Pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam

125 925 3
Pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NINH THỊ HẠNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC ĐẦU TƢ VÀO DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NINH THỊ HẠNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC ĐẦU TƢ VÀO DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Hƣơng HÀ NỘI - 2014 LI CAM OAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Ninh Thị Hạnh MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN NHÀ NƢỚC ĐẦU TƢ VÀO DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH 6 1.1. Khái quát về vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp 6 1.1.1. Khái niệm vốn 6 1.1.1.1. Vốn của chủ sở hữu 7 1.1.1.2. Vốn nợ của doanh nghiệp 9 1.1.2. Khái niệm vốn nhà nước 10 1.1.3. Đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp 13 1.2. Pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp 16 1.2.1 Khái niệm và nguyên tắc điều chỉnh pháp luật quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp 16 1.2.2 Nội dung quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp 21 1.2.3 Vai trò pháp luật quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp 28 1.3. Mô hình quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở một số nước 29 1.3.1. Mô hình của Trung Quốc 31 1.3.2. Mô hình của Singapore 34 1.3.3. Mô hình của New Zealand 36 Kết luận chương 1 40 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ VỐN NHÀ NƢỚC ĐẦU TƢ VÀO DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 41 2.1. Thực trạng pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam 41 2.1.1. Quy định về đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam 42 2.1.2. Quy định về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam 53 2.1.3. Quy định về phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước 58 2.1.4. Quy định về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp 61 2.2. Mô hình quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam 68 Kết luận chương 2 92 Chương 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC ĐẦU TƢ VÀO DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 93 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam 93 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam 95 3.2.1. Ban hành Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh. 95 3.2.2. Quy định đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. 99 3.2.3. Quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. 103 Kết luận chương 3 111 KẾT LUẬN 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DNNN : Doanh nghiệp nhà nước CTCP : Công ty cổ phần TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban Nhân dân HĐTV : Hội đồng thành viên HĐQT : Hội đồng Quản trị DSEC : CTCP chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Đồng Tháp SCIC Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước VNA : Tổng công ty Hàng không Việt Nam VRG : Tập đoàn Cao su Việt Nam DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang 2.1 Đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước 48 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang 2.1 Tăng trưởng tài sản, lợi nhuận của SCIC 70 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp là công cụ thực hiện chính sách công nghiệp hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế lên bước phát triển cao hơn, giá trị gia tăng cao hơn. Ngoài ra, kinh tế nhà nước, bao gồm doanh nghiệp, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nên doanh nghiệp vẫn luôn luôn được coi là xương sống của nền kinh tế. Với vị trí và vai trò quan trọng, các doanh nghiệp nhà nước luôn nhận được sự ưu ái về vốn đầu tư để thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm giữ vững vai trò tiên phong về mặt kinh tế cũng như chính trị, xã hội. Tuy nhiên trên thực tế hoạt động của các doanh nghiệp được đầu tư vốn bởi nhà nước trong thời gian qua có nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn và không mang lại hiệu quả trong việc quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Mặc dù được trao cho những đặc quyền, ưu đãi về vốn, tài nguyên và được bảo hộ vô điều kiện, nhưng các con số thống kê chính thức cho thấy, đóng góp DNNN góp vốn đầu tư trong nền kinh tế không đáng kể. Theo số liệu từ Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, ngược lại theo số liệu của Tổng cục Thống kê, "thành tích" nộp ngân sách của DNNN góp vốn lại khá khiêm tốn. Từ năm 2000 đến 2008, thu ngân sách từ các DNNN góp vốn giảm từ 21,7% xuống còn 6,43%, trong khi của khu vực tư nhân tăng từ 11,61 % lên 20,96 %. Cũng theo các báo cáo kiểm toán tài chính với các doanh nghiệp vừa qua, chúng ta được biết tới những doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tổng công ty Cơ khí Xây dựng, Tổng công ty Công trình giao thông 6, Tổng Công ty Cà phê,… hay Vinashin, Vinaline điển hình cho việc sử dụng vốn nhà nước kém hiệu quả, thực trạng thua lỗ, nợ đọng lên tới những con số lớn, gây ra sự 2 đáng lo ngại cho các cá nhân nói chung cũng như các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan có thẩm quyền về việc đầu tư vốn cho DNNN góp vốn. Bên cạnh đó, ngày 01/07/2010 Luật DNNN 2003 chính thức hết hiệu lực, Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp lý hướng dẫn cổ phần hóa, chuyển đổi DNNN sang các loại hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường. DNNN sau chuyển đổi sẽ có một hành lang pháp lý rộng hơn, tự chủ cao hơn, năng động hơn, tuy nhiên việc chuyển đổi này cũng tạo ra những lỗ hổng pháp lý như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu tại các công ty mới chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định 25/2010/NĐ-CP chưa có quy định pháp lý nào điều chỉnh, dù đã chuyển đổi về mô hình, nhưng thực chất đó vẫn là doanh nghiệp hoạt động bằng vốn của nhà nước, tuy nhiên trên danh nghĩa lại là doanh nghiệp hoạt động dưới sự điều chỉnh của Luật Doanh Nghiệp 2005, việc khuyết thiếu quy định pháp lý cụ thể trên dẫn tới nhà nước vẫn phải quản lý chặt chẽ hơn, khác với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Xuất phát thực trạng quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp việc nghiên cứu đề tài "Pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam" là cần thiết và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu được coi là sớm nhất và sâu nhất về vấn đề vốn trong cổ phần hóa DNNN được tác giả Lê Chi Mai thực hiện năm 1993 "vấn đề vốn trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước" (1993), trong đó tác giả đã nêu lên bức tranh về khủng hoảng vốn trong kinh tế quốc doanh mà có thể giải quyết bằng cách cổ phần hóa, đồng thời tác giả cũng đề xuất các kiến nghị về các điều kiện để hình thành mô hình tạo vốn và quản lý vốn trong các DNNN trong kinh tế quốc doanh mà có thể giải quyết bằng cách cổ phần hóa. [...]... đề lý luận về khái niệm, định nghĩa có liên quan tới đầu tư vốn nhà nước vào hoạt động kinh doanh, thẩm quyền chủ sở hữu nhà nước trong các hoạt động quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, phân phối lợi nhuận vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, hoạt động giám sát vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, khái lược quy định pháp luật về hoạt động quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. .. cảnh về công tác quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam, cũng như chính sách pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam, điều đó dẫn đến việc thiếu các căn cứ quan trọng để chính phủ Việt Nam thiết lập khuôn khổ chính sách để thực hiện tốt vai trò quản lý đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư Trong bối cảnh đó, tác giả đã chọn "Pháp luật về quản lý vốn. .. biện pháp đã và đang thực hiện làm cơ sở đề xuất các quan điểm và giải pháp có ý nghĩa thực tiễn 5 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan tới lý luận về vốn góp của nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, pháp luật về quản lý vốn góp của nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam, thực trạng pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam. .. chủ sở hữu nhà nước và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam 6 Kết cấu của luận văn Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và pháp luật điều chỉnh Chương 2: Thực trạng pháp luật về vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. .. niệm vốn nhà nước Cụ thể, tại khoản 10, Điều 3, Luật Đầu tư quy định: "vốn nhà nước là vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn đầu tư khác của nhà nước" [32] Tại Điều 3, Nghị định 71/2013/NĐ-CP Nghị định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn. .. vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam" là đề tài nghiên cứu 3 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn: Thứ nhất, luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về vốn nhà nước, thẩm quyền chủ sở nhà nước trong hoạt động quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, phân phối lợi nhuận vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, giám sát vốn nhà nước đầu tư vào. .. thức, phương pháp và các công cụ quản lý do nhà nước ban hành để định hướng đầu tư, sử dụng và giám sát việc sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển số vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp Pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp được hiểu là hệ thống những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp Nguyên... nghiệp ở Việt Nam - Phân tích, làm rõ các hạn chế, bất cập, đánh giá thực trạng pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam - Từ những vướng mắc, bất cập giữa lý luận và thực trạng đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam 4 Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở vận dụng những quan điểm, phương pháp luận của triết học, của lý. .. luật về vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam Chương 3: Định hướng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam 5 Chương 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN NHÀ NƢỚC ĐẦU TƢ VÀO DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH 1.1 Khái quát về vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm vốn Theo Từ điển Luật học, vốn là tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá... mối chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp như Bộ chủ quản, hoặc cơ quan chuyên trách về quản lý vốn nhà nước, hoặc công ty đầu tư vốn nhà nước Sau đó những đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước lại tiếp tục ủy quyền cho các đại diện vốn nhà nước tại các doanh nghiệp Quyền quyết định đầu tư tăng, giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quy định như sau: đối với đại diện chủ sở hữu do thủ tư ng Chính . trung vào các vấn đề liên quan tới lý luận về vốn góp của nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, pháp luật về quản lý vốn góp của nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam, thực trạng pháp luật về. nhuận của doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước 58 2.1.4. Quy định về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp 61 2.2. Mô hình quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam 68 Kết. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC ĐẦU TƢ VÀO DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 93 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam 93 3.2.

Ngày đăng: 09/07/2015, 19:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan