Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam

87 864 4
Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐINH THỊ KIỀU TRANG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN CHƢA NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐINH THỊ KIỀU TRANG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN CHƢA NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Viết Tý HÀ NỘI - 2009 1 MC LC Trang Trang ph bỡa Li cam oan Mc lc M U 1 Chng 1: những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ cổ đông ở công ty cổ phần ch-a niêm yết chứng khoán 6 1.1. Khỏi nim v cụng ty c phn 6 1.1.1. Khỏi nim cụng ty 6 1.1.2. Cỏc loi cụng ty 8 1.1.3. Khỏi nim v cụng ty c phn theo phỏp lut mt s nc trờn th gii 12 1.1.4. Khỏi nim v cụng ty c phn theo phỏp lut Vit Nam 17 1.1.5. Cụng ty c phn niờm yt chng khoỏn v cụng ty c phn cha niờm yt chng khoỏn 20 1.2. Khỏi quỏt v bo v c ụng trong cụng ty c phn 21 1.2.1. C ụng, quyn c ụng 21 1.2.2. S cn thit bo v c ụng trong cụng ty c phn 25 1.2.3. Vai trũ ca bo v c ụng trong cụng ty c phn 28 1.2.4. Bo v c ụng theo phỏp lut mt s quc gia trờn th gii 29 1.2.5. Bo v c ụng theo B Nguyờn tc qun tr cụng ty ca OECD 32 Chng 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam vũ bảo vệ cổ đông trong công ty cổ phần ch-a niêm yết chứng khoán 43 2.1. Bo v c ụng trong cụng ty c phn theo Lut Doanh nghip (2005) 43 2.1.1. Cỏc quyn ca c ụng 43 2.1.2. Cụng khai húa cỏc giao dch t li v cỏc li ớch liờn quan 56 2 2.1.3. Cụng khai thụng tin v cụng ty c phn 56 2.1.4. Trỏch nhim ca Hi ng qun tr v Giỏm c 57 2.1.5. Kim soỏt ni b 58 2.2. Thit ch thc thi phỏp lut v bo v c ụng cụng ty c phn 59 2.2.1. Thực thi pháp luật vũ bảo vệ cổ đông 59 2.2.2. Cơ chế bảo vệ cổ đông 60 2.2.3. Quyền đ-ợc thông tin cân xứng và tham gia quản lý công ty gián tiếp 61 Chng 3: MT S KIN NGH NHM HON THIN PHP LUT V BO V C ễNG TRONG CễNG TY C PHN CHA NIấM YT CHNG KHON TI VIT NAM 64 3.1. Thc trng bo v c ụng trong cụng ty c phn Vit Nam 63 3.1.1. Tỡnh trng vi phm cỏc quyn c bn ca c ụng 63 3.1.2. S lm quyn ca c ụng Nh nc trong cỏc cụng ty c phn chuyn i t doanh nghip nh nc 65 3.1.3. S lm quyn ca ngi qun lý xõm phm li ớch c ụng 67 3.1.4. Bt cp trong cỏch thc thc hin quyn c ụng 70 3.2. Mt s kin ngh nhm hon thin phỏp lut v bo v c ụng trong cụng ty c phn cha niờm yt Vit Nam 71 3.2.1. Kin ngh i vi Lut Doanh nghip nm 2005 72 3.2.2. Kin ngh i vi cỏc quy nh phỏp lut v c phn húa cụng ty nh nc 73 3.2.3. Kin ngh v cỏc vn chung nhm bo v tt quyn ca c ụng trong cụng ty c phn 74 KT LUN 77 DANH MC TI LIU THAM KHO 79 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, từ những vụ phá sản của nhiều công ty cổ phần lớn ở Mỹ như Enron, Worldcom, Lehman Brothers, Barclays, Bank of America đã làm lo ngại tới các nhà đầu tư vào mô hình công ty cổ phần cũng như thị trường chứng khoán. Công ty cổ phần luôn đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển và ổn định của cả nền kinh tế. Phát triển và đảm bảo sự ổn định của thị trường chứng khoán luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới, vì thị trường chứng khoán giúp khơi thông các nguồn vốn trong xã hội và phân bổ một cách có hiệu quả các nguồn vốn này vào những dự án mang lại hiệu quả cao. Việc xâm phạm quyền lợi và lợi ích của nhà đầu tư, cổ đông ở Việt Nam diễn ra một cách phổ biến cũng là điều đáng báo động. Những hệ quả tức thời đối với cá nhân người đầu tư sẽ có những tác động tiêu cực đến sự phát triển thị thường khoán còn non trẻ ở Việt Nam, đồng thời nó sẽ là nguyên nhân làm đẩy lùi sự phát triển các hoạt động huy động vốn của công ty cổ phần ở Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng sự vận hành của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 7 năm 2000. Tuy nhiên, với đặc điểm là một thị trường non trẻ, các định chế hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường chưa được hình thành một cách đầy đủ và toàn diện, việc quyền lợi của các nhà đầu tư trên thực tế được bảo vệ như thế 4 nào đang là mối quan tâm hàng đầu không những của cơ quan quản lý mà còn cả của các nhà đầu tư tiềm năng trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh hiện nay, các công ty cổ phần ngày càng phát triển nhanh về số lượng, tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2009, có 3.894 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa [59], và khoảng hơn 2000 công ty cổ phần hiện có cổ phiếu đang được giao dịch mạnh trên thị trường chứng khoán không chính thức (OTC). Nếu vậy thì con số này lớn hơn nhiều so với 437 công ty hiện đang được niêm yết trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh [56]. Do vậy, vấn đề thiết lập các thể chế và thiết chế hữu hiệu để bảo vệ tốt quyền và lợi ích của nhà đầu tư càng trở lên cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề làm thế nào để bảo vệ các cổ đông là vấn đề có tính chất quan trọng, vì việc bảo vệ các cổ đông quyết định đến sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, việc bảo vệ các cổ đông trong công ty cổ phần là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý trên thị trường cũng như các nhà khoa học kinh tế và đặc biệt là các nhà lập pháp như: hai tác giả Rafael La Porta, Florencio Lopez-de-silanesb trong các tác phẩm "Law and Finance" và "Investor Protection and Corporate governence"; Kenneth A.Kim, Pattanaporn Kitsabunnarat với "Shareholder Protection Laws and Corporate Boards Evidence from Europe". Ngoài ra, còn có các nghiên cứu về luật công ty và quản trị công ty như Henry Hannsman and Reinier Kraakman "What is Corporate law" của Benard Black và Reinier Kraakman "A self - enforcing model of coporate law"; hay của TS. Bùi Quốc Tuấn "The Protection of Shareholders in the Compulsory share Exchange System for the Establishment of whole Parent Subsidary Relations a comparative legal study of Japanese -American Laws". 5 Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam mới chỉ quan tâm vấn đề này ở một chừng mực nhất định, thường là trong khuôn khổ của một nghiên cứu về luật công ty và quản trị công ty như: "Báo cáo so sánh Luật công ty ở 4 quốc gia Đông Nam Á: Thái Lan, Singapore, Malaysia và Philippines" của CIEM; "Báo cáo đánh giá các điểm mạnh và yếu của Luật Doanh nghiệp: Kiến nghị giải pháp bổ sung, sửa đổi" của CIEM, GTZ và UNDP; của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa "Chuyên khảo Luật kinh tế", Giáo trình Luật kinh tế (Tập 1: Luật Doanh nghiệp); của TS. Phạm Trọng Bình (Chủ nhiệm đề tài) "Bảo vệ nhà đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thực trạng và giải pháp"; "Nghiên cứu so sánh thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD" do MCG Management Consulting thực hiện trong dự án được Quỹ ASEM-TF 052643 tài trợ thông qua Ngân hàng thế giới. Với khả năng tiếp cận thông tin còn nhiều hạn chế, tác giả chưa thấy có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán công bố công khai. Do vậy, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài "Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam" trong bối cảnh hiện nay rất có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn, đồng thời mang tính cấp thiết cao. Kết quả nghiên cứu hy vọng sẽ góp phần xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Với mục tiêu nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của các cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán. Đặc biệt là các công ty cổ phần hậu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đánh giá thực trạng pháp luật cũng như tình hình vi phạm các quyền lợi của cổ đông, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp 6 nhằm hoàn thiện các quy định về bảo vệ cổ đông nói chung và cổ đông trong các công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán nói riêng theo pháp luật Việt Nam. Để đạt được mục tiêu trên, luận văn tập trung vào một số vấn đề sau: - Các vấn đề cơ bản về công ty cổ phần, cổ đông và bảo vệ cổ đông; - Quy định pháp luật Việt Nam nhằm bảo vệ cổ đông trong công ty cổ phần hiện nay, đặc biệt là các công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam; - Thực trạng bảo vệ cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán ở Việt Nam. Trên cơ sở thực tiễn, tìm ra một số giải pháp và cơ chế nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các cổ đông cũng như việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. 4. Phạm vi nghiên cứu Quyền lợi của các cổ đông ở trong các công ty cổ phần là một lĩnh vực rất nhạy cảm và có quan hệ mật thiết với nhiều lĩnh vực: Chính trị, kinh tế - xã hội và pháp luật. Pháp luật là phương tiện quan trọng để đảm bảo cho các cổ đông cũng như đảm bảo cho thị trường chứng khoán vận hành ổn định và phát huy tác dụng. Tuy nhiên, Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu trong khuôn khổ pháp luật về bảo vệ các quyền lợi của cổ đông ở công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chứng khoán; áp dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, của lý luận nhà nước và pháp luật trong điều kiện cơ chế kinh tế mới gắn liền với thực 7 tiễn. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, đối chiếu, thu thập thông tin… để giải quyết những vấn đề mà đề tài nghiên cứu. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ cổ đông ở công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ cổ đông ở công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán Chương 3: Một số giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông ở công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán tại Việt Nam, 8 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHƢA NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN 1.1. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1.1. Khái niệm công ty Dưới góc độ kinh tế, công ty được hiểu như là các tổ chức chuyên hoạt động thương nghiệp dịch vụ (để phân biệt với các nhà máy, xí nghiệp là những đơn vị chuyên sản xuất…). Dưới góc độ pháp lý, công ty được hiểu là sự liên kết của nhiều người để tiến hành một công việc với mục đích kiếm lời. Việc chỉ ra một khái niệm công ty đã được nhiều nhà khoa học đưa ra: "Công ty được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân bằng một sự kiện pháp lý, nhằm tiến hành một mục tiêu chung nào đó"; hay định nghĩa về Luật công ty là "Luật liên kết các cá nhân thông qua một sự kiện pháp lý theo luật tư nhằm đạt một mục đích chung đã xác định" Bộ Luật Dân sự Cộng hòa Pháp quy định "Công ty là một hợp đồng thông qua đó hai hay nhiều người cùng thỏa thuận với nhau sử dụng tài khoản hay khả năng của mình vào một hoạt động chung nhằm cùng chia lợi nhuận thu được qua hoạt động đó". Theo định nghĩa trên thì công ty có ba đặc điểm cơ bản, đó là: (i) Sự liên kết của nhiều thành viên (cá nhân, pháp nhân); (ii) Liên kết thông qua một sự kiện pháp lý (như hợp đồng, điều lệ, quy chế); (iii) Có mục đích chung (kinh doanh nhằm kiếm lời). Từ các khái niệm trên, cho thấy khó có thể đưa ra một khái niệm chung cho tất cả các loại hình công ty có hoạt động kinh doanh vì sự đa dạng của các loại hình liên kết. Hiện nay trên thực tế, hệ thống luật pháp trên thế [...]... cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; (3) Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn 1.1.5 Công ty cổ phần niêm yết chứng khoán và công ty cổ phần chƣa niêm yết chứng khoán Trong các cách phân loại công ty cổ phần, cách phân thành công ty cổ phần niêm yết chứng khoán và công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán có nhiều ý nghĩa hơn cả • Công. .. và cổ đông trong công ty Trong công ty cổ phần niêm yết chứng khoán, cổ đông được cung cấp nhiều công cụ để bảo vệ quyền lợi của mình hơn: Cổ đông dễ dàng thực hiện giao dịch bán chứng khoán nhằm chuyển quyền sở hữu cổ phần, tiếp cận thông tin nhiều hơn Ngoài ra, có cả thiết chế của Ủy ban Chứng khoán hoạt động vì mục tiêu là bảo vệ nhà đầu tư • Công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán Công ty cổ phần. .. TY CỔ PHẦN 1.2.1 Cổ đông, quyền cổ đông • Khái niệm cổ đông Cổ đông là người đã góp vốn vào công ty cổ phần bằng cách mua cổ phần của công ty Khi đã đưa tài sản vào công ty, quyền sở hữu tài sản của cổ đông được chuyển sang cho công ty Ngược lại, họ trở thành các đồng sở hữu chủ của công ty Cổ đông có quyền lợi đối với công ty tương ứng với phần vốn góp của mình Hiện có một số học thuyết về quyền của. .. phần chưa niêm yết chứng khoán, các yêu cầu về công khai thông tin "nhẹ nhàng" hơn Tuy vậy, luật công ty đảm bảo cổ đông 22 được cung cấp những thông tin cơ bản về tình hình tài chính, hoạt động của công ty Công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán là loại hình công ty vốn tiềm ẩn trong đó nhiều yếu tố bất ổn và tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của các cổ đông 1.2 KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY. .. hơn cả • Công ty cổ phần niêm yết chứng khoán Công ty cổ phần niêm yết là công ty được Ủy ban Chứng khoán cho phép đưa chứng khoán vào danh mục chứng khoán có đủ tiêu chuẩn giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) Công ty niêm yết phải tuân thủ kỷ luật chặt chẽ của thị trường giao dịch chứng khoán, đặc biệt là chế độ công bố thông tin khi đăng ký niêm yết, công bố thông... (Đ58 Luật Doanh nghiệp) Cổ đông phổ thông là loại cổ đông không thể thiếu và cũng là loại phổ biến nhất trong công ty cổ phần Cổ đông phổ thông có đầy đủ các quyền cơ bản của chủ sở hữu công ty: Quyền tham dự và biểu quyết tại cuộc họp cổ đông, quyền nhận cổ tức, quyền chuyển nhượng cổ phần Cổ đông ưu đãi là cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi sau: Cổ phần ưu đãi biểu quyết là loại cổ phần cho người nắm giữ... việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông tổ chức thường ít xảy ra hơn Chỉ có hai quốc gia là Anh, Mỹ có cấu trúc cổ đông đa phần là cá nhân, còn lại cổ đông có tổ chức vẫn là cổ đông đa số chi phối các công ty cổ phần ở các nước phát triển cũng như đang phát triển [28] 1.2.2 Sự cần thiết bảo vệ cổ đông trong công ty cổ phần Luật Doanh nghiệp (hay Luật Công ty) là bảo vệ lợi ích của cổ đông bằng việc quy... quyền của cổ đông trong công ty cổ phần Thuyết cổ điển cho rằng, các quyền của cổ đông có cội nguồn từ khế ước Một thuyết khác, coi công ty cổ phần là một quốc gia thu nhỏ (Ministate), do đó quyền của cổ đông có thể đem so với những quyền cơ bản của công dân mà nhà nước phải đảm bảo Các quyền cơ bản gồm quyền mang tính "chính trị" (quyền quyết định những vấn đề quan trọng của công ty) và quyền mang... công ty cổ phần ở đây với những đặc điểm pháp lý cơ bản giống như công ty cổ phần của Pháp và của Đức Ngoài ra, Luật này còn quy định vốn pháp định của công ty là 250 triệu Lia, 3/10 số vốn phải được góp ngay khi thành lập công ty Ở Anh, công ty cổ phần còn có tên gọi là công ty công cộng (public limited company) hay công ty trách nhiệm hữu hạn theo cổ phần (company limited share) Tư cách pháp lý của công. .. (cổ đông) các quyền và nghĩa vụ nhất định, kéo theo 23 sự khác nhau trong cơ chế bảo vệ quyền cổ đông Luật các nước trên thế giới thường phân loại cổ đông thành cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi Cổ đông phổ thông là loại cổ đông không thể thiếu và cũng loại loại phổ biến nhất trong công ty cổ phần Người nắm giữ cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông, họ được coi là người chủ sở hữu của công ty . bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán công bố công khai. Do vậy, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài " ;Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần. cơ bản về công ty cổ phần, cổ đông và bảo vệ cổ đông; - Quy định pháp luật Việt Nam nhằm bảo vệ cổ đông trong công ty cổ phần hiện nay, đặc biệt là các công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị. đông ở công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán Chương 3: Một số giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông ở công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán tại Việt Nam,

Ngày đăng: 10/07/2015, 09:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHƯA NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN

  • 1.1. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

  • 1.1.1. Khái niệm công ty

  • 1.1.2. Các loại công ty

  • 1.1.3. Khái niệm về công ty cổ phần theo pháp luật một số nước trên thế giới

  • 1.1.4. Khái niệm về công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam

  • 1.1.5. Công ty cổ phần niêm yết chứng khoán và công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán

  • 1.2. KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

  • 1.2.1. Cổ đông, quyền cổ đông

  • 1.2.2. Sự cần thiết bảo vệ cổ đông trong công ty cổ phần

  • 1.2.3. Vai trò của bảo vệ cổ đông trong công ty cổ phần

  • 1.2.4. Bảo vệ cổ đông theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới

  • 1.2.5. Bảo vệ cổ đông theo Bộ Nguyên tắc quản trị công ty của OECD

  • Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VŨ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN CHƯA NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN

  • 2.1. BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP (2005)

  • 2.1.1. Các quyền của cổ đông

  • 2.1.2. Công khai hóa các giao dịch tư lợi và các lợi ích liên quan

  • 2.1.3. Công khai thông tin về công ty cổ phần

  • 2.1.4. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Giám đốc

  • 2.1.5. Kiểm soát nội bộ

  • 2.2. THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG CÔNG TY CỔ PHẦN

  • 2.2.1. Thực thi pháp luật vũ bảo vệ cổ đông

  • 2.2.2. Cơ chế bảo vệ cổ đông

  • 2.2.3. Quyền được thông tin cân xứng và tham gia quản lý công ty gián tiếp

  • Chương 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN CHƯA NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM

  • 3.1. THỰC TRẠNG BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

  • 3.1.1. Tình trạng vi phạm các quyền cơ bản của cổ đông

  • 3.1.2. Sự lạm quyền của cổ đông Nhà nước trong các công ty cổ phần chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước

  • 3.1.3. Sự lạm quyền của người quản lý xâm phạm lợi ích cổ đông

  • 3.1.4. Bất cập trong cách thức thực hiện quyền cổ đông

  • 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN CHƯA NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

  • 3.2.1. Kiến nghị đối với Luật Doanh nghiệp năm 2005

  • 3.2.2. Kiến nghị đối với các quy định pháp luật về cổ phần hóa công ty nhà nƣớc

  • 3.2.3. Kiến nghị về các vấn đề chung nhằm bảo vệ tốt quyền của cổ đông trong công ty cổ phần

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan