Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay

117 570 2
Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀOTẠO VÀ BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ *** ĐÀO THỊ NGA LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐỀ TÀI Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay Chuyên ngành: Triết học Mã số: 602280 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THẾ KIỆT Hà Nội - 2012 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 11 6. Dự kiến đóng góp mới và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 11 7. Kết cấu của luận văn 12 Chương 1. Tầm quan trọng và nội dung của việc giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay 12 1.1. Đạo đức mới và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay 13 Chương 2. Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay - thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra 60 2.1. Thực trạng giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và nguyên nhân của nó 60 2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay . 76 Chương 3. Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay 81 3.1. Phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay 81 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay 91 Kết luận 108 3 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PTA: Thỏa thuận thương mại ưu đãi 4 FTA: Khu vực mậu dịch tự do EFTA : Khu vực mậu dịch tự do Bắc Âu NAFTA: Khu vực mậu dịch tự do bắc Mỹ AFTA : Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN CU : Liên minh thuế quan ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á EU: Liên minh châu Âu NATO: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương CENTO: Tổ chức Hiệp ước Trung tâm SEATO: Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á ANZUS: Hiệp ước Liên minh Úc-Niudilân-Mỹ OAS: Tổ chức thống nhất châu Mỹ AU: Tổ chức Thống nhất châu phi PMC: Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ADMM: Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN ADMM+: Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng EAS: Hội nghị cấp cao Đông Á 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đạo đức là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, một mặt bị quy định bởi cở sở hạ tầng, tồn tại xã hội; mặt khác nó cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội. Khi cơ sở hạ tầng thay đổi, nền tảng kinh tế thay đổi, đạo đức xã hội cũng phải thay đổi theo cho phù hợp và tác động tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế. Xu thế hội nhập quốc tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến đạo đức xã hội và ngược lại, để phát triển nền kinh tế thị trường rất cần xây dựng củng cố, phát triển những chuẩn mực đạo đức truyền thống trên cơ sở mới và bổ sung những chuẩn mực đạo đức phù hợp. Trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới, vấn đề hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định. Giải quyết vấn đề này trong lĩnh vực đạo đức chính là làm hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với truyền thống và yêu cầu của thời đại. Trong các nhà trường nước ta hiện nay luôn coi trọng và quán triệt sâu sắc, toàn diện việc giáo dục tố chất, lấy giáo dục con người làm gốc, giáo dục đạo đức là ưu tiên, coi sự nghiệp “trồng người” là nhiệm vụ cơ bản của giáo dục. Chúng ta phải nỗ lực bồi dưỡng con người phát triển toàn diện đức – trí – thể – mỹ với phương châm dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người. Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ: Giáo dục thế hệ trẻ yêu quê hương, Tổ quốc XHCN và tinh thần quốc tế vô sản, ý thức làm chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, có ý thức kỷ luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đức tính thật thà, khiêm tốn, dũng cảm… 6 Trong những năm qua, xu thế hội nhập đã và đang tạo ra những sự chuyển biến sâu sắc đối với mọi mặt của đời sống xã hội ở nước ta. Việc đi vào kinh tế thị trường, mở rộng hội nhập quốc tế, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục. Bên cạnh sự phồn vinh về kinh tế thì về mặt xã hội, trong đó có đạo đức đang nảy sinh ngày càng nhiều những vấn đề, những tình huống phức tạp, nhức nhối, những mất mát giá trị truyền thống, những lệch lạc trong định hướng giá trị và lối sống trong nhiều tấng lớp xã hội, trong đó có thanh niên, sinh viên. Một bộ phận sinh viên suy thoái về đạo đức, lối sống, thiếu ước mơ và hoài bão, lập thân, lập nghiệp. Trong thi cử, hiện tượng quay cóp, gian lận đang có xu hướng gia tăng, ý thức tổ chức kỷ luật kém, tinh thần trách nhiệm, ý thức cộng đồng thấp. Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ phản nhân văn thông qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet… làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu, ảnh hưởng đến đạo đức trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh hiện nay. Đây là tình huống có vấn đề, là nỗi lo chung của toàn xã hội. Thực tế đó cho thấy, việc giáo dục đạo đức mới trong xã hội ta, nhất là đối với thanh niên, sinh viên là nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách. Ở đây, nhấn mạnh đến việc giáo dục đạo đức mới cho sinh viên không chỉ xuất phát từ tình huống suy thoái đạo đức hiện nay, cần phải cứu chữa mà quan trọng hơn còn vì định hướng phát triển lâu dài trong tương lai với tầm nhìn và hành động chiến lược. Bởi vì, sinh viên là tầng lớp xã hội đặc thù, là bộ phận ưu tú, là nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai của đất nước. Việc xây dựng đội ngũ trí thức tương lai đủ đức đủ tài đáp ứng sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc có tầm quan trọng đặc biệt. Sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội cũng nằm trong vấn đề chung đó. Mặt khác, ở các trường cao đẳng nghề, việc đào tạo ra những kỹ sư thực hành có tay nghề thành thạo, có khả năng làm việc, không phải qua đào tạo lại được chú trọng nhiều hơn. Việc giáo dục đạo đức chưa được chú ý đúng mức ở một số nơi trong các trường cao đẳng nghề. Do vậy, giáo dục đạo đức trong các 7 trường cao đẳng nghề cần phải được chú ý nhiều hơn để đào tạo người kỹ sư thực hành có tay nghề thành thạo, có đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. Xuất phát từ những lý do khách quan, chủ quan như đã phân tích, tôi chọn đề tài: “Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ triết học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học về vấn đề đạo đức mới và giáo dục đạo đức mới từ nhiều góc độ khác nhau. Đó là: + Quan điểm về đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường của các nhà lý luận Việt Nam được trình bày trong quyển sách "Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay" do Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên) (Nxb. Chính trị quốc gia, 2003). Các tác giả đã phân tích những vấn đề xung quanh một số vấn đề lý luận, thực trạng và những phương hướng, giải pháp để xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay khá sâu sắc nhưng chưa hệ thống vì đây là tập hợp những bài viết riêng lẻ của nhiều tác giả với những quan niệm khác nhau. + Cuốn “Giáo dục đạo đức mới cho cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004) đã đề cập một cách có hệ thống nội dung lý luận cũng như thực tiễn đạo đức xã hội của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời đã khái quát một cách cô đọng những chuẩn mực, truyền thống giá trị đạo đức của dân tộc ta, những nguyên tắc phương hướng và giải pháp xây dựng đạo đức mới cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng Việt Nam. + Quyển sách “Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp” do Nguyễn Duy Quý chủ biên (Nxb. Chính trị quốc gia, 2006) tìm hiểu vấn đề đạo đức xã hội dưới tác động, ảnh hưởng của kinh tế, chính trị của nước ta hiện 8 nay và phân tích đạo đức của từng nhóm đối tượng, hoàn cảnh cụ thể đạo đức của cán bộ, đảng viên và công chức, đạo đức của sinh viên, đạo đức trong lao động, giao tiếp, đạo đức trong gia đình. + Quyển sách “Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của Trịnh Duy Huy (Nxb.Chính trị quốc gia, 2009),có nội dung khá đầy đủ và hệ thống về lý luận, về thực trạng và một số phương hướng, giải pháp để xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Tác giả cho rằng xây dựng và phát triển đạo đức mới phải dựa trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và chỉ ra những chuẩn mực cơ bản của đạo đức mới đang được xây dựng ở nước ta bao gồm: chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế trong sáng; tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng; tinh thần lao động tự giác, sáng tạo; tinh thần nhân đạo và một số giá trị khác như: bình đẳng, công lý, nhân quyền, yêu thiên nhiên, sự lương thiện, thận trọng, tự giác, tự trọng. + Cuốn “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay” – sách chuyên khảo của PGS, TS Nguyễn Thế Kiệt (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011) đã làm sáng tỏ bản chất và nội dung đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra có rất nhiều luận văn, luận án nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên và thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay. Đó là: + Đề tài “Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay” của Lê Thị Hoài Thanh (Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003). Đề tài phân tích quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho sinh viên. Trên cơ sở đó, đề tài nêu một số giải pháp cụ thể: Kết hợp giáo dục truyền thống và hiện đại trong gia đình, nhà trường và xã hội, tạo môi trường giáo dục lành mạnh và thống nhất; kết hợp giáo dục đạo đức với giáo 9 dục pháp luật, tạo môi trường pháp lý cho việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức; kết hợp các phương pháp giáo dục truyền thống với các phương pháp giáo dục hiện đại, đổi mới hình thức và phương pháp giáo dục. + Đề tài“Đạo đức của sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp” của Vũ Thanh Hương (Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2004). Qua khảo sát một số trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội, đề tài phân tích thực trạng đạo đức sinh viên trong điều kiện hiện nay và nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay như: Tạo lập môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh, nâng cao ý thức tự giáo dục đạo đức của sinh viên, đổi mới nội dung và hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên. + “Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế một số trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội)”, Luận văn thạc sĩ của Doãn Thị Chín (2004). + “Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho học sinh – sinh viên các trường Trung cấp, Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật khu vực đồng bằng sông Hồng hiện nay”, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Loan (2010). Một số bài viết trên tạp chí về vấn đề này: + “Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay” của PGS, TS Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí Triết học, số 6, 1996. + “Vấn đề toàn cầu hóa và thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” của Đặng Cảnh Khanh, Tạp chí Cộng Sản, số 7, 2000. + “Kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và những biến đổi trong lĩnh vực đạo đức” của Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, 2001. 10 + “Kết hợp chặt chẽ giáo dục lý luận với xây dựng đạo đức mới của người cán bộ quản lý” của Nguyễn Ngọc Long, Tạp chí lý luận chính trị, số 4, 2001. + “Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh” của PGS, TS Nguyễn Hùng Hậu, Tạp chí Triết học, số 9, 2005. + “Đạo đức mới – đạo đức cách mạng từ các cách tiếp cận khác nhau” của Trịnh Duy Huy, Tạp chí Triết học, số 1, 2006. + “Về tính quy luật của sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới” của Nguyễn Văn Phúc, Tạp chí Triết học, số 3, 2007. + “Giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống cho sinh viên” của Ngô Văn Thạo, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 1, 2010. Như vậy, vấn đề đạo đức, đạo đức mới và giáo dục đạo đức mới là vấn đề rất được xã hội quan tâm. Sinh viên các trường cao đẳng nghề là đối tượng có những nét đặc thù riêng. Vì thế, việc giáo dục đạo đức mới cho đội ngũ này cần tiếp tục tìm hiểu, lý giải khoa học thêm để có được phương hướng và những giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức hiện nay trong các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội là vấn đề cấp bách. Những công trình trên là nguồn tài liệu quý giá để chúng tôi kế thừa và tiếp tục đi sâu nghiên cứu về vấn đề “Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay” 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích tầm quan trọng, thực trạng, nguyên nhân của giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Thành phố Hà Nội trong thời gian qua, từ đó, đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức mới cho đối tượng này trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu [...]... nâng cao giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Đạo đức mới và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức mới trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay - Giáo dục đạo đức mới và hiệu quả của nó đối với sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc. ..- Phân tích nội dung và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay - Phân tích thực trạng, nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay - Đưa ra phương hướng và... ở khu vực Hà Nội 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài bao gồm 3 chương, 7 tiết Chương 1 Tầm quan trọng và nội dung của việc giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay 12 1.1 Đạo đức mới và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong. .. quốc tế ở Việt Nam 4.2 Phạm vi nghiên cứu Sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội và vấn đề giáo dục đạo đức mới cho sinh viên ở các trường này trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng về đạo đức, đạo đức mới và giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh, ... của từng trường Từ những đặc trưng của sinh viên các trường cao đẳng nghề, chúng ta thấy việc giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề là hết sức quan trọng 1.1.2.2 Hội nhập quốc tế và ảnh hưởng của nó đến việc giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trường cao đẳng nghề ở Hà Nội hiện nay Thuật ngữ hội nhập quốc tế trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếng nước ngoài (tiếng Anh là... đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, từ đó, đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của nó 6.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Dùng làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức trong các trường cao đẳng nghề cũng như các trường cao đẳng. .. người sinh ra bắt gặp hệ thống đạo đức của xã hội Xã hội có giai cấp hình thành và tồn tại nhiều hệ thống đạo đức mà các cá nhân chịu sự tác động Ở đây, môi trường đạo đức tác động đến đạo đức cá nhân bằng nhận thức đạo đức và thực tiễn đạo đức Nhận thức đạo đức để chuyển hoá đạo đức xã hội thành ý thức đạo đức cá nhân Thực tiễn đạo đức là hiện thực hoá nội dung giáo dục bằng hành vi đạo đức Các hành... trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay 1.1.1 Đạo đức, đạo đức mới và giáo dục đạo đức mới 1.1.1.1 Khái niệm đạo đức Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, xu t hiện sớm trong lịch sử loài người và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, tiến bộ của xã hội Cho đến nay, bàn về đạo đức có nhiều hệ thống lý thuyết tiêu biểu, tiếp cận đạo đức theo các khuynh hướng khác nhau Ở phương... thể giáo dục nhằm cung cấp tri thức đạo đức, bồi dưỡng tình cảm đạo đức mới cho đối tượng giáo dục nhằm mục đích hình thành ở họ ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức đúng đắn, hành vi đạo đức phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội, giúp cá nhân điều chỉnh những hành vi lệch chuẩn về đạo đức Giáo dục đạo đức mới nhằm góp phần giữ gìn những giá trị đạo đức truyền thống, góp phần tạo ra những giá trị đạo đức. .. Nam hiện đại” [33, tr.207] 1.1.2 Sinh viên trường cao đẳng nghề và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức mới cho đối tượng này trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay 1.1.2.1 Sinh viên trường cao đẳng nghề và đặc điểm của nó Sinh viên là tầng lớp xã hội đặc thù, là bộ phận ưu tú của thanh niên Việt Nam, nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai của đất nước Sinh viên Việt Nam là những công dân . trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay 12 1.1. Đạo đức mới và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay 1.1.1. Đạo đức, đạo đức mới và giáo dục đạo đức mới 1.1.1.1. Khái niệm đạo đức Đạo đức. các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay 81 3.1. Phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong

Ngày đăng: 09/07/2015, 14:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1. Tầm quan trọng và nội dung của việc giáo dụcđạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nộitrong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay

  • 1.1. Đạo đức mới và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức mớicho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhậpquốc tế hiện nay

  • 1.1.1. Đạo đức, đạo đức mới và giáo dục đạo đức mới

  • 1.1.2. Sinh viên trường cao đẳng nghề và tầm quan trọng của việcgiáo dục đạo đức mới cho đối tượng này trong xu thế hội nhập quốc tế hiệnnay

  • 1.2. Nội dung của giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trường cao đẳng nghềở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay

  • 1.2.1. Giáo dục lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần tự hào, tự tôn dântộc

  • 1.2.2. Giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa

  • 1.2.3. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong lao động và học tập

  • 1.2.4. Giáo dục đạo đức mới trong tình bạn, tình yêu

  • 1.2.5. Giáo dục chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủnghĩa

  • Chương 2. Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trường caođẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay - thựctrạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra

  • 2.1. Thực trạng giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường caođẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và nguyên nhâncủa nó

  • 2.1.1. Một vài nét về đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội ởHà Nội ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường caođẳng nghề hiện nay

  • 2.1.2. Thực trạng giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường caođẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay

  • 2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục đạo đức mới cho sinhviên các trường cao đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiệnnay

  • 2.2.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu của việc thực hiện các nguyên tắc,chuẩn mực đạo đức mới với những nghịch lý bất công đang diễn ra trongnhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức mới cho sinh viên

  • 2.2.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu không ngừng nâng cao hiệu quả giáodục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề với hạn chế củalực lượng giáo dục đạo đức mới trong các trường cao đẳng nghề ở Hà Nộihiện nay

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan