chính sách tài khóa năm 2008 nhằm kiềm chế lạm phát

22 433 0
chính sách tài khóa năm 2008 nhằm kiềm chế lạm phát

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài còn làm xói mòn niềm tin đối với năng lực điều hành vĩ mô của Chính phủ. Nó cũng làm tăng mức lạm phát kỳ vọng của người dân và của các nhà đầu tư vì họ cho rằng Chính phủ trước sau gì cũng sẽ phải in thêm tiền để tài trợ thâm hụt. Như vậy, thâm hụt ngân sách cao kéo dài sẽ đe dọa sự ổn định vĩ mô, cũng như khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế. Khi nền kinh tế tồn tại nhiều rủi ro vĩ mô - lạm phát cao, thâm hụt ngân sách lớn, tỷ giá thực cao, tình trạng đô la hóa ngày càng nặng, thâm hụt thương mại lớn, hệ thống ngân hàng yếu kém, đầu tư của Nhà nước và DNNN kém hiệu quả - thì hoạt động kích thích tiêu dùng và đầu tư thông qua việc nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ chắc chắn sẽ đi kèm với những rủi ro tiềm tàng của bất ổn tài chính. Chính sách theo đuổi tỷ giá danh nghĩa cố định một mặt khiến chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu lực, mặt khác làm trầm trọng thêm rủi ro tỷ giá. Như đã trình bày, việc duy trì tỷ giá danh nghĩa buộc chính sách tiền tệ phải chạy theo sự tăng giảm của dòng vốn nước ngoài, làm cho NHNN mất tự chủ trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Việc đầu tư công sai mục đích, thất thoát, dàn trải và kém hiệu quả cùng với việc tín dụng được đổ vào đầu cơ bất động sản (BĐS) và chứng khoán (CK) hay cho một số doanh nghiệp nhà nước (DNNN) kém hiệu quả vừa làm tiêu hủy nguồn lực quý báu của đất nước, vừa làm nền kinh tế trở nên bong bóng, hết sức rủi ro. Mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm hơn 2007, nhưng các nguồn thu có yếu tố nước ngoài như dầu thô, thu từ cân đối xuất, nhập khẩu tăng mạnh nên thu ngân sách Nhà nước năm nay vẫn tăng tương đối khá so với năm 2007 và vượt kế hoạch cả năm. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính tăng 26,3% so với năm 2007 và bằng 123,8% dự toán năm, trong đó thu nội địa bằng 110,9%; thu từ dầu thô bằng 143,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 141,1%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 101,5%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 102,1%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 105,9%; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao bằng 122,4%; thu phí xăng dầu bằng 99,3%; thu phí, lệ phí bằng 116,5%. Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính tăng 22,3% so với năm 2007 và bằng 118,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 118,3% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 114,7%); chi sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 113,3%; chi trả nợ và viện trợ bằng 100%. Các khoản chi thường xuyên đều đạt hoặc vượt dự toán năm, trong đó chi sự nghiệp kinh tế bằng 145,3% dự toán năm; chi thể dục thể thao bằng 123%; chi lương hưu và bảo đảm xã hội bằng 120,7%; chi giáo dục, đào tạo, dạy nghề bằng 104,6%; chi y tế bằng 104,1% Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính bằng 13,7% tổng số chi và bằng 97,5% mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thông qua đầu năm, trong đó 77,3% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 22,7% được bù đắp từ nguồn vay nước ngoài. 1. Một số chính sách tiền tệ mà ngân hàng trung ương thực hiện trong năm 2008: Đầu năm khi lạm phát tăng cao NHTW đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt đó là: - Phát hành 1 lượng tín phiếu bắt buộc với lượng giá trị 20.300 tỷ đồng (tương đương 1,2 tỷ USD), với lãi suất 7,8% mỗi năm theo hình thức ghi sổ). .Việc phát hành tín phiếu này nhằm mục tiêu rút bớt tiền từ lưu thông, chủ động kiểm soát chặt chẽ tiền tệ ngay từ đầu năm để hạn chế lạm phát.( Ngày đáo hạn của tín phiếu là 3/2009). Xin đề cập thêm,với lượng tín phiếu bắt buộc ngân hàng nhà nước này từ ngày 1/7/08 tăng từ 7,8% lên 13% áp dụng đối với thời hạn thanh toán còn lại của tín phiếu nhằm bù đắp chi phí huy động cũng như phù hợp hơn với thực tế lãi suất lúc bấy giờ. 2. 3. 4. 5. 6. - Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh một loạt lãi suất chủ chốt của tiền đồng gồm lãi suất cơ bản, tái cấp vốn và chiết khấu nhằm kiểm soát tiền tệ chặt chẽ hơn và kiềm chế lạm phát. - Công cụ tiếp theo là tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc *Hiện nay( từ tháng 10) Ngân hàng nhà nước đang thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ cụ thể như sau - Giảm lãi suất cơ bản từ 14% xuống còn 11% - Mua lại lượng tín phiếu bắt buộc chưa đến ngày đáo hạn -Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng thương mại. Việc giảm này sẽ làm hạ giá thành sản phẩm , kích thích đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh ở nhiều ngành đang có lợi thế phát triển và như vậy sẽ góp phần giảm lạm phát. Tất cả các công cụ trên nhằm tăng lượng tiền lưu thông cho nền kinh tế. 2. Chính sách tài khóa của chính phủ Thắt chặt chi tiêu công I. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CHẶT CHẼ 1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng nhưng phải bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để giảm dần lãi suất huy động theo hướng thực hiện chính sách lãi suất thực dương. Tăng cường kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại để bảo đảm việc tuân thủ đúng các quy định về huy động, cho vay và chất lượng tín dụng. Kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng. 2. Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia sớm ổn định tổ chức, kịp thời phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tăng cường các công cụ giám sát theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để chủ động cảnh báo và xử lý tốt hơn những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ. II. KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI TIÊU CÔNG 1. Điều hành chính sách tài khóa theo hướng tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách; kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, nhất là đầu tư vào các dự án không thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính của doanh nghiệp; phấn đấu giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. 2. Thực hiện việc cắt giảm, sắp xếp lại vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong kế hoạch năm 2008 từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư nhà nước và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, trước hết là các công trình đầu tư kém hiệu quả, các công trình chưa thực sự cần thiết. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Bộ Tài chính triển khai nội dung này ngay trong việc rà soát lại và cân đối nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước. Các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện việc rà soát chặt chẽ các hạng mục đầu tư để cắt bỏ các công trình đầu tư kém hiệu quả, tập trung vốn cho những công trình sắp hoàn thành, những công trình đầu tư cho sản xuất hàng hóa thuộc mọi thành phần kinh tế để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào sản xuất. 3. Các Bộ liên quan, nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính khẩn trương hoàn chỉnh các văn bản về đầu tư xây dựng, kịp thời ban hành hướng dẫn xử lý các vướng mắc phát sinh để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình sớm đưa vào khai thác phát huy hiệu quả. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì việc nghiên cứu để chuyển một số công trình đầu tư từ nguồn vốn ngân sách sang hình thức đầu tư BOT từ nguồn vốn trong và ngoài nước hoặc bán, chuyển nhượng công trình có khả năng thu hồi vốn cho doanh nghiệp, tư nhân khai thác hoặc đầu tư tiếp để nâng cao hiệu quả đầu tư. 5. Bộ Tài chính chủ trì rà soát, đề xuất các biện pháp chấn chỉnh hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn. Sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính chuẩn bị để thực hiện trong quý IV năm 2008. 6. Thực hiện chính sách tiết kiệm đồng bộ, chặt chẽ, nghiêm ngặt trong tất cả các cấp, các ngành, trong toàn bộ hệ thống chính trị. Đưa nội dung thực hành tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách, trong sản xuất và đời sống vào chương trình cuộc vận động: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong năm 2008 và những năm tiếp theo. Năm 2008, ngoài việc tiết kiệm bình quân 10% chi phí hành chính (trừ tiền lương, phụ cấp lương, các khoản chi cho con người theo chế độ quy định) của các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước, thực hiện cắt giảm những khoản chi mua sắm chưa thật cần thiết, giảm tối đa các hội nghị toàn quốc, giảm chi phí đi lại (nhất là đi lại bằng máy bay); cắt giảm các khoản chi tiếp khách, các đoàn công tác nước ngoài bằng vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc ngân sách mà không thật thiết thực; tiết kiệm năng lượng, phương tiện triệt để hơn nữa. Giảm các chi phí cho hoạt động lễ hội, lễ kỷ niệm, đón nhận huân chương, danh hiệu thi đua, gây tốn kém, lãng phí. Bộ Tài chính chủ trì giao chỉ tiêu và hướng dẫn nội dung và tổ chức triển khai các đơn vị thực hiện. 7. Phấn đấu năm 2008 thu ngân sách thực hiện vượt dự toán đã được giao, tăng dự phòng để chi cho khắc phục thiên tai, an sinh xã hội, giảm thêm tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với mục tiêu mà Quốc hội đã giao cho năm 2008. Hai là, cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm khoảng 45% tổng đầu tư xã hội. Cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Chính phủ sẽ quy định cụ thể tỷ lệ vốn đầu tư và chi phí hành chính phải cắt giảm và yêu cầu các bộ, địa phương xác định các công trình kém hiệu quả, các công trình chưa thực sự cần thiết để có sự điều chỉnh thích hợp. Điều này sẽ được thực hiện một cách kiên quyết ngay trong việc phân bổ lại và cân đối nguồn vốn. Cũng trên tinh thần đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố với tư cách là đại diện chủ sở hữu nhà nước, rà soát chặt chẽ các hạng mục đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, kiên quyết cắt bỏ các công trình đầu tư kém hiệu quả. Đồng thời, tạo điều kiện và tập trung vốn cho những công trình sắp hoàn thành, những công trình đầu tư sản xuất hàng hoá thuộc mọi thành phần kinh tế đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào sản xuất. Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm khoảng 45% tổng đầu tư xã hội. Cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Về chính sách tài khóa, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát các chính sách về thuế, cơ cấu lại chi tiêu ngân sách theo hướng đầu tư cho con người và thực hiện an sinh xã hội. Tăng cường các biện pháp thắt chặt chi tiêu ngân sách, thực hành tiết kiệm chống lãng phí và nâng cao hiệu quả chi tiêu ngân sách. Giảm mạnh định mức sử dụng xăng dầu, điện nước, các cuộc hội họp phô trương, xóa bao cấp giá điện, than theo lộ trình thích hợp trong năm 2009. - Thứ hai, Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt, bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế. Kiểm soát chặt chẽ các luồn vốn vào ra để có những phản ứng chính sách kịp thời ứng phó hợp lý với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ. Sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất nghiệp vụ thị trường mở để kiểm soát chặt chẽ việc tăng trưởng phương tiện thanh toán, tổng dư nợ tín dụng cả năm 2008 khoảng 30%. Triển khai các giải pháp thích hợp để các DN tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất hợp lý, góp phần giảm chi phí cho DN. Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm hướng đầu tư tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao; nhất là sản xuất nông nghiệp, cho vay xuất khẩu; kiểm soát chặt (theo tiêu chí cụ thể ) việc đầu tư vào những lĩnh vực phi sản xuất, hiệu quả thấp, nhiều rủi ro. Thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt, phản ánh cung cầu ngoại tệ trên thị trường góp phần khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu. - Thứ ba, Tiếp tục thực hiện chính sách tài khoá chặt chẽ theo hướng kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, phấn đấu tăng thu cao hơn so với dự toán quốc hội quyết định; thực hiện tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên và kiểm soát chặt chẽ đầu tư công, đầu tư của các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty, DNNN ra ngoài nhiệm vụ chính. Phấn đấu giảm bội chi ngân sách ở mức thấp hơn 5% GDP. Thực hiện biện pháp này: Bộ Tài chính tiếp tục kiểm soát gắt gao việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên trong dự toán ngân sách năm 2008 theo chỉ tiêu đã giao cho các Bộ, ngành, địa phương. Tạm dừng mua sắm ô tô, phương tiện vận tải, tài sản khác có giá trị lớn và sửa chữa lớn nhà làm việc. Giảm tối đa việc tổ chức và chi phí cho lễ hội, hội nghị tổng kết, sơ kết, đi tham quan nước ngoài sử dụng ngân sách Nhà nước. Tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn chủ trương cắt giảm đầu tư công từ nguồn ngân sách, nguồn trái phiếu Chính phủ, tập trung cho các dự án có tiến độ triển khai nhanh, sắp hoàn thành, các dự án cần thiết, cấp bách, có hiệu quả. Rà soát các dự án do các DN Nhà nước triển khai đầu tư. áp dụng các b iện pháp yêu cầu các DN chủ động rà soát, cắt giảm hoặc đình hoãn các dự án, công trình chưa thật cần thiết, chưa hiệu quả; cắt giảm hoặc dừng việc mua, xây dựng trụ sở mới, đất đai, bất động sản, phương tiện thiết bị phục vụ gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh… Sử dụng tối đa nguồn lực tài chính của mình để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình và phụ trợ có liên quan trực tiếp đến sản xuất kinh doanh; không góp vốn hoặc mua cổ phần tại các quỹ đầu tư mạo hiểm… Hướng dẫn các địa phương chủ động sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ các DN chủ lực đầu tư nắm nguồn hàng, dự trữ hàng hoá thiết yếu phục vụ tết. Tiếp tục thực hiện cơ chế giá thị trường có sự kiểm soát của Nhà nước, khuyến khích cạnh tranh về giá theo pháp luật đang áp dụng đối với đại bộ phận hàng hoá dịch vụ của nền kinh tế. Tiếp tục giữ ổn định giá một số vật tư đầu vào quan trọng mà Nhà nước còn định giá đến hết năm 2008, tiến tới thực hiện lộ trình giá thị trường đối với: điện, nước sạch, cước vận chuyển hành khách bằng xe buýt….Kiểm soát chặt chẽ giá của những loại hàng hoá dịch vụ chi từ nguồn ngân sách Nhà nước mà Nhà nước đặt hàng phục vụ các chương trình, mục tiêu quốc gia, hàng hoá dịch vụ công ích, hàng còn được trợ cước, trợ giá; các hàng hoá thuộc danh mục đăng ký giá, kê khai giá…. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, tính trong 6 tháng đầu năm 2008, riêng khoản tiết kiệm chi thường xuyên (10%) đã tiết kiệm được khoảng 2.700 tỷ đồng. Những công trình, dự án chưa cần thiết hoặc đầu tư kém hiệu quả cần phải đình hoãn hoặc giãn tiến độ thi công, đã được các ban, ngành rà soát, có phương án xử lý hợp lý. Theo đó, 1.736 công trình, dự án, với tổng số vốn là 5.625 tỷ đồng đã được ngừng thực hiện hoặc giãn tiến độ trong năm 2008. Việc tăng thuế nhập khẩu một số mặt hàng không thiết yếu, kiểm soát chặt nguồn ngoại tệ cho hoạt động này đã khiến nhập khẩu có xu hướng giảm dần. Quý I/2008 nhập siêu bằng 62,7% kim ngạch xuất khẩu, quý II/2008 đã giảm xuống 39,2%, riêng tháng 6 bằng 23,6%. Ngoài ra việc đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo cân đối cung cầu, điều tiết tốt về giá, đặc biệt ở những mặt hàng trọng yếu (gạo, xi măng, sắt thép ) đã khiến thị trường ổn định hơn. 2. Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam Trước hết ta xem xét, về mặt lý thuyết lạm phát có thể do các nhóm nguyên nhân: Lạm phát do chính sách: thường xảy ra do những biện pháp tiền tệ mở rộng, phản ánh thâm hụt thu chi ngân sách lớn và việc tài trợ thâm hụt bằng tiền tệ, thường là cội rễ của lạm phát cao. Một ví dụ kinh điển đó là những trận siêu lạm phát ở áo và Đức những năm 20 do mở rộng tiền tệ thái quá. Lạm phát do chi phí đẩy: xảy ra do tăng chi phí và có thể phát triển ngay cả khi thất nghiệp và việc sử dụng nguồn lực còn thấp. Vì tiền lương ( tiền công ) thường là chi phí sản xuất quan trọng nhất, sự gia tăng tiền lương không phù hợp với tăng trưởng năng suất có thể khơi mào cho quá trình lạm phát. Nhưng lạm phát do chi phí đẩy có thể không dai dẳng nếu chính sách tiền tệ tác động vào, trong trường hợp đó, tiền lương tăng dẫn tới thất nghiệp cao hơn thay vì lạm phát cao hơn. Lạm phát do cầu kéo: xảy ra do tổng cầu vượt trội đẩy mức giá chung lên cao. Sự thúc đẩy của cầu có thể xuất phát từ những cú sốc bên trong hay bên ngoài nhưng thường hình thành từ những chính sách thu chi ngân sách hay tiền tệ mở rộng. Lạm phát trơ ì (lạm phát quán tính): có xu hướng dai dẳng ở cùng tỷ lệ cho đến khi những sự kiện kinh tế gây ra nó thay đổi. Nếu lạm phát cứ đều đặn, tỷ lệ lạm phát thịnh hành có thể được dự đoán và do đó được đưa vào các hợp đồng tiền lương và tài chính, điều này lại tiếp tục duy trì nó. Tỷ lệ lạm phát quán tính đôi khi ngụ ý lạm phát cơ bản hay cốt lõi. Thông thường những cú sốc đối với nền kinh tế từ phía cung hay cầu làm cho tỷ lệ lạm phát thực tế di chuyển lên trên hay xuống dưới tỷ lệ lạm phát cơ bản. Các cú sốc chính về phía cầu bao gồm sự tăng nhanh của tổng cầu do dự đoán thu nhập sẽ tăng. Lạm phát do chính sách, lạm phát do cầu kéo được nhận thấy ở nhiều nền kinh tế đang chuyển đổi, là kết quả của những chính sách thu chi ngân sách hạn chế không đầy đủ và việc tài trợ bằng tiền cho thâm hụt ngân sách. Thông thường, những cú sốc bên ngoài như những cú sốc xuất phát từ tăng giá năng lượng hay thu hẹp thương mại với các bạn hàng truyền thống có xu hướng bổ sung cho áp lực lạm phát. Tại VN, các nguyên nhân phát sinh lạm phát trên đều xuất hiện ở VN với những trọng số khác nhau ở những thời kỳ khác nhau. Năm 2007, là năm mà các nguyên nhân đã tích tụ bấy lâu nay gặp cơn lốc lạm phát thế giới nên bùng nổ lớn. Chúng tôi tạm chia làm hai nhóm nguyên nhân: bên trong và bên ngoài để dễ xem xét khi đưa ra quyết định ngắn hạn và dài hạn. a. Nguyên nhân bên ngoài: [...]... chính sách, nhất là giữa chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, chủ động và linh hoạt; điều hành chính sách tài khóa theo hướng thắt chặt chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, hạn chế bội chi ngân sách, đồng thời triển khai thực hiện tốt chính sách tiền lương, chính sách. .. vốn, chính sách tiền tệ độc lập iải pháp đối với vấn đề lạm phát ở Việt Nam Phải kết hợp đồng bộ các chính sách về tiền tệ với chính sách tài khoá và chính sách tỉ giá để nâng cao hiệu quả đầu tư của kinh tế nhà nước, giảm bớt sức ép của chính sách tiền tệ đến hoạt động của các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, bảo đảm các doanh nghiệp có nguồn tín dụng để mở rộng đầu tư, làm cho việc chống lạm phát. .. xét việc có cắt giảm lãi suất hay không? b Nguyên nhân bên trong: - Chính sách tài khóa không hiệu quả là nguyên nhân rất quan trọng của căn bệnh lạm phát ở nước ta Để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, Chính phủ đã có những kế hoạch chi tiêu nâng cấp cơ sở hạ tầng của đất nước và liên tục bội chi ngân sách trong nhiều năm trn 5% GDP (năm 2007 bội chi khoảng trên 56.000 tỷ đồng) Đầu tư cho tăng trưởng... chế nên giá phải tăng - Trong năm 2007, và đầu năm 2008 Nhà nước chủ động thực hiện lộ trình điều chỉnh theo giá thị trường đối với một số loại hàng hóa, vật tư cơ bản như: điện, xăng dầu, than, … làm ảnh hưởng đến việc tăng giá các hàng hóa khác - Chính sách tiền tệ năm 2007 cũng có những vấn đề cần xem xét, cung tiền (tổng phương tiện thanh toán) tăng nhanh năm 2005 là 23.4%, năm 2006 là 33.6%, năm. .. ngân sách ngoài dự toán Kết quả thực hiện khẩn trương và đồng bộ 8 nhóm giải pháp, trực tiếp nhất là các biện pháp quyết liệt trong thắt chặt chi tiêu công đã phát huy tác dụng, bước đầu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Tác động hai mặt Chính sách thắt chặt chi tiêu chính phủ của các nước đang và sẽ có tác động hai mặt đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội: Một mặt, về nguyên tắc, chính. .. 23.4%, năm 2006 là 33.6%, năm 2007 là 53.8%, tổng cộng 3 năm cung tiền M2 tăng 134.2%, trong khi 3 năm GDP chỉ tăng 25.09% Chênh lệch giữa cung tiền tăng trong 3 năm qua (134.5%) với tăng trưởng kinh tế GDP (25.09%) là rất lớn, chắc chắn sẽ đè nặng lên giá cả trong nước, và cuối năm 2007, đầu năm 2008 nó bộc phát mạnh là do có sự cộng hưởng bởi lạm phát quốc tế (USD yếu) và thiên tai Nếu dựa vào học thuyết... 9/2007 như nhiều nước, thì việc kiềm chế lạm phát sẽ đở tốn kém Vì trước sự suy giảm kinh tế và hệ thống ngân hàng- tài chính Mỹ đang gặp khó khăn về tín dụng địa ốc, ngày 18/09/2007 FOMC (The Federal Open Market Committee) Uy ban thị trường mở của FED chính thức quyết định khởi đầu đợt hạ lãi suất của quỹ liên bang (federal funds rate) từ 5.25% xuống 4.75% và đến ngày 18/03 /2008 là 2.25%, để tạo thanh... việc phát hành tín phiếu và phân hạn mức mua cho các Ngân hàng Thương mại để rút bỏ bớt tiền khỏi lưu thông Chính sách tài khóa: Cần phải thực hiện từng bước kế hoạch giảm thâm hụt để tiến tới cân bằng ngân sách, vì đây cũng là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng Thắt chặt chi tiêu của chính phủ; kiểm soát chặt chẽ đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước; giảm mạnh chi phí hành chính. .. trưởng và việc làm Thắt chặt tiền tệ: Các biện pháp dành cho chính sách thắt chặt tiền tệ hiện nay cần phải được áp dụng một cách linh hoạt Xuất phát từ nhận định lạm phát thường xuất hiện khi lượng tiền trong lưu thông tăng, chúng ta cần hạn chế lượng tiền trong lưu thông bằng cách: Tăng lãi suất cho vay vốn và lãi suất tái chiết khấu và hạn chế mức tăng tín dụng Quy định dự trữ bắt buộc hợp lí để vừa... tăng thuế suất nhằm giảm nợ công có thể sẽ làm tổn hại tới tình hình tài chính cá nhân, khiến hạn chế chi dùng cá nhân, tức đồng nghĩa với trì trệ sức mua và các thị trường có liên quan Trong bối cảnh kinh tế khu vực eur đình đốn, tỉ lệ thất nghiệp tăng hơn 10%, trong đó Tây Ban Nha dẫn đầu, với 19%, việc siết chặt các khoản chi tiêu công nhằm giảm bớt nợ công, thu hẹp thâm hụt ngân sách nhằm lấy lại . việc thực hiện các chính sách, nhất là giữa chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ một cách. hành chính sách tài khóa theo hướng thắt chặt chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, hạn chế bội chi ngân sách, đồng thời triển khai thực hiện tốt chính sách tiền lương, chính sách. ngoài. 1. Một số chính sách tiền tệ mà ngân hàng trung ương thực hiện trong năm 2008: Đầu năm khi lạm phát tăng cao NHTW đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt đó là: - Phát hành 1 lượng

Ngày đăng: 07/07/2015, 20:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan