Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều của một nhà thơ mới Lưu Trọng Lư và bài Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều Luận văn ThS. Văn học

87 1.1K 1
Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều của một nhà thơ mới Lưu Trọng Lư và bài Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều  Luận văn ThS. Văn học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  ĐÀM THỊ THANH HUYỀN VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN TRUYỆN KIỀU CỦA MỘT NHÀ THƠ MỚI: LƢU TRỌNG LƢ VÀ BÀI “CHIÊU TUYẾT CHO VƢƠNG THÚY KIỀU” LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HO ̣ C Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  ĐÀM THỊ THANH HUYỀN VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN TRUYỆN KIỀUCỦA MỘT NHÀ THƠ MỚI: LƢU TRỌNG LƢ VÀ BÀI “CHIÊU TUYẾT CHO VƢƠNG THÚY KIỀU” Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HO ̣ C Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Nho Thìn Hà Nội - 2014 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan những luận điểm được trình bày trong Luận văn này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của tôi. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những luận điểm khoa học mà tôi nêu ra trong Luận văn này. ĐÀM THỊ THANH HUYỀN 2 LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả sau thời gian học tập và nghiên cứu của tôi tại khoa Văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. Để có được kết quả này, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Văn học đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, cho tôi gửi lời cảm ơn đến thầy – PGS.TS Trần Nho Thìn đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. ĐÀM THỊ THANH HUYỀN 3 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 5 1. Lí do chọn đề tài 5 2. Lịch sử nghiên cứu 8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15 4. Đóng góp của luận văn 16 5. Cấu trúc của luận văn 16 PHẦN NỘI DUNG 17 CHƢƠNG I: BỐI CẢNH RA ĐỜI BÀI CHIÊU TUYẾT CHO VƢƠNG THÚY KIỀU 17 1. 1. Bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX 17 1. 2. Tính chất giao thời giữa hai nền văn học “cũ và mới giao tranh ”. 20 1.2.1. Sự tiếp tục tồn tại của kiểu tác giả cũ 23 1.2.2. Sự xuất hiện kiểu tác giả mới – chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn phương Tây 26 CHƢƠNG 2 : CHIÊU TUYẾT CHO VƢƠNG THÚY KIỀU MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI MẺ, HIỆN ĐẠI VỚI TRUYỆN KIỀU 32 2.1. Lý do xuất hiện bài viết Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều 32 2.2. Lý thuyết tiếp nhận và vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều 34 2.3. Nhà Thơ mới Lưu Trọng Lư và xu hướng duy mĩ – tính thẩm mỹ mới. 37 2.4. Tình hình phê bình Truyện Kiều đầu thế kỉ XX 40 2.4.1. Nhà nho Ngô Đức Kế phê phán Truyện Kiều 44 2.4.2. Nhà nho Huỳnh Thúc Kháng phê phán Truyện Kiều 47 2.4.3. Nhà Thơ mới Lưu Trọng Lư bàn về Truyện Kiều 54 4 CHƢƠNG 3: Ý NGHĨA CỦA BÀI VIẾT ĐỐI VỚI LỊCH SỬ TIẾP NHẬN TRUYỆN KIỀU 60 3.1. Giúp hiểu thêm về tư tưởng thẩm mỹ của Lưu Trọng Lư và các nhà thơ lãng mạn 60 3.2. Ý nghĩa hiện đại của Truyện Kiều mà góc nhìn nho gia không thấy được 64 3.3. Báo hiệu một thời kỳ mới trong lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều, kết thúc thời kỳ cũ, mở ra thời kỳ hiện đại lý luận phê bình văn học 70 PHẦN KẾT LUẬN 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Truyện Kiều là một tác phẩm mang giá trị lịch sử văn hóa, là một kiệt tác nghệ thuật của Việt Nam và nhân loại. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, mang đậm nét dân tộc Việt, văn hóa Việt. Nghiên cứu, phê bình Truyện Kiều cũng đã có một chặng đường dài hình thành và phát triển. Mỗi công trình nghiên cứu đều đưa ra những nhận định, những cách nhìn của mình về Truyện Kiều. Mặt khác, kiệt tác của Nguyễn Du cũng đã được các nhà phê bình qua nhiều thời đại nhìn nhận từ nhiều góc độ, khai thác từ nhiều khía cạnh khác nhau. Với một tác phẩm vào hàng kiệt tác của nhân loại như Truyện Kiều thì việc tổng hợp những nghiên cứu về tác giả và tác phẩm càng cần đến cách nhìn toàn diện, khoa học và đầy đủ nhất để có thể đánh giá, nhận định những phê bình, những bài viết, những cách hiểu về Truyện Kiều trong chiều dài lịch sử nghiên cứu văn học. Bên cạnh đó, Truyện Kiều có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống văn hóa xã hội Việt Nam. Việc tập hợp những nghiên cứu về tác phẩm này cũng chưa thành một hệ thống hoàn chỉnh. Việc thống kê, nhận định những phê bình về Truyện Kiều trên các báo chí góp phần giúp việc nghiên cứu Truyện Kiều được hoàn chỉnh hơn, để tìm được giá trị, tinh hoa về văn học nghệ thuật, về văn hóa xã hội, hội tụ trong kiệt tác của dân tộc. Mỗi công trình nghiên cứu đều đưa ra những nhận định, những cách nhìn của mình về Truyện Kiều. Nhờ có sự hỗ trợ đắc lực của báo chí và nhà xuất bản đầu thế kỉ XX, việc tiếp nhận Truyện Kiều trở nên rộng rãi hơn, những phản ứng kiểu đọc, kiểu bình luận Truyện Kiều cũng nhanh nhạy hơn, tạo nên không khí tranh luận sôi nổi, mở rộng. Nhờ có tiếp xúc các phương pháp phân tích, khảo cứu tác giả, tác phẩm văn học của Tây phương, mà thế hệ trí thức Tân học đã có những ứng dụng khoa học vào nghiên cứu quy mô theo nhiều 6 phương pháp khác nhau sẽ tiếp tục mãi cho đến ngày nay. Nếu nhìn lịch sử Truyện Kiều từ góc độ lý thuyết tiếp nhận, lại thấy trong thế kỉ XX đã diễn ra những chặng đường khác nhau, ở mỗi chặng đường, mỗi phương pháp đọc được lựa chọn đem lại kết quả khác nhau.Trong bài viết “Hành trình Truyện Kiều từ thế kỉ XIX đến thế kỉ XXI” của PGS.TS Trần Nho Thìn đã đề cập đến vấn đề lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều và cách tiếp nhận Truyện Kiều của các nhà Thơ mới. Tiếp nhận Truyện Kiều trong thế kỷ XIX: người đọc về căn bản là các trí thức nho sĩ . Những độc giả ở thế kỷ này chưa có ý thức nghiên cứu văn học; những cảm tưởng, nhận xét của họ về tác phẩm được trình bày dưới dạng thơ ca đề vịnh, bài đề tựa hay bạt chứ không phải viết bằng văn phong nghiên cứu. Thế kỷ XIX cũng chứng kiến cách đọc Truyện Kiều quen thuộc của nhà nho: phê bình nhân vật theo quan điểm đạo đức nho giáo, lối phê bình vẫn tiếp tục đến đầu thế kỷ XX. Tiếp nhận Truyện Kiều trong thế kỷ XX: Bước sang thế kỷ XX, với sự xuất hiện của một kiểu tác giả mới, những trí thức Tây học, họ học tiếng Pháp, đọc văn bản Pháp, chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây về con người, về chức năng văn học nghệ thuật, đồng thời nhờ có sự tiếp xúc từ rất sớm với các phương pháp phân tích, khảo cứu tác giả, tác phẩm văn học của Tây phương, mà thế hệ trí thức Tây học đã có những ứng dụng khoa học vào nghiên cứu Truyện Kiều, đặt những viên gạch đầu tiên cho những công trình nghiên cứu quy mô, theo nhiều phương pháp khác nhau sẽ tiếp tục mãi cho đến ngày nay. Với sự hỗ trợ đắc lực của báo chí và nhà xuất bản, nhất là báo chí, việc tiếp nhận Truyện Kiều trở nên năng động hơn, sôi nổi hơn. Nhờ có báo chí, những phản ứng về một kiểu đọc, kiểu bình luận Truyện Kiều nào đó cũng nhanh nhạy hơn, tạo nên không khí tranh luận sôi nổi, mở rộng. Thế kỷ XX cũng chứng kiến sự tham dự tích cực của Truyện Kiều vào đời sống chính 7 trị, văn hóa, xã hội. Nhân vật trong Truyện Kiều trước hết là Thúy Kiều, trở thành một thứ thuốc thử độc đáo để kiểm nghiệm sự thay đổi của tư tưởng văn hóa trong giai đoạn giao thời. Chúng ta nhận ra một hướng đi nhân đạo của văn chương thế kỷ XX so với các thế kỷ trước. Tuy nhiên, Nguyễn Du là một trường hợp đặc biệt, ông đã có quan niệm mới về con người, đề cao phần nhân bản của con người, ông chọn một cô kỹ nữ (thực chất là đĩ) làm nhân vật chính. Tầm nhìn này vượt thời đại, đi trước thời đại. Nhiều nhà nho đương thời (như Nguyễn Công Trứ) và nhà nho hậu thế (Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng) không thể chia xẻ hay thông cảm. Chỉ có các nhà văn nhà thơ lãng mạn hiện đại mới chia xẻ, tiếp nhận, đồng tình với ông. Điều đó cho thấy ý nghĩa nhân đạo, nhân bản của Truyện Kiều vượt tầm nhìn nho gia, có tính hiện đại sâu sắc. Và trong thế kỷ XX này, người cầm bút có một niềm tin chắc chắn. Họ biết là mình có thể và phải trở thành chính mình. Họ lấy chính những độc đáo cá nhân ra để trò chuyện với xã hội. Đặc điểm của sự sáng tạo là thế, những trí thức Tây học càng được giải phóng về mặt cá tính thì đời sống văn học nói chung càng trở nên phong phú. Trong giai đoạn văn học này, các trí thức Tây học đã đưa quan niệm về con người lên một trình độ mới đó là sự tôn trọng quyền sống của con người, tình cảm tự do nhân bản của con người khác với quan niệm về con người của các nhà Nho, một trong những truyền thống lớn của văn học trung đại Việt Nam là tinh thần nhân đạo, văn dĩ tải đạo, thi ngôn chí…Đọc các tác phẩm của Nguyễn Du từ Truyện Kiều đến Văn chiêu hồn, người ta cảm động vì lòng thương mênh mông của ông đối với con người. Trong khi đó, đọc thơ Hồ Xuân Hương mỗi người như có dịp trở về với cái tôi tự nhiên và thấy tự tin hơn trong những khao khát giản dị mà chính đáng của mình. 8 Tinh thần nhân đạo này vốn không xa lạ với nền văn hóa phương Tây mà từ đầu thế kỷ XX được du nhập mạnh mẽ vào xã hội Việt Nam. Điều đáng lưu ý nhất của tinh thần nhân đạo văn chương thế kỷ XX là nó không chỉ nói yêu thương thuần túy, mà đặt sự yêu thương trên cơ sở hiểu biết, khám phá về con người. Theo hướng này các nhà trí thức Tây học dường như thiên về việc đi vào khám phá phát hiện bản chất con người. Văn học của các trí thức Tây học chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây quan niệm về con người dựa trên chủ nghĩa nhân bản, luôn quan tâm đến đời sống bản năng, thân xác, đến thế giới nội tâm phong phú, đa dạng, tự do, không bị kiểm soát. Tuy nhiên, Nguyễn Du - một trường hợp điển hình của văn học thế kỷ XIX, giai đoạn mà văn học chịu ảnh hưởng nặng nề của các quan điểm đạo đức Nho giáo bảo thủ, nhưng ông đã vượt lên trên những định kiến xã hội để viết về quyền sống của con người, đặc biệt là người phụ nữ với tình cảm thương yêu và trân trọng đặc biệt, vì vậy ông được coi là nhà thơ đi trước thời đại, có cái nhìn vượt thời đại về quyền sống của con người. Nhưng phải đến thế kỷ XX, vấn đề về quyền sống tự do của con người mới được biểu hiện rõ rệt hơn qua các tác phẩm văn chương, với những nguyên tắc thi pháp mang tính hiện đại, văn chương mới làm được công việc lớn lao là đưa những con người ấy về đúng bản năng của mình. Riêng ở khía cạnh này thôi, văn học hiện đại đã là một bước tiến khá xa so với văn học truyền thống. Như vậy, việc tiếp nhận Truyện Kiều của các nhà Thơ mới chủ yếu dựa trên quan điểm đánh giá con người cá nhân, và cái đẹp về tâm hồn cũng như nhân cách của nhân vật. 2. Lịch sử nghiên cứu Việc nghiên cứu Truyện Kiều trong quan điểm tiếp nhận của các nhà Thơ mới hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách bài bản và đầy đủ, [...]... tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài của luận văn là Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều của một nhà Thơ mới: Lưu Trọng Lư và bài Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều do đó chúng tôi chỉ tiến hành quan sát bài viết của Lưu Trọng Lư và các quan điểm mĩ học của các nhà Thơ mới, để từ đó so sánh với các quan điểm tiếp nhận Truyện Kiều của các nhà Nho và cuối cùng chỉ ra cách đọc tác phẩm và tiếp cận Truyện Kiều của. .. thống của các đối tượng tác giả phê bình như thế nào? 4 Đóng góp của luận văn Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều của một nhà Thơ mới: Lưu Trọng Lư và bài chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều, hầu như chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc Vì vậy qua việc nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều, luận văn giúp các nhà nghiên cứu và độc giả có cái nhìn mới hơn về cách tiếp. .. hàng trăm hàng nghìn bài viết, bài nghiên cứu, bài phê bình Người ta say sưa thảo luận, tranh luận, bình phẩm, đánh giá, nhận xét từng câu, từng chữ, từng tình ý, từng vấn đề trong Truyện Kiều Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều của một nhà Thơ mới: Lưu Trọng Lư và bài Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều là một vấn đề hoàn toàn mới, hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu một cách bài bản và đầy đủ, đánh giá... Kiều đầu thế kỉ XX 5 Cấu trúc của luận văn Chương 1: Bối cảnh văn hóa ra đời bài Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều Chương 2: Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều – một cách tiếp nhận mới mẻ, hiện đại đối với Truyện Kiều Chương 3: Ý nghĩa nhiều mặt của bài viết Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều 16 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I: BỐI CẢNH RA ĐỜI BÀI CHIÊU TUYẾT CHO VƢƠNG THÚY KIỀU 1 1 Bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam đầu... gắt với Truyện Kiều và Thúy Kiều bởi ông cho hành động của Thúy Kiều khi chủ động tìm đến Kim Trọng, vào nhà chứa mà không chết là trái với quan niệm của Nho giáo về phẩm hạnh của người phụ nữ Chính vì vậy nên Lưu Trọng Lư – một nhà thơ lãng mạn của phong trào Thơ mới đã lớn tiếng bênh vực cho Thúy Kiều với bài Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều và đưa ra quan điểm nhân bản tự do mới về quyền sống của con... về Truyện Kiều Thơ mới là giai đoạn giao thời giữa hai nền văn học cũ và mới vì vậy việc tiếp nhận Truyện Kiều của nhà Thơ mới đã giúp chúng ta có cách nhìn nhận nhân bản hơn về quyền sống của con người, về tư tưởng thẩm mỹ theo hướng hiện đại hóa văn học Vì vậy tiếp nhận Truyện Kiều của nhà Thơ mới là một trong những công việc nghiên cứu cần làm để có cách nhìn nhận đúng đắn và toàn diện của vấn đề. .. bằng ngòi bút của mình đưa ra bài viết Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều , sẵn sàng chống lại những quan điểm bảo thủ của các nhà nho cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 31 CHƢƠNG 2 : CHIÊU TUYẾT CHO VƢƠNG THÚY KIỀUMỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI MẺ, HIỆN ĐẠI VỚI TRUYỆN KIỀU 2.1 Lý do xuất hiện bài viết Chiêu tuyết cho Vƣơng Thúy Kiều Thứ nhất, giai đoạn giao thời giữa hai nền văn học cũ và mới với hai lực lư ng sáng... cuộc tranh luận Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là tiền đề để nhà Thơ mới lãng mạn – trí thức Tây học Lưu Trọng Lư viết bài Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều, khẳng định lại quan điểm nhân bản tự do và quyền sống của con người trong xã hội Bài viết của Lưu Trọng Lư không chỉ mới về cách hiểu về quyền sống con người mà còn cả quan điểm thẩm mỹ, sự đề cao giá trị mỹ học, cái hay... điểm qua một số công trình mang tính tập hợp những tư liệu với các qui mô lớn, nhỏ, khác nhau Tuy các công trình đó không trực diện phân tích hay đặt trọng tâm nghiên cứu về vấn đề mà luận văn này đặt ra Nhưng đó là nguồn tư liệu gợi mở, quí báu, hữu ích để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều của một nhà Thơ mới: Lưu Trọng Lư và bài “ Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều 3... xử với Thân và Tâm đã từng chi phối văn học Việt Nam các thế kỷ trước Như vậy có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về Truyện Kiều và tác giả Lưu Trọng Lư nhưng khi bàn về lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều của tác giả thì hiện tại chưa có bài nghiên cứu nào bàn đến, vì vậy với bài luận văn này 14 chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ vào công việc nghiên cứu tác giả qua bài tiếp nhận Truyện Kiều Ở trên, . cứu đề tài Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều của một nhà Thơ mới: Lưu Trọng Lư và bài “ Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều . 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài của luận văn là Vấn đề tiếp nhận. từng tình ý, từng vấn đề trong Truyện Kiều. Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều của một nhà Thơ mới: Lưu Trọng Lư và bài Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều là một vấn đề hoàn toàn mới, hầu như chưa. nhận Truyện Kiều của một nhà Thơ mới: Lưu Trọng Lư và bài Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều do đó chúng tôi chỉ tiến hành quan sát bài viết của Lưu Trọng Lư và các quan điểm mĩ học của các nhà

Ngày đăng: 07/07/2015, 11:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan