vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn công nghệ 8 bản vẽ khối đa diện khối tròn xoay

9 3.3K 65
vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn công nghệ 8 bản vẽ khối đa diện khối tròn xoay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

phßng gi¸o dôc - ®µo t¹o quËn hoµng mai trêng thcs VĨNH HƯNG Địa chỉ: Ngõ 126 phố Vĩnh Hưng – Hoàng Mai – Hà Nội. Email: vinhhung.edu@gmail.com  BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN CÔNG NGHỆ 8 CHỦ ĐỀ: “BẢN VẼ KHỐI ĐA DIỆN, KHỐI TRÒN XOAY” Giáo viên: LÊ HẢI KIỀU KHUÊ Điện thoại: 0936 752 774 Email: lekieukhue68@gmail.com hµ néi 12/ 2014– 1 PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Hoàng Mai - Trường THCS Vĩnh Hưng - Địa chỉ: Ngõ 126 phố Vĩnh Hưng- Hoàng Mai- Hà Nội. - Điện thoại: 043 644 6232 - Email: vinhhung.edu@gmail.com - Họ và tên giáo viên: Lê Hải Kiều Khuê - Điện thoại: 0936 752 774 - Email: lekieukhue68@gmail.com PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên dự án dạy học: Chủ đề “BẢN VẼ KHỐI ĐA DIỆN, KHỐI TRÒN XOAY” (Công nghệ 8) 2. Mục tiêu dạy học a. Kiến thức : - Công nghệ 8: chương I bài 4 “Bản vẽ các khối đa diện”; bài 6 “Bản vẽ các khối tròn xoay” - Toán 8: chương IV bài 2 “Hình hộp chữ nhật” ; bài 4 “Hình lăng trụ” ; bài 7 “Hình chóp đều” - Toán 9: chương IV bài 1 “Hình trụ” ; bài 2 “Hình nón” ; bài 3 “Hình cầu” b. Kỹ năng : - Đọc bản vẽ hình chiếu của các khối đa diện, hình chiếu của các khối tròn xoay - Vẽ hình chiếu của các khối đa diện: Hình hộp chữ nhật, Hình lăng trụ đều, Hình chóp đều - Vẽ hình chiếu của các khối tròn xoay: Hình trụ, Hình nón, Hình cầu c. Thái độ: - Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Công nghệ, Toán…. để giải quyết các vấn đề dự án dạy học đặt ra. 3. Đối tượng dạy học của dự án a. Đối tượng dạy học của dự án là học sinh bậc THCS: + Số lượng: 32 em. + Số lớp thực hiện: 1 + Khối lớp: 8 b. Đặc điểm của học sinh dạy học theo dự án: * Thuận lợi: + Đối tượng mà tôi áp dụng thực hiện dự án là học sinh lớp 8. Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy trực tiếp đối với học sinh lớp 8 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện. + Các em học sinh lớp 8 đã được tiếp cận với kiến thức của chương trình THCS được hơn hai năm nên không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về phương pháp, đổi mới về kiểm tra đánh giá mà các thầy cô giáo đã áp dụng trong quá trình giảng dạy. * Khó khăn: - Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều. - Khả năng tư duy, độc lập, sáng tạo của học sinh còn hạn chế. 4. Ý nghĩa của dự án Qua quá trình dạy học nói chung và thực tế giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân nói riêng, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức của các môn học vào để giải quyết một vấn đề, một tình huống nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Hơn nữa, tôi thấy rằng “Tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt trong giáo dục, cụ thể là trong giảng dạy, tích hợp kiến thức của nhiều môn học vào giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó. Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy được khả năng suy nghĩ, tìm tòi, tư duy sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống. Chính vì thế, tôi mạnh dạn trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với học sinh lớp 8 với chủ đề: “BẢN VẼ KHỐI ĐA DIỆN, KHỐI TRÒN XOAY” ở bộ môn Công nghệ 8. Tôi thực hiện dự án này với mục đích là giúp các em học sinh nắm được cách vẽ hình chiếu của các khối đa diện, các khối tròn xoay của môn Công nghệ. Từ các kiến thức liên môn đã được tích hợp trong dự án, học sinh dễ dàng tiếp thu các bài học về các hình như Hình hộp chữ nhật, Hình lăng trụ, Hình chóp đều, Hình trụ, Hình nón, Hình cầu trong môn Toán Trong quá trình soạn bài thực tế, tôi nhận thấy nếu có kết hợp các kiến thức của các môn học khác vào bài soạn sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn. Giúp học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt và có hiệu quả hơn. 5. Thiết bị dạy học, tư liệu: GV: - Bài giảng Power Point. - Mẫu vật các khối đa diện, các khối tròn xoay trong bộ đồ dùng Công nghệ 8 và một số mẫu vật tự làm, tự sưu tầm được - Thiết bị và đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT: + Máy tính kết nối mạng internet. + Máy chiếu projecter HS: sưu tầm các mẫu vật có liên quan đến bài học 6. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực: - Vấn đáp - Thảo luận nhóm. - Xử lý tình huống - Trò chơi. 7. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: Tiết 3: BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN I. Mục tiêu - Nhận dạng được các khối đa diện thường gặp (Hình hộp chữ nhật; hình lăng trụ đều; hình chóp đều). - Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật; hình lăng trụ đều; hình chóp đều. II. Chuẩn bị - Chuẩn bị các đồ dùng dạy học như các hình 4.1; 4.2; 4.3; 4.7 và các khối đa diện như hình hộp chữ nhật; hình lăng trụ đều; hình chóp đều; mô hình 3 mp chiếu -Vật mẫu có dạng khối hộp chữ nhật (bao diêm; hộp thuốc lá ) - Phần mềm trình chiếu Power Point III. Tiến trình bài dạy: 1) Ổn định tổ chức lớp 2) Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi trang 10 sgk * ĐVĐ: Hình chiếu là hình biểu hiện một mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát đứng trước vật thể. Phần khuất được thể hiện bằng nét đứt. Vậy có các phép chiếu nào? Tên gọi các hình chiếu như thế nào? 3) Bài mới: Hoạt động của GV và HS Ghi bảng HĐ 1: Tìm hiểu khối đa diện -GV cho HS quan sát tranh; mô hình các khối đa diện ; trình chiếu và đặt câu hỏi: Các em cho biết các khối hình học trên được bao bọc bởi các hình gì? - GV kết luận lại và cho HS tự kể một số vật thể có dạng khối đa diện như: bao diêm; hộp phấn; kim tự tháp HĐ 2: Tìm hiểu về hình hộp chữ nhật - GV cho HS quan sát tranh; mô hình các khối hhcn trình chiếu và đặt câu hỏi: Các em cho biết các khối hình hộp chữ nhật này có mấy mặt và được bao bọc bởi các hình gì? 1. Khối đa diện Khối đa diện được bao bọc bởi các hình đa giác phẳng như hình chữ nhật và tam giác. - VD: bao diêm; bao thuốc lá 2. Hình hộp chữ nhật: a) Thế nào là hình hộp chữ nhật ? - HHCN có 6 mặt và được bao bọc bởi 6 hcn. - GV giải thích về các kích thước của hhcn: chiều dài; chiều rộng; chiều cao Tìm hiểu về hình chiếu của hình hộp chữ nhật - GV trình chiếu, đặt mẫu vật hình hộp chữ nhật trong mô hình 3 mp chiếu bằng bìa cứng và đặt câu hỏi: Khi ta chiếu hình hộp chữ nhật này lên mp chiếu đứng thì hình chiếu đứng của nó là hình gì? Kích thước của hình chiếu phản ánh kích thước nào của hình chữ nhật? - GV cho các nhóm HS làm tương tự đối với các hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh. - GV cho HS điền kết quả vào bảng 4.1 và ghi lại lên bảng. b) Hình chiếu của hình hộp chữ nhật: - Hình chiếu đứng của hình hộp chữ nhật là hình chữ nhật - Hình chiếu bằng của hình hộp chữ nhật là hình chữ nhật - Hình chiếu cạnh của hình hộp chữ nhật là hình chữ nhật - Kích thước của hình chiếu phản ánh chiều dài và chiều cao của hình hộp chữ nhật. HĐ 3: Tìm hiểu về hình lăng trụ đều. - GV cho HS quan sát tranh; mô hình hình lăng trụ đều, trình chiếu và đặt câu hỏi: Các em cho biết khối đa diện này có mấy mặt và được bao bọc bởi các hình gì? - GV kết luận như SGK Tìm hiểu về hình chiếu của hình lăng trụ đều. - GV trình chiếu đặt mẫu vật hình lăng trụ đều trong mô hình 3 mp chiếu bằng bìa cứng và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK - HS các nhóm điền kết quả vào bảng 4.2 - GV ghi lại kết quả lên bảng 3. Hình lăng trụ đều: a) Thế nào là hình lăng trụ đều? - Hình lăng trụ đều có các mặt đáy là các đa giác đều; còn các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau. b) Hình chiếu của hình lăng trụ đều: - Hình chiếu đứng của hình lăng trụ là hình chữ nhật - Hình chiếu bằng của hình lăng trụ là tam giác đều. - Hình chiếu cạnh của hình lăng trụ là hcn - Kích thước của hình chiếu phản ánh chiều dài đáy và chiều cao của hình lăng trụ. HĐ 4: Tìm hiểu về hình chóp đều - GV cho HS quan sát tranh; mô hình hình chóp đều trình chiếu và đặt câu hỏi: Các em cho biết khối đa diện này có mấy mặt và được bao bọc bởi các hình gì? - GV kết luận như SGK 4. Hình chóp đều: a) Thế nào là hình chóp đều? - HCĐ có mặt đáy là một hình đa giác đều và các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh. Tìm hiểu về hình chiếu của hình chóp đều. - GV trình chiếu đặt mẫu vật hình lăng chóp đều trong mô hình 3 mp chiếu bằng bìa cứng và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK - GV cho các nhóm HS điền kết quả vào bảng 4.2 - GV ghi lại kết quả lên bảng b) Hình chiếu của hình chóp đều: - Hình chiếu đứng của hình chóp đều là tam giác cân. - Hình chiếu bằng của hình chóp đều là hình vuông. - Hình chiếu cạnh của hình chóp đều là tam giác cân - Kích thước của hình chiếu phản ánh chiều dài đáy và chiều cao của hình chóp đều 5. Chú ý: sgk/ tr 18. HĐ 5: Hướng dẫn về nhà: BT tr19 (sgk). Đọc trước bài 5 Tiết 5: BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY I.Mục tiêu -Nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp -Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình trụ, hình nón, hình cầu -Rèn luyện kỹ năng vẽ các vật thể và các hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu II.Chuẩn bị -Tranh vẽ các hình trong bài -Mô hình các khối trụ, nón, cầu -Các vật mẫu: hộp sữa, quả bóng, cái nón - Phần mềm trình chiếu Power Point III.Tiến trình bài dạy: 1) ổn định tổ chức lớp 2) Bài mới: Hoạt động của GV và HS Ghi bảng HĐ1.Tìm hiểu khối tròn xoay *GV cho HS quan sát tranh và mô hình các khối tròn xoay, trình chiếu, đặt câu hỏi: +Các khối tròn xoay có tên gọi là gì ? Chúng được tạo thành ntn? -HS trả lời bằng cách điền từ vào chỗ trống => GV kết luận +Em hãy kể tên một số vật thể có dạng khối tròn xoay mà em biết? I.Khối tròn xoay -Hình trụ: Khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh ta được hình trụ -Hình nón: Khi quay một tam giác vuông quanh cạnh góc vuông ta được hình nón -Hình cầu:Khi ta quay nửa hình tròn quanh một đường kính ta được hình cầu Khối tròn xoay được tạo thành khi ta quay một hình phẳng quanh một trục quay cố định của nó HĐ2. Tìm hiểu hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu *Hình trụ: GV cho HS quan sát mô hình hình trụ, trình chiếu và chỉ rõ các phương chiếu +Cho biết tên gọi các hình chiếu của hình trụ, các hình chiếu có dạng là hình gì? Nó thể hiện kích thước nào của khối trụ? -GV vẽ các hình chiếu lên bảng Cho các nhóm HS kết luận và ghi vào bảng 6.1 *Cho HS quan sát mô hình hình nón, trình chiếu và chỉ rõ các phép chiếu +Hỏi tương tự như hình trụ -GV vẽ các hình chiếu lên bảng Cho các nhóm HS kết luận và ghi vào bảng 6.2 *Cho HS quan sát mô hình hình cầu, trình chiếu và đặt câu hỏi tương tự như hai hình trên II. Hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu 1. Hình trụ Bảng 6.1 Hình chiếu Hình dạng Kích thước Đứng Chữ nhật d,h Bằng Tròn d Cạnh Chữ nhật d,h 2. Hình nón Bảng 6.2 Hình chiếu Hình dạng Kíchthước Đứng Tam giác d,h Bằng Tam giác h,d Cạnh Tròn d 3.Hình cầu -GV vẽ các hình chiếu lên bảng Cho các nhóm HS kết luận và ghi vào bảng 6.3 Sau khi giảng xong các khối tròn xoay, GV đặt câu hỏi chung +Để biểu diễn khối tròn xoay cần mấy hình chiếu, đó là các hình chiếu nào? Để xác định khối tròn xoay cần có các kích thước nào? -HS thảo luận GV kết luận Bảng 6.3 HĐ3:Tổng kết -HS đọc ghi nhớ và GV nêu câu hỏi cuối bài để HS trả lời -Trả bài thực hành và nhận xét đánh giá kết quả, những điểm cần lưu ý 4. Kết luận: Thường dùng 2 hình chiếu để biểu diễn khối tròn xoay: một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao, một hình chiếu thể hiện hình dạng và kích thước đáy HĐ 3. HDVN: - Chuẩn bị bài thực hành - Trả lời lại các câu hỏi và làm BT - GV hướng dẫn bài tập cuối bài. * Đánh giá kết quả học tập của học sinh: Qua kiểm tra đánh giá, tôi thấy rằng: kết quả học tập của học sinh có nhiều chuyển biến. Lớp dự án của tôi là một lớp đại trà, học sinh có nhận thức và khả năng còn nhiều hạn chế. Nhưng khi vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy trong tiết học, học sinh hiểu bài, có hứng thú học tập, kết quả học tập có nhiều khả quan. Nếu các bài học trước, khi kiểm tra kiến thức bài cũ, học sinh có hiểu bài nhưng chưa sâu, vẫn còn học sinh ở mức điểm trung bình thậm chí còn có học sinh điểm Yếu. Nhưng đến bài kiểm tra này, học sinh đạt điểm Khá, Giỏi chiếm hơn ¾, đặc biệt không còn học sinh đạt điểm Yếu. Mặc dù, kết quả đó chưa đạt được như mong đợi của tôi khi thực hiện dự án nhưng tôi cũng đã phần nào hài lòng với kết quả thu được. Tôi hy vọng, với những dự án sau, kết quả học tập của học sinh sẽ tốt hơn, đạt kết quả cao hơn. Hình chiếu Hình dạng Kích thước Đứng Tròn d Bằng Tròn d Cạnh Tròn d . THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN CÔNG NGHỆ 8 CHỦ ĐỀ: “BẢN VẼ KHỐI ĐA DIỆN, KHỐI TRÒN XOAY Giáo viên: LÊ HẢI KIỀU KHUÊ Điện thoại: 0936 752 774 Email: lekieukhue 68@ gmail.com hµ. lekieukhue 68@ gmail.com PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên dự án dạy học: Chủ đề “BẢN VẼ KHỐI ĐA DIỆN, KHỐI TRÒN XOAY (Công nghệ 8) 2. Mục tiêu dạy học a. Kiến thức : - Công nghệ 8: chương. TRÒN XOAY ở bộ môn Công nghệ 8. Tôi thực hiện dự án này với mục đích là giúp các em học sinh nắm được cách vẽ hình chiếu của các khối đa diện, các khối tròn xoay của môn Công nghệ. Từ các kiến

Ngày đăng: 09/07/2015, 21:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan