Báo cáo : Phát triển nguồn nhân lực ở Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

121 2.4K 10
Báo cáo : Phát triển nguồn nhân lực ở Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  ĐÀO MẠNH NINH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHÍ MẠNH HỒNG HÀ NỘI - 2011 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG MỘT DOANH NGHIỆP 7 1.1. Phát triển nguồn nhân lực và vai trò của nó 7 1.1.1. Một số khái niệm 7 1.1.2. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế hiện đại 13 1.2. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở một doanh nghiệp 16 1.2.1. Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp 16 1.2.2. Một số công cụ chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 19 1.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở một số doanh nghiệp 25 1.3.1. Kinh nghiệm của Tập đoàn Google 25 1.3.2. Kinh nghiệm của Tập đoàn Apple 28 1.3.3. Kinh nghiệm của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) 32 1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra 35 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 38 2.1. Khái quát về Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 38 2.1.1. Khái quát về sự phát triển của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay 38 2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 42 2.2. Tình hình phát triển nguồn nhân lực ở Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thời gian qua 44 2.2.1. Bức tranh tổng thể về nguồn nhân lực của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 44 2.2.2. Phân tích vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở Tập đoàn Bưu chính Viễn thông 47 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thời gian qua 73 2.3.1. Những kết quả đã đạt được 73 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực ở Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam những năm qua 74 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 77 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 80 3.1. Bối cảnh mới và những yêu cầu đặt ra đối với vấn đề phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 80 3.2. Quan điểm và phương hướng phát triển nguồn nhân lực ở Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 84 3.2.1. Mục tiêu phát triển của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến năm 2015 84 3.2.2. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực đối với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 86 3.2.3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 87 3.2.4. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến 2015 89 3.3. Những giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực ở Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong thời gian tới 91 3.3.1. Nhóm giải pháp sắp xếp bộ máy quản trị nguồn nhân lực 91 3.3.2. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 93 3.3.3. Một số giải pháp khác nhằm duy trì và phát triển nguồn nhân lực 98 KẾT LUẬN 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 PHỤ LỤC 110 QUY ƢỚC VIẾT TẮT CNTT: Công nghệ thông tin CNC: Công nghệ cao ILO: Tổ chức Lao động quốc tế IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế KHCN: Khoa học và công nghệ KTTT: Kinh tế tri thức KT - XH: Kinh tế - xã hội LLSX: Lực lượng sản xuất NNL: Nguồn nhân lực PIS: Hệ thống thông tin quản lý nhân sự QHSX: Quan hệ sản xuất R&D: Nghiên cứu và phát triển TNC: Công ty xuyên quốc gia VNPT: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển của nền kinh tế thế giới đang bước sang trang mới với những thành tựu có tính chất đột phá trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt trên lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, trong đó nhân tố đóng vai trò quyết định sự biến đổi về chất dẫn tới sự ra đời của kinh tế tri thức, chính là nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao. Trước đây, các nhân tố sản xuất truyền thống như đất đai, lao động, vốn được coi là quan trọng nhất, song ngày nay đã có sự thay đổi thứ tự ưu tiên. Chính nguồn nhân lực có chất lượng cao mới là yếu tố quan trọng nhất của mọi quá trình sản xuất, bởi lẽ những yếu tố khác người ta vẫn có thể có được nếu có trí thức, song tri thức chỉ xuất hiện thông qua quá trình giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tế trong đời sống kinh tế - xã hội; tức là hàm chứa trước hết trong nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, để có được tốc độ phát triển cao, các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm tới việc nâng cao chât lượng nguồn nhân lực. Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp, công ty, các sản phẩm chủ yếu là cạnh tranh về tỷ lệ hàm lượng chất xám kết tinh trong sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, nhờ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Do vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với các quốc gia nói chung, các doanh nghiệp nói riêng đã và đang trở thành vấn đề cấp bách có tầm chiến lược, là vấn đề có tính chất sống còn trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế với trình độ khoa học - kỹ thuật, công nghệ ngày càng cao và sự lan tỏa của kinh tế tri thức (KTTT). Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp Nhà nước. Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thông tin, truyền thông - một trong những lĩnh vực gắn nhiều với công nghệ kỹ thuật cao, do đó vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là một trong những giải pháp trọng tâm đối với VNPT trong chiến lược phát triển lâu dài của mình. Tuy nhiên trên thực tế nguồn nhân lực của VNPT hiện nay còn tồn tại nhiều những mặt hạn chế, chính vì thế chưa thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Cho nên việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng 2 nguồn nhân lực ở VNPT để có những giải pháp nhằm tạo ra một sự chuyển biến về chất, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng với yêu cầu của một nền kinh tế tri thức trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Với ý nghĩa trên, tác giả chọn đề tài "Phát triển nguồn nhân lực ở Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Từ nhiều năm nay vấn đề phát triển nguồn nhân lực được các học giả và những nhà hoạch định chính sách quan tâm nghiên cứu rộng rãi ở nhiều góc độ khác nhau. Căn cứ trên cơ sở hướng nghiên cứu của đề tài có thể chia hệ thống các công trình nghiên cứu liên quan thành các nhóm sau: * Về vấn đề phát triển nguồn nhân lực nói chung có các công trình tiêu biểu sau: - Chương trình khoa học cấp Nhà nước: "Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực phát triển kinh tế - xã hội" của GS.TS Nguyễn Mạnh Đường làm chủ nhiệm. - Đề tài khoa học cấp Nhà nước năm 2000: "Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam" của TS. Nguyễn Tuyết Mai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - TS. Đoàn Văn Khải (2005), “Nguồn nhân lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. - TS. Vũ Bá Thể, Học viện Tài chính (2005), “Phát huy nguồn nhân lực con người để công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. - Phạm Minh Hạc (1996), “Vấn đề phát triển con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Công Toàn (Tạp chí Triết học 5/1998), “Mấy suy nghĩ về phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. - Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ của Trần Kim Hải - HVCTQG HCM. - Vai trò Nhà nước trong tạo tiền đề nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Quý Tình. - Bài: “Ảnh hưởng của KTTT đối với vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam” GS.TS Đỗ Thế Tùng tại hội thảo khoa học: “KTTT và công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam” năm 2001. 3 - Luận án Tiến sỹ: “Tác động KTTT đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân Việt Nam” tác giả Cao Quang Xứng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia, năm 2008. - Luận án tiến sỹ: “Nâng cao chất lượng NNL tiếp cận KTTT ở Việt Nam” tác giả: Lê Thị Ngân - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2005. - Chương trình khoa học cấp nhà nước KX 04-04 (1995): "Luận cứ khoa học cho giải quyết việc làm ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần". Ở nhóm những công trình nghiên cứu này các tác giả đã nghiên cứu khái quát lý luận về NNL, chất lượng NNL, các yếu tố cấu thành và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam. Đa số công trình nghiên cứu có hướng tập trung xem xét vấn đề phát triển nguồn nhân lực tầm vĩ mô hoặc gắn phát triển nguồn nhân lực với giải quyết công ăn việc làm, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế. Trong đó có một số nghiên cứu tiêu biểu như chương trình khoa học cấp Nhà nước: "Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực phát triển kinh tế - xã hội" của GS.TS Nguyễn Mạnh Đường làm chủ nhiệm; Đề tài khoa học cấp Nhà nước năm 2000: "Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam" của TS. Nguyễn Tuyết Mai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cũng có một số công trình đã tập trung vào việc phân tích sự tác động của KTTT đối với vấn đề phát triển NNL, từ đó làm rõ những yêu cầu về phát triển NNL ở Việt Nam. Các công trình cũng đã tập trung đánh giá và dự báo xu hướng sử dụng NNL ở Việt Nam, đề xuất một số những giải pháp tập trung vào việc phát triển NNL chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế mới. Nhưng những vấn đề nghiên cứu đó về cơ bản là tập trung vào việc phát triển NNL chung của Việt Nam dưới tác động của KTTT, tiêu biểu có thể thể kể đến là: Luận án tiến sỹ: “Nâng cao chất lượng NNL tiếp cận KTTT ở Việt Nam” tác giả: Lê Thị Ngân. * Về vấn đề phát triển nguồn nhân lực đối với một doanh nghiệp và của Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam - "Phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" - Luận văn thạc sỹ kinh tế, tác giả Dương Thị Kim Chung, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2005. 4 - "Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Cần Thơ" - Luận văn thạc sỹ kinh tế, tác giả Nguyễn Hoài Bảo, Đại học Kinh tế TP HCM, năm 2009 - “Một số yêu cầu về phát triển NNL của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” - Đề tài khoa học cấp Tập đoàn, Viện Khoa học, Kinh tế bưu điện, năm 2009. - Đề tài khoa học cấp Bộ: “Chiến lược phát triển NNL của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông giai đoạn 2005 - 2015”. - “Một số giải pháp phát triển NNL tại bưu điện tỉnh Lâm đồng” Đề tài khoa học cấp cơ sở, năm 2008. Ở nhóm những công trình nghiên cứu này có một số những công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển NNL trong một tổ chức, cụ thể: chẳng hạn công trình: "Phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", đã tập trung đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng nhà nước và đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của tổ chức này trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận thức rõ tầm quan trọng của yếu tố con người trong phát triển ở ngành Bưu chính Viễn thông ngay từ đầu những năm 2000 đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học bàn về vấn đề nguồn nhân lực. Đặc biệt từ khi có "Chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông đến 2010 và định hướng đến 2020", của Chính phủ - năm 2001, các đề tài khoa học đã nghiên cứu sâu hơn về những vấn đề cấp thiết của đội ngũ nhân lực Tập đoàn bưu chính Viễn thông trong quá trình đổi mới. Các công trình nghiên cứu quan trọng có thể kể đến là: “Một số yêu cầu về phát triển NNL của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” - Đề tài khoa học cấp Tập đoàn, Viện Khoa học, Kinh tế bưu điện, năm 2009, Đề tài khoa học cấp Bộ: “Chiến lược phát triển NNL của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông giai đoạn 2005 - 2015”. Nội dung của các đề tài và công trình trên tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá và dự báo xu hướng sử dụng nguồn nhân lực của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, trong đó chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Những vấn đề bất cập của nguồn nhân lực đã gợi mở cho những công 5 trình nghiên cứu đề xuất một số những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn. Song cũng chỉ mới dừng lại ở những định hướng lớn mang tính chất chiến lược, chưa có những công trình phân tích mang tính hệ thống từ đó chỉ rõ những yêu cầu cụ thể đối với việc phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện phát triển mới của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Như vậy, từ việc phân tích tình hình nghiên cứu trên cho thấy rằng những năm qua ở Việt Nam đã có nhiều người quan tâm và nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực theo nhiều giác độ khác nhau, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển nguồn nhân lực của một doanh nghiệp. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã có những sự quan tâm nhất định đối với vấn đề phát triển nguồn nhân lực song chưa có một công trình nghiên cứu riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của luận văn Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển NNL cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển mới, trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số doanh nghiệp trong và ngoài nước. - Phân tích thực trạng vấn đề phát triển NNL của VNPT thời gian qua và sự chuẩn bị những điều kiện cần thiết để phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh, điều kiện mới. - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của VNPT trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề phát triển NNL ở VNPT trước cơ hội và thách thức mới. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung bàn về việc phát triển NNL ở VNPT trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới trong thời đại toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức hiện nay. - Về thời gian: Từ 2006 đến nay. 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn đặc biệt coi trọng một số phương pháp cụ thể sau: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra, phỏng vấn chuyên gia… 6. Đóng góp mới của luận văn - Làm rõ thực trạng NNL và các chính sách phát triển NNL ở VNPT trong thời gian qua, chỉ ra những vấn đề cần giải quyết. - Đề xuất được một số những giải pháp để phát triển NNL của VNPT trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương, 9 tiết: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam. Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực ở Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. [...]... và phát triển lực lượng nhân sự nòng cốt cơ hữu, mặt khác giảm thiểu thành phần nhân sự dư thừa Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, cần phân loại hai nguồn nhân lực chính yếu thành hai nhóm: nhân sự chủ chốt và nhân sự bổ sung Qua đó có thể sử dụng một cách hợp lý các nguồn nhân lực khác nhau trong từng giai đoạn phát triển của tổ chức, mặt khác hoạt động phát triển nguồn nhân lực có thể tập. .. tổ chức, phát triển nguồn nhân lực là việc phát triển về số lượng và chất lượng nhân lực thông qua thực hiện các chức năng của công tác phát triển nguồn nhân lực, nhằm có được một đội ngũ nhân lực phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển của tổ chức trong từng thời gian nhất định Phát triển nguồn nhân lực là hoạt động mang tính chủ quan của các bên tham gia quá trình xây dựng và phát triển để... kinh tế lao động, th : nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực con người, là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác (nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực công nghệ…) là ở ch : trong quá trình vận động, NNL chịu tác động của yếu tố tự nhiên (sinh, chết…) và yếu tố xã hội (việc làm, thất nghiệp ) Chính vì vậy, NNL... vụ mới, tăng nguồn thu cho doanh nghiệp và giảm chi phí Một số quan điểm cho rằng phát triển nguồn nhân lực là hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, quan điểm này thực sự hạn chế vì đào tạo nguồn nhân lực chỉ là một bộ phận trong hệ thống những nội dung của công tác phát triển nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp Phát triển nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp không chỉ nhằm làm tăng năng lực thực thi... lực ở một doanh nghiệp 1.2.1 Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp Phát triển nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp là quá trình phát triển đầy đủ các mặt: trí lực, thể lực, đạo đức và những năng lực vốn có của con người, phát triển hài hòa “tài năng kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp” Để có thể đạt được điều đó thì công tác phát triển nguồn nhân lực của một doanh nghiệp phải thực sự... doanh nghiệp - Phân tích hiện trạng nguồn nhân lực của doanh nghiệp - Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, xác định nhu cầu nguồn nhân lực - Phân tích quan hệ cung cầu nhân lực, xây dựng các chính sách, kế hoạch, chương trình thực hiện giúp cho doanh nghiêp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực - Thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình quản trị phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp - Kiểm tra,... việc phát triển NNL đối với doanh nghiệp thể hiện ở một số nội dung sau: Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực có vị trí quan trọng nhất để góp phần thực hiện các mục tiêu, chiến lược phát triển của doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh và chính sách phát triền nguồn nhân lực trong doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được phát triển trong mối qua hệ tác động qua lại với nhau Nguồn nhân lực được... ngũ nhân lực phù hợp về mặt số lượng và có chất lượng cao, và thông qua hoạt động của đội ngũ nhân viên đó để không ngừng nâng cao hiệu quả và sự phát triển bền vững của tổ chức Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm các chức năng công việc của quản trị nguồn nhân lực với mục đích phát triển nhân lực, đó là thu hút và tuyển dụng nhân sự; bổ nhiệm và sử dụng nhân sự; khích lệ, duy trì nhân. .. vào quá trình sản xuất, nguồn năng lực - nội lực đó của con người cũng chính là nội lực xã hội của một quốc gia Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, với dân số đông, NNL dồi dào đang trở thành một trong những nguồn nội lực quan trọng nhất và nếu biết khai thác nguồn nội lực đó một cách hiệu quả sẽ tạo ra một động lực to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội Ở Việt Nam, theo ý kiến của các... thực tế [20, tr.63] Nuôi dưỡng và tạo môi trường phát triển nguồn nhân lực là điều kiện nhưng cũng là kết quả của phát triển nguồn nhân lực Các chính sách phát triển nhân lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người lao động phát huy năng lực bản thân và bảo vệ quyền lợi của người lao động thông qua điều tiết các mỗi quan hệ liên quan đến sử dụng và phát triển sức lao động Môi trường làm việc thuận lợi . PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 38 2.1. Khái quát về Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 38 2.1.1. Khái quát về sự phát triển của Tập đoàn Bưu chính Viễn. trạng phát triển nguồn nhân lực ở tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam. Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực ở Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. . nguồn nhân lực đối với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 86 3.2.3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 87 3.2.4. Kế hoạch phát triển nguồn nhân

Ngày đăng: 09/07/2015, 15:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Phát triển nguồn nhân lực và vai trò của nó

  • 1.1.1. Một số khái niệm

  • 1.1.2. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế hiện đại

  • 1.2. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở một doanh nghiệp

  • 1.2.1. Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp

  • 1.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở một số doanh nghiệp

  • 1.3.2. Kinh nghiệm của Tập đoàn Apple (8 bài học phát triển nguồn nhân lực)

  • 1.3.3. Kinh nghiệm của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)

  • 1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra

  • 2.1. Khái quát về Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam

  • 2..3.1. Những kết quả đã đạt được

  • 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

  • 3.3.1. Nhóm giải pháp sắp xếp bộ máy quản trị nguồn nhân lực

  • 3.3.2. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

  • 3.3.3. Một số giải pháp khác nhằm duy trì và phát triển nguồn nhân lực

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan