Báo cáo Bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc phố cổ Hà Nội qua Hoạt động du lịch

11 475 0
Báo cáo Bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc phố cổ Hà Nội qua Hoạt động du lịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

278 PRESERVE AND PROMOTE THE OF HANOI’S OLD QUARTER ARCHITECTURE THROUGH TOURISM ACTIVITIES A big characteristic of Hanoi in comparison to other cities in Vietnam that most visitors can’t help stopping in their tour is “Old Streets”, where still store cultural – historical values which are crystallized over 1000 last year history. But the main characteristic of Hanoi old streets are architecture but at least it is an evidence of Hanoi development stage and a big contribution to Hanoi tourism development. Hanoi Old Streets is typical of Vietnam traditional architecture. The harmonious, lively combination between architecture and daily life utility is a suddenness and surprise to visitors. So, Hanoi Old streets are a valued tourist place, a cultural tourist environment which is attractive to visitors. However, these values have been falling into oblivion and disappeared because of many objective and subjective reasons. In the overall analysis of Hanoi Old streets architecture, our article give a panorama and suggest some measures to preserve and bring into play Hanoi Old Streets architecture values through Hanoi tourism. BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI QUA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Vũ Anh Tú 1 1. Giá trị kiến trúc khu phố cổ Hà Nội Hà Nội là thủ đô có bề dày lịch sử lâu đời. Nếu tính từ khi Thục Phán lập nước Âu Lạc xây thành Cổ Loa đến nay thì địa danh này đã được trên 2000 năm, còn tính từ khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La, thì kinh thành đã hơn nghìn năm tuổi. Mặc dù trải qua nhiều biến động suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm với các triều đại khác nhau, nhưng giá trị văn hoá truyền thống vật thể và phi vật thể, giá trị kiến trúc khu phố cổ, giá trị văn hoá phường nghề, nét ẩm thực tao nhã… của Hà Nội vẫn luôn chứng tỏ một vị thế văn hoá của một đô thị lớn. Nét độc đáo lớn của Hà Nội so với nhiều thành phố khác ở Việt Nam mà ít du khách có thể bỏ qua trong các chuyến du lịch của mình là thăm thú và thưởng ngoạn 1 TS, Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam 279 “khu phố cổ”. Khu phố này đã trở thành niềm tự hào của người dân Hà Nội, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử-văn hoá, kiến trúc độc đáo và riêng có của Hà Nội. Khu phố cổ Hà Nội đã hình thành từ rất sớm, gắn liền với lịch sử ra đời và phát triển của thủ đô. Mặc dù chỉ là một bộ phận nhỏ của kinh thành xưa kia nhưng đây chính là khu vực kinh tế sầm uất với cư dân đô thị đông đúc nhất trong toàn kinh thành Thăng Long. Vào khoảng thế kỷ XIII, thợ thủ công các làng nghề từ khắp mọi nơi đến kinh thành và lập ra từng phường hội riêng nằm rải rác ở nhiều phố phường, nhưng tập trung nhất vẫn là ở khu vực phía đông kinh thành khiến nơi đây là một khu buôn bán sầm uất với những phường thị tách biệt. Đó là các phường nghề dệt, nhuộm, gốm, sứ, giấy, nghề làm đồ trang sức, mỹ nghệ, nghề đúc đồng, rèn sắt, nề, mộc Chính vì vậy, khu vực này vẫn được gọi là “36 phố phường” theo tên gọi của 36 phường thị xưa kia. Hiện nay khu “36 phố phường” nằm ở phía đông thành Hà Nội và được gọi là “khu phố cổ”. Về cơ bản, khu phố cổ nằm trọn trong địa bàn quận Hoàn Kiến, một quận có diện tích nhỏ nhất trong các quận nội thành của thủ đô (khoảng 4,5km 2 ). Ranh giới khu phố cổ được xác định: phía Bắc là đường Hàng Đậu; phía Nam là đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng; phía Đông là đường Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật; phía Tây là đường Phùng Hưng và gồm 10 phường: phường Hàng Bạc, Hàng Mã, Hàng Đào, Đồng Xuân, Hàng Bồ, Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Buồm, Cửa Đông, Lý Thái Tổ (hai phường Hàng Bông và Lý Thái Tổ có thêm diện tích phía ngoài). Về địa thế không gian, khu phố cổ có thể coi là một hình tam giác cân có đỉnh là phố Hàng Than, cạnh phía Đông là đê sông Hồng, cạnh phía Tây là các phố Hàng Cót, Hàng Điếu, Hàng Da, còn đáy là trục Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ. Phố cổ Hà Nội đẹp, cổ kính và giàu giá trị văn hoá nhưng có lẽ giá trị nổi bật nhất của khu phố cổ Hà Nội chính là nét kiến trúc độc đáo mà ít nhiều, cho đến nay vẫn là một minh chứng cho những chặng đường phát triển của Hà Nội và là một trong những nhân tố góp phần không nhỏ cho việc phát triển du lịch ở Thủ đô. Chính vì vậy, trong bài viết chúng tôi cũng muốn đề cập đến vấn đề này. Có thể nói cách thức xây dựng và kiến trúc của khu phố cổ Hà Nội luôn bị ảnh hưởng bởi các qui định xã hội và những luật lệ của từng thời kỳ lịch sử. 280 Ngay từ những ngày đầu, vào thời Lý, các khu phố ở kinh thành vẫn mang nặng tính chất quê mùa và dần chuyển sang tình trạng nửa quê nửa phố vào thời Trần. Đến thế kỷ XVII, khi kinh thành bắt đầu có sự giao lưu buôn bán với nước ngoài, những ngôi nhà mặt phố đã dần biến thành cửa hàng. Hầu hết các nhà đều làm theo lối “trồng diêm”, tầng trên thấp và lùi vào sâu hơn tầng dưới, có 1 hay 2 cửa sổ rất nhỏ. Nhà được xây hẹp nhưng lại rất dài có hình dáng như ống tre. Một trong những lý do chính tạo nên những ngôi “nhà ống” có bề ngang nhà rất hẹp đó là do thời bấy giờ người ta cứ theo bề rộng của cửa hàng mà đánh thuế. Sang đến thời Nguyễn, theo luật của triều đình phong kiến khắt khe thời bấy giờ thì nhà ở của những người bình dân là nhà đất, không được làm quá ba gian, năm vì kèo, không được sơn và không được trang trí. Nhà dân cũng không được xây trên nền hai cấp hay trồng mái, không làm nhà gác, hoặc nếu có nhà gác thì không được trổ cửa sổ hoặc làm ban công chìa ra đường. Luật lệ đó nhằm đề phòng những mưu toan ám sát khi vua quan có việc kinh lý đi kiệu qua các phố, và đồng thời cũng là để tỏ lòng kính trọng nhà vua (không được xây nhà cao hơn kiệu vua). Những câu thơ lưu truyền trong dân gian xưa chính là để phản ánh điều này: “Dân phường nhà giáp đường quan Không được làm gác trông ra ngoài đường Có cần làm chỗ chứa hàng Chiều cao không được cao bằng kiệu quan”. Nhà cửa khu phố kinh thành Thăng Long cho đến thế kỷ XIX nói chung đều là những nhà nhỏ với lối kết cấu có hai cửa ra vào: cửa trước dành cho chủ nhà đi, cửa sau dành cho gia nhân đầy tớ, hoặc để chuyển phân rác, đồ phế thải. Nhà dân cũng không được sang trọng quá mức, bề mặt của nhà trông ra phố thường chỉ hẹp khoảng 3- 5m và ăn sâu vào phía trong khoảng 30 - 40m, có khi lên tới 60 - 80m. Tầng trên thấp làm lùi vào trong đồng thời không được mở cửa. Vì sâu nên nhà có nhiều lớp cách ngăn bằng những khoảng sân nhỏ, phía ngoài trông ra đường phố thường thô kệch (mặc dù phía trong có khi được bày biện sang trọng). Sang thời thuộc Pháp, phố cổ Hà Nội có nhiều biến đổi. Nhà ở Hà Nội đã thấy xuất hiện những bao lơn làm chìa ra ngoài phố. Có lẽ do ảnh hưởng của đời sống 281 phương Tây hiện đại du nhập từ Pháp mà nhà xây thời kỳ này chủ yếu là lợp ngói và sự nối tiếp của những đường viền mái do kiểu nhà trồng diêm tạo nên những khối nhấp nhô. Trải qua bao thăng trầm binh lửa, nhất là những ngày tiêu thổ kháng chiến chống Pháp, nhiều công trình kiến trúc, nhiều di tích lịch sử-văn hoá của khu phố cổ đã bị phá huỷ hoặc đang đứng trước nguy cơ mai một. Trên thực tế những gì cổ nhất còn tìm thấy hiện nay ở đây chỉ thuộc về niên đại cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Và đến nay, so với những ảnh tư liệu do người Pháp thực hiện còn để lại, thì khu phố cổ đã khác xưa rất nhiều, yếu tố kế thừa không còn lại bao nhiêu. Hà Nội hiện nay không còn những con phố nguyên dạng cổ, mà thường chỉ còn những ngôi nhà cổ xen kẽ với những ngôi nhà xây dựng thời Pháp hoặc mới xây. Tuy nhiên, sau rất nhiều đổi thay, ta vẫn có thể hình dung dáng dấp khu phố cổ bao gồm rất nhiều các phố chi chít dọc ngang kiểu bàn cờ mang những tên gọi của các mặt hàng sản xuất hay kinh doanh. Những đường phố quanh co được nối với nhau bởi các ngõ hẹp. Dọc các vỉa hè là những cửa hàng, quán và những người bán hàng xách, hàng dong với mọi thứ từ đồ ăn uống đến những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các phường nghề. Ngày nay, để tiện cho việc việc sinh sống kết hợp với sản xuất và buôn bán tại chỗ nhưng vẫn phù hợp với ngôi nhà hình ống như kiến trúc thời trước (bề ngang hẹp, chiều sâu dài) thì bố cục một ngôi nhà cổ Hà Nội thường như sau: Gian ngoài là chỗ để bán hàng hoặc làm hàng. Mặt tiền nhà ống chỉ rộng khoảng 2,5m đến 5m được đóng bằng cửa gỗ lùa, quầy hàng được bầy ngay trước cửa hàng. Tiếp đó là một lối hẹp tối thường không đủ chiều ngang cho hai người đi. Một bên lối đi này là một dãy phòng nối tiếp nhau, mỗi gia đình ở một phòng và được phân cách bằng cửa ngăn. Vì thiếu ánh sáng ban ngày và vì nhà ống thường “sâu hun hút” nên qua lối đi hẹp là đến một khoảng sân sộng, không có mái che để lấy ánh sáng và không khí từ bên ngoài vào. Trong sân là một giếng nước, các cây cảnh, giàn hoa hoặc nhà nào giàu hơn một chút thì có hòn non bộ giữa sân. Tiếp đến gian trong là nơi sinh hoạt chính, chốn ăn ở của cả đại gia đình, được nối với khu phụ. Khu phụ thường có cửa thông sang phố khác hoặc có cổng ra ngõ sau. Đây chính là sự độc đáo trong kiến trúc của phố cổ Hà Nội. 282 Cho đến ngày nay, đa số nhà ở khu phố cổ vẫn là một tầng hoặc hai tầng, có mặt đứng giản dị được lợp bởi những viên ngói nhỏ xinh xắn gợi vẻ rêu phong và cổ kính. Hai bên tường bên vượt cao lên khỏi mái có khi tới 1,5 đến 2m xây giật cấp như những bậc thang và đầu nóc là hai trụ ngộ nghĩnh với mục đích làm kiến trúc khỏi đơn điệu và có thể thêm mục đích bảo vệ cho mái ngói trong những trận bão, lốc thường xảy ra ở Bắc Kì. Đây cũng là bức tường để phân cách không gian giữa hai nhà liền nhau. Cũng có một số nhà xây thêm tầng gác xép nhưng thấp và được làm ở gian trong để chứa hàng hoá. Tiêu biểu cho kiểu nhà loại này đến nay vẫn còn nhiều ở những phố Hàng Buồm, Hàng Bạc, Hàng Bè…. Nói đến kiến trúc độc đáo khu phố cổ Hà Nội thì không thể không nhắc đến ngõ nhỏ trong lòng phố cổ. Nếu đường phố trở thành một không gian gắn liền với cuộc sống trong khu phố cổ thì ngõ phố là mối liên kết không gian đó, là các huyết mạch của khu phố cổ. Từ kiến trúc nhà ở gồm nhiều hộ gia đình chung sống đã sinh ra những bức tường ngăn cách. Ngõ phố ra đời từ đó và nó cũng mang đặc trưng hình ống nhưng ngoắt ngéo hơn. Ngõ ở phố cổ Hà Nội có đặc điểm là nhỏ hẹp, thường rộng khoảng 1,8 đến 2,5m nhưng chiều sâu đến 100m và thường thông được sang các ngõ, phố khác. Hiện ở Hà Nội vẫn còn khá nhiều các ngõ như vậy như ngõ Hàng Hành ở phố Bảo Khánh, ngõ Tạm Thương ở phố Hàng Bông, ngõ Phất Lộc ở phố Mã Mây… Có thể nói phố cổ Hà Nội chính là điển hình của nền kiến trúc dân gian Việt Nam. Sự kết hợp hài hoà độc đáo sinh động của tổng thể kiến trúc và sự tiện lợi trong cuộc sống hàng ngày đã thực sự là một bất ngờ và cũng mang đến nhiều ngạc nhiên thú vị cho các du khách người nước ngoài đến đây. 2. Tổng thể hiện trạng kiến trúc khu phố cổ Hà Nội và một số biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc phố cổ Hà Nội qua hoạt động du lịch thủ đô. Phố cổ Hà Nội đang thực sự là một sản phẩm du lịch có giá trị cao, một môi trường du lịch, văn hoá có sức hút đối với du khách. Tuy nhiên những giá trị ấy đang ngày càng mai một và có nguy cơ biến mất do rất nhiều nguyên nhân của cả chủ quan và khách quan. Tìm hiểu về tổng thể hiện trạng kiến trúc khu phố cổ hiện nay chúng ta sẽ hiểu thêm về vấn đề này. 283 Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã ảnh hưởng không nhỏ đến những thay đổi trong đời sống đương đại của người dân cũng diện mạo ở Hà Nội. Điều này dường như lại thể hiện rõ nét nhất ở khu phố cổ. Trước hết, do nhu cầu được hiện đại hóa nơi ở của mình, nhiều ngôi nhà bê tông bốn, năm tầng hào nhoáng đã được người dân xây mới nằm chen giữa những ngôi nhà cổ. Nhiều ngôi nhà cổ nay đã được “thay áo” do những lần sửa chữa, trùng tu và cơi nới tự phát của các gia đình. Các cửa hàng, cửa hiệu, quán cà phê mọc lên san sát hào nhoáng ở mặt tiền phố cổ. Nhưng ngay cạnh đó, hay thậm chí ngay đằng sau những mặt tiền hào nhoáng ấy lại là những ngôi nhà đã bị xuống cấp hư hỏng hay biến dạng do thời gian, là những ngõ dài hun hút thiếu ánh sáng và không khí, chật chội và bất tiện phía trong nhưng chủ nhân lại chưa có điều kiện sửa sang lại. Bên cạnh đó do những qui định về quản lý bảo tồn khu phố cổ không được phép xây dựng, sửa chữa lớn nên hiện tại nhiều ngôi nhà không cổ cũng bị hạn chế tôn tạo, nâng cấp, khiến chúng biến thành những khu nhà ổ chuột, vệ sinh không đảm bảo, vừa ô nhiễm môi trường, vừa làm mất cảnh quan đô thị. Sự hỗn độn này biến khu phố cổ thành một khu buôn bán sầm uất của một đô thị mới hơn là của một thành phố có lịch sử 1000 năm. Sự hỗn độn này còn ăn sâu vào ngõ ngách của các ngôi nhà cổ. Mật độ dân cư cao, người dân cảm thấy quá bức bối chật chội trong khuôn khổ chật hẹp tối tăm của kiến trúc cổ thấp bé với hệ thống hạ tầng thiếu thốn là lý do chính để họ tìm mọi cách tăng diện tích đất ở. Ngay cả sân trong mà trước đây để đón ánh sáng và không khí ngoài trời hay trồng cây cảnh cũng bị xây kín lại làm nơi ở. Ngoài nhà cổ thì ngay cả nhiều di tích lịch sử văn hoá đình, đền, chùa trong khu vực phố cổ cũng bị xâm phạm, sửa đổi, lấn chiếm làm nhà ở một cách tuỳ tiện. Do nhu cầu kinh doanh đa dạng, những phường nghề, phố nghề hiện nay ở Hà Nội đã dần bị biến mất hoặc chuyển đổi. Những khu phố gắn với nghề nghiệp hoặc mặt hàng đặc trưng của mình như phố Hàng Bạc làm và kinh doanh mặt hàng vàng bạc, phố Hàng Mã với những sản phẩm hàng mã… ngày càng bị mất dần. Đa số hiện nay các phố chỉ còn lại các tên gọi: phố Hàng Gà, Hàng Bông, Hàng Da, Hàng Chiếu, Hàng Mắm… 284 Đứng trước nguy cơ của sự phát triển kinh tế chóng mặt và cùng với nó là sự “thay da đổi thịt” đang diễn ra hàng ngày của cổ Hà Nội thì việc lưu giữ được diện mạo hấp dẫn cổ xưa của “36 phố phường” đang trở thành vấn đề. Chúng ta không thể phủ nhận rằng Hà Nội hiện nay mang trong mình một di sản kiến trúc chứa đựng đầy đủ đặc điểm của một đô thị mang dấu ấn những giai đoạn xây dựng, phát triển. Với rất nhiều kiểu kiến trúc đa dạng và phong phú từ kiến trúc truyền thống, kiến trúc thời thuộc Pháp, kiến trúc thời bao cấp cho đến kiến trúc thời mở cửa hiện còn lưu dấu ở các ngôi nhà cổ thì giá trị kiến trúc phố cổ Hà Nội vẫn là chìa khoá để đánh giá nét văn hoá truyền thống của một đô thị có tuổi đời hơn 1000 năm. Đáng tiếc là những giá trị ấy lại đang phải đương đầu với sự phát triển của thời đại, sự bùng nổ của kinh tế. Trong những năm gần đây việc quan tâm phục hồi những giá trị truyền thống đang trở thành một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của nước ta thì việc khôi phục, bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hoá và kiến trúc độc đáo của phố cổ Hà Nội càng trở nên cấp bách hơn lúc nào hết. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần có những biện pháp gì để khôi phục, bảo tồn và thậm chí phát huy được hết những giá trị kiến trúc phố cổ Hà Nội bởi đây chính là bài toán nan giải giữa bảo tồn và phát triển. Điều này chắc chắn phải có sự góp mặt và phối hợp đồng bộ của các ngành khác nhau như kiến trúc, văn hoá, du lịch… Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ xin đưa ra mấy suy nghĩ về việc bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc phố cổ Hà Nội thông qua hoạt động du lịch. Có nghĩa là là làm thế nào để bảo tồn, lưu giữ những giá trị kiến trúc độc đáo và riêng biệt của khu phố cổ Hà Nội nhưng lại phát triển nó gắn với du lịch như thế nào để nó thực sự trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn riêng có của Hà Nội. - Khai thác hiệu quả giá trị kiến trúc khu phố cổ Hà Nội như là một sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao Cùng với nét văn hoá Kinh kỳ, cùng với ẩm thực xứ Bắc thì kiến trúc khu phố cổ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch thủ đô. Ta cũng có thể thấy rằng du khách (đặc biệt là khách du lịch “ba lô”) đều rất thích thuê khách sạn mini ở khu trung tâm, khu phố cổ giữa lòng Hà Nội mặc dù ở đó giá phòng cao hơn và tiện nghi không sang trọng bằng ở nơi khác nhưng họ lại có cơ hội để tiếp xúc và làm quen với văn hoá và tính cách của người Hà Nội hơn. Họ có dịp đi bộ hoặc ngồi trên xe xích lô dạo quanh khu phố cổ để chiêm ngưỡng những nét kiến trúc cổ kính, những nét văn hoá đặc trưng 285 của Hà Nội. “Tham quan phố cổ Hà Nội” đã trở thành một tên chương trình du lịch quen thuộc được các du khách người nước ngoài lựa chọn và đây đang là một sản phẩm du lịch đầy tiềm năng, hấp dẫn khách du lịch khi tới thăm thủ đô. Chính việc khai thác những giá trị này như là một tài nguyên của mình để làm sao thu hút phục vụ khách du lịch thật tốt đã góp phần cho việc bảo tồn và phát huy lịch sử văn hoá kiến trúc phố cổ Hà Nội. - Đề cao vai trò và lợi ích của người dân để họ trở thành chủ thể của cả hoạt động du lịch và bảo tồn các giá trị kiến trúc khu phố cổ Hà Nội. Bên cạnh đó, cần phải nhận thức được rằng muốn bảo tồn kiến trúc phố cổ một cách tốt nhất thì vai trò của người dân là đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, việc tuyên truyền bảo tồn các giá trị văn hoá phố cổ, đặc biệt kiến trúc của khu phố cổ cho người dân là hết sức quan trọng. Để người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống ấy thì không gì tốt bằng việc gắn quyền lợi về kinh tế và quyền lợi xã hội của chính họ với công việc bảo tồn. Cần có cơ chế xã hội hoá cho việc bảo tồn và khai thác các ngôi nhà cổ. Cho phép chủ sở hữu sử dụng vào mục đích du lịch, tham quan, nghiên cứu, để họ tạo được nguồn thu từ du lịch. Chính nguồn thu từ việc khai thác một cách hiệu quả giúp người dân nhận thức được một cách rõ ràng về giá trị của nhà cổ. Và nếu người dân, những người đang sinh sống trên các con phố cổ, những chủ nhân đích thực của các ngôi nhà cổ muốn bảo tồn và có ý thức bảo tồn những giá trị truyền thống phố cổ thì đó là cách nhanh nhất và hữu hiệu nhất. Lấy mô hình phố cổ Hội An làm ví dụ. Khi đến thăm phố cổ, nhà cổ Hội An khách du lịch phải mua vé thăm quan và chủ nhân của những ngôi nhà cổ có khách du lịch đến tham quan chiêm ngưỡng sẽ được hưởng phần kinh phí từ tiền bán vé tham quan đó. Điều đó sẽ sẽ khiến người dân có nhu cầu bảo tồn ngôi nhà của mình, mong muốn được tìm lại và gìn giữ những giá trị cổ truyền. Nhận thức được quyền lợi kinh tế gắn với giá trị kiến trúc cổ truyền ngôi nhà của mình sẽ là động lực để người dân bảo tồn những gí trị ấy, đó mới là sự bảo tồn bền vững nhất. Cùng với việc được hỗ trợ về kinh phí, người dân cũng cần được hỗ trợ về kiến thức bảo tồn để hiểu được cái gì cần bảo tồn và bảo tồn như thế nào cho đúng. Ngoài ra tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể tham gia vào quá trình thực hiện xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù này. Ưu tiên, khuyến khích cộng đồng và người bản địa 286 trong việc lên kế hoạch phát triển cũng như trực tiếp tham gia các hoạt động du lịch trên địa bàn thủ đô nhằm tránh xung đột về quyền lợi. Điều này không chỉ góp phần đảm bảo cho quy hoạch phù hợp với đặc điểm khu phố cổ Hà Nội, mà còn khuyến khích cộng đồng đóng góp những ý tưởng phát triển du lịch phù hợp với việc bảo vệ các giá trị văn hóa, kiến trúc tại khu phố cổ Hà Nội. Việc nâng cao nhận thức và chia sẻ lợi ích như trên khiến cộng đồng trở thành chủ nhân thực sự của cả hoạt động văn hóa và du lịch, quan tâm đến phát triển du lịch và chăm nom và bảo vệ di sản văn hóa của mình. - Thường xuyên đánh giá các tác động của hoạt động du lịch đối với kiến trúc khu phố cổ Hà Nội kèm theo những biện pháp giảm thiểu những tác động xấu. Cần thường xuyên có những chương trình đánh giá những tác động của hoạt động và phát triển du lịch đến các giá trị kiến trúc của khu phố cổ Hà Nội để có kế hoạch phân bố hợp lý, giảm thiểu những tác động bất lợi. Quản lý chặt chẽ sự biến đổi văn hóa và có cơ chế ứng phó với những biến đổi văn hóa tiêu cực. Bảo đảm tất cả các hoạt động du lịch được phép tại khu phố cổ Hà Nội phù hợp với giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc tại đây. Có như vậy phát triển du lịch mới hài hòa với di sản và nhờ thế bảo tồn được các giá trị kiến trúc của di sản. - Cần có sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa ngành du lịch và các ngành khác trong phát triển du lịch khu phố cổ Hà Nội. Để du lịch tại phố cổ Hà Nội phát triển theo hướng ổn định và lâu dài, bảo vệ được các giá trị văn hóa và kiến trúc khu phố cổ Hà Nội, ngành du lịch phải có sự phối, kết hợp chặt chẽ với các ngành văn hóa, ngành kiến trúc. Bên cạnh việc tăng cường nghiên cứu thị trường, định hình sản phẩm, các doanh nghiệp du lịch cần tăng cường công tác tiếp thị và quảng cáo giới thiệu về phố cổ cho du khách bởi Hà Nội. Phối hợp với các cơ quan văn hóa như Cục di sản văn hóa, viện Bảo tồn di tích để vừa đẩy mạnh việc nghiên cứu về phố cổ, xây dựng những sản phẩm du lịch phù hợp tránh xâm hại đến di sản, vừa kết hợp với công tác bảo tồn các giá trị kiến trúc phổ cổ. Ngoài ra thường xuyên có sự tham vấn với ngành kiến trúc để làm sáng tỏ tính chất đặc thù cũng như cập nhật tình trạng của các giá trị kiến trúc nhằm bảo dưỡng những phần kiến trúc đã bị hư hỏng hay để bảo tồn, gìn giữ những phần kiến trúc vẫn còn nguyên vẹn. 287 - Quy hoạch khu phố cổ Hà Nội thành khu phố du lịch đặc thù, độc đáo Xây dựng một chương trình quy hoạch phù hợp với đặc thù các giá trị văn hóa và kiến trúc riêng có của phố cổ Hà Nội để tạo thành một điểm đến hấp dẫn và độc đáo. Hình thành nên những tuyến phố du lịch điển hình, trọn gói với đầy đủ các hàng ăn dân tộc, khách sạn nhỏ trên cơ sở nhà ống cổ truyền, cửa hàng lưu niệm, phòng trưng bày tranh, các nơi vui chơi giải trí, sinh hoạt nghệ thuật ngoài trời, đàn hát dân ca…. nhưng vẫn đảm bảo được tính nguyên dạng của nhà cổ, phố cổ Hà Nội. Đối với những con phố tiêu biểu, nên chọn những vị trí trang trọng đặt một số bảng hiệu giới thiệu ngắn gọn lịch sử lâu đời của nó, cung cấp các thông tin, hiểu biết cơ bản cho người dân và du khách thì mới tôn vinh được giá trị văn hoá của đường phố ấy. Học tập kinh nghiệm một số phố cổ ở các nước: làm một số bảo tàng lộ thiên trên một đoạn nhỏ lòng đất được khai quật, thể hiện các tầng văn hoá và trưng bày các hiện vật khảo cổ học, phía trên chắn kính trong, du khách vừa tham quan vừa đi lại bình thường, không ảnh hưởng đến quỹ đất của khu phố, lại tạo cảm giác sống động về bề dày lịch sử và để lại ấn tượng khác lạ cho du khách… Cần hoàn thiện, làm sinh động, độc đáo hơn phố đi bộ của Hà Nội (Hàng Ngang, Hàng Đào) bằng việc kết hợp các hoạt động buôn bán vào ban đêm với các hoạt động văn hoá, văn nghệ vào các thời gian khác trong ngày. Xem xét việc sử dụng một vài ngôi nhà cổ truyền thống đặc trưng để phục vụ cho khách khi họ ghé thăm khu phố cổ. Ngôi nhà cổ này bao gồm nhiều gian với những mục đích sử dụng khác nhau. Ví dụ như gian ngoài dùng để biểu diễn nghệ thuật, gian trong trưng bày những tài liệu, hiện vật có giá trị kiến trúc, lịch sử và văn hoá của khu phố cổ Hà Nội, gian khác lại là nơi trưng bày những sản phẩm buôn bán, hàng thủ công mỹ nghệ và liền kề đó là nơi sản xuất những sản phẩm đó… Chắc rằng những ngôi nhà kiểu như thế này sẽ rất hấp dẫn đối với du khách vì chỉ cần một khoảng thời gian ngắn họ có thể hiểu được tương đối những giá trị văn hoá đặc thù của thủ đô. Xem xét giữ lấy truyền thống phố nghề ở khu phố cổ Hà Nội như một nét văn hoá riêng. Ở mỗi phường nghề, phố nghề chỉ cần khôi phục một cơ sở sản xuất các sản phẩm cổ truyền của phố nghề đó cùng với việc bán hàng tại chỗ để quảng bá các sản phẩm đó. Ví dụ như ở Hàng Bạc là cơ sở sản xuất và bán các mặt hàng vàng bạc, Hàng Đào là cơ sở sản xuất, nhuộm màu và bán các mặt hàng vải lụa, quần áo, và cũng như thế thì Hàng Trống với nghề thêu, Hàng Hòm với nghề sơn ta, Hàng Bông với nghề [...]... n trúc, v các tài nguyên nhân văn c a ph c Hà N i cũng chính là m t vi c làm c n thi t cho công tác này Hà N i m i cái nhìn khác nhau u toát lên nh ng v p, nh ng giá tr riêng nhưng dư i con m t c a ngư i làm du l ch thì ph c Hà N i là m t tài nguyên quý giá, nh t là giá tr ki n trúc c áo c a khu ph c Giá tr ki n trúc giá y c n ph i ư c nghiên c u và khai thác l ch th ph c v cho m c ích phát tri n du. .. n ph c , T p chí ki n trúc s 4 (78) 1999 3 Paul Watians, Hà N i ang b e do , T p chí ki n trúc s 4 (48) 1994 4 Nguy n Vinh Phúc, ô th Hà N i- Phát tri n và gìn gi , T p chí ki n trúc s 4 (48) 1994 5 Nguy n B c, Bùi H nh C m, Nguy n Vinh Phúc, Hà N i t i n, Nxb Hà N i, H., 1990 6 Vũ Tu n Sán, Hà N i xưa và nay, Nhà xu t b n H i nhà văn, H., 2007 7 Nguy n Vinh Phúc, Ph và ư ng Hà N i Nxb Giao thông V... m, Hàng Gai v i ngh in… Vi c hình thành các cơ s s n xu t và i m bán hàng như th này s v a giúp ngành du l ch trong vi c thu hút thêm khách n ây tìm hi u, khám phá v các m t hàng th công m ngh c a Hà thành xưa, v a giúp vi c b o t n, khôi ph c ư c các ngành ngh c truy n Hà N i Cu i cùng, cũng như các ngành khác, vi c nâng cao trình l ch, hư ng d n viên du c bi t là nh ng hi u bi t v l ch s , v giá. .. hơn th n a, chính b ng du l ch, l i s ng ương c áo và quý b o t n và phát huy trong i i Mong r ng nh ng bi n pháp và n l c c a chúng ta trong vi c b o t n khu ph c Hà N i s m ư c th c hi n và có hi u qu công cu c công nghi p hóa, hi n i hóa cùng Hà N i v ng vàng bư c vào t nư c Hà N i, tháng 9/2012 Tài li u tham kh o 1 2 ng c Trí, B o t n ph c v i du l ch th ô, T p chí ki n trúc s 3 (71) 1998 ng c... t b n H i nhà văn, H., 2007 7 Nguy n Vinh Phúc, Ph và ư ng Hà N i Nxb Giao thông V n t i H., 2004 8 Tr n Qu c Vư ng, Hà N i như tôi hi u Nxb Tôn giáo, H., 2005 9 Th ch Lam, Hà N i, 36 ph phư ng Nxb Văn h c, H., 2005 10 Lưu Minh Tr , Hoàng Tùng, Thăng Long - Hà N i Nxb CTQG H., 1999 11 Hà N i, 36 góc nhìn Nxb Thanh niên H., 2003 288 . Hanoi tourism. BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI QUA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Vũ Anh Tú 1 1. Giá trị kiến trúc khu phố cổ Hà Nội Hà Nội là thủ đô có bề dày lịch sử lâu đời các du khách người nước ngoài đến đây. 2. Tổng thể hiện trạng kiến trúc khu phố cổ Hà Nội và một số biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc phố cổ Hà Nội qua hoạt động du lịch thủ đô. Phố. việc bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc phố cổ Hà Nội thông qua hoạt động du lịch. Có nghĩa là là làm thế nào để bảo tồn, lưu giữ những giá trị kiến trúc độc đáo và riêng biệt của khu phố cổ

Ngày đăng: 08/07/2015, 20:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan