Pháp luật về thương mại điện tử trong cung cấp dịch vụ nội dung số ở Việt Nam

119 410 1
Pháp luật về thương mại điện tử trong cung cấp dịch vụ nội dung số ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đại học quốc gia hà nội khoa luật nguyễn thị tố lan pháp luật về th-ơng mại điện tử trong cung cấp dịch vụ nội dung số ở việt nam luận văn thạc sĩ luật học Hà nội - 2008 đại học quốc gia hà nội khoa luật nguyễn thị tố lan pháp luật về th-ơng mại điện tử trong cung cấp dịch vụ nội dung số ở việt nam Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 luận văn thạc sĩ luật học Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Nh- Phát Hà nội - 2008 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ VÀ PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ 6 1.1. Thương mại điện tử 6 1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử 6 1.1.2. Đặc điểm của thương mại điện tử 10 1.2. Dịch vụ nội dung số 12 1.3. Thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số 18 1.3.1. Đặc điểm của việc thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số 18 1.3.2. Phân loại thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số 21 1.3.3. Vai trò, ý nghĩa của công nghiệp nội dung số trong nền kinh tế của quốc gia và kinh tế toàn cầu 23 1.4. Các vấn đề pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số 25 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CUNG CẤP DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ Ở VIỆT NAM 32 2.1. Pháp luật về quảng cáo/chào bán dịch vụ nội dung số và trách nhiệm của người bán hàng đối với dịch vụ nội dung số đăng tải trên mạng 32 2.2. Pháp luật về Hợp đồng điện tử và giao kết hợp đồng điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số 36 2.2.1. Hợp đồng điện tử 37 2.2.2. Giao kết hợp đồng điện tử 48 2.2.3. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử 59 2.3. Các vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện hợp đồng điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số 64 2.3.1. Thanh toán điện tử 64 2.3.2. Vấn đề thuế 70 2.3.3. Vấn đề hải quan 74 2.4. Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số 77 2.5. Đảm bảo bí mật và bảo vệ người tiêu dùng 82 2.6. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 85 Chương 3: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ TẠI VIỆT NAM 90 3.1. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực vực thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số 90 3.2. Dự báo về sự phát triển công nghiệp nội dung số tại Việt Nam 94 3.2.1. Dự báo về sự phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và các sản phẩm/ dịch vụ 94 3.2.2. Dự báo về sự thay đổi của thị trường nội dung số 95 3.2.3. Nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng 96 3.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nội dung số ở Việt Nam 97 3.3.1. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý cho lĩnh vực thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số 97 3.2.2. Nhóm các giải pháp khác 104 KẾT LUẬN 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 1 MỞ ĐẦU 1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài Thế kỷ hai mươi, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển và bùng nổ của công nghệ thông tin. Từ các phương thức giao dịch điện tử thô sơ và hạn chế như điện tín (telex), các công nghệ và dịch vụ thông tin hiện đại ra đời như máy fax, điện thoại cố định, điện thoại di động, máy tính cá nhân, e-mail, mạng LAN, mạng WAN và đặc biệt là Internet - mạng kết nối toàn cầu. Công nghệ thông tin đã đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu đến tư duy thương mại và các phương thức giao kết thương mại. Thương mại điện tử ra đời. Thế kỷ hai mươi mốt, chúng ta đã và đang chứng kiến những thành quả mới mà tin học và công nghệ thông tin đem lại - sự ra đời và phát triển của công nghiệp nội dung số (digital content industry - DCI). Các sản phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của con người như phim ảnh, âm nhạc, sách, báo, truyện, phần mềm máy tính, các chương trình tin học đã hội tụ với công nghệ số (digital technology) để tạo nên một loại sản phẩm mới của thời đại - sản phẩm/dịch vụ nội dung số. Giờ đây, chúng ta có thể bắt gặp nội dung số ở khắp nơi: mở báo là thấy các trò chơi SMS, bật tivi cũng thấy pop-up quảng cáo game SMS; nghe nhạc, radio, xem phim, tải phim online, viết blog, chia sẻ ảnh, video…; người dùng di động có thể xem truyền hình kỹ thuật số, tải game, phim, nhạc, duyệt web…; tra cứu thư viện số, sách số Thị trường công nghiệp nội dung số được coi là một trong các ngành kinh tế mới mẻ và hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Các sản phẩm/ dịch vụ nội dung số đem đến những cơ hội mới cũng như các thách thức mới trong kinh doanh và pháp luật. Người ta có thể tự do giao dịch các dịch vụ nội dung số trên môi trường Internet mà không cần quan tâm đến yếu tố địa lý, biên giới quốc gia, đến thuế và hải quan. Bởi lẽ, đặc 2 điểm rất lớn và khác biệt của thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số với các loại hình thương mại điện tử hàng hóa khác là ở chỗ: dịch vụ nội dung số đó là loại hàng hóa ảo, phi vật thể và giao dịch thương mại điện tử loại hình sản phẩm và dịch vụ đặc biệt này được thực hiện toàn trình trên mạng điện tử và có thể thực hiện ngay lập tức. Từ đặc tính nhạy cảm của thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số đã đặt ra vấn đề là làm thế nào để quản lý các hoạt động thương mại điện tử trong lĩnh vực này vừa để khuyến khích phát triển vừa đảm bảo được các lợi ích của những người tham gia giao dịch thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số cũng như của toàn xã hội Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình một khung pháp lý đầy đủ, tiến tiến, phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế và phù hợp với khả năng dự báo các vấn đề sẽ nảy sinh trong kinh doanh trên một môi trường ảo. Đây cũng là nhu cầu cấp thiết đặt ra đối với Việt Nam. Trong một vài năm gần đây, Nhà nước Việt Nam đã tích cực xây dựng khung pháp lý cho các giao dịch thương mại điện tử và đã bước đầu xây dựng khung pháp lý cho nội dung số. Cụ thể là: Luật Giao dịch điện tử được ban hành ngày 19 tháng 11 năm 2005, Nghị định 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử ngày 09 tháng 6 năm 2006, Luật Công nghệ thông tin ngày 29/06/2006 và Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin Tuy nhiên, các văn bản pháp luật này chưa chú trọng đầy đủ đến các khía cạnh đặc biệt của việc cung cấp dịch vụ nội dung số trực tuyến. Một trong các lý do chính là nội dung số còn quá mới mẻ đối với Việt Nam và Việt Nam cũng đang ở giai đoạn đầu tiên của phát triển thương mại điện tử. Do đó, các chế định pháp lý của Nhà nước về vấn đề này còn hạn chế và còn cần phải tiếp tục hoàn thiện. Trong kế hoạch phát triển thương mại điện tử và công nghiệp thông tin của nước ta trong giai đoạn 2006-2020, Nhà nước ta đã đưa ra mục tiêu là tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý về thương mại điện tử và nội dung số để đưa 3 pháp luật vào thực tiễn đời sống. Việc hiểu rõ được các quy định pháp luật về thương mại điện tử và nội dung số cũng như dự báo xu hướng vận động của các quy định pháp luật đó sẽ tạo ra một cơ sở để thúc đẩy thương mại điện tử và công nghiệp nội dung số của nước ta phát triển. Chính vì vậy, đề tài "Pháp luật về thương mại điện tử trong cung cấp dịch vụ nội dung số ở Việt Nam" được lựa chọn nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp bậc học thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thương mại điện tử và công nghiệp nội dung số là một trong các lĩnh vực mới mẻ tại Việt Nam. Các lĩnh vực này mới phát triển ở một mức độ sơ khai và đang dần được hoàn thiện. Đa phần các đề tài nghiên cứu đều xem xét các vấn đề về thương mại điện tử độc lập với công nghiệp nội dung số và chưa có bất kỳ đề tài nghiên cứu nào đề cập đến tính chất đặc biệt của các giao dịch thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số. Các đề tài nghiên cứu về thương mại điện tử mới tiếp cận nhiều dưới góc độ kinh tế và chỉ một số ít đề tài, bài báo tiếp cận vấn đề dưới giác độ pháp luật về thương mại điện tử. Lĩnh vực nội dung số cũng chỉ mới được nghiên cứu trong phạm vi hẹp ở mức độ ngành tại các hội thảo chuyên đề hoặc các bài báo đăng trên tạp chí của ngành thông tin và truyền thông. Do đó, việc tiếp tục tìm hiểu dịch vụ nội dung số từ đó đề xuất mô hình vận động cho pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử phù hợp với xu hướng phát triển của pháp luật quốc tế, phù hợp với sự vận động không ngừng của các quan hệ xã hội trong môi trường kinh doanh mạng, cũng như đáp ứng được sự thay đổi không ngừng của công nghệ thông tin và viễn thông là một vấn đề cần thiết và có ý nghĩa to lớn. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu * Mục đích - Phân tích các quy định pháp luật hiện tại của pháp luật về thương mại điện tử và dịch vụ nội dung số ở Việt Nam. 4 - Dự báo xu hướng vận động của các quy định pháp luật về thương mại điện tử cung cấp nội dung số ở Việt Nam. Nhận định được xu hướng vận động của công nghiệp nội dung số tác động đến phát triển và biến đổi của pháp luật về thương mại điện tử. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện cho thương mại điện tử cung cấp nội dung số tại Việt Nam phát triển ổn định và lành mạnh. * Phạm vi nghiên cứu Xuất phát từ mục đích nêu trên, luận văn có phạm vi nghiên cứu như sau: các vấn đề thương mại điện tử và nội dung số, các quy định của pháp luật về thương mại điện tử, nội dung số ở Việt Nam và các quy định pháp luật quốc tế trong lĩnh vực này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích. Đặc biệt, phương pháp so sánh có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài này. Xuất phát từ thực tiễn điều chỉnh thương mại điện tử bằng pháp luật tại nước ta là khá mới mẻ nên việc so sánh các chế định pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài trong lĩnh vực này góp phần tạo ra cái nhìn bao quát và tổng thể, từ đó giúp cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử và nội dung số tại Việt Nam phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật quốc tế và thông lệ thương mại quốc tế, giảm thiểu các vấn đề bất cập chưa hợp lý. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích và tổng hợp cũng tạo nên một góc nhìn tổng thể và chi tiết trong quá trình nghiên cứu đề tài. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: 5 Chương 1: Một số vấn đề lý luận về dịch vụ nội dung số và pháp luật về thương mại điện tử trong cung cấp dịch vụ nội dung số. Chương 2: Một số vấn đề pháp lý cơ bản trong lĩnh vực thương mại điện tử trong cung cấp dịch vụ nội dung số. Chương 3: Đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển thương mại điện tử trong cung cấp dịch vụ nội dung số. 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ VÀ PHÁP LUẬT VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ 1.1. THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1.1 . Khái niệm thƣơng mại điện tử Thương mại điện tử còn được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau như thương mại trực tuyến (Online - Trade), thương mại điều khiển học (Cyber Trade), kinh doanh điện tử (Electronic Business), thương mại không giấy tờ (paperless trade), thương mại số hóa (digital commerce), thương mại internet (internet commerce) nhưng phổ biến nhất vẫn là thuật ngữ thương mại điện tử (e-commerce). Khi nói đến thương mại điện tử, người ta nghĩ ngay đến Internet và cho rằng thương mại điện tử gắn liền với Internet. Trên thực tế, có rất nhiều quan điểm đề cập đến vấn đề này, có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về thương mại điện tử. Tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà người ta hiểu thương mại điện tử theo những góc độ khác nhau. Dưới góc độ công nghệ thông tin, thương mại điện tử được hiểu là việc cung cấp, phân phối thông tin, các sản phẩm/ dịch vụ, các phương tiện thanh toán qua đường dây điện thoại, các mạng truyền thông hoặc qua các phương tiện điện tử khác. Dưới góc độ kinh doanh, thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ (chủ yếu là công nghệ thông tin) để tự động hóa các giao dịch kinh doanh và các kênh thông tin kinh doanh. Dưới góc độ dịch vụ, thương mại điện tử là công cụ để các doanh nghiệp, người tiêu dùng, các nhà quản lý cắt giảm các chi phí dịch vụ, đồng thời nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ và tăng tốc độ cung cấp dịch vụ cho khách hàng. [...]... để bán dịch vụ - Pháp luật về Hợp đồng điện tử và giao kết hợp đồng điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số Luật hợp đồng là một trong những chế định pháp lý quan trọng trong thương mại nói chung cũng như trong thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số tại Việt Nam nói riêng Xét về bản chất các giao 29 dịch giữa các chủ thể trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ nội dung số trên mạng điện tử là... sung trong hệ thống pháp luật nước ta điều chỉnh lĩnh vực thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số, từ đó góp phần hoàn thiện các chế định pháp lý về vấn đề này 31 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN TRONG LĨNH VỰC THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CUNG CẤP DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ Ở VIỆT NAM 2.1 PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO/ CHÀO BÁN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI BÁN HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ ĐĂNG... nghĩa về "sản phẩm nội dung số" và "dịch vụ nội dung số" ở nước ta chưa được luật hóa Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005, Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật Công nghệ thông tin ngày 12 tháng 7 năm 2006 và các luật hiện hành của Việt Nam chưa đề cập đến khái niệm "nội dung số" và "dịch vụ nội dung số" 1.3 THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CUNG CẤP DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ Nếu như một sản phẩm nội dung. .. bằng thương mại điện tử 1.3.1 Đặc điểm của thƣơng mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số Xuất phát từ đặc tính kỹ thuật của các sản phẩm nội dung số và đặc tính của thương mại điện tử, ngoài các đặc điểm của thương mại điện tử nêu 18 tại phần trên, việc cung cấp dịch vụ nội dung số trực tuyến có các đặc điểm đặc thù như sau: - Dịch vụ nội dung số là việc cung cấp các sản phẩm nội dung số cho người... hỗ trợ cho việc cung cấp dịch vụ nội dung số phát triển 25 Hệ thống pháp luật của nước ta trong lĩnh vực thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số cũng có nhiều phát triển rõ rệt, từng bước tạo ra hành lang pháp lý cơ bản cho các giao dịch cung cấp dịch vụ nội dung số trực tuyến phát triển Trước năm 2004, thương mại điện tử còn là thuật ngữ pháp lý mới mẻ Hệ thống pháp luật Việt Nam có quy định... logo ); thương mại điện tử (thiết kế, quảng cáo, tiếp thị, mua bán trên mạng ); trò chơi điện tử; giáo dục điện tử; chăm sóc y tế điện tử; thư viện điện tử; các dịch vụ đa phương tiện (nhạc số, phim số, truyền hình số ) Dịch vụ nội dung số chính là một trong các chu trình sản xuất và thương mại công nghiệp nội dung số Dịch vụ nội dung số chính là thương mại trực tuyến các sản phẩm nội dung số Tuy nhiên,... phim số và dịch vụ đa phương tiện số Sơ đồ dưới đây thể hiện rõ quy trình, định nghĩa về nội dung số và dịch vụ nội dung số cũng như gianh giới để xác định sản phẩm nội dung số và 16 dịch vụ nội dung số cũng như các nhân tố hội tụ để tạo ra sản phẩm và dịch vụ nội dung số Sơ đồ 1.2: Định nghĩa về nội dung số Định nghĩa của Việt Nam đã được xây dựng trên tiêu chí phân biệt khái niệm giữa hàng hóa và dịch. .. cấp dịch vụ nội dung số bằng thương mại điện tử Vậy, "dịch vụ nội dung số" là một trong hai phân đoạn của ngành công nghiệp nội dung số Nó phản ánh quá trình cung cấp, phân phối các sản phẩm nội dung số tới người sử dụng thông qua phương tiện điện tử truyền dẫn (Internet) với sự hỗ trợ của các thiết bị đầu cuối như máy tính cá nhân, PDA, TV Quy trình này được gọi là cung cấp dịch nội dung số bằng thương. .. đặc thù của thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số là một chu trình giao dịch thương mại điện tử toàn phần phi biên giới với sự tham gia của nhất nhiều loại chủ thể trong quan hệ hợp đồng 30 - Vấn đề quyền tác giả, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thông tin mạng lưới trong thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số luôn luôn là vấn đề nóng bỏng được đặt ra đặc biệt là ở các nước đang... thương mại điện tử trong cung cấp dịch vụ nội dung số là toàn bộ quy trình giao dịch từ lựa chọn sản phẩm dịch vụ, chấp nhận giao dịch và giao hành hóa dịch vụ đều được tiến hành trên mạng và được tiến hành nhanh chóng, ngay lập tức Từ đặc tính nhạy cảm này đã đặt ra một số vấn đề mà pháp luật Việt Nam cần phải điều chỉnh để các giao dịch cung cấp dịch vụ nội dung số được diễn ra thuận lợi và hợp pháp . thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số 25 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CUNG CẤP DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ Ở VIỆT NAM 32 2.1. Pháp luật về. SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ VÀ PHÁP LUẬT VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ 1.1. THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1.1 . Khái niệm thƣơng mại điện tử Thương mại điện. Dịch vụ nội dung số 12 1.3. Thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số 18 1.3.1. Đặc điểm của việc thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số 18 1.3.2. Phân loại thương mại điện

Ngày đăng: 10/07/2015, 09:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ VÀ PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ

  • 1.1. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

  • 1.1.1 . Khái niệm thương mại điện tử

  • 1.1.2. Đặc điểm của thương mại điện tử

  • 1.2. DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ

  • 1.3. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CUNG CẤP DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ

  • 1.3.1 . Đặc điểm của thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số

  • 1.3.2. Phân loại thương mại điện tử cung cấp dịch vụ nội dung số

  • 1.4. CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CUNG CẤP DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ

  • Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CUNG CẤP DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ Ở VIỆT NAM

  • 2.1. PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO/ CHÀO BÁN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI BÁN HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ ĐĂNG TẢI TRÊN MẠNG

  • 2.2.1. Hợp đồng điện tử

  • 2.2.2. Giao kết hợp đồng điện tử

  • 2.2.3. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

  • 2.3.1. Thanh toán điện tử

  • 2.3.2. Vấn đề thuế

  • 2.3.3. Vấn đề hải quan

  • 2.5. ĐẢM BẢO BÍ MẬT VÀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan