Đề cương Lịch Sử Văn Minh Thế Giới

60 1.3K 4
Đề cương Lịch Sử Văn Minh Thế Giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI Câu 1: Những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Câu 2: phân tích các hệ phái tư tưởng triết học của Trung Quốc cổ trung đại và sự ảnh hưởng của Nho giáo đến Việt Nam. Câu 3: Phân tích ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ cổ trung đại đến khu vực Đông Nam Á – đặc biệt là đến văn hóa Việt Nam Câu 4: phân tích những nội dung chủ yếu của đạoPhật ở Ấn Độ cổ trung đại và sự ảnh hưởng của nó đến diện mạo văn minh thế giới. Câu 5:anh (chị) hãy nêu những thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời cổ trung đại và phân tích ý nghĩa của quá trình hình thành văn minh nông nghiệp lúa nước. Câu 6:Phân tích vai trò của văn minh Hy Lạp đối với sự phát triển của Câu 7: Phân tích tính nhân văn của phong trào văn hóa Phục Hưng ở châu Âu thế kỉ XIV-XVI lịch sửu văn minh thế giới Câu 8: Phân tích những đặc điểm cơ bản của văn minh Công nghiệp, liên hệ với quá trình CNH-HĐH ở nước ta hiện nay: Câu 9: Phân tích những đặc điểm cơ bản của Văn minh Nông nghiệp, liên hệ với tình hình xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay. Câu 10: Triết lí tư tưởng của đạo Ixlam và vị trí của văn minh Ả Rập trong quá trình phát triển văn minh nhân loại. Câu 1: Những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Trên cơ sở công cụ bằng đồng và nền kinh tế nông nghiệp, cư dân Ai Cập cổ đại từ rất sớm đã sáng tạo nên một nền văn minh tinh thần vô cùng rực rỡ, trong đó, những thành tựu chủ yếu là chữ viết, văn học, kiến trúc và các kiến thức khoa học tự nhiên. 1. Chữ viết; Khoảng hơn 3000 nămTCN, người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra chữ tượng hình . +Muốn chỉ một vật gì thì họ vẽ những nét tiêu biểu của sự vật đó. + Để diễn tả những khái niệm trừu tượng thì họ mượn ý. Ví dụ để diễn tả trạng thái khát thì họ vẽ ba làn sóng nước và cái đầu bò đang cúi xuống; để nói lên sự công bằng thì họ vẽ lông chim đà điểu ( vì lông đà điểu hầu như dài bằng nhau ). + Từ chữ tượng hình, sau này người Ai Cập cổ đại đã hình thành ra hệ thống 24 chữ cái. + Vào thiên niên kỉ II TCN, người Híchxốt đã học cách viết của người Ai Cập để ghi lại các ngôn ngữ của mình. + Về sau này, loại chữ viết ấy lại ít nhiều ảnh hưởng tới người Phênixi và người Phênixi đã sáng tạo ra vần chữ cái A , B + Những chữ tượng hình của người Ai Cập được khắc trên đá, viết trên da, nhưng nhiều nhất là được viết trên vỏ cây sậy papyrus. + Đây là một loại “giấy” cổ xưa nhất, do vậy ngôn ngữ nhiều nước trên thế giới, giấy được gọi là papes, papier + Năm 1822, một nhà ngôn ngữ học người Pháp là Sampôliông ( Champollion ) đã tìm cách đọc được thứ chữ này. => Ý nghĩa: Người Ai Cập cổ đại có chữ viết từ rất sớm và nhờ hình thành chữ viết này họ đã để lại một di sản văn hóa vô cùng phong phú trên tất cả mọi lãnh vực. 2.Văn học Ai Cập cổ đại có một kho tàng văn học khá phong phú. + Bao gồm tục ngữ, thơ ca trữ tình, các câu chuyện mang tính chất đại lý, giáo huấn, trào phúng, truyện thần thoại… + Trong số đó, Truyện hai anh em, Nói Thật và Nói Láo, Lời răn dạy của Đuaup, Sống sót sau vụ đắm thuyền v.v…là những truyện tương đối tiêu biểu. 3. Tôn giáo: Người Ai Cập cổ đại theo đa thần giáo, họ thờ rất nhiều thần. + Ban đầu, mỗi vùng thờ mỗi vị thần riêng của mình, chủ yếu là những vị thần tự nhiên. + Đến thời kì thống nhất quốc gia, bên cạnh những vị thần riêng của mỗi địa phương còn có các vị thần chung như - thần Mặt trời ( Ra ), thần sông Nin (Osiris. + Người Ai Cập cổ tin rằng con người có hai phần : hồn và xác. = Khi con người chết đi, linh hồn thoát ra ngoài nhưng có thể một lúc nào đó lại tìm về nơi xác ( Họ tin rằng như khi bị ngất , hồn thoát ra ngoài tạm thời ). =>Vì vậy những người giàu có tìm mọi cách để giữ gìn thể xác. Kĩ thuật ướp xác vì vậy cũng rất phát triển. 4. Kiến trúc điêu khắc : + Người Ai Cập cổ đại đã xây dựng rất nhiều đền đài, cung điện, nhưng nổi bật nhất phải kể đến là các kim tự tháp hùng vĩ, vĩnh cửu. + Người thiết kế ra Kim tự tháp đầu tiên để làm nơi yên nghỉ cho các pharaon là Imhotép. + Người ta đã phát hiện ra khoảng 70 Kim tự tháp lớn nhỏ khác nhau trong đó có 3 Kim tự tháp nổi tiếng nằm ở gần thủ đô Cairo. + Lớn nhất là Kim tự tháp Kêôp ( Kheops ) cao tới 146m, đáy hinh vuông , mỗi cạnh tới 230m. + Đã mấy ngàn năm qua các Kim tự tháp vẫn sừng sững với thời gian. Vì vậy người Ai Cập có câu “ Tất cả mọi vật đều sợ thời gian, nhưng riêng thời gian phải nghiêng mình trước Kim tự tháp”. + Ngoài việc xây dựng các lăng mộ, người Ai Cập cổ còn để lại ấn tượng cho đời sau qua các công trình điêu khắc. + Đặc biệt nhất là tượng Nhân Sư (Sphinx ) hùng vĩ ở gần Kim tự tháp Khephren. + Bức tượng mình sư tử với gương mặt Khephren cao hơn 20m này có lẽ muốn thể hiện Khephren là chúa tể với trí khôn của con người và sức mạnh của sư tử. 5. Khoa học tự nhiên : + Về thiên văn, người Ai Cập cổ đã vẽ được bản đồ sao, họ đã xác định 12 cung hoàng đạo và sao Thuỷ,Kim, Hoả, Mộc, Thổ. + Người Ai Cập cổ làm ra lịch dựa vào sự quan sát sao Lang ( Sirius ). + Một năm của họ có 365 ngày, đó là khoảng cách giữa hai lần họ thấy sao Lang xuất hiện đúng đường chân trời. + Họ chia một năm làm 3 mùa, mỗi mùa có 4 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. Năm ngày còn lại được xếp vào cuối năm làm ngày lễ. Để chia thời gian trong ngày, họ đã chế ra đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước. + Về toán học, do yêu cầu làm thuỷ lợi và xây dựng nên kiến thức toán học của người Ai Cập cổ cũng sớm được chú ý phát triển. + Họ dùng hệ đếm cơ số 10. Họ rất thành thạo các phép tính cộng trừ, còn khi cần nhân và chia thì thực hiện bằng cách cộng trừ nhiều lần. + Về hình học, họ đã tính được diện tích của các hình hình học đơn giản; đã biết trong một tam giác vuông thì bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. Pi của họ tính = 3,14 . 6.Về Y học Người Ai Cập cổ đã chia ra các chuyên khoa như khoa nội, ngoại , mắt, răng, dạ dày Họ đã biết giải phẫu và chữa bệnh bằng thảo mộc. Câu 2: phân tích các hệ phái tư tưởng triết học của Trung Quốc cổ trung đại và sự ảnh hưởng của Nho giáo đến Việt Nam. Phân tích các hệ phái tư tưởng triết học Trung Quốc cổ trung đại Thời cổ trung đại ở Trung Quốc, trong số hàng trăm nhà tư tưởng đương thời, có 4 hệ phái tư tưởng quan trọng nhất, ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Trung Quốc và văn hóa Việt Nam đó là: Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia. • Nho gia - Người sáng lập Khổng Tử, người kế thừa và phát triển là Mạnh Tử và Đổng Trọng Thư. - Tư tưởng này được tiếp cận trên 3 phương diện: Chính trị Đạo đức Giáo dục - Chính trị +xuất phát từ quan niệm “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, Khổng Tử đưa ra giải pháp đức trị. +Đồng thời đưa ra lí tưởng xây dựng 1 thế giới đại đồng, thiên hạ là của chung, yêu thương nhân ái và thực hiện tư tưởng công bằng xã hội. +hạt nhân tư tưởng Nho gia là “Quốc dân vi bản”. Sau này Mạnh Tử phat triển thành mệnh đề”Dân vi quý, xã tắc thứ chi, dân vi khinh” +hệ thống quy phạm của Nho giáo: Tam cương, ngũ thường, thuyết chính danh Tam cương là 3 mối quan hệ rường cột của xã hội: Quân- thần, Phu-tử, Phu-phụ. Ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Chính danh: người quân tử trải qua 4 giai đoạn (tề gia, trị quốc, bình thiên hạ) và phải đạt đức, đạt đạo và chính danh, nữ(công, dung, ngôn, hạnh) - Đạo đức: nhân là gốc, là nội dung còn lễ là biểu hiện của nhân +Nhân: phẩm chất cần có của quân tử, được thể hiện trên 2 phương diên đối với mình và đối với người. +Lễ: những quy phạm đạo đức tốt đẹp thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người. - Giáo dục: mục đích là uốn nắn nhân cách, bồi dưỡng nhân tài. +Phương châm giáo dục”Tiên học lê, hậu học văn” +Quan niệm “Hữu giáo vô loài” • Đạo gia: hay còn gọi là đạo Lão Trang - Người sáng lập: là Lão Tử, người phát triển là Trang Tử. - Hạt nhân của hệ phái tư tưởng này nằm trong cuốn “Đạo đức kinh” của Lão Tử, lấy “Đạo là khởi thủy của sự sống, là nguồn gốc của vũ trụ”, “Đức là các đặc tính của sự vật, là sự thể hiện của đạo, là quy lật tiến hóa của sự vật”. - Lão Tử đã tìm ra mối quan hệ của Đạo và Đức, dùng đạo và đức để giả thích tính đa dạng và thống nhất của vũ trụ, nguyên nhân hình thành và biên hóa các hiện tượng tự nhiên. Lão Tử nhìn thấy mâu thuẫn xã hội nhưng không chủ trương giải quyết mâu thuẫn mà thường muốn giữ nguyên hiện trạng “đạo thường vô vi”. - Trang Tử là người hiền nhưng kra làm quan. Trang Tử kế thừa học thuyết của Lão Tử, nhưng sai lầm đi quá xa do phủ nhận việc con người dùng sức phá bỏ thiên nhiên, không nên cố gắng phá bỏ mệnh trời. từ đó ông phủ nhận tri thức khách quan, không còn coi đạo là bản thể ngoài ý muốn của con người như Lão Tử mà do chủ quan cua con người tưởng tượng ra. Do đó mà sa vào quan niệm duy tâm chủ quan. - Đạo gia là sự hòa hợp học thuyết của Lão Tử và Trang Tử, coi “thên nhiên hợp nhất”, mà dấu ấn rõ nét nhất của nó còn lưu lại trong thi họa Trung Hoa, con người bé nhỏ trước thiên nhiên, đạo người cũng như đạo trời, con người hòa hợp với thiên nhiên. Đó là khởi nguồn của chủ nghĩa thư pháp, nghệ thuật bon sai và chủ nghĩa lãng mạn. - Đạo giáo là học thuyết kết hợp giữa các hình thức mê tín dân gian với Đạo gia. Gồm 2 trường phái là: + Đạo Thái BÌnh do Trương Giác tuyền bá, lấy Thái Bình kinh làm kinh điển. + Đạo Năm Đấu Gạo do Trương Lăng thanh lập, tôn Lão Tử làm giáo chư, lấy sách Lão Tử làm kinh điển. • Pháp gia - Người sáng lập là Hàn Phi Tử. - Cuốn sách được coi là kinh điển của Pháp gia là cuốn “Hàn Phi Tử” - Nội dung cơ bản của hệ phái này đề cập đến 3 phạm trù cơ bản là: Pháp, thế, thuật: + Pháp: pháp luật, pháp lệnh quốc gia, là phương pháp cai trị hiệu quả nhất, dùng người theo tài năng, thưởng phạt công minh. + Thuật: là thủ đoạn chế ngự thần dân của bậc quân chủ, quyền mưu của kẻ bề trên, là phương pháp điều hành chính sự. + Thế là quyền uy, thế lực. - Quan niệm: “Nhân chi sơ tính bản ác”, xã hội ổn định chỉ cần chăm lo sản xuất và xây dựng lực lượng hùng hậu, tiến hành chiến tranh, thống nhất thiên hạ, xã hội chỉ cần canh-chiến, lấy nông dân và binh lính làm gốc, hạn chế các lực lượng khác. • Mặc gia - Người sáng lập: Mặc Tử. - Xuất phát từ lập trường giai cấp Mặc Tử đề xướng 10 điều quan trọng: kiêm ái, phi công, thượng hiền, thượng đồng, tiết dụng, tiết táng, phi nhạc, phi mệnh, thiện chí, minh quỷ. Trong đó 4 điểu quan trọng nhất là: + Kiêm ái: yêu thương mọi người như nhau, không phân biệt đẳng cấp. + Phi công: phản đối chiến tranh, nhưng là chiến tranh phi nghĩa, tranh giành quyền lực, thôn tính quốc gia chứ không phải phản đối sự phòng thủ chính nghĩa trừ bọn vô đạo. + Thượng hiền: quý trọng và đề cử người hiền tài, không phân biệt sang hèn. + Thượng đồng: mọi người đều bình đẳng, tam họ ngang thiên tử. 1. Sự ảnh hưởng của nho giáo đến Việt Nam: Nho giáo là hệ phái quan trọng nhất, là cội nguồn nhân đạo của văn hóa Trung Quốc, ảnh hưởng sâu sắc tới kết cấu văn hóa, đặc tính tâm lí và kết cấu luân lí của nhân dân Trung Quốc. Không những thế, trong tiến trình lịch sử, thông qua nhiều con đường,đặc biệt vào thế kỉ I TCN Sĩ Nhiếp chính thức đưa Nho giáo vào ViệtNam, từ đây Nho giáo đã có nhiều ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam: - Chữ viết: người VN sử dụng chữ viết của Trung Quốc trong hành chính và văn tự sau đó người Việt đã biết sử dụng văn tự chữ Hán phát triển thành chữ Nôm. - Tư tưởng: người Việt tiếp thu quan niệm của Nho giáo xây dựng tư tưởng văn chương giáo hóa đạo đức, lấy đạo đức là cái cốt của văn chương “Chở bao nhiêu đạo tuyền không khẳm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Người quân tử lấy khí thế, hình mẫu “tùng, cuc, trúc mai”. Lòng thương người cũng là tư tưởng chủ đạo trong văn hóa của người VN cũng như người TQ. - Tổ chức: triều đình tập quyền, vua là người đứng đầu. - Nghi thức: thờ cúng tổ tiên, người có công với nước. - Thi cử: khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, dùng thi cử để chọn người hiền tài, chế độ trọng văn. Tuy nhiên, người VN không tiếp thu Nho giáo 1 cách thụ động, mà còn cải biến, biến những yếu tố Nho giáo mang đậm màu sắc Vn: - Tinh thần dân tộc dân chủ mạnh mẽ: Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Trãi không phò Trần mà phò Lê, Dương Vân Nga khoác áo bào cho Lê Hoàn. - Trung Quốc: Trung quân, hiếu với cha; VN: Trung với nước, hiếu với dân. [...]... tiền đề cho sựu phát triển dân số,ổn định cuộc sống -văn minh nông nghiệp lúa nước đã thúc đẩy quá trình hình thành nền văn hóa nông nghiệp với những đặc điểm tiêu biểu là bám đất,bám làng,tự túc,tuự cấp ,hướng nội và khép kín Câu 6:Phân tích vai trò của văn minh Hy Lạp đối với sự phát triển của *Vai trò của nền văn minh Hy Lạp được thể hiện nhuwgx thành tựu văn minh mà Hy Lạp đóng góp cho thế giới: ... tiếp xúc với nền văn minh Ấn Độ, đã tiếp nhận văn tự Ấn Độ ngay từ ngày lập quốc Văn bia được khắc chữ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XV bằng văn tự Chăm cổ và chữ Sanskrit Nói đến chữ viết Chăm Pa là nói đến chữ Akhar Thrah, một loại chữ được dùng phổ biến cho tới ngày nay Tất cả các kiểu chữ và biến thế của nó hiện nay đều được bắt nguồn từ chữ viết ở miền Nam Ấn Độ thuộc hệ văn tự Brami b .Văn học: * Đông... vào tiềm thức, nhưng lại phù hợp với khát vọng chung cuat các dân tộc trên Thế giới Phật giáo là một cống hiến lớn của Ấn độ cho văn minh tinh thần nhân loại Câu 5:anh (chị) hãy nêu những thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời cổ trung đại và phân tích ý nghĩa của quá trình hình thành văn minh nông nghiệp lúa nước *Thành tựu văn minh Đông Nam Á Cư dân ĐNA lấy sản suất nông nghiệp lúa nước làm phương thức... Campuchia, Lào 3,Ảnh hưởng của Đạo Phật tới diện mạo văn minh Thế giới: Phật giáo được công nhận là tôn giáo vĩ đại nhất trên Thế giới, có ảnh hưởng sâu sắc đến diện mạo của nền văn minh nhân loại Số lượng tín đồ Phật giáo ước lượng với nhiều con số khác nhau giữa 200 đến 500 triệu¸ ý kiến của phần lớn chấp nhận là khoảng 360 triệu, ( 6 phần trăm dân số Thế Giới) Theo sự thống kê này, Phật giáo là tôn giáo... lĩnh vực: là nhà vật lý, phát minh, thieen văn học nổi tiếng người Hy Lạp Ông tìm ra trị ssoos căn bậc 2, căn bậc 3 khá chính xác  Tóm lại: Nền văn minh Hy Lạp cổ đại phát triển rực rỡ đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực chính những thành tựu đó đã góp phần vào sự phát triển thế giới Câu 7: Phân tích tính nhân văn của phong trào văn hóa Phục Hưng ở châu Âu thế kỉ XIV-XVI 1.tính chất cách... cuộc cách mạng văn hóa vĩ đại mà người cầm đầu là giai cấp tư sản tiến bộ đang lên với nội dung làm sống lại những truyền thông tốt đẹp của văn minh Hy-Lạp.phát huy những truyền thống đó cho phù hợp với yêu cầu lịch sử hiện tại, chân trọng đề cao con người, đấu tranh cho tự do của con người hướng về cổ đại để học tạp ánh sáng nhân văn cao cả và tinh thần khoa học dân chủ…… 2 tính nhân văn của phong... Văn minh công nghiệp sản xuất ra khối lượng vật chất đồ sộ.Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, phog cách sống công nghiệp khẩn trương, chính xác đã đc tiêu chuẩn hóa Dân số bùng nổ, gia đình hạt nhân phù hợp với lối sống công nghiệp chiếm ưu thế, văn - hóa, đạo đức, lối sống thay đổi dần Những quy tắc cơ bản sản xuất công nghiệp tạo nên sự khác biệt giữa văn minh công nghiệp sôi động và văn minh. .. Nam * Việt Nam: Ấn Độ có 2 bộ sử thi đồ sộ là Mahabrahata và Ramayana và đã được dịch ra tiếng Sanskrit vào các thế kỉ đầu công nguyên.Người Chăm pa đã đón nhận 2 bộ sử thi này theo cách tư duy của họ và phù hợp với tâm lí của cộng đồng Văn học Chăm pa khá phát triển với nhiều thể loại phong phú như: thần thoại, sử thi, truyện cổ, thơ ca, văn xuôi lấy cơ sở chủ yếu là văn học Ấn Độ c Tôn giáo : *... thù,…Thần thoại Hy Lạp cung cấp cho văn hóa thế giơí vô số điển tích nghệ thuật, cung cấp cảm hứng sáng tạo cho tất cả các lĩnh vực •  +Sử thi Nổi bật nhất trong sử thi Hy Lạp là 2 sử thi Iliat &Ô-đi-xê của Hô-me • Sử thi Iliat (15683 câu) lấy bối cảnh 50 ngày cuối cùng của chiến tranh thànhTơ-roa Ca ngợi người anh hùng xả thân vì cộng đồng như Asin, U-lít-xơ, Hét-to,… • Sử thi Ô-đi-xê ( 12 110 câu) thuật... Họ đã phát minh ra 10 chữ số mà ngày nay nhân loại đang dùng Tư liệu sớm nhất về những số này có trong Sitđanta, trên bia đá thời Ashôka vào thế kỷ III TCN Về sau, người Ả Rập dịch SitĐanta nên truyền hệ chứ số này sang phương Tây Phát minh ra số 0, Ấn Độ đã trở thành cái nôi của số học hiện đại Hện số thập phân là 1 đóng góp lớn của Ấn Độ cho toán học thế giới Trong lĩnh vực y học, văn minh Ấn Độ . tích vai trò của văn minh Hy Lạp đối với sự phát triển của Câu 7: Phân tích tính nhân văn của phong trào văn hóa Phục Hưng ở châu Âu thế kỉ XIV-XVI lịch sửu văn minh thế giới Câu 8: Phân. ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI Câu 1: Những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Câu 2: phân tích các hệ phái tư tưởng. của nó đến diện mạo văn minh thế giới. Câu 5:anh (chị) hãy nêu những thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời cổ trung đại và phân tích ý nghĩa của quá trình hình thành văn minh nông nghiệp lúa

Ngày đăng: 09/07/2015, 17:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan