Pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật

105 1.5K 7
Pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam  Luận văn ThS. Luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG CÔNG HIẾN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG CÔNG HIẾN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN CẢNH QUÝ Hà nội – 2012 2 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ……………………………………………………… 1 Mục lục……………………………………………………………. 2 Danh mục các chữ viết tắt ………………………………………… 3 MỞ ĐẦU ……………………………………………………………. 5 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT VSATTP TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI………… 10 1.1. Khái niệm pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại……………………………………………… 10 1.2. Vai trò và các tiêu chí đánh giá pháp luật kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại…………………………………………………. 25 1.3. Pháp luật kiểm soát VSATTP một số nước trên thế giới và những kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam………………………………… 34 Chương 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT VSATTP TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM……………………………………… 49 2.1. Quá trình phát triển của pháp luật kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại Việt Nam …………………………………………………. 49 2.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam……………………………………………… 61 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT VSATTP TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM………………………………………. 79 3.1. Những yêu cầu đặt ra và quan điểm hoàn thiện pháp luật kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam……………………. 79 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại………………………………………………………. 85 KẾT LUẬN…………………………………………………………… 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………. 100 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. Danh mục cụm từ viết tắt Tiếng Việt: ATTP An toàn thực phẩm BVMT Bảo vệ môi trường BVTV Bảo vệ thực vật KH&CN Khoa học và Công nghệ NN&PTNN Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn QPPL Quy phạm pháp luật TC-CL-ĐL Tiêu chuẩn - Chất Lượng - Đo lường TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TW Trung ương VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 2. Danh mục cụm từ viết tắt Tiếng Anh: Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ASEAN Association of South East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á EC European Commission Uỷ ban Châu Âu EU European Union Liên minh châu Âu FDA Food and Drug Administration Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ GMP Good Manufacturing Pratice Quy phạm sản xuất tốt 4 HACCP Hazard Analysis and Critical Control Point Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn IPPC International Plant Protection Convention Công ước bảo vệ thực vật quốc tế ISO International Standard Organization Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISPM International Standard for Phytosanitary Measures Tiêu chuẩn quốc tế về biện pháp kiểm dịch thực vật OIE World Organisation for Animal Health Tổ chức sức khoẻ động vật thế giới SPS Sanitary and Phytosanitary Measures Biện pháp kiểm dịch động thực vật TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại TRIPs Trade related aspects of the intellectual and property rights Các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con người, duy trì và phát triển nòi giống cũng như quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, vấn đề VSATTP đang được quan tâm cả trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Quá trình này sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp cần được xử lý, trong đó đảm bảo VSATTP là một trong những vấn đề hết sức cấp bách, được toàn xã hội rất quan tâm. Hàng loạt các yêu cầu đang được đặt ra và cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, khẩn trương nhằm kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong cộng đồng. Việc kiểm soát nhập khẩu thực phẩm không đảm bảo yêu cầu vệ sinh và an toàn, các chất phụ gia thực phẩm độc hại, các loại hoá chất bảo vệ thực vật, các giống cây trồng vật nuôi, di nhập các loài sinh vật lạ, nhập khẩu các sản phẩm biến đổi gen… đang là thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập. Bên cạnh đó, quản lý lưu thông thực phẩm, các cơ sở giết mổ, hệ thống kinh doanh ăn uống, quy trình trồng trọt, chăn nuôi, phòng chống và triệt tiêu dịch bệnh… đang gặp nhiều khó khăn. Những bất cập trong hoạt động kiểm soát VSATTP là nguyên nhân của các vụ ngộ độc thức ăn và lây lan dịch bệnh từ thực phẩm. Chất lượng thực phẩm không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh còn làm giảm khả năng thâm nhập thị trường và cạnh tranh hàng thực phẩm của ta trên thị trường thế giới. Thực tiễn cho thấy, vai trò của các quy định pháp luật điều chỉnh các hoạt động thương mại nhằm quản lý vấn đề VSATTP là hết sức quan trọng. Nó là cơ sở pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại. 6 An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm và coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội, về an toàn xã hội, sức khoẻ cộng động, về bảo vệ môi trường và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Do vậy, Đảng ta và Nhà nước ta thường xuyên chỉ đạo và đưa ra các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 25 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp để phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung và lĩnh vực ATTP nói riêng, một trong những nhiệm vụ đó là "Triển khai mạnh mẽ các biện pháp kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm". Trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành hàng loạt văn bản pháp luật nhằm kiểm soát VSATTP nói chung và trong hoạt động thương mại nói riêng. Các văn bản đó đã góp phần không nhỏ vào việc quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe nhân nhân. Tuy nhiên cần có những rà soát, đánh giá lại các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề VSATTP trong hoạt động thương mại để thấy được những ưu điểm, tồn tại cũng như đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề VSATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. Từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam” là hết sức cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam, hiện nay đã có một số công trình đề cập đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm như: Nguyễn Văn Thung (2010), “Hỏi đáp về Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn thi hành”, NXB Chính 7 trị quốc gia; Nguyễn Văn Nam (2010), “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm”, NXB Lao động; Trần Đáng (2005), “Vệ sinh an toàn thực phẩm’’, NXB Y học; Trần Đáng (2008) “An toàn thực phẩm’’, NXB Hà Nội. Ngoài ra, còn có những bài viết trên các tạp chí, báo như: “Vệ sinh an toàn thực phẩm - trách nhiệm của cả cộng đồng” của tác giả Văn Đông trên báo Hậu Giang số ra ngày 10/05/2010; “Vệ sinh an toàn thực phẩm, một vấn đề xã hội bức xúc cần phải giải quyết sớm và hiệu quả” của GS. Chu Phạm Ngọc Sơn được đăng tải trên Website của Hội các phòng thử nghiệm Việt Nam; Những công trình này đã đề cập đến vấn đề Vệ sinh an toàn thực phẩm dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu thực trạng những quy định pháp luật kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện nó. Ở nước ngoài, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về pháp luật kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Phân tích những vấn đề lý luận của pháp luật kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại và đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó nêu lên những quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại của Việt Nam * Nhiệm vụ: Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có những nhiệm vụ: - Tìm hiểu những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại như: khái niệm, đặc điểm, vai trò cũng như tiêu chí đánh giá pháp luật về kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại. Đông thời tìm hiểu pháp luật ATTP của một số nước trên thế giới. 8 - Phân tích quá trình phát triển và thực trạng pháp luật về kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. Qua đó, nhận xét, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của pháp luật về kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại hiện hành, rút ra nguyên nhân của những hạn chế. - Nêu những yêu cầu đặt ra, quan điểm cũng như giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát VSATTP trong hoạt động thươn mại ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại. * Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn chủ yếu nghiên cứu những vấn đề về pháp luật kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. Ngoài ra còn nghiên cứu pháp luật an toàn thực phẩm của một số nước điển hình trên thế giới. - Về thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm từ năm 2003 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau để làm rõ những vấn đề của đề tài: - Thu thập, tập hợp số liệu, tài liệu liên quan đến đề tài; - Phân tích so sánh hệ thống quy định tiêu chuẩn của Việt Nam về an toàn thực phẩm với các quy định quốc tế để đánh giá sự phù hợp. 6. Những đóng góp của luận văn * Đóng góp mới trong khoa học: Luận giải và đưa ra hệ thông khái niệm liên quan đến pháp luật về kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương 9 mại; Chỉ ra những thành tựu và hạn chế của pháp luật hiện hành về kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. * Đóng góp mới trong thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng pháp luật về kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại, luận văn đã gởi mở những hướng mới cho công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật này. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại. Chương 2: Quá trình phát triển và thực trạng pháp luật kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. [...]... VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI 1.1 Khái niệm, đặc điểm pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thƣơng mại 1.1.1 Khái niệm vệ sinh an toàn và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại 1.1.1.1 Khái niệm vệ sinh an toàn và kiểm soát VSATTP - Khái niệm về thực phẩm và VSATTP Có thể hiểu thực phẩm là... VSATTP trong hoạt động thương mại nói riêng là một nhu cầu mang tính khách quan của nhà nước Dựa vào định nghĩa về pháp luật và các phân tích về kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại như trên, có thể định nghĩa pháp luật kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại như sau: Pháp luật kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành... sinh; Hoạt động quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; Hoạt động phòng ngừa và khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm 1.1.3 Đặc điểm của pháp luật về kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại Việt Nam Tìm hiểu đặc điểm của pháp luật về kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm nói chung và pháp luật kiểm soát VSATTP... VSATTP trong hoạt động thương mại nói riêng 22 Qua việc nghiên cứu hệ thống các quy định pháp luật về kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại của Việt Nam, có thể nhận thấy pháp luật về kiểm soát VSATTP có các đặc điểm sau: - Thứ nhất, pháp luật về kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại được quy định trong nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước Ở nước ta, pháp luật về kiểm soát VSATTP trong hoạt động. .. luật kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại của chúng ta có số lượng lớn và hiệu lực pháp lý khác nhau - Thứ hai, pháp luật về kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại Việt Nam là một hệ thống pháp luật mới 23 Pháp luật về an toàn thực phẩm nói chung và kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước trên thế giới Để có cơ sở pháp lý cho hoạt động quản... trong hoạt động thương mại cũng là ra đời muôn hơn - Thứ ba, pháp luật về kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại có đối tượng điều chỉnh hẹp Pháp luật kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước quản lý hoạt động xuất khẩu thực phẩm, nhập khẩu thực phẩm và kinh doanh thực phẩm trên... phận của hệ thống pháp luật an toàn thực phẩm quốc gia 24 1.2 Vai trò và các tiêu chí đánh giá pháp luật kiểm soát VSATTP trong hoạt động thƣơng mại 1.2.1 Vai trò của pháp luật kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại - Pháp luật kiểm soát VSATTP đã thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân An toàn thực phẩm là một trong những vấn... nghĩa Việt Nam đều phải được kiểm dịch” Đến năm 2003, Uỷ ban thường vụ Quốc hội Việt Nam mới ban hành Pháp Lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm và Luật An toàn thực phẩm mới được ban hành năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 Bên cạnh đó, so với các hệ thống pháp luật khác của Việt Nam như pháp luật hình sự, pháp luật dân sự, pháp luật hôn nhân gia đình,… thì hệ thống pháp luật về kiểm soát VSATTP trong hoạt. .. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá, Luật Thuỷ sản, Pháp lệnh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh về kiểm dịch thực vật, pháp lệnh về quảng cáo,… cũng có các quy định về kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại Pháp luật kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành như Chính phủ, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh Vì vậy, pháp luật kiểm. .. các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước quản lý hoạt động xuất khẩu thực phẩm, nhập khẩu thực phẩm và kinh doanh thực phẩm trên thị trường nội địa Như vậy, đối tượng điều chỉnh của pháp luật kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại là các quan hệ xã hội sau: Thứ nhất, các quan hệ phát sinh trong hoạt động nhập khẩu thực phẩm, bao gồm: hoạt động kiểm tra điều kiện nhập khẩu thực phẩm . thiện pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. 10 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT. HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI 1.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm vệ sinh an toàn và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. dung: Luận văn chủ yếu nghiên cứu những vấn đề về pháp luật kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. Ngoài ra còn nghiên cứu pháp luật an toàn thực phẩm của

Ngày đăng: 10/07/2015, 09:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

  • 2. Tình hình nghiên cứu

  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

  • 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

  • 5. Phƣơng pháp nghiên cứu

  • 6. Những đóng góp của luận văn

  • 7. Bố cục của luận văn

  • 1.3.1. Pháp luật về kiểm soát VSATTP của một số nước

  • 1.3.2. Kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam

  • 2.1.1. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2003

  • 2.1.2. Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010

  • 2.1.3. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • I . Tiếng Việt

  • II. Tiếng Anh

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan