm và những đặc trưng của sáng lập viên công ty cổ phần trong Common Law Khái niệm sáng lập viên công ty cổ phần Một số đặc trưng của sáng lập viên công. CƠ BẢN CỦA SÁNG LẬP VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN Quyền của sáng lập viên công ty với công ty cổ phần sau thành lập Nghĩa vụ của sáng lập viên công ty cổ phần Nghĩa vụ uỷ thác Nghĩa vụ công khai thông. gia công ty và xúc tiến sự vận hành đi tới thành lập một công ty cổ phần. ”[7] * Nhóm sáng lập viên công ty cổ phần: Một công ty cổ phần có thể có nhiều hơn một sáng lập viên công ty cổ phần.

Ngày đăng: 10/07/2015, 10:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài

  • 2. Mục đích nghiên cứu

  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 4. Phương pháp nghiên cứu

  • 5. Nội dung của luận văn

  • Chương 1 - KHÁI NIỆM SÁNG LẬP VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN

  • 1.1.1. Khái niệm Sáng lập viên công ty cổ phần

  • 1.1.2. Một số đặc trưng của sáng lập viên công ty cổ phần

  • 2.1. Quyền của sáng lập viên với công ty cổ phần sau thành lập

  • 2.2. Nghĩa vụ của sáng lập viên công ty cổ phần

  • 2.2.1. Nghĩa vụ uỷ thác

  • 2.2.2. Nghĩa vụ công khai thông tin

  • 2.2.3. Nghĩa vụ đối với các hợp đồng tiền công ty

  • 3.1. Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ với công ty cổ phần

  • 3.2.1. Trách nhiệm dân sự

  • 3.2.2. Trách nhiệm hình sự

  • 3.3. Liên hệ với pháp luật Việt Nam

  • KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan