Thiết kế hồ chứa nước Khe Lại PA1

191 3.9K 8
Thiết kế hồ chứa nước Khe Lại   PA1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Công trình thủy LỜI MỞ ĐẦU Sau 14 tuần làm đồ án với sự nỗ lực của bản thân, sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Cảnh Thái và sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo bộ môn Thủy công, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp đúng thời hạn với đề tài “Thiết kế hồ chứa nước Khe Lại – PA1”. Thời gian làm đồ án tốt nghiệp là một khoảng thời gian có ích để em có điều kiện hệ thống lại kiến thức đã được học và giúp em biết cách áp dụng lí thuyết vào thực tế, làm quen với công việc của một kỹ sư thiết kế công trình thủy lợi. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đặc biệt là thầy giáo PGS.TS Nguyễn Cảnh Thái đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. Dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng vì điều kiện thời gian có hạn cũng như còn thiếu nhiều kinh nghiệm nên trong đồ án không thể tránh những sai sót. Kính mong các thầy, cô góp ý để đồ án của em được tốt hơn. Em xin trân thành cảm ơn! 1 Trang 2 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Công trình thủy MỤC LỤC …… 186 PHỤ LỤC……………………………………………………………………… 187 CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Hồ chứa nước Khe Lại nằm trong lưu vực hồ Vực Mấu thuộc lưu vực sông Hoàng Mai, có diện tích lưu vực 50km2. Công trình đầu mối dự kiến xây dựng trên Khe Lại cách đập Vực Mấu 15 km2 về phía thượng lưu hồ. 2 Trang 3 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Công trình thủy Khu tưới của hồ Khe Lại thuộc hai xã Quỳnh Thắng, Tân Thắng. Tọa độ địa lý: 190 07' ÷ 190 18' vĩ độ Bắc, 1050 33' ÷1050 50' kinh độ Đông. 1.1.2. Điều kiện địa hình và địa mạo Vùng xây dựng nằm trong miền địa hình núi thấp đến cao, trung bình có cao trình thiên nhiên từ +35 m đến +60 m . Nhìn chung địa hình toàn vùng tương đối thoải, cấu tạo nên dạng địa hình này bao gồm các trầm tích của Ba Zan đệ tứ và các sản phẩm tàn tích từ đá Ba Zan. Lưu vực hồ Khe Lại chủ yếu là đồi núi gồm nhiều dãy núi cao liên tiếp ở phía Bắc, Đông Bắc cây cối rậm rạp (Núi Mồng gà, Khê Nê, Đa Gung). Các dãy núi này là ranh giới giữa hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Phía Tây, Tây Bắc là đồi núi thấp xen kẽ một số dãy núi cao là ranh giới giữa hai huyện Nghĩa Đàn và Quỳnh Lưu. Phía nam lưu vực : Vùng tiếp giáp với đường sắt Bắc Nam và Quốc Lộ 1A là đồng bằng có xen kẽ một vài núi thấp. Từ vùng thượng lưu hồ Vực Mấu lên đến vị trí dự kiến xây dựng đập Khe Lại là vùng đồi núi thấp trồng cây ăn quả và cây công nghiệp xen kẽ đồng ruộng của hai xã Quỳnh Thắng và Tân Thắng. Vùng này là khu tưới của hồ Khe Lại sau khi công trình được xây dựng. Phía Đông, Đông Bắc lưu vực ( hạ lưu hồ Vực Mấu ) là khu tưới của kênh chính, kênh Bắc Vực Mấu. Trong vùng có một số đồi trọc thấp và một số đồi trọc thấp và một số núi đá vôi. 1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn 1.2.1. Tài liệu khí tượng thủy văn Để tính toán các đặc trưng thủy văn cho lưu vực nghiên cứu đã dựa vào số liệu đo đạc tại trạm thủy văn Bến Nghè, trạm khí tượng Quỳnh Lưu và trạm khí tượng Tây Hiếu: Trạm thuỷ văn Bến Nghè, trên sông Hoàng Mai, diện tích lưu vực là 10 km2, thời gian quan trắc lưu lượng từ năm 1972-1977. Trạm khí tợng Tây Hiếu cách lưu vực nghiên cứu khoảng 17 km về hướng Tây, đây là trạm cơ bản thuộc mạng lưới khí tượng- thủy văn của đài khí tượng- 3 Trang 4 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Công trình thủy thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ, thời gian quan trắc từ năm 1964 đến nay, các yếu tố quan trắc gồm: mưa, nắng, bốc hơi, tốc độ gió, độ ẩm. Trạm khí tượng Quỳnh Lưu cách lưu vực nghiên cứu khoảng 17 km về hướng Đông, đây là trạm cơ bản thuộc mạng lới khí tượng- thủy văn (KTTV) của Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ, thời gian quan trắc từ năm 1961 đến nay, các yếu tố quan trắc gồm: mưa, nắng, bốc hơi, tốc độ gió, độ ẩm. 1.2.2. Đặc điểm thủy văn dòng chảy Mùa lũ bắt đầu từ tháng VIII và kết thúc vào cuối tháng XI. Mùa cạn từ tháng XII năm trước đến tháng VII năm sau và mùa giới hạn gồm 3 tháng từ tháng II đến tháng IV (mùa giới hạn (MGH) gồm 3 tháng liên tiếp có lượng nước đến ít nhất trong năm. Bảng 1.2.2.1 1.1. Phân phối dòng chảy năm của hồ Khe Lại Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Q(75% ) 0.08 8 0.09 9 0.06 6 0.09 9 0.12 1 0.57 2 0.17 6 0.09 9 3.76 2 3.06 9 1.41 9 0.41 8 1.2.3. Đặc điểm khí tượng Quỳnh Lưu nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng khí hậu Bắc bộ và Bắc khu 4 cũ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, do vậy khí hậu đa dạng và phức tạp. Trong năm có hai mùa chuyển tiếp : mùa lạnh từ tháng 11 đến cuối tháng 3 năm sau; mùa nóng từ tháng 4 đến giữa tháng 11 dương lịch. Các đặc trưng khí tượng thủy văn : 1.2.3.1. Lượng mưa Quỳnh Lưu thấp X 0 = 1594 mm X 75% = 1275 mm X 95% = 942 mm Phân bố không đều chủ yếu tập chung vào các tháng 8, 9, 10, trong khi đó lượng bốc hơi rất lớn 1000 ÷ 1200 mm ( chiếm 70% lượng mưa ). Ở Quỳnh Lưu có hai mùa mưa rõ rệt : mưa tiểu mãn bắt đầu từ giữa tháng 4 và kết thúc cuối tháng 5, mùa mưa chính bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc đầu tháng 11. Số ngày mưa và lượng mưa ở Quỳnh Lưu tương đối thấp so với các vùng trong tỉnh 4 Trang 5 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Công trình thủy và phân bố không đều trong lãnh thổ. Lượng mưa tiểu mãn tăng dần Đông sang Tây, lượng mưa trong mùa mưa chính thì ngược lại và ở phía Nam mưa nhiều hơn phía Bắc huyện. 1.2.3.2. Nhiệt độ : Trung bình: 23,7 0 C Cao nhất : 40,4 0 C Thấp nhất : 5,7 0 C 1.2.3.3. Độ ẩm : Trung bình 85% Thấp nhất : 20% 1.2.3.4. Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính - Gió mùa Đông Bắc : Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Do đặc điểm địa hình nên thường tạo ra thời kỳ lạnh và ít mưa. - Gió Tây Nam : Từ tháng 5 đến giữa tháng 8, gió Tây Nam khô và nóng nắng, cường độ gió mạnh làm cho cường độ thoát hơi nước lớn, thường gây hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. - Gió bão : Hàng năm Quỳnh Lưu chịu ảnh hưởng của 1÷2 cơn bão trong khoảng thời gian từ tháng 8÷10, sức gió ở đồng bằng rất mạnh nhưng lại suy yếu nhanh ở vùng đồi núi. Bảng phân phối bốc hơi từng tháng Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 KZ 0.05 3 0.04 4 0.05 2 0.06 6 0.11 6 0.11 3 0.11 7 0.09 9 0.10 6 0.09 8 0.07 3 0.06 3 ∆Z=251m m 13.3 11 13 16.6 29.1 28.4 29.5 24.8 26.6 24.6 18.3 15.8 Bảng 1.2.3.4 1.1. Tốc độ gió lớn nhất theo các tần suất Số năm v (m/s ) Cv Cs/C v V 1% V 2% V 4% V 50% 5 Trang 6 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Công trình thủy 1961-2001 21,2 0,33 3 42,2 39,0 35,6 20,1 1.2.4. Dòng chảy bùn cát Tại tuyến đập Khe Lại: F = 50 Km2 Q0 = 1.1 m3/s ρ0 = 229 g/m3 T1 = 31.5106 s - Trọng lượng bùn cát lơ lửng tại tuyến đập là: P1 = Q0xρ0x T1 = 1.1x229x 31.5106 = 7935 tấn - Thể tích bùn cát lơ lửng là : V1 = P1 / γ = 1587/ 0.8 = 9819 m3 - Trọng lượng bùn cát di đẩy bằng 20% bùn cát lơ lửng V2 = 0.2 x P1 = 0.2x 7935 = 1587 Tấn - Thể tích bùn cát di đẩy là : V2 = P2 / γ = 1587/ 1.5 = 1058 m3 Dòng chảy bùn cát hàng năm tại tuyến đập Khe Lại là: V = V1 + V2 = 9819 + 1058 = 10877 m3 1.3. Điều kiện địa chất 1.3.1. Điều kiện địa chất lòng hồ Lòng hồ Khe Lại nằm trong miền cấu tạo của đới Trường Sơn và một phần đới khu Phu Hoạt. Đá trong vùng bao gồm các trầm tích lục nguyên, lục nguyên cacbonat và các phun trào núi lửa. ( Trầm tích nguồn núi lửa ). Vùng lòng hồ Khe Lại tương đối đơn giản, toàn bộ lòng hồ được phủ bằng lớp trầm tích đệ tứ dày bao gồm á sét, sét tàn tích của Ba Zan, phần đá gốc chủ yếu là đá Ba Zan. Toàn vùng có lớp trầm tích đệ tứ phủ dày có nơi từ 3÷4 m, phía dưới là đá gốc chủ yếu là đá bazan trầm tích nguồn núi lửa. Dọc theo lòng suối nhiều nơi đá gốc lộ ngay ra trên bề mặt. 6 Trang 7 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Công trình thủy 1.3.2. Địa chất tại vị trí tại tuyến đập chính Qua khảo sát thăm dò địa chất tại các vị trí công trình địa chất nền bao gồm các lớp : á sét, sét tàn tích của đá bazan, đá bazan. Đá bazan phong hóa mạnh đến rất mạnh, chiều dày lớp phong hóa chỗ dày nhất là từ 3,5-4m. Lớp trầm tích đệ tứ á sét, sét phủ dày có nơi từ 3-4m. Điều kiện địa chất tuyến đập chính tương đối đồng nhất và đơn giản gồm các lớp đất phân bố như sau : + Các lớp đất bồi tích (aQ): gồm lớp 1, lớp 2, lớp 3, phân bố ở khu vực lòng khe, thềm khe. Trong đó lớp 1 là lớp đất kém chặt, cần bóc bỏ hết khi thiết kế thi công chân khay đập; lớp 2 là có sức chịu tải, sức chống cắt, lực dính kết trung bình, ít bị nén lún, thấm mất nước ít nên có thể đặt chân khay đập trong lớp này. Nhưng cần lưu ý ở dưới lớp 2 là lớp 3 có tính thấm nước vừa và twơng đối yếu nên cần tính toán lượng mất nớc qua nền đập, nếu bề dày và diện phân bố của lớp 2 đã đủ điều kiện kéo dài đường thấm và lượng mất nước qua lớp này cho phép thì không phải xử lý lớp 3. + Các lớp sườn tàn tích (deQ): gồm lớp 4, lớp 5, phân bố chủ yếu ở 2 vai đập. Trong đó lớp 4 có sức chịu tải, lực dính kết, tính nén lún trung bình, sức chống cắt tương đối cao, thấm nước ít. Nhưng dưới lớp 4 là lớp 5 có tính thấm nước vừa, mặt khác tổng bề dày của 2 lớp này mỏng (từ 1,0m - 2,0m) nên cần bóc bỏ hết 2 lớp này ở khu vực chân khay khi thiết kế và thi công đập. + Các lớp đá gốc: gồm lớp 6 là đới đá phong hoá hoàn toàn, lớp 6b là lớp đá phong hoá mạnh, lớp 6c là lớp đá phong hoá vừa. Các lớp đá gốc này phân bố hầu hết dưới nền đập, là các lớp ổn định và cách nước tốt dưới nền đập nên có thể đặt chân khay đập trong các lớp này. 1.3.3. Đia chất thủy văn Vùng lòng hồ Khe Lại có điều kiện địa chất thủy văn tương đối đơn giản. Có hai phức chứa nước chính : - Phức hệ chứa nước trong trầm tích bở rời đệ tứ : Phức hệ chứa nước này phân bố chủ yếu là dọc khe suối tầng chứa nước chủ yếu là cuội sỏi phân bố dọc bãi bồi thềm khe. Nước trong phức hệ này xuất lộ từ cao trình + 20,0 m đến cao trình + 7 Trang 8 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Công trình thủy 27 m. Nguồn cung cấp chính cho phức hệ này là nước mưa ngấm từ trên xuống và nước trong khe nứt đá gốc. - Phức hệ chứ nước trong khe nứt đá gốc : Phức hệ chứa nước này phân bố rộng rãi trong vùng. Thành phần đất đá của phức hệ chứa nước này là đá bazan và đá phiến sét vôi. Đá phiến sét vôi có cấu tạo dạng lớp, dạng tấm. Đá có nứt nẻ song trong khe nứt mặt lớp đã lấp đầy bằng chất sét do đó mức độ chứa nước trong khe nứt rất nghèo. Đá bazan có cấu tạo dạng khối, mức độ phong hóa vừa đến mạnh, trong khe rỗng được lấp đầy bằng đất sét. Do vậy mức độ chứa nước trong khe nứt nghèo. Nước trong phức hệ này xuất lộ từ cao trình +40 trở lên, về mùa khô các điềm xuất lộ nước hầu như không có, nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa và miền thoát dọc khe suối. 1.4. Vật liệu xây dựng 1.4.1. Điều kiện đất đắp Qua kết quả thí nghiệm mẫu đầm nện tiêu chuẩn và mẫu chế bị thì các bãi vật liệu đều có chất lượng đảm bảo yêu cầu đắp đập đồng chất. Trong 7 bãi vật liệu đã khảo sát thì cần khai thác và sử dụng bãi đất hợp lý như sau: - Sử dụng bãi vật liệu đất số 1, số 1a, số 2, và số 3 để đắp đập chính - Sử dụng bãi đất số 4 số 6 để đắp đập phụ 1. - Sử dụng bãi đất số 5 để đắp đập phụ 2. Tổng khối lượng đất đắp yêu cầu để đắp đập và một số hạng mục công trình 412.000m3, trong đó khối lượng đất đắp đập chính: 336.000m3, đập phụ 1: 23.000m3, đập phụ 2: 47.000m3, đường quản lý, thi công: 16.000m3. Trong giai đoạn này chúng tôi đã khảo sát 7 bãi vật liệu đất đắp với tổng trữ lượng 550.000m3 1.4.2. Vị trí và trữ lượng các bãi đất đắp 1.4.2.1. Vị trí, trữ lượng và địa tầng của bãi vật liệu số 1 - Vị trí: Thượng lưu đập chính (thuộc phạm vi lòng hồ). - Diện tích: 3,0ha - Chiều sâu bóc bỏ trung bình: 0,3m 8 Trang 9 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Công trình thủy - Chiều sâu khai thác trung bình: 3,0m - Trữ lượng khai thác: 90.000m³ - Độ ẩm tối ưu: Wop = 17,70% - Dung trọng khô lớn nhất: cmax = 1,71 T/m³ - Độ ẩm chế bị: W cb = 17,89% - Dung trọng khô chế bị: ccb = 1,66 T/m³ - Cự ly vận chuyển bình quân đến đập chính: 0,6km 1.4.2.2. Vị trí, trữ lượng và địa tầng của bãi vật liệu số 1a - Vị trí: Thượng lưu đập chính (thuộc phạm vi lòng hồ). - Diện tích: 2,5 ha - Chiều sâu bóc bỏ trung bình: 0,3m - Chiều sâu khai thác trung bình: 2,5m - Trữ lượng khai thác: 62 500m³ - Độ ẩm tối ưu: Wop = 14,05% - Dung trọng khô lớn nhất: cmax = 1,81 T/m³ - Độ ẩm chế bị: Wcb = 14,36% - Dung trọng khô chế bị: ccb = 1,76 T/m³ - Cự ly vận chuyển bình quân đến đập chính: 0,8km 1.4.2.3. Vị trí, trữ lượng và địa tầng của bãi vật liệu số 2 - Vị trí: Thượng lưu đập chính (thuộc phạm vi lòng hồ) - Diện tích: 5,5ha - Chiều sâu bóc bỏ trung bình: 0,3m - Chiều sâu khai thác trung bình: 2,5m - Trữ lượng khai thác: 137 500m³ - Độ ẩm tối ưu: Wop = 17,15% - Dung trọng khô lớn nhất: cmax = 1,75 T/m³ - Độ ẩm chế bị: Wcb = 16,99% - Dung trọng khô chế bị: ccb = 1,70 T/m³ - Cự ly vận chuyển bình quân đến đập chính: 1,3km 1.4.2.4. Vị trí, trữ lượng và địa tầng của bãi vật liệu số 3 - Vị trí: Hạ lưu đập chính 9 Trang 10 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Công trình thủy - Diện tích: 4,5ha - Chiều sâu bóc bỏ trung bình: 0,3m - Chiều sâu khai thác trung bình: 3,0m - Trữ lượng khai thác: 135. 000m³ - Độ ẩm tối ưu: Wop = 20,60 % - Dung trọng khô lớn nhất: cmax = 1,65 T/m³ - Độ ẩm chế bị: Wcb = 20,68 % - Dung trọng khô chế bị: ccb = 1,60T/m³ - Cự ly vận chuyển bình quân đến đập chính: 0,7km 1.4.2.5. Vị trí, trữ lượng và địa tầng của bãi vật liệu số 4 - Vị trí: Thượng lưu đập phụ 1 (thuộc phạm vi lòng hồ) - Diện tích: 2,5ha - Chiều sâu bóc bỏ trung bình: 0,3m - Chiều sâu khai thác trung bình: 3,0m - Trữ lượng khai thác: 75 000m³ - Độ ẩm tối ưu: Wop = 16,20% - Dung trọng khô lớn nhất: ccb = 1,76 T/m³ - Độ ẩm chế bị: Wcb = 16,48% - Dung trọng khô chế bị: ccb = 1,71 T/m³ - Cự ly vận chuyển bình quân đến đập phụ 1: 0,5km 1.4.2.6. Vị trí, trữ lượng và địa tầng của bãi vật liệu số 5 - Vị trí: Thượng lưu đập phụ 2 (thuộc phạm vi lòng hồ) - Diện tích: 1,5ha - Chiều sâu bóc bỏ trung bình: 0,3m - Chiều sâu khai thác trung bình: 2,0m - Trữ lượng khai thác: 30 000m³ - Độ ẩm tối ưu: W op = 14,90% - Dung trọng khô lớn nhất: cmax = 1,82 T/m³ - Độ ẩm chế bị: Wcb = 15,18% - Dung trọng khô chế bị: ccb = 1,77 T/m³ - Cự ly vận chuyển bình quân đến đập phụ 2: 0,4km 10 [...]... tháng thiếu nước liên tiếp nhau Vậy đối với hồ chứa Khe Lại ta tiến hành điều tiết năm theo phương án trữ sớm tức là tích nước đến khi mực nước trong hồ bằng mực nước dâng bình thường thì ta xả 5.3.3 Phương pháp tính toán Nguyên lý tính toán dựa vào sự kết hợp giải phương trình cân bằng nước cùng với các quan hệ phụ trợ của đặc trưng địa hình hồ chứa Z- F và Z- V với phương trình cân bằng nước : Trang... mực nước dâng bình thường và dung tích hiệu dụng - MNDBT là mực nước trữ cao nhất trong hồ ứng với các điều kiện thủy văn và chế độ làm việc bình thường Dung tích hiệu dụng (Vh) là phần dung tích được giới hạn bởi MNDBT và MNC Đây là phần dung tích cơ bản làm nhiệm vụ điều tiết dòng chảy - Mục đích của việc tính toán điều tiết hồ chứa: Tính toán điều tiết hồ chứa là nội dung quan trọng khi thiết kế hồ. .. giữa lượng nước đến và lượng nước dùng WQ - Wq - Wtt > 0 thì ghi vào cột (13) WQ - Wq - Wtt < 0 thì ghi vào cột (14) Cột 13 : Quá trình lượng nước có trong hồ (kể từ mực nước chết) Cột 14 : Lượng nước xả thừa (khi lượng nước trữ vượt quá Vh) Dung tích hiệu dụng của hồ có kể tổn thất là: Vh = ∑ V − = 14,094(106m3) Tính sai số: > 5% => Cần phải tính lại lần 2 Lần 2 tính tương tự lần 1 ta có kết quả ở... thủy văn Cột 2: Tổng lượng nước đến hàng tháng Cột 3: Tổng lượng nước dùng hàng tháng Cột 4 và cột 5 : Chênh lệch giữa lượng nước đến và lượng nước dùng WQ - Wq > 0 thì ghi vào cột (4) 9.058 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 22 22 Ngành: Công trình thủy WQ - Wq < 0 thì ghi vào cột (5) Cột 6 : Quá trình lượng nước có trong hồ (kể từ mực nước chết) Cột 7 : Lượng nước xả thừa (khi lượng nước trữ vượt quá Vh) Vậy:... Ngành: Công trình thủy Trong đó: Cột 1: Tháng thủy văn Cột 2: Tổng lượng nước đến hàng tháng Cột 3: Tổng lượng nước dùng hàng tháng Cột 4: Dung tích của hồ ở cuối mỗi thời đoạn tính toán Cột 5: Dung tích trung bình của hồ chứa Vbq = Vd + Vc 2 Cột 6:Diện tích hồ chứa tương ứng với Vbq được tra từ quan hệ V ~ F ~ Z Cột 7: Lượng bốc hơi hồ chứa Cột 8: Tổn thất bốc hơi Wbh = Zi.F Cột 9: Tổn thất thấm Wth = K.Vbq... tích hồ 75.053 triệu m3 nước, năng lực thiết kế tưới 4690ha (khu tưới Bãi Ngang, Quỳnh Lương 1000ha thuộc kênh Đông; khu tưới bằng bơm 706ha cho vùng Quỳnh Lộc, Lập, Thiện thuộc kênh Bắc) Như vậy với diện tích tưới thiết kế còn lại 2984ha, tổng chiều dài hệ thống kênh chính 29,2km Do các tuyến kênh hiện nay có chất lượng chưa đảm bảo và một số tuyến, công trình trên kênh chưa được thi công theo thiết kế. .. tích ngập lụt thượng lưu + Điều tiết lũ tốt và mực nước lũ không vượt qua nhiều so với MNDBT, có thể kết hợp xả bớt 1 phần mực nước hồ khi cần thiết, quản lý vận hành phức tạp - Đập tràn không có cửa van điều tiết Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 27 27 Ngành: Công trình thủy + Tăng mức độ ngập lụt thượng lưu, không thể kết hợp xả bớt một phần nước hồ khi cần thiết + Quản lý vận hành đơn giản Ta thấy với mặt... thiết kế hồ chứa để xác định dung tích hiệu dụng ( Vhd) và mực nước dâng bình thường (Zbt) 5.3.2 Xác định hình thức điều tiết Theo tài liệu thủy văn về phân phối dòng chảy năm thiết kế và nhu cầu dùng nước trong năm ta có: Wđến = =26,211.106 m3 Wdùng = 17,163.106 m3 Ta thấy Wđến>Wdùng , do đó trong một năm lượng nước đến luôn đáp ứng đủ lượng nước dùng Mặt khác trong một năm có những tháng thừa nước liên... Ngành: Công trình thủy Khái niệm về dung tích chết và mực nước chết Dung tích chết Vc là phần dung tích không tham gia vào quá trình điều tiết dòng chảy Dung tích chết chính là giới hạn dưới của hồ chứa Mực nước chết là mực nước tương ứng với dung tích chết Mực nước chết và dung tích chết có quan hệ với nhau qua đường đặc trưng địa hình hồ chứa Z~V 5.2.3 Xác định MNC theo điều kiện lắng đọng bùn cát:... của làng Thanh niên xung phong, xã Quỳnh Thắng, phần thượng lưu hồ Vực Mấu Bổ sung nguồn nước cho hồ Vực Mấu để mở rộng 800 ha nuôi trồng thủy sản cùng Bãi Ngang Tạo nguồn bơm tưới cho 740 ha vùng Quỳnh Lộc, Quỳnh Thiện, cấp nước cho khu công nghiệp Hoàng Mai Tham gia cắt lũ cho hồ Vực Mấu CHƯƠNG 4 4.1 CẤP CÔNG TRÌNH VÀ CÁC CHỈ TIÊU THIẾT KẾ Cấp công trình Việc xác định cấp công trình phụ thuộc vào 2 . nước chính : - Phức hệ chứa nước trong trầm tích bở rời đệ tứ : Phức hệ chứa nước này phân bố chủ yếu là dọc khe suối tầng chứa nước chủ yếu là cuội sỏi phân bố dọc bãi bồi thềm khe. Nước trong. là nước mưa ngấm từ trên xuống và nước trong khe nứt đá gốc. - Phức hệ chứ nước trong khe nứt đá gốc : Phức hệ chứa nước này phân bố rộng rãi trong vùng. Thành phần đất đá của phức hệ chứa nước. dòng chảy. - Mục đích của việc tính toán điều tiết hồ chứa: Tính toán điều tiết hồ chứa là nội dung quan trọng khi thiết kế hồ chứa để xác định dung tích hiệu dụng ( V hd ) và mực nước dâng bình

Ngày đăng: 08/07/2015, 14:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

    • 1.1. Điều kiện tự nhiên

      • 1.1.1. Vị trí địa lý

      • 1.1.2. Điều kiện địa hình và địa mạo

      • 1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn

        • 1.2.1. Tài liệu khí tượng thủy văn

        • 1.2.2. Đặc điểm thủy văn dòng chảy

          • Bảng 1.2.2.1..1.1. Phân phối dòng chảy năm của hồ Khe Lại

          • 1.2.3. Đặc điểm khí tượng

            • 1.2.3.1. Lượng mưa

            • 1.2.3.2. Nhiệt độ :

            • 1.2.3.3. Độ ẩm : Trung bình 85%

            • 1.2.3.4. Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính

              • Bảng 1.2.3.4..1.1. Tốc độ gió lớn nhất theo các tần suất

              • 1.2.4. Dòng chảy bùn cát

              • 1.3. Điều kiện địa chất

                • 1.3.1. Điều kiện địa chất lòng hồ

                • 1.3.2. Địa chất tại vị trí tại tuyến đập chính

                • 1.3.3. Đia chất thủy văn

                • 1.4. Vật liệu xây dựng

                  • 1.4.1. Điều kiện đất đắp

                  • 1.4.2. Vị trí và trữ lượng các bãi đất đắp

                  • CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN DÂN SINH KINH TẾ

                    • 2.1. Điều kiện dân sinh xã hội

                    • 2.2. Tình hình kinh tế

                      • 2.2.1. Nông nghiệp

                      • 2.2.2. Nuôi trồng thủy hải sản

                      • 2.2.3. Các ngành khác

                      • 2.3. Hiện trạng các công trình thủy lợi

                      • CHƯƠNG 3. NHU CẦU DÙNG NƯỚC VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TRÌNH

                        • 3.1. Nhu cầu dùng nước

                          • Bảng 3.1.1.1..1.1. Nhu cầu dùng nước trong các tháng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan