Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS

150 600 1
Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình  Luận văn ThS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN NÔNG THÔN TỈNH NINH BÌNH Chuyên ngành : KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số : 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU SỞ HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu, tư liệu sử dụng trong luận văn này có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nêu ra trong Luận văn là trung thực và nội dung của Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ánh Tuyết MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC BẢNG ii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Những đóng góp dự kiến của luận văn 9 7. Kết cấu của luận văn 9 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN 10 1.1. Cơ sở lý luận về sự phát triển nguồn nhân lực nông thôn 10 1.1.1. Một số khái niệm 10 1.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực nông thôn 18 1.1.3. Nội dung tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực nông thôn 24 1.1.4. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực nông thông 29 1.1.5. Vai trò của nguồn nhân lực nông thôn 35 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực nông thôn 42 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở tỉnh Thái Bình 42 1.2.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở tỉnh Hà Nam 44 1.2.3. Một số bài học rút ra được từ những thực tế trên cho Ninh Bình 45 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN NÔNG THÔN TỈNH NINH BÌNH 47 2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình 47 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 47 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 51 2.2. Thực tiễn phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Ninh Bình 63 2.2.1. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực nông thôn của Tỉnh Ninh Bình 63 2.2.2. Về chất lượng nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh Ninh Bình 65 2.2.3. Một số nét về tình hình văn hóa - xã hội của Tỉnh 73 2.3. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân phát triển nguồn nhân lực nông thôn 75 2.3.1. Những thành tựu 75 2.3.2 Những hạn chế 76 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN NINH BÌNH 79 3.1. Bối cảnh, những sự thay đổi lớn trong tương lai về các chính sách, đường lối quan điểm phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và tỉnh đến năm 2020 79 3.2. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 80 3.2.1. Phương hướng chung 80 3.2.2. Mục tiêu chủ yếu 81 3.2.3. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh 83 3.3. Một số giải pháp để phát triển nguồn nhân lực nông thôn Ninh Bình 88 3.3.1. Đổi mới quản lý Nhà nước về phát triển NNL nông thôn Ninh Bình 88 3.3.2. Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực nông thôn Ninh Bình 91 3.3.3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực nông thôn Ninh Bình 99 3.3.4. Tạo thêm nhiều việc làm cho NNLNT, giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp 104 3.3.5. Tăng cường huy động nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực 113 3.3.6. Một số giải pháp khác 115 KẾT LUẬN 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO 135 PHỤ LỤC 140 i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CMKT : Chuyên môn kỹ thuật CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - hiện đại hoá CNKT : Công nhân kỹ thuật CTQG : Chính trị quốc gia DN : Dạy nghề GD - ĐT : Giáo dục - đào tạo GDP : Tổng thu nhập quốc dân GDTX : Giáo dục thường xuyên GNP : Tổng thu nhập quốc nội HDI : (Human Development Index) chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển nguồn lực HNDN : Hướng nghiệp dạy nghề HTX : Hợp tác xã ILO : Tổ chức lao động quốc tế LĐ - TB - XH : Lao động thương binh xã hội LLLĐ : Lực lượng lao động NNL : Nguồn nhân lực NNLNT : Nguồn nhân lực nông thôn THCN : Trung học chuyên nghiệp THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UBND : Uỷ ban nhân dân UNDP : Chương trình phát triển liên hợp quốc WB : Ngân hàng thế giới XHCN : Xã hội chủ nghĩa KT - XH : Kinh tế - Xã hội ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của tỉnh (2010 - 2012) 52 Bảng 2.2. Tình hình phân bố dân số tỉnh Ninh Bình (2010 - 2012) 54 Bảng 2.3. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh Ninh Bình (2010 - 2012) 57 Bảng 2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh một số ngành chính của tỉnh Ninh Bình (2010 - 2012) 60 Bảng 2.5. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá so sánh của tỉnh Ninh Bình (2010 - 2012) 62 Bảng 2.6. Cơ cấu theo nhóm tuổi của lực lượng lao động năm 2010 của tỉnh Ninh Bình 64 Bảng 2.7. Cơ cấu lực lượng lao động phân theo nhóm ngành kinh tế năm 2010 - 2012 65 Bảng 2.8. Chỉ số sức khỏe tổng quát của bà mẹ và trẻ em năm 2012 67 Bảng 2.9. Trình độ văn hóa của lực lượng lao động tỉnh Ninh Bình (2010 - 2012) 68 Bảng 2.10. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Ninh Bình năm 2010 -2012 70 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Sự cần thiết của đề tài Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, con người là cơ sở của sản xuất cho nên các quan hệ và chức năng của con người đều tác động đến sản xuất. Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, kết hợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất, con người là lực lượng sản xuất hàng đầu, quyết định sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất, quyết định quá trình sản xuất vật chất, quyết định năng suất lao động và tiến bộ xã hội: "Bản thân xã hội sản xuất ra con người với tính cách là con người như thế nào thì nó cũng sản xuất ra xã hội như thế” [41,tr.169]. Hồ Chí Minh cho rằng, muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Việt Nam hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao và là điều kiện để tăng nhanh, rút ngắn khoảng cách tụt hậu về mọi mặt so với thế giới. Phát triển nhân lực là quá trình biến đổi nhân lực cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng con người, phát triển toàn bộ nhân cách, năng lực tinh thần; hoàn thiện cả về đạo đức và tay nghề ngày càng toàn diện hơn, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp phát triển đất nước. Phát triển nguồn nhân lực là một trong những trọng điểm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và lợi 2 thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững" [14,tr. 130]. Để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương, khai thác có hiệu quả các lợi thế và nguồn nhân lực nông thôn sẵn có cũng như tận dụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi trong hoàn cảnh mới, phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở Ninh Bình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ninh Bình là tỉnh nằm ở phía Nam vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, có điều kiện tự nhiên khá đa dạng, phong phú và có nguồn nhân lực nông thôn khá lớn, cơ cấu trẻ, đó là tiềm năng, lợi thế cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, cùng với sự đoàn kết và quyết tâm phấn đấu của quân dân trong tỉnh, Ninh Bình đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: Kinh tế tăng trưởng khá, tốc độ phát triển GDP đạt 16,5% năm 2010; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Thu ngân sách đạt 3000 tỷ đồng. Văn hóa xã hội có tiến bộ, đời sống của nhân dân được cải thiện, an sinh xã hội được đảm bảo, công tác giảm nghèo có nhiều cố gắng… Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều bất cập, hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là việc phát huy các nguồn nội lực còn hạn chế, đặc biệt chưa phát huy tốt vai trò nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực nông thôn phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Nguồn nhân lực nông thôn Ninh Bình hiện nay phần lớn vẫn là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, chưa qua đào tạo. Hiện nay, thị trường lao động Ninh Bình có các đặc thù: Một mặt, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm đa số, thị trường lao động bị chia cắt (do sự thiếu hụt thông tin 3 thị trường lao động, thiếu các chính sách về thị trường lao động, chính sách về hành chính….), bất cân đối lớn cung - cầu lao động (đặc biệt cung - cầu lao động phổ thông), giá cả lao động rẻ và hạn chế liên kết với thị trường lao động trong tỉnh và cả nước… cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, tiềm năng của nguồn nhân lực nông thôn chưa được khai thác đầy đủ ảnh hưởng đến khả năng kết hợp của nguồn nhân lực tự nhiên với các nguồn vốn công nghệ, tri thức, thông tin để tăng sản phẩm, thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và dân cư. Nghiên cứu nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh Ninh Bình là một đòi hỏi vừa cấp bách, vừa cơ bản, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Do vậy, tôi chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sỹ. 1.2. Một số câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu (1). Thực trạng nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Ninh Bình hiện nay như thế nào? (2). Những yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực trong những năm gần đây là gì? Đánh giá cả hai mặt: Quy mô và chất lượng nguồn nhân lực nông thôn so với yêu cầu ra sao? (3). Những giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh Ninh Bình? 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, vấn đề con người, nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người đã được các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học trong và ngoài nước chú tâm nghiên cứu dưới nhiều mức độ và góc độ khác nhau. Do vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này được công bố, như: 4 - Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2001), “ Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, NXB Chính trị Quốc gia. Tác giả chỉ ra 5 đặc điểm trí tuệ quan trọng nhất mà người Việt Nam cần có để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Có năng lực tư duy sáng tạo; có năng lực tiếp thu nhanh và vận dụng linh hoạt; có năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; có năng lực quản lý; có kiến thức rộng rãi và sâu sắc trong nhiều lĩnh vực. Trên cơ sở tổng hợp và khái quát các kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất mô hình nhân cách con người Việt Nam thế kỷ XXI: Đó là một nhân cách được phát triển toàn diện. Trong đó, nhu cầu và động cơ, hứng thú sở thích trí tuệ và tài năng, nhân sinh quan và quan niệm giá trị, lý tưởng và niềm tin, tích cách và khí chất của họ đều phát triển theo hướng lành mạnh. - Bùi Thị Ngọc Lan (2002), “ Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”. NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. Tác giả đã chỉ ra vai trò quan trọng của nguồn lực trí tuệ đối với sự phát triển xã hội; làm rõ đặc điểm, thực trạng phát huy và xu hướng phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam, cũng như sự cần thiết phải chăm lo phát huy cao độ sức mạnh của nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới ở nước ta. Theo tác giả, cần thiết phải nâng cao nhận thức của toàn xã hội về sự cần thiết phải phát huy nguồn lực trí tuệ; cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo để tạo nguồn cho quá trình phát huy nguồn lực trí tuệ; tạo động lực thúc đẩy quá trình phát huy nguồn lực trí tuệ; xây dựng môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh. Công trình có ý nghĩa lý luận quan trọng trong việc phát triển và phát huy sức mạnh của nguồn lực trí tuệ, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. - Nguyễn Hữu Dũng (2003), “ Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam” NXB Lao động - xã hội, Hà nội. Tác giả đã trình bày hệ thống một [...]... của luận văn được chia thành 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực nông thôn Chƣơng 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình Chƣơng 3: Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Ninh Bình 9 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN 1.1 Cơ sở lý luận về sự phát triển nguồn nhân lực. .. đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Ninh Bình trong những năm tới 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về vấn đề phát triển nguồn nhân lực nông thôn - Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực nông thôn Ninh Bình và những yếu tố tác động đến thực trạng đó 7 - Đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Ninh Bình trong những năm tới... niệm về nguồn nhân lực nông thôn Nguồn nhân lực nông thôn: Nguồn nhân lực nông thôn là một bộ phận của nguồn nhân lực nói chung, được phân bố ở nông thôn và làm việc trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn, bao gồm: Sản xuất nông, lâm, thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động phi nông nghiệp khác diễn ra ở nông thôn Nguồn nhân lực nông thôn thống... lượng nguồn nhân lực nông thôn Những công trình nghiên cứu trên là những tài liệu quý để tác giả tham chiếu trong quá trình làm luận văn Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu trình bày trên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về nguồn nhân lực nông thôn, đặc biệt nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình Mặc dù một số tác giả tuy có bàn đến vấn đề phát triển và sử dụng nguồn nhân lực. .. nguồn nhân lực nông thôn là một trong những nội dung quan trọng của phát triển nguồn nhân lực nông thôn, vì xét cho cùng, toàn bộ sự phát triển nguồn nhân lực nông thôn là nhằm mục đích sử dụng tốt nhất, hiệu quả nhất Chính vì vậy phương thức sử dụng nguồn nhân lực nông thôn chính 28 là định hướng cho việc phát triển nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng Những tiêu chí cụ thể của sử dụng nguồn nhân lực. .. lực nông thôn Phát triển nguồn nhân lực nông thôn là giải quyết vấn đề phát triển người lao động nông thôn, phát triển nông dân và cơ cấu xã hội ở nông thôn Phát triển nguồn nhân lực nông thôn là sự biến đổi số lượng và chất lượng NNLNT về các mặt: Cơ cấu, thể lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần… cần thiết cho công việc, nhờ vậy mà phát triển được năng lực của họ, ổn định công ăn việc làm, nâng cao địa. .. xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Ninh Bình trong những năm tới - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt phát triển nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh Ninh Bình và dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và học tập 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu... lượng nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh, từ đó rút ra những kết luận, những nhận xét giúp cho công tác phát triển nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh ngày càng hoàn thiện hơn, đồng thời đưa ra những giải pháp hữu hiệu, phù hợp cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh - Thu thập tài liệu, số liệu 8 Sử dụng phương pháp kế thừa, tất cả các thông tin, số liệu về vấn đề phát triển nguồn nhân lực. .. vấn đề phát triền nguồn nhân lực nông thôn trên phương diện số lượng, chất lượng (thể lực, trí lực) , hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và những yếu tố tác động đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Ninh Bình 4.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Về thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2012 (trong 03 năm) 5 Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử... nông thôn nhưng mới chỉ nêu lên những nét khái quát như một phác thảo chung, chưa đi sâu nghiên cứu cơ bản có hệ thống và những giải pháp nhằm sử dụng nguồn nhân lực to lớn dồi dào ở nông thôn 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực nông thôn, đồng thời làm rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực nông thôn Ninh Bình, . cứu về nguồn nhân lực nông thôn, đặc biệt nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình. Mặc dù một số tác giả tuy có bàn đến vấn đề phát triển và sử dụng nguồn nhân lực nông thôn nhưng. triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Ninh Bình 63 2.2.1. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực nông thôn của Tỉnh Ninh Bình 63 2.2.2. Về chất lượng nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh Ninh Bình 65 2.2.3 của nguồn nhân lực nông thôn 35 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực nông thôn 42 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở tỉnh Thái Bình 42 1.2.2. Kinh nghiệm phát

Ngày đăng: 07/07/2015, 16:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan