Vai trò của ổn định xã hội đối với đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

109 395 0
Vai trò của ổn định xã hội đối với đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  TRẦN THỊ LAN VAI TRÕ CỦA ỔN ĐỊNH XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  TRẦN THỊ LAN VAI TRÕ CỦA ỔN ĐỊNH XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 80 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐẶNG HỮU TOÀN HÀ NỘI - 2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. VAI TRÕ CỦA ỔN ĐỊNH XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 9 1.1. Khái niệm ổn định xã hội 9 1.1.1. Những nguyên tắc tiếp cận 9 1.1.2. Khái niệm ổn định xã hội 19 1.1.3. Về kết cấu của ổn định xã hội 21 1.1.4. Vai trò của ổn định xã hội 25 1.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa - quan hệ biện chứng giữa ổn định xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa 28 1.2.1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa 28 1.2.2. Quan hệ biện chứng giữa ổn định xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa 31 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ ỔN ĐỊNH XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 39 2.1. Thực trạng vai trò ổn định xã hội đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đến nay 39 2.1.1. Thực trạng vai trò ổn định xã hội đối với công nghiệp hóa hiện đại hóa từ khi bắt đầu đổi mới đến ổn định tình hình mọi mặt (1986 - 1996) 39 2.1.2. Thực trạng vai trò ổn định tình hình kinh tế - xã hội đến việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1996 đến nay 44 2.2. Thực trạng một số vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam có ảnh hưởng đến trạng thái của ổn định xã hội 51 2.2.1. Những thuận lợi và thách thức chủ yếu trong giai đoạn hiện nay liên quan đến ổn định xã hội và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 51 2.2.2. Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ảnh hưởng đến ổn định xã hội 59 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ỔN ĐỊNH XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 76 3.1. Một số phương hướng cơ bản nhằm nâng cao vai trò của ổn định xã hội đối với đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay 76 3.1.1. Phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 76 3.1.2. Xây dựng môi trường chính trị - xã hộ lành mạnh trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 82 3.1.3. Giải quyết triệt để các vấn đề xã hội nảy sinh trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 85 3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của ổn định xã hội đối với đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay 88 3.2.1. Đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ, đặc biệt là dân chủ cơ sở 88 3.2.2. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở 90 3.2.3. Tập trung xử lý và giải quyết dứt điểm tình trạng khiếu kiện, tố cáo, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, kỷ cương xã hội, thực thi pháp luật 96 KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Việt Nam đã vượt qua giai đoạn thử thách gay go, phức tạp và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử quan trọng trên nhiều lĩnh vực.Về cơ bản, chúng ta đã thực hiện thành công chặng đường đầu của công cuộc đổi mới, đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; đời sống nhân dân có nhiều thay đổi tích cực; sức mạnh quốc gia về mọi mặt được tăng cường; độc lập, tự chủ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững; thế và lực của nước ta đẩy mạnh hơn nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để dẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Giờ đây, nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển đất nước, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Những nhận định trên đây của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ khái quát những thành tựu chủ yếu và vạch ra phương hướng vận động tiếp theo cho quá trình đổi mới, mà qua đó, còn chỉ rõ những thuận lợi và khó khăn của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, tình trạng của một nước kém phát triển để bước vào nhóm đang phát triển có thu nhập trung bình, điều này mới chỉ có ý nghĩa là Việt Nam đã tái thiết lập được trạng thái ổn định, song trạng thái ổn định đó chưa thực sự vững chắc, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển xã hội ở trình độ cao. Hiện nay nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường thách thức nào. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và 2 trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí vẫn nghiêm trọng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong nội bộ, những biểu hiện “xa rời” mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có những diễn biến phức tạp. Khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền ngày càng lớn. Với những biểu hiện như trên thì hiện nay, nước ta vẫn còn tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, cản trở sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước mắt cũng như lâu dài. Vì vậy, vấn đề giữ vững và phát huy vai trò của ổn định xã hội hiện nay được đặt ra một cách cấp thiết, vừa nhằm củng cố, bảo vệ những thành quả của sự nghiệp đổi mới, vừa nhằm tăng cường những điều kiện cơ bản, cần thiết cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về mặt thực tiễn chúng ta đều thấy rằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác động tích cực làm vững chắc thêm trạng thái ổn định xã hội, nhưng đồng thời quá trình công nghiệp hóa cũng làm nảy sinh những vấn đề mới liên quan trực tiếp đến trạng thái ổn định xã hội. Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta đòi hỏi vừa phải giữ vững ổn định xã hội, vừa tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội lại càng củng cố, tăng cường ổn định xã hội. Do vậy mà về mặt nhận thức, chúng ta có thể thống nhất rằng: Ổn định xã hội là điều kiện cần thiết để đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ. Do vậy, tác giả luận văn đã chọn nội dung nghiên cứu “Vai trò của ổn định xã hội đối với đẩy mạnh công nghệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay”. 3 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Tầm quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam quan tâm. Từ đầu những năm 60 đến nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn được xác định là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vấn đề ổn định xã hội được chính thức đề cập từ những năm 80. Đại hội V của Đảng đã đề ra mục tiêu là về cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống của nhân dân. Đặc biệt đến đai hội VI, đại hội mở đầu sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, ổn định kinh tế - xã hội được xác định: nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên. Tới Đại hội VII: chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 đã được thông qua. Trong nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng, ổn định xã hội được xác định là điều kiện, tiền đề để đẩy mạnh một bước quá trình công nghiệp hóa, hiện đị hóa đất nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu thế kỷ XXI tại Đại hội IX của Đảng, Đảng ta đã xác định “chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng đã xác định ổn định xã hội đã diễn ra cả trong nước và quốc tế đối với chúng ta trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy Đảng đã xác định: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng lợi thế của nước ta rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức”, quan điểm này được Đảng tiếp tục khẳng định tại Đại hội XI: “Phát triển khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế tri thức, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước”. Trên lĩnh vực nghiên cứu, một số đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ hay các chương trình khoa học - công nghệ được triển khai trong những năm qua đã 4 giành được sự chú ý cần thiết để phân tích, lý giải, ý nghĩa vai trò của ổn định xã hội đối với sự nghiệp đổi mới cũng như công nghiệp hóa, hiện đại hóa như: Lê Mạnh Hùng: Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội 1998. Bộ Thương mại - Viện nghiên cứu thương mại: Khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Châu Á - Nguyên nhân và bài học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998. Nguyễn Kế Tuấn: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Việt Nam con đường và bước đi. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2006. Chu Thái Thành: Khu công nghiệp, khu chế xuất với vấn đề bảo vệ môi trường các tác động về mặt xã hội. Hội thảo khoa học quốc gia tại Long An tháng 7 - 2006. Lê Du Phong (chủ biên): Thu nhập đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2007. Nguyễn Văn Đặng (chủ biên): Phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2010, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2007. Hoàng Ngọc Hòa: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2008.Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn, Trần văn Đoàn, Ubrich Dornberg (đồng chủ biên): Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 2008. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Đề tài khoa học cấp Bộ: Khảo sát đánh giá chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội 2008. Đặng Kim Sơn: Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, vùng dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2008. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Đề tài cấp Bộ: Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng 5 điểm Miền Trung hiện nay, Hà Nội 2009. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Đề tài khoa học cấp Bộ: Giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở vùng trọng điểm kinh tế Miền Trung, Hà Nội 2010. Tổng cục thống kê Việt Nam 2009, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2010. Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn, Nguyễn Đình Hòa (đồng chủ biên): Vấn đề dân sinh và xã hội hài hòa, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 2010. Nguyễn Phú Trọng: Về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011. Dương Xuân Ngọc (chủ biên): Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2012… Trên các tạp chí nghiên cứu vấn đề này cũng được nhiều tác giả đề cập như: Lê Hữu Nghĩa, Vai trò của chính trị trong việc đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Cộng sản số 5/1996. Vũ Văn Hiền, Vấn đề an ninh vì ổn định và phát triển xã hội trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Triết học số 2/1997. Vũ Đình Cư, Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với kinh tế tri thức, Tạp chí Triết học số 3/2010. Phương Ngọc Thạch, Các chính sách tác động không thuận lợi để phát triển các khu công nghiệp, Tạp chí phát triển kinh tế, số 188, 2006. Đặng Hùng Võ - Đỗ Đức Đôi, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong các khu công nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, số 70, tháng 7/2006. Trần Đình Thảo: Về mối quan hệ giữa ổn định chính trị và phát triển kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản số 21/2007. Mai Thành: Về chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn sau khi thu hồi đất, Tạp chí Cộng sản, số 8/2009. Nguyễn Văn Chiến: Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện an sinh xã hội trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Triết học, số 3/2010. Như vậy trong thời gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề ổn định xã hội, an sinh xã hội, ổn định kinh tế, ổn định chính trị, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh 6 tế tri thức… đã được phân tích ở nhiều góc độ khác nhau. Song vấn đề nghiên cứu vai trò của ổn định xã hội đối với đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vẫn chưa được nghiên cứu một cách cụ thể. Do vậy, qua quá trình nghiên cứu thực tiễn đất nước về ổn định xã hội, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và các nhân tố làm ảnh hưởng đến ổn định xã hội và đẩy mạnh công nghệp hóa hiện đại hóa đất nước.Vấn đề này tiếp tục được nghiên cứu trong luận văn, qua đó, tác giả đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhất định để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Làm rõ vai trò của ổn định xã hội đối với đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong những năm vừa qua, đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của ổn định xã hội đối với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn phải giải quyết được những nhiệm vụ cơ bản sau đây: Thứ nhất, làm rõ vai trò của ổn định xã hội đối với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam hiện nay. Thứ hai, Làm rõ thực trạng của ổn định xã hội đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề dặt ra. Thứ ba, Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của ổn định xã hội đối với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Các biểu hiện của trạng thái ổn định xã hội nói chung và ổn định trên các lĩnh vực của đời sống trong sự tồn tại và phát triển xã hội. [...]... phần làm rõ hơn vai trò của ổn định xã hội đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam - Trên cơ sở khái quát thực trạng của ổn định xã hội và quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, luận văn đưa ra được một số 7 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của ổn định xã hội đối với đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay 7 Kết cấu của luận văn... trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Thực trạng của những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến ổn định xã hội ở Việt Nam sau hơn 25 năm đổi mới 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Những quan điểm, nội dung, nhận định của Đảng về ổn định xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đến nay -... độ phù hợp của ổn định xã hội đối với đòi hỏi của nhu cầu phát triển xã hội - Mức độ phù hợp của ổn định xã hội đối với xu hướng vận động của lịch sử, xu thế của thời đại - Tinh chất của những điều kiện mà ổn định xã hội mang lại đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn của các chủ thể xã hội trong quá trình cải tạo và phát triển xã hội - Khả năng của ổn định xã hội trong việc phòng ngừa xã hội từ xa,... biệt nhấn mạnh đến việc hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và coi phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ thật sự là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 1.2.2 Quan hệ biện chứng giữa ổn định xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ổn định xã hội là điều kiện cần thiết cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp hóa là tất... kinh tế công - nông nghiệp hiện đại Công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra là: Từ nay đến năm 2020 chúng ta phải phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp 28 theo hướng hiện đại Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, ... đổi của các điều kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tác động đến ổn định xã hội 6 Đóng góp của luận văn - Làm rõ một số vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa cần được giải quyết để đảm bảo ổn định xã hội - Khẳng định ổn định xã hội là điều kiện cần thiết, là vấn đề có tính quy luật trong sự nghiệp đổi mới, phát triển xã hội, ... yêu cầu của công nghiệp hóa đến đâu mà thôi Một xã hội không được kiểm soát hay không thể kiểm soát chặt chẽ, thể hiện qua tình trạng rối ren về chính trị, khủng hoảng về kinh tế, xung đột về xã hội là hoàn toàn bất lợi cho công nghiệp hóa Ý nghĩa, vai trò của ổn định xã hội đối với công nghiệp hóa, bắt nguồn từ yêu cầu đòi hỏi của công nghiệp hóa và khả năng đáp ứng của ổn định xã hội đối với những... hóa, hiện đại hóa - quan hệ biện chứng giữa ổn định xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.2.1 Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp hóa là xu hướng phát triển tất yếu của các nước trên thế giới Đây cũng là con đường phát triển tất yếu của nước ta vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa không chỉ là công cuộc xây... - xã hội, C.Mác đã viết: “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên” Xã hội gắn với con người và nói con người là nói đến xã hội, con người xã hội, ổn định xã hội chính là ổn định các quan hệ xã hội của con người trên các lĩnh vực hoạt động và đời sống của họ Trạng thái ổn định của xã hội là kết quả tổng hợp của sự ổn định các quan hệ có trong xã hội, ... mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đến năm 2020 về cơ bản Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Bắt đầu từ đại hội giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng đến Đại hội VIII, IX, X và XI là một sự phát triển quan trọng trong tư duy lý luận và thực tiễn của Đảng ta về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cũng bắt đầu từ đây, một quan niệm mới về công nghiệp hóa càng được định hình rõ nét, công . của ổn định xã hội đối với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam hiện nay. Thứ hai, Làm rõ thực trạng của ổn định xã hội đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện. XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 39 2.1. Thực trạng vai trò ổn định xã hội đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam từ Đại hội. VAI TRÒ CỦA ỔN ĐỊNH XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 76 3.1. Một số phương hướng cơ bản nhằm nâng cao vai trò của ổn định xã hội đối với đẩy mạnh công

Ngày đăng: 09/07/2015, 14:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Khái niệm ổn định xã hội

  • 1.1.1. Những nguyên tắc tiếp cận

  • 1.1.2. Khái niệm ổn định xã hội

  • 1.1.3. Về kết cấu của ổn định xã hội

  • 1.1.4. Vai trò của ổn định xã hội

  • 1.2.1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

  • Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA ỔN ĐỊNH XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

  • 3.1. Một số phương hướng cơ bản nhằm nâng cao vai trò của ổn định xã hội đối với đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan