Báo cáo văn học Tìm hiểu tang lễ Thiền sư trong Thiền Uyển Tập Anh

14 273 0
Báo cáo văn học Tìm hiểu tang lễ Thiền sư trong Thiền Uyển Tập Anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hi u tang l Thi n s trong "Thi n Uy n T p Anh"ể ễ ề ư ề ể ậ V Vi t B ngũ ệ ằ Các thiền sư trong Thiền uyển tập anh đã được nhiều công trình nghiên cứu, tiêu biểu phải kể đến: Nguyễn Huệ Chi chủ biên: Thơ văn Lí Trần, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977; Nguyễn Phạm Hùng: Thơ thiền Việt Nam những vấn đề lịch sử và tư tưởng nghệ thuật, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1998; Lê Mạnh Thát: Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh, NXB Phương Đông, TP Hồ Chí Minh, 2000; Nguyễn Hữu Sơn: Loại hình tác phẩm Thiền uyển tập anh, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002… Tuy những công trình trên đã nghiên cứu sâu sắc về thiền sư trong Thiền uyển tập anh về nhiều mặt như cuộc đời, sự nghiệp làm quan, sự nghiệp sáng tác…, nhưng chủ đề về tang lễ thiền sư lại chưa được đề cập nhiều. Tiếp bước những nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi nghiên cứu về tang lễ thiền sư trong sách Thiền uyển tập anh, với mục đích góp phần vào công tác nghiên cứu thiền sư và nghiên cứu văn hoá tang lễ Việt Nam, so sánh xem tang lễ thiền sư và tang lễ thế tục có điểm nào giống và khác nhau 1.1. Tư liệu viết về tang lễ thiền sư trong sách Thiền uyển tập anh Theo nghiên cứu của Lê Mạnh Thát (trong Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh), Thiền uyển tập anh là một tác phẩm ghi chép cuộc đời và sự nghiệp các thiền sư từ thời Đinh đến thời Lí do tác giả Kim Sơn soạn vào năm 1337. Thiền sư Kim Sơn hiệu Tông Huyền, người vùng núi Nguyệt Áng tức núi Chè, nay thuộc tỉnh Hải Dương, là thế hệ thứ ba của dòng thiền Trúc Lâm. Trong Thiền uyển tập anh có ghi chép lại sự quy tịch và tang lễ thiền sư, tuy chỉ ghi chép rất ngắn gọn, nhưng rất có giá trị đối việc nghiên cứu văn hoá tang lễ thiền sư. Trong số 68 tiểu truyện Thiền uyển tập anh có 4 tiểu truyện không đề cập đến sự quy tịch của thiền sư, đó là tiểu truyện thiền sư Lí thái Tông, Biện Tài, Tức Lự, Ứng Vương, còn lại 64 tiểu truyện đều có đề cập sự quy tịch của thiền sư. Tuy nhiên những ghi chép đó chỉ là những đoạn thuật lại tang lễ một cách gắn gọn, mỗi tiểu trưyện chỉ vẻn vẹn hai đến ba dòng Hán văn. Đó là chưa nói đến khoảng 30 tiểu truyện chỉ ghi chép các thiền sư quy tịch thế nào, mà không thuật lại tang lễ tổ chức ra sao. Tuy vậy, các đoạn thuật tả ngắn gọn đó vẫn rất có giá trị để nghiên cứu văn hoá tang lễ thiền sư trong nhà chùa. 1.2. Tìm hiểu sự quy tịch của thiền sư. Việc nghiên cứu sự quy tịch của thiền sư trong Thiền uyển tập anh đã được nghiên cứu kĩ lưỡng trong bài báo khoa học Nguyễn Hữu Sơn: Về mô típ quy tịch của các thiền sư trong Thiền uyển tập anh, Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 4 tr.57-59 và số 5 tr.50-52, 1996, in trong Loại hình tác phẩm Thiền uyển tập anh, NXB Khoa học Xã hội, 2002. Tiếp nối những nghiên cứu của Nguyễn Hữu Sơn, chúng tôi tiến hành phân loại cách quy tịch của thiền sư trong Thiền uyển tập anh. Theo quan niệm Phật giáo, vạn vật và con người đều được hình thành từ tứ đại (địa, thuỷ, hoả, phong) và phải trải qua quá trình thành, trụ, hoại, không. Nhưng khi nói riêng về con người, người ta lại thường nhắc đến quá trình sinh, lão, bệnh, tử. Mục đích cuối cùng của thiền sư là đạt được sự giải thoát, không những giải thoát về tinh thần mà còn giải thoát về thể xác, và mục tiêu đầu tiên của thiền sư là phải giải thoát khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử. Rõ ràng rằng, việc các tiểu truyện thường ghi “không bệnh mà tịch” để nói về sự quy tịch của thiền sư là hoàn toàn có mục đích. Nhưng không phải tiểu truyện nào cũng viết như vậy khi nói về sự quy tịch của thiền sư. Căn cứ vào ghi chép của Thiền uyển tập anh, chúng ta có thể phân loại cách quy tịch của thiền sư thành ba dạng: Dạng thứ nhất: thiền sư không bệnh mà quy tịch. Thiền uyển tập anh có 64 tiểu truyện nhắc đến sự quy tịch của các thiền sư, trong số đó có 12 thiền sư quy tịch mà không bệnh tật gì[i]. Việc ghi lại thiền sư không bệnh mà mất có mục đích thể hiện sự giải thoát khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử. Dạng thứ hai: thiền sư quy tịch do bệnh tật, gồm có 11 thiền sư[ii]. Dạng thứ ba: thiền sư quy tịch do lí do khác, đó là trường hợp thiền sư tự vẫn bằng cách tự thiêu, uống thuốc độc, đó là thiền sư Đại Xả (tiểu truyện thứ 26): “vào ngày 5 tháng hai năm Trinh Phù thứ năm, sư phó chúc đệ tử xong rồi thuyết kệ rằng […] đến canh năm sư thay trang phục uống thuốc độc mà quy tịch”; hay hai thiền sư Bảo Tính, Minh Tâm (tiểu truyện thứ 11): “tháng tư năm Thiên Thành thứ bảy, hai sư định tự thiêu. Lí Thái Tông biết tin bèn mời hai sư về kinh, hai sư bèn mở hội giảng kinh rồi cùng nhập hoả quang tam muội”. Cách quy tịch này có lẽ thể hiện khát vọng giải thoát khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử. Dạng thứ tư: thiền sư quy tịch mà không được ghi chép cụ thể quy tịch như thế nào, gồm có 38 thiền sư. Như vậy, cái chết của các thiền sư có thể khác cũng có thể giống với cái chết của người phàm tục. Nếu như người phàm tục phải trải qua quá trình sinh, lão, bệnh, tử, thì một số thiền sư cũng vẫn phải trải qua quá trính đó. Nói riêng trong số thiền sư có bệnh mà mất, cũng có thiền sư được ghi chép bệnh tật rõ ràng, đó là thiền sư Thường Chiếu (tiểu truyện thứ 34), sư cũng mắc bệnh như người phàm: “ngày 24 tháng chín năm Thiên Gia Bảo Hựu thứ hai, sư nói bị đau tim, tập hợp chúng đệ tử thuyết kệ rằng […]” (nguyên văn: “Thiên Gia Bảo Hựu nhị niên, cửu nguyệt nhị thập tứ nhật sư thị tâm thống, tập chúng thuyết kệ vân […]”. Ngay trong lời di ngôn của Bảo Giác trong tiểu truyện thiền sư Tịnh Giới (tiểu truyện 30) cũng có nói sư và người phàm cũng không khác: “Sinh, lão, bệnh, tử là lẽ thường nhiên của người đời, hã nhẽ ta có thể tránh được sao” (nguyên văn: “Sinh, lão, bệnh, tử thế chi thường nhiên, khải ngô độc miễn”) 3. Tang lễ thiền sư trong Thiền uyển tập anh. 3.1. Việc thiên cư chính tẩm. Trong tang lễ thế tục, người nhà sắp mất thì được thiên cư ra chính tẩm. Sách Thọ Mai gia lễ[iii] - cuốn sách hướng dẫn tang lễ thế tục có viết: “người xưa khi bệnh tật sắp mất thì thiên cư ra chính tẩm, đầu quay phía đông để nhận sinh khí, sẽ hỏi han người, viết lấy di ngôn[iv]” (nguyên văn: “Cổ nhân tật bệnh tương chung thời thiên cư chính tẩm đông thủ dĩ thụ sinh khí”). Còn đối với các thiền sư thì khác, trong các tiểu truyện không hề nhắc đến chi tiết “tật bệnh tương chung thiên cư chính tẩm”, các thiền sư dặn dò đệ tử ngay trong tẩm thất, hoặc ở một địa điểm nào khác. Tiểu truyện thiền sư Thuần Chân (tiểu truyện thứ 53) có viết: “ngày 7 tháng hai năm Ất Dậu niên hiệu Long Phù thứ nhất, sư sắp quy tịch, đệ tử Bản Tịch vào tẩm thất thỉnh ích, sư bèn thuyết kệ rằng […]” (nguyên văn: “Long Phù nguyên niên Ất Dậu nhị nguyệt thất nhật, tương thị tịch, đệ tử Bản Tịch nhập thất thỉnh ích, sư thuyết kệ vân […]”. Hay trong tiểu truyện thiền sư Hiện Quang (tiểu truyện thứ 38) có viết: “mùa xuân năm Tân Tỵ niên hiệu Kiến Gia thứ 11, sư sắp quy tịch, ngồi đoan trang trên một phiến đá, thuyết kệ rằng […]” (nguyên văn: “Kiến Gia thập nhất niên Tân Tỵ xuân toạ thạch thượng, thuyết kệ vân […]”). Như vậy khác với thế tục, các thiền sư trước khi mất đều trong tình trạng tỉnh táo và chủ động dặn dò để tử ở tẩm thất hoặc địa điểm nào khác chứ không “bệnh tật thiên cư chính tẩm”. 3.2. Việc chép di ngôn. Trong Thiền uyển tập anh, đa phần các tiểu truyện đều chép lại di ngôn của thiền sư trước khi quy tịch. Về nội dung, di ngôn của thiền sư có thể là những lời giác ngộ, bàn luận, lí giải về bản thể chân như, lẽ sinh tử…, hoặc cũng có thể đó chỉ là những lời truyền đạt kinh nghiệm tu chứng. Hình thức của di ngôn có thể chỉ là một vài câu nói nhắc nhở thông thường, có khi đó là một hoặc hai bài kệ thị tịch, cũng có khi thiền sư vừa nhắc nhở một vài câu vừa thuyết giảng sự giác ngộ bằng kệ thị tịch. Trong Thiền uyển tập anh có 31 thiền sư để lại di ngôn bằng những bài kệ thị tịch. Có lẽ đó là những lời di ngôn đặc biệt của thiền sư và khác hẳn vời di ngôn của người thế tục. Nhưng vấn đề ở đây không phải là bàn về nội dung hay hình thức của di ngôn, mà là bàn về vấn đề di ngôn của thiền sư có được chép lại hay không. Rõ ràng đa số các tiểu truyện đều có ghi lại di ngôn của thiền sư[v], nhưng không vì thế mà kết luận các thiền sư đều được đệ tử hay ai đó chép lại di ngôn trước khi mất. Sách Thọ Mai gia lễ có viết: “cổ nhân tật bệnh tương chung thời thiên cư chính tẩm, đông thủ dĩ thụ sinh khí, giới nội ngoại an tĩnh (người xưa lúc bệnh tật sắp mất thì thiên cư ra chính tẩm, đầu quay hướng đông để nhận sinh khí, người nhà răn bảo trong ngoài an tĩnh – Vũ Việt Bằng dịch), sẽ hỏi han người, viết lấy di ngôn”[vi]. Như vậy, trong tang lễ thế tục, người bệnh sắp mất đều được người nhà hỏi han có dặn dò gì, rồi phải ghi chép lại lời di ngôn ấy. Khác với tang lễ thế tục, “đa phần cái chết của các thiền sư dường như đã được dự cảm, dự báo từ trước”[vii], cho nên không phải đợi đệ tử hỏi han, các thiền sư luôn chủ động gọi đệ tử lại và truyền lại “di ngôn”. Có lẽ vì sự quy tịch đột ngột như thế mà việc chép lại di ngôn trước khi thiền sư quy tịch thật khó diễn ra. Trong Thiền uyển tập anh có duy nhất một tiểu truyện có nhắc đến việc chép lại di ngôn. Chúng tôi muốn nhắc đến tiểu truyện thiền sư Định Không, trong tiểu truyện này có viết: “Sư sắp quy tịch bèn nói với đệ tử Thông Thiện rằng: […]. Nói xong, thiền sư cáo biệt mà thọ chung, hưởng thọ 79 tuổi. Khi ấy là năm Bính Tý niên hiệu Nguyên Hoà thứ ba đời Đường. Đệ tử Thông Thiện khởi dựng tháp ở phía tây chùa Lục Tổ, đồng thời ghi chép lại lời dặn dò của thiền sư và chôn đi” (nguyên văn: “Sư tương quy tịch, ngữ đệ tử Thông Thiện viết […] Ngôn hất, cáo biệt nhi chung, thọ thất thập cửu. Thời Đường Nguyên Hoà tam niên Bính Tý. Thông Thiện ư Lục Tổ tự tây khởi phù đồ thả chí kì chúc ngữ ế yên”. Từ đoạn tiểu truyện trên, chúng ta giải đáp được những câu hỏi sau: 1. Các thiền sư có được chép lại di ngôn không? 2. Ai là người chép di ngôn? 3. Chép di ngôn khi nào? Đương nhiên khi các thiền sư không có con cái thì người chép di ngôn tất phải là các đệ tử rồi, chỉ có điều đệ tử chép di ngôn sau khi thiền sư đã được an táng, đó là chi tiết khác với tang lễ thế tục. 3.3. Tư thế quy tịch. Thông thường người phàm tục khi qua đời thường được đặt tư thế nằm ngay ngắn, thong thả, như sách Thọ Mai gia lễ viết: “Cổ nhân tật bệnh tương chung thời thiên cư chính tẩm […] xem chân tay người cho thong thả, lấy bông để ngoài lỗ mũi, hễ bông chẳng thể động ấy là khí tuyệt […] rồi giải chiếu xuống đất đặt người xuống một phút, lại rước người lên”. Trong khi đó đa phần thiền sư đều quy tịch ở tư thế ngồi chắp tay, ngồi kết già, ngồi ngay ngắn… như thiền sư Vô Ngôn Thông (tiểu truyện thứ nhất): “sư triệu Cảm Thành nói rằng […], nói xong sư chắp tay mà mất” (nguyên văn: “triệu Cảm Thành viết […] ngôn hất hợp chưởng nhi thệ”); thiền sư Thường Chiếu (tiểu truyện thứ 34): “sư tập hợp chúng đệ tử, thuyết kệ rằng […] bèn ngồi kết già mà mất” (nguyên văn: “tập chúng thuyết kệ vân […] nãi kết già nhi thệ”); thiền sư Hiện Quang (tiểu truyện thứ 38): “sư sắp quy tịch, ngồi ngay ngắn trên một tảng đá thuyết kệ rằng […] rồi an nhiên mà hoá (nguyên văn: “tương thị tịch đoan toạ thạch thượng thuyết kệ vân […] nãi an nhiên nhi hoá”); thiền sư Trì Bát (tiểu truyện thứ 52): “sư sắp quy tịch bèn thuyết kệ rằng […] thuyết kệ xong, sư ngồi ngay ngắn mà mất” (nguyên văn: “tương thị tịch, kệ vân […] kệ hất đoan nhiên nhi thệ”). 2.4. Việc mộc dục và thay y phục Trong tang lễ thế tục, mộc dục là một nghi lễ không thể thiếu đối với người mất. Trong các sách gia lễ như Văn Công gia lễ (Trung Quốc) Hồ Thượng thư gia lễ, Thọ Mai gia lễ, Văn Gia lễ tồn chân (Việt Nam) đều có mục “mộc dục” hướng dẫn người ta làm lễ tắm gội cho người mất. Khác với tang lễ thế tục, sau khi đã tắt thở, người mất được con cái tắm gội và thay trang phục cho, “cha thì các con trai tắm gội cho, mẹ thì các con gái tắm gội cho” (nguyên văn: “phụ tắc chư nam dục, mẫu tắc chư nữ dục”- theo Thọ Mai gia lễ), còn các thiền sư lại tự mình tắm gội và thay y phục trước khi quy tịch, trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo, không phân biệt thiền sư là sư tăng hay sư ni, có bệnh hay không có bệnh, lấy ví dụ như các thiền sư sau: thiền sư Vô Ngôn Thông (tiểu truyện thứ nhất): “một hôm sư không bệnh, tắm gội, thay trang phục, gọi Cảm Thành đến nói […], nói xong chắp tay mà mất” (nguyên văn: “nhất nhật vô tật, mộc dục, dịch phục, triệu Cảm Thành viết […] ngôn hất hợp chưởng nhi thệ”); thiền sư Đạo Hạnh (tiểu truyện thứ 51): “ sư thay trang phục, tắm gội mình, rồi nói với môn đồ rằng […] nói xong, nghiễm nhiên mà hoá (nguyên văn: “dịch phục tảo thân, vị kì đồ viết […] ngôn hất nghiễm nhiên nhi hoá”; ni sư Diệu Nhân (tiểu truyện thứ 64): “sư bèn gội tóc tắm rửa mình rồi ngồi kết già mà hoá” (nguyên văn: “nãi tịnh phát tảo thân già toạ nhi thệ”) 3.5. Hình thức an táng. Trong Thiền uyển tập anh có số lượng 35 đoạn Hán văn ít nhiều thuật tả lại tang lễ thiền sư. Nói là thuật tả tang lễ thiền sư, nhưng các đoạn thuật tả đó thường rất ngắn gọn không miêu tả tang lễ diễn ra cụ thể thế nào mà chỉ thuật lại một vài thủ tục trong tang lễ, chủ yếu là nói về công tác an táng. Trong tang lễ thế tục, hình tức an táng duy nhất là thổ táng. Theo các sách gia lễ như Hồ thượng thư gia lễ, Thọ Mai gia lễ, Lê Quý Đôn gia lễ, Thanh Thận gia lễ đều chỉ đề cập đến hình thức thổ táng, mà không hề nói đến một hình thức táng nào khác. Đối với tang lễ thiền sư trong Thiền uyển tập anh thì có điểm khác biệt. Hình thức táng được ghi lại trong sách này có thể chia làm ba loại (xét riêng những tiểu truyện có ghi lại việc an táng thiền sư): Loại thứ nhất: Hoả táng. Trong Thiền uyển tập anh có 20 tiểu truyện[viii] đề cập đến hình thức an táng này. Trong những tiểu truyện đó có đề cập một nghi lễ Phật giáo đó là “trà tỳ thu xá lợi”. Trà tì hay còn gọi là xà duy chính là nghi lễ hoả táng thiền sư sau khi quy tịch. Theo ghi chép của Thiền uyển tập anh, sau khi làm lễ trà tì thu xá lợi, công việc tiếp đó là dựng tháp và an vị xá lợi trong đó. Các thủ tục là thế, nhưng điều chúng tôi muốn tìm hiểu ở đây là khoảng thời gian giữa lúc quy tịch và lúc hoả táng, giữa lúc hoả táng và xây tháp là bao lâu. Đa số tiểu truyện trong Thiền uyển tập anh không ghi cụ thể khoảng thời gian giữa lúc quy tịch và hoả táng, nhưng chắc chắn rằng nghi lễ trà tì không được thực hiện ngay sau khi thiền sư quy tịch, bởi lẽ còn một số thủ tục khác như điếu viếng, chuẩn bị đồ lễ… như ở tiểu truyện thiền sư Chân Không tiểu truyện thiền sư Đạo Huệ (tiểu truyện thứ 18), sau khi thiền sư quy tịch, các đệ tử còn chuẩn bị đồ lễ, đưa sư về quê rồi mới làm lễ trà tì: “môn nhân Quách Tăng thống chuẩn bị đầy đủ lễ vật, quay về bản quận làm lễ trà tì” (nguyên văn: “môn nhân Quách Tăng thống bị lễ vật quy bản quận trà tì”. Đối với khoảng thời gian giữa lúc hoả táng và xây tháp an vị xá lợi sách Thiền uyển tập anh cũng không ghi chép rõ ràng. Đa số các tiểu truyện đều chỉ cung cấp thông tin rằng làm lễ trà tì thu xá lợi rồi xây tháp. Có lẽ công việc xây tháp được thực hiện ngay sau khi thu xá lợi, để kịp an vị xá lợi trong đó. Tuy nhiên có trường hợp thiền sư Đạo Huệ (tiểu truyện thứ 18) lại khác: “Môn nhân Quách Tăng thống làm lễ trà tì, tâm tang xong xuôi rồi xây tháp ở chùa Bảo Khám núi Tiên Du” (nguyên văn: “trà tì tâm tang tất tháp vu Tiên Du sơn, Bảo Khám tự”. Tiểu truyện không ghi thời gian để tang bao lâu, nhưng trong tang lễ thế tục, quan hệ thầy trò để tâm tang ba năm[ix], ngay ở tiểu truyện thiền sư Ngộ Ấn cũng nói môn đệ tử tâm tang ba năm, như vậy sau ba năm Quách Tăng thống mới tiến hành xây tháp. Điều đó cho thấy, việc xây tháp không nhất thiết phải làm ngay sau khi hoả táng. Trường hợp thiền sư Không Lộ (tiểu truyện 21), sau khi thu xá lợi sư xong, xá lợi được đệ tử chôn cất mà không an vị trong tháp: “môn nhân thu xá lợi, chôn ở cửa chùa” (nguyên văn: “môn nhân thu xá lợi táng vu tự môn”). Cũng vẫn là loại hoả táng, nhưng đối với trường hợp tang lễ thiền sư Minh Tâm và Bảo Tính có nét khác, hai thiền sư đều “tự thiêu” bằng hoả quang tam muội[x], di cốt trở thành thất bảo lưu lại chùa: “hai sư định thiêu thân thì được triều đình thỉnh về, hai sư bèn lập hội giảng kinh rồi cùng nhau nhập hoả quang tam muội. Dư hài và di cốt hai sư đều trở thành thất bảo, có chiếu lưu tại chùa Trường Thánh để cúng dàng” (nguyên văn: “tương phần thân, đắc thỉnh vu triều. toại kiến giảng kinh hội, đồng nhập hoả quang tam muội. Kì dư hài di cốt giai thành thất bảo, hữu chiếu lưu Trường Thánh tự cúng dàng”). Như vậy, cùng một hình thức hoả táng, nhưng bước tiến hành, thời gian tiến hành một số thủ tục ở mỗi tang lễ thiền sư lại khác nhau, có thiền sư được thu xá lợi an vị trong tháp, nhưng cũng có thiền sư được thu xá lợi rồi mai táng sau đó xây tháp, có thiền sư được đệ tử xây tháp sau khi mất, có thiền sư lại được đệ tử xây tháp sau khi mãn tang. Loại thứ hai: Thổ táng. Trong Thiền uyển tập anh có hai tiểu truyện đề cập đến hình thức táng này, đó là tiểu truyện thiền sư Hiện Quang và Chân Không. Khác với các thiền sư khác hai thiền sư này được đệ tử chôn cất mà không làm lễ trà tỳ thu xá lợi. Tiểu truyện thiền sư Hiện Quang (tiểu truyện thứ 38) có viết: “Môn nhân Đạo Viên chuẩn bị đủ lễ vật táng sư trong hang núi” (nguyên văn: “Môn nhân Đạo Viên táng ư sơn quật”). Tiểu truyện thiền sư Chân Không (tiểu truyện thứ 62) cũng có viết đến chi tiết chôn cất thiền sư: “Hoàng thái hậu cùng Công chúa Thiên Thành, đệ tử ni sư Diệu Nhân đều đem dâng lễ vật. Qua hai ngày sau, thiền sư Nghĩa Hải chùa Đại Minh, Sa môn được ban áo tử y Pháp Thành cùng chúng đệ tử chuẩn bị lễ vật mai táng sư, rồi xây tháp ở ngoài trai đường. Học sĩ Nguyễn công Văn Cử phụng chiếu soạn văn khắc bia tại tháp” (nguyên văn: “Hoàng thái hậu cập Thiên Thành Công chúa, đệ tử Diệu Nhân ni sư giai tê tặng lễ. Việt nhị nhật Đại Minh tự Nghĩa Hải thiền sư, Tứ tử y Sa môn Pháp Thành suất chúng bị lễ táng chi, tháp vu trai đường chi ngoại. Học sĩ Nguyễn công Văn Cử phụng chiếu soạn tháp minh”). Tiểu truyện Chân Không đã cung cấp các thông tin: 1. Một là trước khi mai táng thiền sư còn có lễ điếu viếng. 2. Hai là khoảng thời gian giữa lúc quy tịch và lúc mai táng là khoảng trên 2 ngày. 3. Sau khi chôn cất xong, mộ thiền sư cũng được xây tháp. 4. Địa điểm mai táng thiền sư có thể ở trong khuôn viên nhà chùa. Phải nói rằng, đây là tiểu truyện ghi chép về tang lễ cụ thể nhất trong số các tiểu truyện có đề cập đến tang lễ. Loại thứ ba: Không mai táng. Theo ghi chép của Thiền uyển tập anh, có hai thiền sư là Đạo Hạnh và Thiền Nham sau khi quy tịch mà nhục thân không huỷ nát, không thực hiện thổ táng hay hoả táng. Tiểu truyện thiền sư Đạo Hạnh (tiểu truyện thứ 51) có ghi lại: “sư nói xong thì mất, đến nay nhục thân vẫn còn”. Tiểu truyện thiền sư Thiền Nham cũng viết: “sư từ biệt xong thì mất thọ 71 tuổi, đến nay hình hài sư vẫn còn”. 3.6. Địa điểm an táng. Trong tang lễ thế tục, hình thức táng là thổ táng cho nên trước khi làm lễ mai táng thường có thủ tục chọn đất táng cho phù hợp. Sách Văn Công gia lễ (Trung Quốc), Thọ Mai gia lễ đều nói về việc này. Sách Thọ Mai gia lễ viết: “sau ba tháng thì mai táng, trước đó phải chọn một mảnh đất thích hợp có thể táng. Chu tử nói rằng: “táng” là ý nói “tàng” vậy. Con cháu cất giấu di thể của ông cha tất phải hết lòng cẩn trọng, thành kính, ý định làm phương kế khiến cho hình thể ông cha được toàn thể một cách lâu dài bền vững, mà thần linh được an thì con cháu được được thịnh, để mà việc tế tự không dứt” (nguyên văn: “tam nguyệt nhi táng, tiền kì trạch địa chi khả táng giả. Chu tử viết táng chi vi ngôn tàng dã, dĩ tử tôn nhi tàng kì tổ khảo chi di thể tất trí kì cẩn trọng thành kính chi tâm định vi an cố cửu viễn chi kế sử kì hình thể toàn nhi thần linh đắc an tắc tử tôn thịnh nhi tế tự bất tuyệt”. Đối với thiền sư, địa điểm an táng thông thường là trong khuôn viên nhà chùa hoặc ở vùng núi non. Có lẽ địa điểm an táng cho các thiền sư cũng phải lụa chọn cho phù hợp với quan niệm nhà Phật. Trong sách Thiền uyển tập anh (xét những tiểu truyện có ghi lại địa điểm an táng) có 5 thiền sư được táng trong khuôn viên nhà chùa như Mãn Giác được an vị xá lợi trong tháp xây tại chùa Sùng Nham làng An Cách, Đạo Huệ được an vị xá lợi trong tháp xây tại chùa Bảo Khám núi Tiên Du, Không Lộ được mai táng xá lợi ở cửa chùa Nghiêm Quang, Chân Không được mai táng ở ngoài trai đường chùa Chúc Thánh; có 4 thiền sư được táng ở vùng núi non như Thiền Lão được an vị xá lợi trong tháp xây tại cửa núi Thiên Phúc, Trí Bảo được an vị xá lợi ở cửa núi Du Hí, Hiện Quang được an táng tại hang núi Yên Tử, Pháp Dung được an vị xá lợi ở núi Ma Ni. 3.7. Người chủ trì tang lễ thiền sư thiền sư. Nói là chủ trì tang lễ, nhưng thực chất chỉ là chủ trì lễ an táng thiền sư mà thôi, vì Thiền uyển tập anh chỉ ghi chép nhiều vào lễ an táng mà ít ghi chép các lễ nghi khác. Trong thế tục, tang lễ do con cái tổ chức, đối với tang lễ thiền sư thì việc tổ chức đa số đều do các môn đồ đảm nhiệm. Xét riêng trong những tiểu truyện có ghi chép về lễ tang thiền sư trong Thiền uyển tập anh có 14 thiền sư[xi] được đồ đệ cử hành tang lễ. Nếu như trong tang lễ thế tục con trưởng làm chủ tang, thì trong tang lễ thiền sư, chủ tang có thể do đại đệ tử đảm nhiệm như thiền sư Vô Ngôn Thông (tiểu truyện thứ nhất), lễ trà tì, thu xá lợi do Cảm Thành - đại đệ tử đảm nhiệm (nguyên văn: “Cảm trà tỉ thu xá lợi”); cũng có thể do một đệ tử được truyền tâm ấn đảm nhiệm như thiền sư Thường Chiếu được đệ tử thứ hai Thần Nghi - người được Thường Chiếu trao tâm ấn[xii] đảm nhiệm (nguyên văn: “đệ tử Thần Nghi đẳng xà duy thu xá lợi khởi tháp”); hoặc cũng có thể do một người đệ tử có quan tước chủ trì như thiền sư Đạo Huệ được môn nhân là Quách Tăng thống cử hành tang lễ (nguyên văn: “môn nhân Quách Tăng thống bị lễ vật, quy bản quận trà tỳ”), Giới Không được môn nhân đệ tử là Châu mục Lê công Kiếm, Phòng át sứ Hán công Đinh làm lễ trà tỳ thu xá lợi, dựng tháp, đắp tượng (nguyên văn: “môn nhân đệ tử Châu mục Lê công Kiếm, Phòng át sứ Hán công Đinh trà tỳ thu xá lợi khởi tháp tố tượng”). Ngoài ra, các thiền sư từng có quan hệ giao lưu với quan lại và có công với triều đình được triều đình, quan lại tổ chức tang lễ, như Thiền Lão được vua sai sứ giả đến cử hành tang lễ: “nhà vua vô cùng thương tiếc, ngự chế thơ ai vãn, sắc sai sứ giả làm trai lễ trọng hậu, viếng tặng đồ lễ, kết đàn xà duy thu linh cốt dựng tháp ở cửa núi” (nguyên văn: “đế thâm điệu tích, ngự chế thi ai vãn, sắc trung sứ hậu trai, tặng lễ, kết đàn xà duy thu linh cốt, tháp vu sơn môn”), Mãn Giác được công khanh làm lễ trà tỳ thu xá lợi (nguyên văn: “Công khanh các tê hương tín trà tỳ thu xá lợi”), Quảng Nghiêm được Bằng Giáng Tường – Thượng thư Bộ binh làm lễ xà duy thu linh cốt (nguyên văn: “Bằng công xà duy khởi tháp”, Thuần Chân được Phụ quốc Thái bảo Cao công Tối chủ trì việc xà duy, xây tháp (nguyên văn: “Phụ quốc Thái bảo Cao công Tối chủ trà duy sự kiến tháp”), Chân Không được thiền sư Nghĩa Hải chùa Đại Minh và sa môn Pháp Thành cùng đồ chúng cử hành lễ an táng (nguyên văn: “Đại Minh tự Nghĩa Hải thiền sư, tứ tử y sa môn Pháp Thành suất chúng bị lễ táng chi”. 3.8. Việc môn nhân đệ tử để tang thiền sư. Trong tang lễ thế tục, việc để tang là một việc quan trọng để phân biệt thứ tự quan hệ trên dưới thân sơ với người mất. Chính vì thế, các quy tắc, thứ bậc để tang đều được đề cập rất nhiều trong các sách gia lễ như Hồ thượng thư gia lễ, Thọ Mai gia lễ, Thanh Thận gia lễ… Trong sách Thiền uyển tập anh chỉ nói đến một quan hệ để tang là quan hệ thầy trò. Như trên tôi đã nói, trong tang lễ thế tục, học trò để tang thầy theo hạng tâm tang ba năm, thì trong tang lễ thiền sư môn nhân đệ tử để tang thiền sư cũng như thế. Trong Thiền uyển tập anh, chỉ có hai tiểu truyện ghi lại việc môn nhân để tang thiền sư như thế nào, đó là tiểu truyện thiền sư Ngộ Ấn (tiểu truyện thứ 17): “sư thuyết kệ xong thì vui vẻ mà quy tịch, thọ 69 tuổi, môn nhân tâm tang ba năm” (nguyên văn: “kệ tất, di nhiên nhi thệ, thọ lục thập cửu, môn nhân tâm tang tam niên”); tiểu truyện thiền sư Đạo Huệ (tiểu truyện thứ 18): “môn nhân Tăng thống họ Quách chuẩn bị lễ vật về quận nhà làm lễ trà tỳ, tâm tang xong xây tháp ở chùa Bảo Khám, núi Tiên Du” (nguyên văn: “môn nhân Quách Tăng thống bị lễ vật, quy bản quận, trà tỳ, tâm tang tất tháp vu Tiên Du sơn Bảo Khám tự”). 3.9. Việc điếu viếng, tặng phong, sắc thuỵ. Đa số thiền sư lúc sinh thời đều có quan hệ giao lưu với lại triều đình về các mặt văn hoá chính trị, cho nên trong tang lễ thiền sư, ngoài sự có mặt của môn nhân để tử, tăng chúng thì còn có sự tham dự điếu vãn của vua quan, quý tộc. Cũng như tang lễ thế tục, quan lại hay người có công với triều đình đều được vua, quan lại hoặc sứ giả do vua cử đến điếu viếng. Thọ Mai gia lễ cũng có đề cập đến nghi thức khi sứ giả đến viếng: “sứ giả đến, từ chủ tang trở xuống đều ngừng khóc, bỏ thôi điệt, thay mũ áo, ra ngoài cửa lớn dẫn sứ giả vào” (nguyên văn: “sứ giả chí, tang chủ dĩ hạ chỉ khốc, khử thôi điệt, dịch quan phục xuất vu đại môn ngoại dẫn sứ giả nhập”. Trong Thiền uyển tập anh tuy không đề cập đến những nghi thức, nghi lễ điếu viếng, hay đón vua quan, sứ giả như thế nào, nhưng cũng đã đề cập đến việc những ai đến viếng, đồ điếu viếng gồm những gì. Trong Thiền uyển tập anh có ghi lại 9 thiền sư được vua quan, công khanh quý tộc, hoặc được vua sai sứ giả đến viếng, trong đó: • 5 thiền sư được vua quan làm thơ truy tán, truy tặng: Thiền Lão được vua Lí Thái Tông tặng thơ ai vãn, Sùng Phạm, Vạn Hạnh được Lí Nhân Tông tặng thơ truy tặng, Quảng Trí, Chân Không được Đoàn Văn Khâm làm thơ vãn. • 1 thiền sư được vua sai đến cử hành tang lễ: Thiền Lão Hầu hết các tiểu truyện chỉ ghi người đến điếu vãn mà không ghi rõ đồ viếng là gì. Nhưng căn cứ vào tiểu truyện thiền sư Thiền Lão (tiểu truyện thứ 8) có viết: nhà vua vô cùng thương tiếc, ngự chế thơ ai vãn, sắc sai sứ giả làm lễ trai trọng hậu, tặng lễ vật, kết đàn xà duy”, đã cho thấy ngoài viếng bằng thơ ai vãn, truy tán, truy tặng… còn viếng bằng trai lễ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể rõ được trai lễ là những vật gì. Một vấn đề nữa trong tang lễ thiền sư, đó là vấn đề sắc thuỵ. Thọ Mai gia lễ có đề cập đến việc đặt tên thuỵ của người mất, nhưng chưa rõ trong tang lễ thế tục có đặt tên thuỵ cho người mất hay không. Tuy nhiên, theo Văn Công gia lễ tồn chân của Đỗ Huy Uyển, ở phần Gia lễ khảo chính, mục Thỉnh thuỵ tác giả phản đối việc tự đặt tên thuỵ, đồng thời đã cung cấp thông tin rằng trong tang lễ thế tục có việc tự đặt tên thuỵ cho người mất, tác giả viết: “thuỵ là tên ban phát từ bậc quân thượng, không phải là kẻ có tước vị thì không dám tiếm vượt, nay thế tục có kẻ lại đặt tên thuỵ để cáo cho người sắp mất biết, thật là trái lễ”. Nếu như trong tang lễ thế tục con cháu tự đặt tên thuỵ cho người mất, thì trong tang lễ thiền sư, việc đặt tên thuỵ là do nhà vua ban. Trong Thiền uyển tập anh chỉ có 1 thiền sư khi qua đời được vua sắc thuỵ, đó là Mãn Giác. Mãn Giác chính là tên thuỵ do vua Lí Nhân Tông sắc tặng. Theo những ghi chép của Thiền uyển tập anh cho thấy chỉ có cái tên Mãn Giác là tên thuỵ, một số tên khác là do thầy dạy hoặc do người đời đặt cho, ví dụ Vô Ngôn Thông là tên do người đời đặt, Cảm Thành là tên do thiền sư Vô Ngôn Thông đặt cho, Thiện Hội là tên do thiền sư Cảm Thành đặt cho, còn ngoài ra tên các thiền sư khác đều không rõ do đâu mà gọi vậy . 3.10. Việc hương khói, cúng giỗ. Việc cũng giỗ thiền sư, sách Thiền uyển tập anh không nói đến, nhưng việc chăm lo hương khói sau này cho thiền sư thì có đề cập: • 1 thiền sư được nhà vua xuống chiếu cho lưu linh cốt tại chùa để cúng dàng: tiểu truyện thiền sư Bảo Tính, Minh Tâm (tiểu truyện thứ 11): “dư hài, di cốt hai sư đều thành thất bảo, có chiếu lưu thất bảo đó tại chùa Trường Thánh để cúng dàng” • 2 thiền sư được vua miễn thuế ruộng một số hộ để lấy tiền đó hương đèn cúng lễ sau này: Không Lộ được vua Lí Nhân Tông cho miễn thuế 20 hộ lấy tiền hương đèn cho sư sau này, Giác Hải được vua Lí Nhân tông cho miễn thuế 30 hộ để lấy tiền hương đèn cho sư sau này. • 2 thiền sư được vua xuống chiếu cho mở rộng chùa thờ tự, đó là thiền sư Không Lộ, Thiền Lão. • 1 thiền sư được vua lập đệ tử cho để đảm nhiệm việc phụng sư hương đèn, đó là thiền sư Thiền Lão Như vậy, tuy rằng việc cũng giỗ không nói đến trong các tiểu truyện, nhưng thông qua những việc triều đình mở rộng chùa thờ tự, miễn thuế lấy tiền hương khói, lập đệ tử phụng sự hương đèn… đã cho thấy việc hương đèn, cúng dàng các thiền sư sau khi mất được coi trọng. Nói như vậy nghĩa là, thiền sư sau khi mất vẫn được đệ tử cúng lễ, hương đèn, hay nói cách khác là cũng giỗ sau này giống như trong thế tục. 4. Khái quát các bước tiến hành tang lễ thiền sư. Như vậy, thông qua những phân tích trên, chúng ta có thể hình dung tang lễ thiền sư được tiến hành qua những bước sau: • Từ lúc sắp quy tịch cho đến khi quy tịch, mọi thủ tục do thiền sư tự làm: 1. Thiền sư tự mộc dục và thay y phục. [...]... khái quát các thủ tục tang lễ thiền sư, chúng ta có thể nhận định được rằng văn hoá tang lễ thiền sư đã được hình thành từ thời đại nhà Lí Ở thời đại này, tang lễ thiền sư đã có một hệ thống các thủ tục từ khi thiền sư sắp quy tịch đến khi thiền sư được an táng và sau khi an táng Vì là tang lễ thiền sư cho nên các thủ tục tang lễ có đặc điểm riêng phân biệt với tang lễ thế tục như lễ trà tỳ, thu xá lợi,... số bước trong tang lễ thiền sư như trình tự viếng trước an táng sau và một số thủ tục như chép lại di ngôn, hương khói sau này giống với tang lễ thế tục… Việc đệ tử để tang thiền sư theo hạng tâm tang ba năm là sự ảnh hưởng bởi Nho giáo Như vậy, cùng với sự giao thoa văn hoá Phật giáo và Nho giáo, tang lễ thiền sư cũng có sự ảnh hưởng bởi Nho giáo, trở thành một lớp văn hoá tang lễ thiền sư trong hệ... sư lại có phần chân thực, không hề được lạ hoá như sự quy tịch, căn cứ theo chú thích của Lê Mạnh Thát (trong Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh) , thì nhiều chi tiết trong việc thuật tả lại tang lễ thiền sư trùng với những sự kiện trong Đại Việt sử kí toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục chính biên Những ghi chép đó tuy rất ngắn gọn, nhưng rất có giá trị đối với nghiên cứu tang lễ thiền sư. .. về Thiền Uyển Tập Anh, NXB Phương Đông, TP Hồ Chí Minh, 2005 3 Nguyễn Duy Cần: Phật học tinh hoa, NXB Khai Trí, Sài Gòn, 1971 4 Nguyễn Huệ Chi: Mãn Giác và bài thơ Thiền nổi tiếng của ông, Tạp chí Văn học số 5, 1987, tr.67-72 5 Nguyễn Hữu Sơn: Loại hình tác phẩm Thiền uyển tập anh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002 6 Nguyễn Lang: Việt Nam Phật giáo sử luận, NXB Văn học, 2000 7 Nguyễn Phạm Hùng: Thơ Thiền. .. thiền sư được cúng giỗ hương đèn sau này Đối với những thiền sư có công với triều đình: 1 Nhà vua cho sửa sang mở rộng chùa thờ tự 2 Nhà vua miễn thuế cho dân lấy tiền hương đèn cúng giỗ 3 Nhà vua lập để tử đảm nhiệm phụng sự hương đèn 5 Kết luận Theo Nguyễn Hữu Sơn (trong Loại hình tác phẩm Thiền uyển tập anh) , cách quy tịch của các thiền sư đã có sự “lạ hoá” Tuy nhiên, những ghi chép về tang lễ thiền. .. di ngôn” viết bằng chữ Nôm [v ]Trong Thiền uyển tập anh có 44 tiểu truyện đề cập đến việc thiền sư có để lại di ngôn, chỉ trừ những tiểu truyện thiền sư Vân Phong, Thiền Lão, Bảo Tính, Minh Tâm, Quảng Trí, Thông Biện, Biện Tài, Không Lộ, Thông Sư, Tức Lự, Ứng Vương, Pháp Hiền, Thanh Biện, Pháp Thuận, Ma Ha, Đạo Giả, Sùng Phạm, Định Huệ, Minh Không, Đạo Lâm, Viên Học, Tịnh Thiền, Viên Thông [vi] Những...2 Thiền sư tâp hợp đệ tử vào tẩm thất truyền di ngôn • Từ lúc thiền sư quy tịch đến khi an táng: 1 Tăng chúng, vua quan, quý tộc điếu viếng (lễ vật: trai lễ, thơ điếu vãn) 2 Triều đình, đệ tử tổ chức lễ chay 3 Đệ tử hoặc quan lại sắm sửa lễ vật để làm lễ trà tỳ 4 Đệ tử hoặc vua quan lập đàn trà tì, thu xá lợi, hoặc mai táng, xây tháp an vị xá lợi (địa điểm an táng: trong khuôn viên chùa... giáo, trở thành một lớp văn hoá tang lễ thiền sư trong hệ thống văn hoá tang lễ Việt Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 I Tài liệu Hán Nôm 2 Thiền uyển tập anh in khắc năm 1715 禪 苑 集 英, 黎 朝 永 盛 十 一 年 四 月 重 刊 (1715), kí hiệu Vv-1267 Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm 3 Thọ Mai gia lễ 壽 梅 家 禮, kí hiệu VHV.108, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm 4 Văn Công gia lễ tồn chân 文 公 家 禮 存 真 , kí hiệu VHv.272, Thư viện Viện Nghiên... Loại hình tác phẩm Thiền uyển tập anh, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002,tr.89 [viii] Đó là các tiểu truỵên thiền sư Vô Ngôn Thông, Thiền Lão, Cứu Chỉ, Mãn Giác, Bảo Tính, Minh Tâm, Đạo Huệ, Bảo Giám, Không Lộ, Trí Bảo, Quảng Nghiêm, Thường Chiếu, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Định Không, Vạn Hạnh, Trì Bát, Thuần Chân, Giới Không, Pháp Dung [ix] Sách Lễ Kí thiên Đàn Cung thượng có viết: “sự sư vô phạm vô ẩn, tả... Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2007 [i] Đó là các thiền sư Vô Ngôn Thông, Cảm Thành, Viên Chiếu, Bản Tịnh, Giác Hải, Vạn Hạnh, Đạo Hạnh, Thiền Nham, Giới Không, Pháp Dung, Trí Nhàn, Viên Thông [ii] Đó là các thiền sư Định Hương, Thông Biện, Mãn Giác, Đạo Huệ, Tín Học, Tịnh Lực, Trí Bảo, Trường Nguyên, Thường Chiếu, Khánh Hỉ, Ni sư Diệu Nhân [iii] Người viết sử dụng bản Thọ Mai gia lễ in khắc . cứu về tang lễ thiền sư trong sách Thiền uyển tập anh, với mục đích góp phần vào công tác nghiên cứu thiền sư và nghiên cứu văn hoá tang lễ Việt Nam, so sánh xem tang lễ thiền sư và tang lễ thế. tôi đã nói, trong tang lễ thế tục, học trò để tang thầy theo hạng tâm tang ba năm, thì trong tang lễ thiền sư môn nhân đệ tử để tang thiền sư cũng như thế. Trong Thiền uyển tập anh, chỉ có. tang thiền sư trong Thiền uyển tập anh có 14 thiền sư[ xi] được đồ đệ cử hành tang lễ. Nếu như trong tang lễ thế tục con trưởng làm chủ tang, thì trong tang lễ thiền sư, chủ tang có thể do đại

Ngày đăng: 09/07/2015, 08:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan