Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

132 686 2
Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CAO XUÂN QUẢNG PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ : LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. LÊ THỊ THU THỦY HÀ NỘI - NĂM 2007 2 MỤC LỤC. Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt. PHẦN MỞ ĐẦU Chƣơng I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. I.1 Khái niệm về thƣ tín dụng và phƣơng thức thanh toán bằng thƣ tín dụng. I.1.1 Nguồn gốc hình thành thƣ tín dụng I.1.2 Khái niệm thƣ tín dụng I.1.3 Vai trò của thƣ tín dụng I.1.4 Bản chất pháp lý của thƣ tín dụng. I.2 Các loại thƣ tín dụng. I.3 Các nguyên tắc, đặc trƣng của phƣơng thức thanh toán bằng thƣ tín dụng. I.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của phƣơng thức thanh toán bằng thƣ tín dụng. I.3.2 Các đặc trƣng của phƣơng thức tín dụng chứng từ. I.4 Các bên tham gia và quá trình thực hiện thanh toán bằng thƣ tín dụng. I.4.1 Các bên tham gia, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quá trình thanh toán bằng thƣ tín dụng theo các quy định của UCP và các quy định có liên quan. II.4 Quan hệ giữa thƣ tín dụng và hợp đồng mua bán. II.5 Quan hệ giữa ngƣời mua (ngƣời yêu cầu mở thƣ tín dụng) và ngân hàng phát hành. II.6 Quan hệ giữa ngân hàng phát hành, ngƣời thụ hƣởng và ngân hàng trung gian. I.4.2 Quy trình thực hiện thanh toán bằng thƣ tín dụng. I.5 Pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng trƣớc yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. I.5.2 Pháp luật về thanh toán bằng L/C – cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh các quan hệ thanh toán bằng L/C. I.5.2 Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và những yêu cầu đặt ra đối với quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng ở Việt Nam. Chƣơng II : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIÊN NAY. II.1 Các quy định quốc tế điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng L/C. 3 II.1.1 Các UCP. II.1.2 eUCP và ISBP – các phụ bản của UCP. II.2 Các văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng L/C ở Việt Nam. II.3 Các dạng tranh chấp phổ biến phát sinh từ hoạt động thanh toán bằng L/C và giải quyết tranh chấp. II.3.1 Các tranh chấp liên quan đến chứng từ xuất trình. II.3.2 Tranh chấp phát sinh do cách hiểu không đúng về điều kiện phi chứng từ. II.3.3 Các tranh chấp liên quan tới trách nhiệm của các bên tham gia vào phƣơng thức tín dụng chứng từ. II.4 Các vấn đề đặt ra từ việc áp dụng pháp luật về thanh toán bằng L/C ở Việt Nam. Chƣơng III : HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN BẰNG TÍN DỤNG THƢ. III.1 Cơ sở cho việc định hƣớng hoàn thiện pháp luật về thƣ tín dụng. III.2 Hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng. III.2.1 Xử lý các vấn đề tồn tại. III.2.2 Hoàn thiện các quy định hiện hành. III.2.2 Đề xuất. Kết luận. CÁC PHỤ LỤC. 4 MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài : Trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra rất sôi động và mạnh mẽ, Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quan hệ giao lƣu, buôn bán với các nƣớc. Tham gia sân chơi chung tức là chúng ta phải chấp nhận những quy tắc, luật lệ chung trong đó có các quy tắc trong thanh toán thƣơng mại quốc tế bằng thƣ tín dụng (L/C). Trên thực tế, thƣ tín dụng là một công cụ rất cổ điển trong thanh toán thƣơng mại quốc tế, nhƣng hiểu và vận dụng cho đúng và hiệu quả lại là một vấn đề không hề đơn giản. Trƣớc đây, trong thời kỳ bao cấp, chúng ta chịu ảnh hƣởng và chủ yếu quan hệ với Liên Xô và các nƣớc trong khối Đông Âu. Việc giao thƣơng buôn bán cũng tƣơng đối trầm lắng, chủ yếu dùng phƣơng thức nhờ thu với đồng tiền thanh toán là đồng Rúp. Nhƣng từ sau năm 1986, với chủ trƣơng mới và đặc biệt sau những năm đầu thập kỷ 90 đầy biến động của thế kỷ trƣớc, chúng ta đã có những thay đổi lớn về nhận thức và quan điểm quan hệ quốc tế, trong đó có thƣơng mại quốc tế. Ngƣời ta vẫn nói, toàn cầu hoá là một cuộc chơi mà ở đó phần thắng luôn thuộc về những ngƣời hiểu rõ luật chơi. Vì vậy, nắm đƣợc luật chơi chung là yêu cầu rất bức thiết. Hiện nay, chúng ta chủ trƣơng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, đã và đang tích cực tham gia, gia nhập những tổ chức thƣơng mại lớn (một trong những thành quả lớn nhất và mới nhất là việc chúng ta vừa trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO trong năm 2006). Vì vậy, việc nắm rõ về phƣơng thức thanh toán bằng thƣ tín dụng, đặc biệt trong thƣơng mại quốc tế là rất cần thiết, tránh những thiệt hại, yếu thế không đáng có. Đã hơn 20 năm bƣớc vào thời kỳ đổi mới, 15 năm bƣớc vào kinh tế thị trƣờng với rất nhiều cơ hội tham gia các quan hệ thƣơng mại quốc tế nhƣng thực thế các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của chúng ta vẫn chƣa thực sự hiểu biết và vận dụng hiệu quả phƣơng thức thanh toán bằng thƣ tín dụng – một trong những phƣơng thức thanh toán quan trọng của thƣơng mại quốc tế. Hiện nay, các quy định về thanh toán bằng L/C ở Việt Nam là rất thiếu và yếu, cần đƣợc nghiên cứu, phân tích để tìm nguyên nhân và các giải pháp hoàn thiện. 5 Liên quan đến việc nghiên cứu các quy định pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng, thực tế đã có một số bài báo, báo cáo khoa học và một số nghiên cứu, giáo trình, sách…nhƣ : Một số giáo trình của trƣờng Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội 1 , của các tác giả đã hoặc đang làm Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam 2 , ngoài ra còn một số bài báo, tài liệu của những ngƣời đang làm các công tác liên quan tại các Ngân hàng…Dù vậy, chƣa có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ và hoàn chỉnh cả về cơ sở lý luận và thực tiễn cho các quy định này. Với những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài “ Pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn tốt nghiệp cao học. II. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về thanh toán bằng L/C, đồng thời xem xét đánh giá thực trạng các quy định hiện nay ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng các quy định này, tôi mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận, bản chất của các quy định về thanh toán bằng thƣ tín dụng, từ đó đề xuất phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định này. III. Nhiệm vụ của Luận văn Để thực hiện đƣợc mục đích nêu trên, luận văn cần có những nhiệm vụ cụ thể sau : - Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thƣ tín dụng, vị trí vai trò của nó trong hoạt động thanh toán của các doanh nghiệp (đặc biệt trong thanh toán quốc tế) - Nghiên cứu bản chất của thƣ tín dụng, các bên tham gia và bản chất mối quan hệ giữa các bên, các bộ phận cấu thành thƣ tín dụng - Nghiên cứu thực trạng các quy định, các quy tắc đang đƣợc áp dụng hiện nay ở Việt Nam điều chỉnh vấn đề thanh toán bằng thƣ tín dụng. Từ đó đề ra các phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định này. 1 Xem các sách, giáo trình của Đinh Xuân Trình, Nguyễn Thị Quy, Nguyễn Thị Mơ… 2 Xem các tác phẩm của Nguyễn Trọng Thùy 6 IV. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu : - Đối tƣợng nghiên cứu : Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là các quy định hiện hành đang đƣợc sử dụng để điều chỉnh các phƣơng thức thanh toán trong thƣơng mại quốc tế ở Việt Nam, trong đó chủ yếu là thƣ tín dụng. Đồng thời cũng nghiên cứu giá trị thực tiễn của các quy định này. - Phạm vi nghiên cứu : Đề tài chỉ đi vào nghiên cứu các khía cạnh pháp lý của vấn đề mà không đi sâu vào khía cạnh kinh tế hay các khía cạnh có tính nghiệp vụ. V. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài nay, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với các phƣơng pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu đề tài. VI. Đóng góp của việc nghiên cứu đề tài - Làm sáng tỏ bản chất và quy trình thực hiện của thƣ tín dụng, giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiểu rõ giá trị và quy trình thực hiện của thƣ tín dụng. - Nghiên cứu một cách tổng thể các quy định hiện đƣợc áp dụng về vấn đề thƣ tín dụng, tìm ra những mặt đƣợc và mặt chƣa đƣợc, những khía cạnh đã đƣợc quy định, những khía cạnh còn bỏ ngỏ hay còn yếu - Đƣa ra đƣợc những đề xuất nhằm tiếp tục hoàn thiện những quy định về thƣ tín dụng, giúp những nhà xuất khẩu thực sự có một công cụ thanh toán hiệu quả trong thƣơng mại quốc tế VII. Bố cục của Luận văn : Ngoài các phần Lời cam đoan, Lời cảm ơn, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn gồm 03 chƣơng. 7 CHƢƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ I.1 Khái niệm về Thƣ tín dụng và thanh toán bằng thƣ tín dụng. I.1.1 Nguồn gốc hình thành thư tín dụng. Trong giai đoạn đầu tiên hình thành lịch sử loài ngƣời, có một số mốc đƣợc coi là rất quan trọng. Chẳng hạn, việc con ngƣời đứng thẳng lên đi bằng hai chân là đánh dấu việc con ngƣời chuyển từ vƣợn sang ngƣời. Khi con ngƣời bắt đầu biết sử dụng công cụ lao động là chính thức bƣớc từ giai đoạn thụ động sử dụng các sản phẩm thiên nhiên mà đã chính thức khai thác thiên nhiên một cách chủ động. Có lửa, con ngƣời bƣớc từ ăn sống nuốt tƣơi sang giai đoạn ăn chín Và khi sản phẩm dƣ thừa, nhu cầu trao đổi xuất hiện, dẫn đến sự ra đời của thƣơng mại. Có thể nói, việc xuất hiện hoạt động thƣơng mại đánh dấu một bƣớc phát triển lớn trong tiến trình lịch sử loài ngƣời. Thƣơng mại quốc tế gần nhƣ là xuất hiện và phát triển cùng với sự xuất hiện và phát triển của “loài ngƣời” theo đúng nghĩa. Và nhƣ là một quá trình tất yếu, trong sự phát triển của thƣơng mại, con ngƣời dần dần đúc kết, xây dựng những quy tắc, tập quán, tục lệ để hoạt động này ngày càng hoàn thiện hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của loài ngƣời. Cùng với những thuận lợi có thể mang lại, các hoạt động thƣơng mại quốc tế cũng chứa đựng những rủi ro. Khả năng xảy ra rủi ro là có với cả ngƣời mua và ngƣời bán, đặc biệt là trong những giai đoạn nhƣ vận chuyển, thanh toán Thƣ tín dụng ra đời chính từ nhu cầu hạn chế những rủi ro phát sinh trong thực tiễn . Những rủi ro này thƣờng xảy ra khi hai bên tham gia giao dịch ở cách xa nhau về mặt địa lý, thiếu thông tin về đối tác, và hàng hoá phải vận chuyển qua những phƣơng tiện chuyên chở đƣờng dài có nhiều rủi ro nhƣ tàu biển, máy bay hay tàu hoả. Thực tế cho thấy, mặc dù đôi khi ngƣời bán không thể đánh giá hết khả năng thanh toán của ngƣời mua qua các thông tin mình có, hay ngƣời mua có thể phải thanh toán khi không có một đảm bảo nào với việc hàng đƣợc xuất đi, cũng nhƣ có phù hợp với yêu cầu không, họ vẫn có nhu cầu tham gia giao dịch. Nhƣ vậy, không thể vì những rủi ro có thể xảy ra mà không tiến hành các hoạt động thƣơng mại, vấn đề là phải nghĩ ra các công cụ, phƣơng tiện, biện pháp để hạn chế nó. Mặt khác, một lý do dẫn đến sự ra đời của thƣ tín dụng là nhu cầu đƣợc thanh toán nhanh chóng của ngƣời bán. Hầu hết các hoạt động thƣơng mại quốc tế đều đƣợc thực hiện với những khoảng cách rất xa, chính điều này mang lại nhiều khó khăn cho vận chuyển và thanh toán. Chẳng hạn, một tầu hàng từ Việt Nam sang đến Hoa Kỳ hay Braxin bằng đƣờng biển có thể mất nhiều tháng và phải qua 8 rất nhiều quốc gia, bến cảng Trong trƣờng hợp này phƣơng thức thanh toán cổ điển “giao hàng - trả tiền”: thƣờng khiến cho cả ngƣời bán lẫn ngƣời mua không chủ động đƣợc về mặt vốn cũng nhƣ điều hành kinh doanh. Để bán một tầu hàng, có khi ngƣời bán phải chịu “đọng vốn” cả năm trời Ngay cả ngƣời mua cũng khó mà chủ động kế hoạch kinh doanh Thực tế đó phát sinh đòi hỏi phải có một phƣơng thức thanh toán vừa đảm bảo cho ngƣời bán đƣợc nhanh chóng nhận tiền sau khi xuất hàng đi, đồng thời lại đảm bảo cho ngƣời mua nhận hàng đúng và đủ với yêu cầu. Phƣơng thức thanh toán đó phải giản tiện, linh hoạt và phải dựa trên những bằng chứng thuyết phục về việc ngƣời bán đã thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong những tài liệu giao dịch, có một loại tài liệu có thể chứng minh sự tồn tại của hàng hoá, xác nhận hiện trạng hàng hoá cũng nhƣ việc chuyển giao hàng hoá từ ngƣời bán sang ngƣời vận chuyển … trong mọi trƣờng hợp đều cần phải có trong việc giao hàng, đó là chứng từ. Chứng từ dƣới dạng một hay nhiều văn bản xác nhận việc chuyển giao hàng hoá, đóng một vai trò quan trọng làm đại diện thay thế cho hàng hoá trong quá trình thanh toán. Nhƣng ngƣời bán và ngƣời mua không thể tự mình thực hiện mọi công việc liên quan. Đến đây, xuất hiện nhu cầu của những ngƣời trung gian, đó là các ngân hàng. Khi đó, dựa trên chứng từ, Ngân hàng của ngƣời mua sẽ tiến hành chi trả khi chứng từ thoả mãn những điều kiện và tiêu chuẩn đã đƣợc quy định. Việc tiến hành thanh toán thông qua ngân hàng dựa trên chứng từ đƣợc xuất trình trở thành một giải pháp cho cả hai vấn đề nêu trên và là cơ sở hình thành hình thức thanh toán bằng thƣ tín dụng trong quan hệ thƣơng mại quốc tế. I.1.2 Khái niệm thư tín dụng Phƣơng thức thanh toán bằng thƣ tín dụng còn đƣợc gọi là phƣơng thức tín dụng chứng từ. Đây là một trong nhiều phƣơng thức thanh toán không sử dụng tiền mặt trong thƣơng mại, đặc biệt là thƣơng mại quốc tế. Về bản chất, tín dụng chứng từ đƣợc thực hiện dựa trên sự can thiệp của ngân hàng vào một giao dịch thƣơng mại theo yêu cầu của một bên tham gia giao dịch, cho phép thanh toán cho ngƣời bán trên cơ sở xuất trình chứng từ viết. Có nhiều cách để định nghĩa về thƣ tín dụng, nhƣng định nghĩa đƣợc thừa nhận rộng rãi và đƣợc coi là chuẩn mực nằm tại Điều 2 của bộ Các quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ, xuất bản phẩm số 500 (UCP 500) (vấn đề các UCP sẽ được trình bày chi tiết tại chương II). Theo đó, UCP 500 đã đƣa ra một định nghĩa nhƣ sau: 9 Những thuật ngữ “tín dụng chứng từ” và “thư tín dụng dự phòng” (dưới đây gọi chung là Tín dụng) có nghĩa là bất cứ một một thoả thuận nào, dù cho được gọi hoặc mô tả như thế nào, theo đó một Ngân hàng (Ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và chỉ thị của một khách hàng (người yêu cầu phát hành tín dụng) hoặc nhân danh chính mình: - phải tiến hành việc trả tiền hoặc trả tiền theo lệnh của một người thứ ba (Người thụ hưởng lợi) hoặc phải chấp nhận và trả tiền các hối phiếu do người thụ hưởng lợi ký phát, hoặc - phải uỷ quyền cho một ngân hàng khác tiến hành thanh toán như thế hoặc chấp nhận và trả tiền các hối phiếu như thế hoặc - uỷ quyền cho một ngân hàng khác chiết khấu khi (các) chứng từ quy định được xuất trình với điều kiện là các điều kiện của Tín dụng được thực hiện đúng” Theo quy định tại Điều 16 của Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 03 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam về việc ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (“ quyết định 226” )thì : “Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được Ngân hàng mở theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thư tín dụng), theo đó, Ngân hàng thực hiện yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thư tín dụng) để : - Trả tiền hoặc ủy quyền cho Ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện của thư tíndụng; hoặc - Chấp nhận sẽ trả tiền hoặc ủy quyền cho Ngân hàng khác trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng vào một thời điểm nhất định trong tương lai khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán của thư tín dụng”. Nhƣ vậy, nếu theo quy định trên, về phạm vi, thƣ tín dụng đƣợc dùng để thanh toán giữa ngƣời mua và ngƣời bán cả trong quan hệ thƣơng mại trong nƣớc và nƣớc ngoài. Tuy nhiên, trong thực tế ở Việt Nam, thƣ tín dụng chủ yếu đƣợc dùng trong các quan hệ thƣơng mại quốc tế mà hầu nhƣ không bao giờ đƣợc sử dụng cho các quan hệ thƣơng mại nội địa. Điều này do nhiều nguyên nhân. Có thể là do trong các quan hệ thƣơng mại nội địa, các thƣơng nhân còn có rất nhiều công cụ thanh toán khác hiệu quả. Và điều quan trọng hơn có lẽ và do chƣa có sự nhận thức về vai trò của thƣ tín dụng cũng nhƣ chƣa có thói quen sử dụng nó cho thƣơng mại trong nƣớc. 10 Ngoài quy định nêu trên về thƣ tín dụng nói chung, vai trò của thƣ tín dụng trả chậm đƣợc đặc biệt quy định riêng tại Điều 1 Quy chế mở thƣ tín dụng nhập hàng trả chậm ban hành kèm theo Quyết định số 711/2001/QĐ – NHNN ngày 25/5/2001, theo đó: “Thanh toán bằng thư tín dụng trả chậm (sau đây gọi là “nghiệp vụ L/C trả chậm”) là một phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có kỳ hạn do ngân hàng thực hiện để phục vụ cho việc nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp” Có thể nói thƣ tín dụng là một vấn đề không mới. Nó đã đƣợc thừa nhận và sử dụng rộng rãi trên thế giới, đồng thời, những nguyên tắc, tập quán cũng nhƣ những vấn đề liên quan đã đƣợc tổng hợp, đúc kết thành những văn bản, tài liệu đƣợc thừa nhận rộng rãi. Ở Việt Nam, dù các quy định pháp luật chƣa đầy đủ và hoàn chỉnh, nhƣng thực tế các doanh nghiệp và đơn vị cơ quan Nhà nƣớc ở Việt Nam trong quan hệ thƣơng mại quốc tế từ trƣớc đến nay vẫn thừa nhận thƣ tín dụng cũng nhƣ các vấn đề liên quan dựa trên các thông lệ và tập quán quốc tế, cụ thể nhất là Các quy tắc và thực hành thống nhất tín về dụng chứng từ do Phòng Thƣơng mại quốc tế soạn thảo và ban hành. Quy chế Mở thƣ tín dụng nhập hàng trả chậm ban hành kèm theo Quyết định số 711/2001/QĐ – NHNN ngày 25/5/2001, tại khoản 2 Điều 6 đã quy định rằng ngoài trách nhiệm phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, việc mở thƣ tín dụng trả chậm để nhập khẩu hàng hoá phải bảo đảm phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của Phòng Thƣơng mại Quốc tế (Theo phiên bản mà Ngân hàng lựa chọn để thực hiện). Điều 19, Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam về việc ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cũng quy định : “ việc mở, phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận, kiểm tra chứng từ, thanh toán, quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong thanh toán thư tín dụng thực hiện theo các quy tắc chung về tín dụng chứng từ do Phòng Thương mại quốc tế ICC ban hành, do các bên tham gia thanh toán thỏa thuận áp dụng và theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam”. Nhƣ vậy, bằng quy định này, Ngân hàng nhà nƣớc đã thừa nhận một cách chính thức định nghĩa cũng nhƣ các vấn đề liên quan khác theo nhƣ tập quán thƣơng mại quốc tế đƣợc thừa nhận rộng rãi (quy định trong các UCP). [...]... quy phạm pháp luật sẽ là cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội Các quy phạm pháp luật này ra đời do yêu cầu của xã hội trong việc điều chỉnh các mối quan hệ đó, hƣớng đến việc phát triển xã hội Pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng cũng vậy Nó chính là cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh các quan hệ thanh toán bằng thƣ tín dụng Nó ra đời khi nhu cầu của xã hội trong việc điều chỉnh... phù hợp Các quy định pháp luật quốc tế muốn đƣợc thừa nhận ở Việt Nam thì phải phù hợp với những nguyên tắc pháp lý cơ bản của pháp luật Việt Nam Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng Rất nhiều vấn đề trong số đó đặt ra từ những cam kết gia nhập WTO của Việt Nam cũng nhƣ những nghĩa vụ phải thực hiện khác khi trở thành thành viên của... chỉnh mối quan hệ này đã trở nên chín muồi và mục đích của nó là tạo ra một hành lang pháp lý cho mối quan hệ này tồn tại và phát triển I.5.2 Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và những yêu cầu đặt ra đối với quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tế hiểu một cách đơn giản nhất là quá trình Việt Nam “tìm tiếng nói chung”,... ngoài Mở Red clause L/C Khoản ứng trƣớc Nhà XK Việt Nam Biên nhận kho hàng Thông báo và xác nhận L/C và khoản Nhà cung cấp (Cá basa) Biên nhận kho hàng 29 ứng trƣớc Bank A (Ngân hàng phát hành) I.5 Bank C (NH thông báo và xác nhận) Kho hàng Pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng trƣớc yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế I.5.1 Pháp luật về thanh toán bằng L/C – cơ sở pháp lý cho việc điều. .. phƣơng thức thanh toán bằng L/C, mặc nhiên sẽ đƣợc hiểu là một phƣơng thức dùng trong thanh toán quốc tế và mọi trình bày trong luận văn cũng sẽ chỉ theo hƣớng này I.1.4 Bản chất pháp lý của Thư tín dụng Cốt lõi của cơ chế thanh toán bằng Thƣ tín dụng là quyền được bảo đảm thanh toán của ngƣời thụ hƣởng tƣơng ứng với cam kết thanh toán mang tính chắc chắn, trực tiếp và độc lập của ngân hàng Tính chất... chỉ có thể áp dụng đối với hoạt động thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu hàng hóa với nƣớc ngoài mà còn có thể áp dụng ngay trong quá trình thanh toán của hoạt động thƣơng mại trong một quốc gia Tuy nhiên, do trong hoạt động buôn bán trong một quốc gia, có nhiều phƣơng thức khác có thể sử dụng hiệu quả hơn cho nên ngƣời ta không hay dùng phƣơng thức thanh toán bằng thƣ tín dụng Vì vậy, trong luận... Thƣ tín dụng thanh toán ngay: Thƣ tín dụng trƣờng hợp đơn giản nhất là thanh toán ngay Việc thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng đƣợc ngân hàng thực hiện ngay trên cơ sở chứng từ đƣợc xuất trình và đã đƣợc kiểm tra - Thƣ tín dụng thanh toán có thời hạn: Đối với Thƣ tín dụng loại này, ngân hàng thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng khi hết một thời hạn nhất định, thƣờng là sau ngày vận chuyển Cụ thể hơn, việc thanh. .. quá trình thanh toán bằng thư tín dụng Tham gia vào phƣơng thức thanh toán thanh toán tín dụng chứng từ, có các chủ thể chủ yếu sau đây : - Ngƣời yêu cầu mở thƣ tín dụng (applicant) : là ngƣời nhập khẩu, ngƣời mua; - Ngƣời hƣởng lợi (beneficiary) : là ngƣời xuất khẩu, ngƣời bán hay ngƣời đƣợc hƣởng lợi chỉ định; - Ngân hàng mở thƣ tín dụng (Issuing Bank) : là ngân hàng đại diện cho ngƣời nhập khẩu;... lại lịch sử phát triển của mình, thực chất nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa giao thƣơng, tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khá lâu Cách đây 6 Đảng cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.66 7 Đảng cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 100-101 33 nhiều thế kỷ,... triển của thƣơng mại quốc tế Việc thanh toán đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau (thanh toán ngay, chấp nhận và thanh toán hối phiếu, chiết khấu hối phiếu …) Quyết định 226 quy định thƣ tín dụng là một thể lệ thanh toán qua ngân hàng bên cạnh các thể lệ thanh toán khác nhƣ séc, uỷ nhiệm chi - chuyển tiền, uỷ nhiệm thu, ngân phiếu thanh toán, thẻ thanh toán … Thư tín dụng còn có vai trò bảo . hiện thanh toán bằng thƣ tín dụng. I.5 Pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng trƣớc yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. I.5.2 Pháp luật về thanh toán bằng L/C – cơ sở pháp lý. HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CAO XUÂN QUẢNG PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH. ĐỀ VỀ THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ I.1 Khái niệm về Thƣ tín dụng và thanh toán bằng thƣ tín dụng. I.1.1 Nguồn gốc hình thành thư tín dụng. Trong

Ngày đăng: 09/07/2015, 21:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC.

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

  • I.1 Khái niệm về Thư tín dụng và thanh toán bằng thư tín dụng.

  • I.1.1 Nguồn gốc hình thành thư tín dụng

  • I.1.2 Khái niệm thư tín dụng

  • I.1.3 Vai trò của thư tín dụng

  • I.1.4 Bản chất pháp lý của Thư tín dụng

  • I.2 Các loại thư tín dụng.

  • I.3 Các nguyên tắc, đặc trưng của phƣơng thức tín dụng chứng từ.

  • I.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của phương thức tín dụng chứng từ.

  • I.3.2 Các đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ.

  • I.4 Các bên tham gia và quy trình thực hiện thanh toán bằng thƣ tín dụng.

  • I.4.2 Quy trình thực hiện thanh toán bằng Thư tín dụng :

  • CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

  • II.1 Các quy định quốc tế điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng L/C

  • II.1.1 Các UCP

  • II.1.2 eUCP và ISBP – các phụ bản của UCP

  • II.2 Các văn bản điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng L/C ở Việt Nam

  • II.3 Quan hệ giữa thư tín dụng và hợp đồng mua bán

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan