Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Kinh tế

105 739 3
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình  Luận văn ThS. Kinh tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA hµ NỘI TRUNG T©m ®µo t¹o, BỒI DƯỠNG GIẢNG Viªn Lý luËn chÝnh TRỊ ĐỖ THỊ THANH LOAN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGµnh KINH TẾ trong n«ng nghiÖp ë tØnh ninh b×nh LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 60. 31. 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS PHAN HUY ĐƯỜNG Hµ NéI – 2009 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chƣơng 1: CƠ CỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở MỘT TỈNH THUẦN NÔNG 8 1.1. Những vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp 8 1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp 8 1.1.2. Nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp 17 1.1.3. Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp 20 1.2. Những nhân tố ảnh hƣởng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp 1.2.1. Nhóm nhân tố về vị trí địa lý, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên 1.2.2. Nhóm nhân tố về điều kiện xã hội của sản xuất và tác động của khoa học công nghệ 1.2.3. Nhóm nhân tố thuộc về trình độ phát triển của phân công lao động trong nƣớc và quốc tế 1.2.4. Nhóm nhân tố thuộc về các lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh 1.2.5. Nhóm nhân tố thuộc về cơ chế chính sách 23 23 24 25 26 27 1.3. Kinh nghiệm một số địa phƣơng trong nƣớc về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp 29 1.3.1. Tổng quan kinh nghiệm một số địa phƣơng trong nƣớc 29 1.3.2. Bài học kinh nghiệm chung rút ra tham khảo và vận dụng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình 32 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NINH BÌNH THỜI GIAN QUA 34 2.1. Đặc điểm của Ninh Bình liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp 34 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 34 2.1.2. Văn hoá- xã hội 41 2.1.3. Kinh tế và cơ cấu kinh tế 44 2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình 46 2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt qua các năm 46 2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi 50 2 2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp 53 2.2.4. Sự chuyển dịch kinh tế nông nghiệp xét trong mối quan hệ giữa lao động việc làm – trồng trọt- chăn nuôi- dịch vụ nông nghiệp về mặt số lƣợng và giá trị 55 2.3. Đánh gía quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp của tỉnh Ninh Bình 60 2.3.1. Thành tựu 60 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 65 2.3.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết 67 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI 70 3.1. Quan điểm, định hƣớng cơ bản chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình 70 3.1.1. Bối cảnh mới 70 3.1.2. Quan điểm, phƣơng hƣớng 73 3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình 83 3.2.1. Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình 83 3.2.2. Hoàn thiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp 85 3.2.3. Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng 87 3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực trong nông nghiệp 89 3.2.5.Vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp trong nông nghiệp 90 3.2.6. Hình thành các trung tâm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn 95 3.2.7. Chính sách về phát triển thị trƣờng 97 3.2.8. Đẩy mạnh cải cách hành chính ở địa phƣơng 99 KẾT LUẬN 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CDCCNKTTNN Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp CCKT Cơ cấu kinh tế CCNKT Cơ cấu ngành kinh tế CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GD - ĐT Giáo dục - đào tạo FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP GD-§T Tổng sản phẩm quốc nội Gi¸o dôc - §µo t¹o LLSX KT- XH Lực lượng sản xuất Kinh tÕ - X· héi NSNN Ngân sách nhà nước ODA Hỗ trợ phát triển chính thức QHSX Quan hệ sản xuất TPKT Thành phần kinh tế WTO Tổ chức thương mại thế giới 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: "Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp với từng vùng từng địa phương " [8, tr. 88] Trong định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn, đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ rõ: "Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao, đẩy mạnh thâm canh các loại cây trồng trên cơ sở áp dụng các quy trình sản xuất đồng bộ và tiên tiến; quy hoạch diện tích sản xuất lương thực ổn định; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, an toàn dịch bệnh và bền vững về môi trường " [8, tr. 91] Nghị quyết Trung ương 7 khoá X tiếp tục đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Trong mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản, phát triển toàn diện, hiện đại hoá nông nghiệp là vấn đề then chốt” [8, tr.124]. Thực tiễn hơn 20 năm đổi mới, kinh tế nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tiếp tục giảm. Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành trong nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá gắn với thị trường, tăng giá trị thu được trên một đơn vị diện tích. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ngày càng trở thành nội dung quan trọng của quá trình CNH, HĐH đất nước. Tuy vậy, trong 4 nông nghiệp, sản xuất chưa gắn chặt chẽ với thị trường, nội dung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chưa được xác định cụ thể. Điều đáng chú ý là trong sự phát triển chung đó, nhiều vùng, nhiều địa phương tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn còn chậm. Ninh Bình, một tỉnh ở phía Nam vùng châu thổ sông Hồng, với địa hình đa dạng bao gồm: biển, vùng ven biển, vùng đồng bằng gò đồi bán sơn địa và vùng núi đá, đất đá Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh (1992) đến nay, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng có những thay đổi và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển từ sản xuất thuần nông, tự túc- tự cấp sang kinh tế nông nghiệp hàng hoá nhiều thành phần, từng bước gắn với việc phát huy lợi thế và tiềm năng kinh tế của từng địa phương, từng vùng sinh thái. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch này vẫn còn chậm; cho đến nay nền kinh tế của tỉnh vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính, sản xuất nhỏ còn phổ biến, hiệu quả thấp, chưa thật sự gắn với thị trường. Có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp nói riêng còn chậm, đã và đang trở thành vấn đề bức xúc và thách thức đặt ra đối với Ninh Bình hiện nay. Làm thế nào để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành tế trong nông nghiệp nhằm phát huy thế mạnh của tỉnh và tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của Ninh Bình trong thời gian tới? Lời giải cho vấn đề đặt ra mang tính bức thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc và quan trọng đối với Ninh Bình trong thời gian tới. Để góp phần vào việc tìm ra lời giải nói trên tác giả chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình” nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị là trên ý nghĩa đó. 5 2. Tình hình nghiên cứu Cùng hướng với luận văn đã có một số sách, đề tài, công trình và bài báo nghiên cứu đăng tải như: - Ngô Đình Giao (1994) “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. - GS,TS Nguyễn Đình Phan (1997), “CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn”, Đại học kinh tế quốc dân. - GS, TS Lê Đình Thắng (chủ biên) (1998), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn những vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Nông nghiệp. - PGS, TS Nguyễn Sinh Cúc (9/1996), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân giai đoạn 1996-2000”, Tạp chí Cộng sản. - Đỗ Hoài Nam (1996), "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam", Nxb KH XH-NV, Hà Nội. - GS, TS Trần Ngọc Hiên (2002), "Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế". - Bùi Tất Thắng (2006), “Chuyển dịch CCNKT ở Việt Nam”, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội. - GS, TS Nguyễn Điền (1997), “CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam”. - Phạm Thị Cần (2/1999), “Cơ cấu kinh tế - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, tạp chí Giáo dục lý luận. - Nguyễn Xuân Trường (2004), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây theo hướng CNH, HĐH”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế chính trị, Trung tâm еo t¹o, Båi d-ìng gi¶ng viªn lý luËn chÝnh trÞ, Đại học QGHN. - Phạm Văn Châu (2005), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH ở tỉnh Bến Tre”, Luận văn Thạc sĩ kinh tÕ chÝnh trÞ, Trung tâm еo t¹o, Båi d-ìng gi¶ng viªn lý luËn chÝnh trÞ, Đại học QGHN. 6 Các công trình khoa học trên đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng; những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn ở nhiều địa phương và một số nước mà tác giả có thể kế thừa một cách có chọn lọc Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình với tư cách là một luận văn khoa học độc lập, toàn diện và hệ thống trên cả các mặt lý luận, thực tiễn và giải pháp vẫn còn để ngỏ. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đưa ra phương hướng và giải pháp cơ bản thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp của Ninh Bình trong thời gian qua, từ đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những vấn đề bức xúc đó ra cần phải giải quyết. - Đề xuất có căn cứ khoa học phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Luận văn lấy việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình làm đối tượng nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu: quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001- 2007. 7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp chung: Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung được vận dụng thông qua phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp lô gíc và lịch sử … - Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: thống kê định lượng, đối chiếu, so sánh nhằm tạo ra một tổng thể cho phép tiếp cận nhanh đối tượng và mục tiêu nghiên cứu. 6. Dự kiến những đóng góp mới - Làm rõ thêm cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh thuần nông như Ninh Bình. - Đưa ra những đánh giá có căn cứ khoa học về thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp của Ninh Bình trong thời gian qua. - Đề xuất có căn cứ lý luận khoa học và thực tiễn phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình thời gian tới và tầm nhìn đến năm 2020. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1. Cơ cở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở một tỉnh thuần nông. Chương 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình thời gian qua. Chương 3. Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình thời gian tới 8 Chƣơng 1 CƠ CỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở MỘT TỈNH THUẦN NÔNG 1.1. Những vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp 1.1.1.Khái niệm và đặc điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm - Cơ cấu kinh tế Trong tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới, tất cả các quốc gia dù đã phát triển hay đang phát triển đều tồn tại một tính quy luật chung là một nền kinh tế quốc dân bao giờ cũng bao gồm nhiều ngành nhiều lĩnh vực, bộ phận…chúng không tồn tại biệt lập mà phát triển trong mối liên hệ chặt chẽ phụ thuộc lẫn nhau trong một chỉnh thể. Đó chính là mặt kết cấu (cấu trúc bên trong) của nền kinh tế. Việc nghiên cứu CCKT là xem xét cấu trúc bên trong của quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng của nền một kinh tế nhất định. Nền kinh tế đó được cấu thành bởi những ngành, lĩnh vực, bộ phận nào. Cấu trúc bên trong của nền kinh tế thường được thể hiện thông qua các mối quan hệ kinh tế, chúng khó nhìn thấy. Song ta vẫn có thể nhận dạng chúng thông qua quan hệ tỷ lệ của mỗi bộ phận đóng góp vào GDP hàng năm. Tuy nhiên đó không chỉ là quan hệ tỷ lệ mang tính số lượng mà còn mang tính chất lượng. Chẳng hạn, khi phân tích quá trình lao động nói chung, C.Mác đã xem xét ở cả hai mặt chất và lượng của nó. Theo C.Mác đó là: “Sự phân chia về chất lượng và một tỷ lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội” [18, tr 529]. Tính thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong khái niệm cơ cấu kinh tế cũng được C.Mác chỉ ra: “Do tổ chức quá trình lao động và phát triển kỹ [...]... hơn trong hoạt động phi nông nghiệp, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân Tuy nhiên, nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm nông - lâm - ngư nghiệp, do đó chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp cũng có nghĩa là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp là chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, ... tăng trưởng của cải vật chất của mỗi quốc gia Các nhà kinh tế học hiện đại sử dông chỉ tiêu GDP như một trong những thước đo khái quát nhất, phổ biến nhất để đo lường, đánh giá về tốc độ tăng trưởng, trạng thái và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế Trong đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở một tỉnh thuần nông thì cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế là một trong. .. kinh tế Cho nên, khi đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở một tỉnh thuần nông, cần chú ý cả những quan hệ tỷ lệ về mặt lượng cũng như phân tích sự thay đổi về chất của các mối tương quan ấy Hơn nữa trong quá trình phân tích, đánh giá không thể không chú ý đến những đặc điểm riêng của cơ cấu kinh tế Đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở. .. ngoại lệ, trong đó có Ninh Bình là một tỉnh thuần nông Sự CDCCKTNN ở nước ta hiện nay được định hướng trên cơ sở quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước Cụ thể là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá,... với những dịch vụ khác 1.1.3.2 Cơ cấu lao động Cơ cấu lao động là một chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế được phân bố như thế nào vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau Các nhà kinh tế học đánh giá cao chỉ tiêu cơ cấu lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế Bởi vì phân tích cơ cấu lao động... dân trong tỉnh và tham gia xuất khẩu 1.3.2 Bài học kinh nghiệm chung rút ra tham khảo và vận dụng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình Qua nghiên cứu kinh nghiệm CDCCKT nông nghiệp và CDCCNKTTNN ở hai tỉnh Hà Nam và Thái Bình có thể rút ra bài học kinh nghiệm chung tham khảo và vận dụng để CDCCNKTTNN ở tỉnh Ninh Bình Cụ thể là: Thứ nhất, các tỉnh đã tập trung chuyển dịch. .. phần kinh tế nhằm đạt tới một cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, tạo thế và lực mới cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Hiện nay nước ta đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đây là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng 11 suất lao động thấp thành một nước có cơ cấu công - nông nghiệp. .. bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Đây là vấn đề lớn, cấp thiết trong quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế theo ngành cũng như cơ cấu kinh tế theo vùng đã và đang được thực hiện - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Như đã phân tích ở trên, luận văn đã trình bày rõ mặt bản thể luận về CDCCKT Do đó có thể hiểu quan niệm về sự chuyển dịch CCKTNN đó là sự chuyển dịch CCKT diễn ra ở một lĩnh vực sản xuất... phối, trao đổi, tiêu dùng); các ngành kinh tế (công nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải…); các thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước…) Các quan hệ kinh tế trên không chỉ là quan hệ tỷ lệ về số lượng (như cơ cấu công nghiệp nặng, cơ cấu công nghiệp nhẹ, cơ cấu diện tích trồng trọt, cơ cấu lao động…) mà còn là quan hệ về chất... HĐH 1.2 Những nhân tố ảnh hƣởng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp Như đã phân tích ở trên, cơ cấu kinh tế nông nghiệp được biểu hiện bằng sự tương quan về số lượng và chất lượng của các mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong khoảng thời gian và điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể Cơ cấu này phụ thuộc vào nhiều . 1. Cơ cở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở một tỉnh thuần nông. Chương 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh. khảo và vận dụng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình 32 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NINH BÌNH THỜI GIAN QUA. chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp cũng có nghĩa là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp là chuyển dịch theo

Ngày đăng: 09/07/2015, 17:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1 CƠ CỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở MỘT TỈNH THUẦN NÔNG

  • 1.1.2. Nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp

  • 1.1.3. Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp

  • 1.2.1. Nhóm nhân tố về vị trí địa lý, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên

  • 1.2.5. Nhóm nhân tố thuộc về cơ chế chính sách.

  • 1.3.1. Tổng quan kinh nghiệm một số địa phương trong nước

  • 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

  • 2.1.2. Văn hoá- xã hội

  • 2.1.3. Kinh tế và cơ cấu kinh tế

  • 2.2.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt qua các năm

  • 2.2.2. Về chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi

  • 2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp

  • 2.3.1. Thành tựu

  • 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

  • 2.3.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

  • 3.1.1. Bối cảnh mới

  • 3.2.2. Hoàn thiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp

  • 3.2.3. Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan