Vai trò của Công đoàn trong công việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

105 1.2K 0
Vai trò của Công đoàn trong công việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN ANH TUẤN VAI TRÕ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Thị Hoài Thu HÀ NỘI - 2012 1 MUC LUC Chƣơng 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG ĐOÀN VÀ VAI TRÕ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN. 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG ĐOÀN 1.1.1. Vị trí của công đoàn … . . . ………………………………………… ……. 7 1.1.2. Tính chất của công đoàn. …………………………………………………… 8 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công đoàn Việt nam……………………………………. 9 1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của công đoàn. 12 1.2. Vai trò của công đoàn…………………………………………………………. 16 1.2.1. Khái niệm về vai trò của công đoàn. ……………………………………… 16 1.2.2. Nội dung vai trò của công đoàn. ………………………………………… 19 1.3. Quá trình hình thành và phát triển của công đoàn Việt Nam. 26 Chƣơng 2. VAI TRÕ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 2.1. VAI TRÒ CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC THẢO LUẬN CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG. 31 2.2. VAI TRÒ CÔNG ĐOÀN THAM GIA KIỂM TRA, GIÁM SÁT THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG. . 36 2.3. VAI TRÕ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC THƢƠNG LƢỢNG, KÝ KẾT THỎA ƢỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ. …………………………………………… 42 2.4. VAI TRÒ CÔNG ĐOÀN THAM GIA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG LAO ĐỘNG. ……………………………………………………………………. 46 2 2.4.1. Trong quá trình ký kết và chấm dứt hợp đồng lao động. …………… 46 2.4.2. Trong quá trình xây dựng nội quy, quy chế của doanh nghiệp …… 47 2.4.3. Trong quá trình xử lý kỷ luật lao động và bồi thƣờng thiệt hại. …… 49 2.4.4. Trong việc cổ phần hóa, sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp. 51 2.5. VAI TRÕ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC TỔ CHỨC NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT TINH THẦN CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG …………………………. 52 2.6. VAI TRÒ CÔNG ĐOÀN THAM GIA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG. ……………………………………………………… 55 2.6.1. Vai trò của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động. …………… 55 2.6.2. Vai trò của công đoàn trong tổ chức và lãnh đạo đình công. …………… 58 Chƣơng 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 3.1. NHẬN XÉT VỀ VAI TRÕ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM …………………………………………………… 66 3.1.1. Về ƣu điểm. ……………………………………………………………… 66 3.1.2. Về hạn chế. …………………………………………………………………. 76 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM. ……….83 3.2.1. Về các quy định của pháp luật. ………………………………………… 83 3.2.2. Về tổ chức thực hiện. 91 KẾT LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 3 4 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài. Công đoàn Việt nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân, người lao động tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam. Là tổ chức của người lao động, nên tổ chức và hoạt động của công đoàn gắn liền với chủ thể là người lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phù hợp với nền chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Luật công đoàn ban hành tháng 6 năm 1990 là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức công đoàn thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình sát hợp với quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời kỳ đầu đất nước chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. So với 20 năm trước, tổ chức công đoàn và hoạt động công đoàn đang đứng trước những thách thức lớn. Nền kinh tế đa dạng hơn về hình thức sở hữu, quan hệ lao động việc làm ngày càng trở lên phức tạp. Khác với các doanh nghiệp nhà nước, nơi được cho rằng không có sự tách biệt về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động do các doanh nghiệp đó thuộc sở hữu toàn dân, sự phân kỳ về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động trong khu vực ngoài quốc doanh nói chung và trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng ngày càng thể hiện rõ nét. Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Dương thì 6 tháng đầu năm nay đã có 150 vụ tranh chấp lao động tập thể và đình công tại 142 doanh nghiệp với gần 80 ngàn công nhân tham gia, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2010. Nhiều vụ diễn ra với quy mô lớn, thời gian kéo dài nhiều ngày khiến sản xuất đình trệ nghiêm trọng. Đáng chú ý là vụ đình công của trên 6.000 công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chí Hùng (vốn Đài Loan) ở huyện Tân Uyên (chuyên sản xuất giày da) kéo dài suốt trong 8 ngày liền gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất kinh doanh. 5 Tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo thống kê từ đầu năm đến nay đã có 132 vụ tranh chấp lao động, đình công tập thể với số lượng công nhân tham gia trên 72 ngàn người (tăng trên 120% so với cả năm 2010). Đặc biệt, mới đây nhất, tại Công Trách nhiệm hữu hạn Pouyuen ở quận Bình Tân (chuyên sản xuất giày da) có tới 12 ngàn công nhân tham gia đình công, kéo dài trong 8 ngày (từ 21/6 đến 29/6) khiến công ty này phải cho toàn bộ 92 ngàn công nhân của toàn công ty nghỉ việc một tuần nhưng vẫn trả lương…[30] Lý do mà công nhân đưa ra để họ tổ chức đình công ở tất cả các doanh nghiệp đều tập trung vào các vấn đề như phải làm tăng ca, điều kiện làm việc không bảo đảm, lương, thưởng quá thấp không đủ sống, thực hiện một số nội quy, quy định quá khắt khe không những không khuyến khích người lao động mà còn có tác động ngược trở lại. Việc giải quyết nhanh chóng các tranh chấp lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động sẽ có những tác động tích cực đến thị trường lao động cũng như nền kinh tế xã hội. Khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, vai trò của công đoàn là hết sức quan trọng. Sự tham gia của công đoàn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động đã được quy định trong các văn bản pháp luật của nhà nước như: Hiến pháp, Bộ luật lao động, Luật công đoàn và các văn bản hướng hẫn thi hành. Tuy nhiên, trên thực tế trong những năm qua vai trò của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất mờ nhạt, công đoàn còn lúng túng, thụ động khi tranh chấp lao động xảy ra. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao hiệu quả, vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Với những lý do đó, Tác giả chọn đề tài: “Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt nam” làm luận văn thạc sỹ luật học của mình, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả của tổ chức công đoàn trong việc 6 bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động là một trong những chức năng nguyên thủy nhất của tổ chức công đoàn. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, đã liên tiếp xảy ra các vụ đình công của công nhân lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong các khu công nghiệp trên phạm vi cả nước. Điều này có một phần nguyên nhân từ sự yếu kém trong hoạt động của tổ chức công đoàn. Đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu về vai trò của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: Dương Văn Sao (2003), Nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Nguyễn Thị Phương Thúy (2008), Những vấn đề pháp lý về việc tham gia của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động và đình công – Luận văn thạc sỹ luật học; Đinh Thị Bình (2000), Công đoàn với chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong cơ chế thị trường ở Việt nam, khóa luận tốt nghiệp; Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh (2008), Tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Nguyễn Xuân Thu (2008)Cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học; và một số bài báo đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý… Các công trình, bài viết trên mới chỉ đi sâu nghiên cứu vai trò của công đoàn trong các doanh nghiệp nói chung, hoặc chỉ nghiên cứu vai trò của công đoàn trong phạm vi hẹp hơn (giải quyết tranh chấp lao động và đình công) hoặc chỉ tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà không đề câp đến thực trạng hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như góc độ pháp lý của vấn đề, đồng thời thiếu sự so sánh đối chiếu với các quy định của pháp luật nước ngoài. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ thống và đầy đủ về vấn đề: “Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người 7 lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam” là việc làm mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. Luận văn làm sáng tỏ về mặt lý luận những vấn đề về vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam. Trên cơ sở xem xét các quy định của pháp luật về vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thực tiễn thực hiện. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mục đích nghiên cứu của đề tài được cụ thể hóa ở những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu những vấn đề khái quát chung về công đoàn. - Nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề lý luận và thực tiễn việc thực hiện vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. - Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện vai trò bảo vệ quyền lợi người lao động của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. - Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam tập trung vào việc thực hiện các chức năng đã được pháp luật quy định. Trên cơ sở đánh giá tính hiệu quả của công đoàn 8 trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về cách thức thành lập, vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, kết hợp với việc tham khảo tổng hợp các ý kiến của một số cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam, các chuyên gia luật, kinh tế, cũng như tham khảo kinh nghiệm tổ chức và hoạt động công đoàn một số nước để bước đầu đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả lấy phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, các phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu, khảo sát thu thập, điều tra xã hội học… được sử dụng phù hợp với từng mặt, từng lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề lao động, việc làm, các quy định của Hiến pháp trong lĩnh vực lao động, công đoàn, các quy phạm pháp luật lao động được sử dụng với tư cách là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho quá trình nghiên cứu. 6. Kết quả của luận văn. Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận về vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam; Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành cũng như thực tiễn việc thực hiện từ đó đưa ra các kiến nghị đồng bộ cả về mặt lập pháp và tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Đó sẽ là những 9 đóng góp của luận văn đối với công tác nghiên cứu khoa học, công tác lập pháp và việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 03 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Khái quát chung về công đoàn và vai trò của tổ chức công đoàn. Chương 2: Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. [...]... công đoàn Việt Nam sẽ được tiến hành, với sứ mệnh lịch sử của mình công đoàn sẽ tiếp tục là một nhân tố không thể thiếu được trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu không ngừng cho sự nghiệp công đoàn, cho việc bảo vệ quyền lợi của người lao động 32 Chƣơng 2 VAI TRÕ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở. .. các công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn đã được phân cấp quản lý theo điều lệ công đoàn Việt Nam Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn có đối tư ng chỉ đạo trực tiếp là các công đoàn bộ phận; tổ công đoàn Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn ra quyết định thành lập và công nhận ban chấp hành công đoàn bộ phận và tổ công đoàn; chỉ đạo công đoàn bộ phận và tổ công đoàn, thực hiện có hiệu quả công tác chính trị, tư tưởng,... bản chất và vai trò của công đoàn trong xã hội Công đoàn có các chức năng sau: Thứ nhất: công đoàn có chức năng bảo vệ lợi ích của người lao động Do trình độ dân trí còn thấp, những tàn dư của xã hội cũ để lại và những tư tưởng độc đoán, trù dập, ức hiếp người lao động của người sử dụng lao động đã dẫn đến nhiều hiện tư ng vi phạm đến quyền, lợi ích và đời sống của người lao động Những hiện tư ng này... dụng lao động và ngân sách nhà nước, cán bộ công đoàn cơ sở tuyệt đại đa số là người lao động hưởng lương của người sử dụng lao động ) Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, vai trò của người lao động và người sử dụng lao động (hay đúng hơn vai trò của người lao động và Nhà nước) là đồng nhất thì cách làm này là phù hợp Ngược lại, trong cơ chế kinh tế thị trường, Nhà nước, người lao động và người. .. chức Công đoàn, Công đoàn đóng vai trò cầu nối giữa người sử dụng lao động và người lao động Thông qua tổ chức Công đoàn, doanh nghiệp dễ dàng và nhanh chóng truyền đạt đến người lao động những quy định về lao động của doanh nghiệp cũng như nắm bắt, thu thập thông tin, những phản hồi của người lao động đối với các quy định về lao động của doanh nghiệp, nắm bắt thông tin về người lao động làm cơ sở đề... doanh nghiệp nhà nước mà phải mở rộng đến mọi công nhân lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 31 Để định hướng và xây dựng nền tảng cho hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới, Nhà nước ta đã ban hành Luật công đoàn được Quốc hội thông qua ngày 306-1990 thay cho Luật công đoàn 1957 và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã ban hành Điều lệ công đoàn. .. NGOÀI Ở VIỆT NAM 2.1 VAI TRÒ CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC THẢO LUẬN CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG Mối quan hệ giữa các bên trong quá trình lao động chính là quan hệ lao động Trong mối quan hệ đó, chủ thể chủ yếu là người lao động và người sử dụng lao động, sự phát triển của mối quan hệ này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả việc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tại các doanh nghiệp. .. đề xuất chủ doanh nghiệp điều chỉnh chính sách lao động phù hợp với thực tiễn cũng như các quy định của pháp luật Việt Nam Vì thế, tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xem như một kênh thông tin quan trọng, giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phổ biến các chính sách lao động đến với người lao động, đồng thời nhận được sự phản hồi từ người lao động về các... triển đoàn viên, xây dựng công đoàn bộ phận tổ công đoàn và công đoàn cơ sở vững mạnh Với một cơ cấu chặt chẽ thống nhất như vậy, công đoàn có điều kiện thuận lợi trong hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động và đưa chính sách pháp luật vào đời sống, giúp cho đại bộ phận người lao động và người sử dụng lao động thực hiện tốt chính sách của nhà nước vì sự phát triển của doanh nghiệp. .. thế, công đoàn phải là đại diện bảo vệ quyền lợi cho công nhân nói riêng và người lao động nói chung Trong điều kiện hiện nay, với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chức năng bảo vệ lợi ích công nhân lao động của công đoàn càng hết sức quan trọng 15 Muốn bảo vệ lợi ích công nhân lao động, công đoàn cần phải làm gì? Một loạt nội dung hoạt động cần được tiến hành để thực hiện chức năng bảo vệ lợi . triển của công đoàn Việt Nam. 26 Chƣơng 2. VAI TRÕ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 2.1. VAI TRÒ CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC. chung về công đoàn và vai trò của tổ chức công đoàn. Chương 2: Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Chương. bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam. Trên cơ sở xem xét các quy định của pháp luật về vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người

Ngày đăng: 10/07/2015, 09:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MUC LUC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG ĐOÀN.

  • 1.1.1. Vị trí của công đoàn.

  • 1.1.2. Tính chất của công đoàn.

  • 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công đoàn Việt nam.

  • 1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của công đoàn.

  • 1.2. Vai trò của công đoàn.

  • 1.2.1. Khái niệm về vai trò của công đoàn.

  • 1.2.2. Nội dung vai trò của công đoàn.

  • 1.3. Quá trình hình thành và phát triển của công đoàn Việt Nam.

  • 2.4.1. Trong quá trình ký kết và chấm dứt hợp đồng lao động.

  • 2.4.2. Trong quá trình xây dựng nội quy, quy chế của doanh nghiệp

  • 2.4.3. Trong quá trình xử lý kỷ luật lao động và bồi thƣờng thiệt hại.

  • 2.4.4. Trong việc cổ phần hóa, sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp.

  • 2.6.1. Vai trò của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động.

  • 2.6.2. Vai trò của công đoàn trong tổ chức và lãnh đạo đình công.

  • 3.1.1. Về ƣu điểm.

  • 3.1.2. Về hạn chế.

  • 3.2.1. Về các quy định của pháp luật.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan