Đặc điểm thị trường hàng dệt may EU và thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU

41 2.4K 16
Đặc điểm thị trường hàng dệt may EU và thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong 20 năm trở lại đây nền kinh tế Việt Nam đã bước sang một thời kỳ mới, với nhiều cải cách và mở cửa phát triển kinh tế theo cơ chế định hướng xã hội chủ nghĩa. Một phần đóng góp không nhỏ vào hoạt động kinh tế đó là ngành công nghiệp dệt may Việt Nam. Và ngành dệt may Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn hướng ra xuất khẩu và ngày càng khẳng định vai trò của mình trong đời sống kinh tế - xã hội. Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay ngành dệt may đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Ngành dệt may Việt Nam đã có mặt trên rất nhiều thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, EU… EU là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới đồng thời cũng là bạn hàng truyền thống của dệt may xuất khẩu Việt Nam. Nhưng trong thời gian vừa qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Để nâng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ngành dệt may sang Eu chúng ta cần biết được thị trường đó như thế nào? Cần những cái gì? Tiêu thụ thế nào? Để trả lời câu hỏi đó nhóm em xin chọn đề tài “Đặc điểm thị trường hàng dệt may EU và thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU “ làm đề tài tiểu luận. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Chuyên đề đi vào tìm hiểu thị trương dệt may EU và phân tích thực trạng, đánh giá những thành công cũng như những tồn tại của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU. Từ đó đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát những đặc điểm, tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. - Khái quát đặc điểm thị trường dệt may EU và phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU trong thời gian qua, đánh giá những mặt thành công, hạn chế và chỉ rõ những nguyên nhân dẫn dến thành công, hạn chế đó. - Đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị truờng EU trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU. - Thời gian: Tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2000 – 2011. 4. Kết cấu chuyên đề Chương 1: Đặc điểm thị trường hàng dệt may EU Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Eu trong thời gian qua Chương 3: Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU Chương 1: Đặc điểm thị trường hàng dệt may EU 1.1. Dung lượng thị trường EU là một thị trường rộng lớn và thống nhất gồm 27 quốc gia thành viên với hơn 500 triệu người tiêu dùng. EU có tốc độ phát triển mạnh so với thế giới. Và tổ chức này không chỉ lớn mạnh về quy mô mà còn vững mạnh về cơ cấu, tăng trưởng ổn định, nắm giữ đồng tiền mạnh EURO có khả năng chuyển đổi trên toàn thế giới. Thị trường EU thống nhất cho phép di chuyển sức lao động, hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa các nước thành viên. Hiện nay EU đang có xu hướng chiến lược tăng cường mở rộng quan hệ với các nước châu Á, theo chiều hướng này Việt Nam ngày càng có vị thế quan trọng trong chiến lược mới của châu Âu. EU cũng là một khu vực nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, chiếm 43% tổng nhập khẩu sản phẩm dệt may toàn cầu. Như vậy EU là một thị trường rộng lớn, đa dạng và có nhiều triển vọng cho hàng xuất khẩu dệt may Việt Nam. 1.2. Tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng hàng dệt may ở EU Người tiêu dùng ở thị trường EU là những người nổi tiếng về sự tiêu dùng thông minh và khó tính. Họ đòi hỏi cao đối với các sản phẩm tiêu dùng, đặc biệt là hàng dệt may. Các sản phẩm họ lựa chọn thường đảm bảo tính an toàn, chất liệu tốt, mẫu mã phong phú và hợp thời trang. Những sản phẩm nổi tiếng có thương hiệu trên thị trường thế giới rất được người tiêu dùng EU ưa chuộng, họ cho rằng thương hiệu gắn liền với chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt, người tiêu dùng EU cũng rất quan tâm tới tính thời trang của hàng may mặc. Tính thời trang của sản phẩm đôi khi là tiêu chí đặt trên cả giá cả, do đó nhu cầu về hàng dệt may thay đổi nhanh chóng ở thị trường này. Ngành dệt may EU đang có xu hướng chuyển dần sang các nước có giá nhân công rẻ nên thị trường này có xu hướng nhập khẩu ngày càng nhiều hàng dệt may và may mặc. Và có điểm lưu ý là thị trường này bao gồm nhiều quốc gia khác nhau, do đó thị hiếu tiêu dùng giữa các quốc gia cũng có sự khác nhau nhất định. Sản phẩm may mặc này có thể phù hợp với tập quán, thị hiếu nước này nhưng chưa chắc đã phù hợp với các nước còn lại. Do đó Việt Nam cần phải có những giải pháp phù hợp để có thể chiếm lĩnh tốt hơn thị trường rộng lớn này. 1.3. Kênh phân phối Hệ thống phân phối hàng dệt may ở EU về cơ bản là giống với hệ thống phân phối của các quốc gia khác, đều bao gồm mạng lưới bán buôn và bán lẻ. Bên cạnh đó, mỗi nước thành viên cũng có những hình thức tổ chức phân phối riêng do đó đòi hỏi phải có những kênh Maketing riêng biệt, thích ứng với cơ cấu của hệ thống phân phối ở mỗi nước thành viên cũng như phù hợp với đặc điểm sản phẩm xuất khẩu. Hình thức tổ chức phổ biến nhất các kênh phân phối tại thị trường EU là tập đoàn và không theo tập đoàn. Hệ thống phân phối của EU đã hình thành một tổ hợp rất chặt chẽ và có nguồn gốc lâu đời. Để có thể tăng cường xuất khẩu hàng dệt may sang EU thì các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam cần phải chủ động trong việc tiếp cận với các hệ thống phân phối này. Mối liên hệ giữa nhà xuất khẩu với hệ thống phân phối ở nước nhập khẩu thường được tổ chức theo các hình thức sau: - Mạng lưới bán buôn gồm các cửa hàng chuyên doanh hàng may mặc liên nhánh thường nhập khẩu trực tiếp từ các nước sản xuất hoặc đặt các hãng nước ngoài gia công theo hợp đồng phụ theo các hợp đồng gia công chính. - Các nhà bán lẻ độc lập có thể tổ chức nguồn hàng theo các hình thức mua hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất hay đại lý của nhà sản xuất; mua hàng từ các cửa hàng nhập khẩu/bán buôn; mua hàng theo hình thức franchize (như các cửa hàng liên nhánh hay dây chuyền phân phối, mua của các trung tâm thu mua). Phần lớn các nhà bán lẻ độc lập là thành viên của Hiệp hội thu mua. Đây là hình thức khá phổ biến ở nhiều nước EU như Hà Lan, Đức, 1.4. Những quy định của EU đối với hàng dệt may nhập khẩu * Một số quy định về hàng dệt may nhập khẩu vào EU Dưới đây là những quy định chung cho hàng dệt may nhập khẩu vào các nước trong EU. Tuy nhiên ở mỗi thị trường thành viên lại có những yêu cầu khác nhau liên quan đến vấn đề chất lượng, loại vải, sợi, các tiêu chuẩn, kích cỡ, mầu sắc… · Quy định pháp lý Có rất nhiều qui định pháp lý đối với hàng dệt may tại thị trường EU. Dưới đây là một số quy định tham khảo: - Chỉ thị số 2003/53/EC (sửa đổi từ Chỉ thị 76/769/EEC), EU đã đặt ra những quy định hạn chế đối với việc sử dụng những hóa chất dễ gây nguy hiểm, trong đó có nonyl phenols (NP) và nonyl phenol ethoxylates (NPEs), là những hóa chất có ảnh hưởng đến tuyến nội tiết nếu được sử dụng trong các sản phẩm dệt may. - Chỉ thị số 76/769/EEC (sửa đổi từ Chỉ thị số 83/264/EEC) là Chỉ thị đã được áp dụng hài hòa trong EU, cấm việc marketing và sử dụng những sản phẩm dệt tiếp xúc với da nếu những sản phẩm này chứa các chất làm chậm khả năng bắt cháy. Chỉ thị này đã được áp dụng hài hòa trong EU. - Chỉ thị số 2002/61/EC (sửa đổi từ Chỉ thị số 2004/21/EC) hạn chế việc sử dụng thuốc nhuộm Azo trong các sản phẩm dệt ở Khu vực Kinh tế Châu Âu (European Economic Area - (EEA)). - EU đã có quy định hài hòa trong toàn liên minh về tên gọi, thành phần sợi dệt và nhãn mác sản phẩm dệt nhằm bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin cho người tiêu dùng và ngăn chặn những sự khác biệt giữa các quy định liên quan ở cấp thành viên. Chỉ thị số 96/74/EC về tên sản phẩm dệt đưa ra những quy định dán nhãn đối với sản phẩm dệt. Theo chỉ thị này, các sản phẩm dệt dự định được nhập khẩu vào EU phải được dán nhãn. Trên nhãn phải thể hiện tên sản phẩm, mô tả sản phẩm, chi tiết về hàm lượng sợi dệt của sản phẩm. Yêu cầu không mang tính pháp lý: Nhà nhập khẩu EU có thể đặt ra một số yêu cầu đối với nhà cung cấp hàng dệt may từ các nước đang phát triển liên quan đến các vấn đề về sức khoẻ, an toàn đối với môi trường và xã hội Nhiều khách hàng EU đòi hỏi các sản phẩm dệt may phải được sản xuất trong những điều kiện lao động có thể chấp nhận với mức tiền công hợp lý, trong đó cơ sở sản xuất hàng dệt may phải áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro, phòng tránh tai nạn lao động trong quá trình sản xuất; giữ gìn vệ sinh khu vực sản xuất; áp dụng đúng quy trình quản lý lưu kho Bao gói, ký mã hiệu và nhãn mác Uỷ ban Châu Âu đã hài hòa các quy định về tên gọi, thành phần cấu tạo và nhãn mác của các sản phẩm dệt nhằm đảm bảo sự cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm đến người tiêu dùng và tránh những khác biệt trong các quy định giữa các quốc gia thành viên. Các quy định về nhãn hàng dệt được nêu tại Chỉ thị số 96/74/EC. Chỉ thị số 96/73/EC bổ sung thêm các bộ quy tắc về tên gọi của hàng dệt trên toàn EU nhằm tạo điều kiện thuận lợi hóa thương mại trong phạm vi EU. Các quốc gia thuộc EU hầu hết đều đặt ra một số yêu cầu bắt buộc đối với nhãn mác hàng dệt may như: trên nhãn mác một số mặt hàng phải có thông tin về hàm lượng sợi dệt, tên nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu, hướng dẫn cách làm sạch sản phẩm Thuế suất và hạn ngạch Tất cả các quốc gia thành viên EU đều áp dụng hệ thống thuế Hải quan thông thuờng khi hàng nhập khẩu từ bên ngoài EU. Nếu không có hiệu lực của một Hiệp định thương mại đặc biệt, thì hệ thống thuế nhập khẩu chung được áp dụng. Đối với hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào EU: Việt Nam được hưởng Hệ thống thuế quan phổ cập (GSP) của EU từ 1/7/1996 nên hàng hóa được nhập khẩu với mức thuế ưu đãi. Từ ngày 1/1/2005 EU đã dỡ bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam nên hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU không bị hạn chế về số lượng. Trên đây là một số quy định đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường EU. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cần biết để có những biện pháp nhằm đáp ứng tốt những yêu cầu trên. Chương 2. Thc trng xut khu hng dt may ca Vit Nam sang EU th"i gian qua 2.1. Đặc điểm ngành dệt may Việt Nam 2.1.1. Đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh. Là một nghành sản xuất khá đặc thù với nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại có quá trình sản xuất riêng, phức tạp và có nhiều quy trình sản xuất nhỏ. Trong khi đó việc sản xuất lại phục vụ cho nhiều tiêu thức khác nhau như: gia công theo đơn đặt hàng hay sản xuất tự tiêu thụ Trong qui hoạch phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015 - tầm nhìn 2020, mục tiêu đặt ra cho toàn ngành là phải đảm bảo nhu cầu của hơn 100 triệu dân vào năm 2010. Toàn ngành có mức tăng trưởng bình quân trên 14 % / năm. Về công nghệ đến năm 2010 toàn ngành đạt mức tiên tiến trong khu vực. 2.1.2. Các sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam Sản phẩm của ngành dệt may không chỉ được biết đến đơn thuần là các sản phẩm quần áo, mà bao gồm những sản phẩm dùng trong các ngành và sinh hoạt như: lều, buồm, chăn , màn, rèm… Với ngành may mặc Việt Nam, sản phẩm của ngành cũng rất đa dạng nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Những sản phẩm may mặc phổ biến thường được xuất khẩu sang các thị trường chính của Việt Nam, như Mỹ, EU, Nhật bản, là quần dài, quần short, áo jacket, áo sơ mi, áo thun, áo bông… 2.1.3. Nguồn nhân lực trong ngành dệt may Lao động của ngành Dệt May Việt Nam không tập trung, do có hơn 70% các doanh nghiệp Dệt May là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có số lao động dưới 300 người. Gần 20% doanh nghiệp có số lao động trên 300 người và dưới 1000 người, số doanh nghiệp từ 1000 người trở lên chỉ có 6%. Với độ phân tán như vậy, nếu không liên kết lại thì hoạt động đào tạo sẽ khó triển khai hiệu quả. Dệt may hiện là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất. Lao động của ngành dệt may chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5% trong tổng lực lượng lao động toàn quốc. Nguồn nhân lực của ngành dệt may có những đặc điểm sau: - Gần 80% là lao động nữ, trình độ văn hóa của người lao động tương đối cao, chủ yếu là đã tốt nghiệp phổ thông trung học. Lao động trực tiếp của ngành đa số tuổi đời còn rất trẻ, tỷ lệ chưa có gia đình cao sẽ là lợi thế cho việc đào tạo và nâng cao năng suất lao động. - Mức độ tập trung lao động dệt may trong các doanh nghiệp không cao. Lao động trong ngành dệt may hiện nay tăng nhanh và tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, sau đó là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hai loại hình doanh nghiệp này hiện nay đang thu hút 2/3 lao động của toàn ngành dệt may. - Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện đang phân bố theo các cụm công nghiệp dệt may. Hai vùng tập trung nhiều lao động ngành dệt may và có sự tăng trưởng nhanh trong những năm qua là vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Lao động có trình độ thạc sĩ và đại học của toàn ngành hầu hết cũng tập trung ở 2 khu vực này. Xét tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng trở lên trên tổng số lao động toàn ngành thì đó là một con số khá khiêm tốn – hơn 4%. Tuy là ngành sử dụng nhiều công nhân, nhưng một tỷ lệ như vậy đã được các chuyên gia trong ngành đánh giá là quá thấp. Nhận định chung về lực lượng cán bộ hiện nay của ngành dệt may đang có xu hướng già đi, và chưa có lớp kế cận. Lý do là thu nhập bình quân của ngành dệt may thấp so với các ngành khác và điều kiện làm việc cũng như đãi ngộ cũng không tốt, nên thiếu hấp dẫn trong việc thu hút lao động. Cán bộ thiết kế mẫu mốt, cán bộ marketing trong các doanh nghiệp dệt may đang rất thiếu và yếu, đặc biệt trong lĩnh vực sử dụng internet để tạo lợi thế trong tiếp cận khách hàng ở các nước và marketing cho công ty và sản phẩm. Về năng suất lao động, ngành dệt may của ta có năng suất lao động thấp hơn so với khu vực. Cùng một ca làm việc, năng suất lao động bình quân của một lao động ngành dệt may Việt Nam chỉ đạt 12 áo sơ mi ngắn tay hoặc 10 quần, thì một lao động Hồng Kông năng suất lao động là 30 áo hoặc 15 – 20 quần. Những bất cập về nguồn nhân lực, đặc biệt là về chất lượng nguồn nhân lực đã làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của toàn ngành. Mục tiêu hiện nay mà ngành dệt may đặt ra cho mình là phấn đấu đứng trong top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn của thế giới, và định hướng phát triển của ngành là theo hướng thời trang – công nghệ - thương hiệu. Với hướng đi như vậy nguồn nhân lực của toàn ngành dệt may phải hướng đến chất lượng cao, nguồn nhân lực cần là yếu tố quan tâm số một trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh, đào tạo cần được coi là giải pháp cơ bản và quan trọng nhất để nguồn nhân lực đạt đến chất lượng mong muốn. Từ tháng 4 ngành dệt may bắt đầu vào vụ cao điểm sản xuất. Các hợp đồng sản xuất hàng hoá được chia theo 2 mùa rõ rệt: quần áo mùa đông sản xuất từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa hạ từ tháng 11 đến tháng 1. Ngoài thời gian cao điểm này, hơn 2 tháng còn lại, các doanh nghiệp dệt may khá “rỗi” việc, khối lượng công việc chỉ bằng 60% các tháng còn lại. 2.1.4. Phân tích SWOT đối với ngành dệt may Việt Nam Mô hình SWOT là kết quả của quá trình phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài. SWOT là viết tắt của Strengths (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức), trong đó các Điểm mạnh và Điểm yếu được coi là yếu tố môi trường nội bộ, còn Cơ hội và Thách thức được coi là yếu tố môi trường bên ngoài phải đối mặt, được liệt kê theo mức độ quan trọng tăng dần. Bảng 1.1: Phân tích SWOT với hàng dệt may Việt Nam Điểm mạnh Điểm yếu - Nguồn lao động dồi dào, khéo léo, cần cù, chịu khó. - Tiền gia công sản phẩm rẻ, chi phí nhân công thấp. - Chất lượng các sản phẩm may mặc của Việt Nam được các nước nhập khẩu đánh giá cao. - Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam ngày càng tăng và thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. - Các doanh nghiệp may đang dần chú trọng và có kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực thiết kế, năng suất lao động, ứng dụng công nghệ vào sản xuất làm giảm lãng phí về nguyên vật liệu. - Công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành vẫn còn lạc hậu. - Lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. - Chủ yếu là thực hiện may gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài nên giá trị gia tăng của ngành may còn thấp. - Chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho ngành may của Việt Nam tại thị trường nước ngoài nên không chủ động được kênh phân phối và thị trường tiêu thụ. - Phần lớn nguyên liệu cho ngành may mặc hiện nay vẫn phải nhập khẩu dẫn đến giá trị thực tế thu được của ngành chưa cao. - Ngành may mặc Việt Nam hiện chưa chú trọng nhiều đến thị trường nội địa. - Khả năng tự thiết kế còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước ngoài để xuất khẩu. [...]... giữa Việt Nam và EU về dệt may, với vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang một thị trường tiềm năng như EU là thiết thực và cần thiết trong bối cảnh hiện nay 2.3 Thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU thời gian qua EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam Từ năm 1980, chúng ta đã xuất khẩu hàng dệt. .. nghiệp Việt Nam tăng hạn ngạch, tăng KNXK hàng dệt may vào thị trường EU, góp phần đưa ngành dêt may Việt Nam trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, biến thị trường EU thành thị trường trọng điểm của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam  Ngày 7/11/1997 Hiệp định hàng dệt may Việt Nam – EU một lần nữa được ký lại EU đồng ý tăng 40% khối lượng hạn ngạch so với Hiệp định lần trước và cho phép Việt Nam được... quốc, nhiều mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào EU hưởng thuế suất 0%  Ngày 3/11/2004 Việt Nam – EU đã ký tắt thoả thuận hạn nghạch dệt may, từ ngày 1/1/2005 EU đã dỡ bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang EU không bị hạn chế về số lượng Đây là một thoả thuận có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam  Đặc biệt là kể... phụ thuộc vào từng thời kỳ, theo mức độ phát triển kinh tế của hai bên Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang EU  Ngày 18/12/1992 Việt Nam và EU đã ký Hiệp định về các sản phẩm dệt may, tạo hành lang pháp lý đầu tiên cho việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU Theo đó các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang EU được chia làm 2 loại, mặt hàng xuất khẩu theo... Nam sang EU không ngừng tăng lên, dệt may là ngành tiên phong tìm chỗ đứng trên thị trường EU Tuy nhiên EU là thị trường rất khó tính, nhiều rào cản thuế quan và phi thuế quan được áp dụng nên hàng dệt may Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn và thách thức Tuy vậy, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU cũng đã đạt được nhiều thành tích trong thời gian qua Hiện nay, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường. .. giới nhưng lượng và kim ngạch hàng dệt may của ta xuất sang khối này còn rất nhỏ bé so với tiềm năng của thị trường Dự báo, trong năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta sang EU đạt khoảng 2,2 tỷ USD, tăng 16,8% so với năm 2010 và chiếm 17,6% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước 2.4 Một số đánh giá về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU thời gian qua... 80-90% KNXK hàng dệt may của Việt Nam Các nước còn lại chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ Từ trước đến nay Đức vẫn là thị trường truyền thống số một của dệt may Việt Nam trong số các nước thành viên EU Đức luôn đứng đầu về KNXK hàng dệt may của Việt Nam Năm 2003, KNXK dệt may của Đức từ Việt Nam là 184,5 triệu USD tăng lên đến năm 2009 đạt 395,5 triệu USD chiếm 23,32% thị phần xuất khẩu của Việt Nam sang EU, chiếm... nghiệp trong nền kinh tế • Xuất khẩu dệt may tạo nguồn thu ngoại tế phục vụ nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất 2.2.2 Một số thoả thuận giữa Việt Nam và EU về hàng dệt may Chính sách của EU đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU dựa trên cơ sở các Hiệp định về dệt may và Hiệp định hợp tác được ký kết giữa Việt Nam và EU Những chính sách này... nguồn từ EU tốt nhất là thông qua việc thu hút các nhà đầu tư EU tham gia vào quy trình sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam Thực hiện biện Pháp này, Việt Nam vừa thu hút được nguồn từ EU vừa nâng cao và tiêu chuẩn hoá chất lượng hàng hoá xuất khẩu nói chung và hàng hoá Việt Nam sang thị trường EU nói riêng Muốn chiếm lĩnh được thị trường và đứng vững trên thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam phải... trung tâm tạo mẫu Việt Nam, gắn trung tâm này với các trung tâm tạo mẫu của EU và các trung tâm khác Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, đưa hàng dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới với tên hiệu của chính mình 3) Cải cách công tác quản lý hạn ngạch hàng dệt may vào EU Hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU hiện nay vẫn còn . xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát những đặc điểm, tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. - Khái quát đặc điểm thị trường dệt may EU. Đặc điểm thị trường hàng dệt may EU Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Eu trong thời gian qua Chương 3: Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. nhóm em xin chọn đề tài Đặc điểm thị trường hàng dệt may EU và thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU “ làm đề tài tiểu luận. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu *

Ngày đăng: 07/07/2015, 20:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu

    • Bảng 2.1: KNXK dệt may Việt Nam sang EU thời gian qua

    • Hình 2.1: KNXK dệt may Việt Nam sang EU thời gian qua

    • 2.2.2. Cơ cấu mặt hàng

    • Năm 2009 là năm kim ngạch xuất khẩu dệt may sang EU giảm đáng kể do nhu cầu tiêu dùng tại các nước EU đã sụt giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân là do suy thoái kinh tế toàn cầu khiến người tiêu dùng EU phải thắt chặt chi tiêu.

    • 2.2.3. Cơ cấu thị trường

    • Bảng 2.2. Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam trong EU

    • Nước

    • Đức

    • Pháp

    • Hà Lan

    • Anh

    • Bỉ

    • Tây Ban Nha

    • Italia

    • Đan Mạch

    • Thụy Điển

    • Áo

    • Phần Lan

    • Ireland

    • Lucxembuorg

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan