Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới

109 1.3K 2
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ VÂN ANH THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU THỜI KỲ ĐỔI MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ VÂN ANH THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU THỜI KỲ ĐỔI MỚI Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Bá Thành Hà Nội - 2014 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi, Nguyễn Thị Vân Anh, lớp Cao học Văn K56, khoa Văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan công trình Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới là công trình do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Bá Thành. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung khoa học trong công trình này. Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2014 Người cam kết Nguyễn Thị Vân Anh 4 LỜI CẢM ƠN Cuối cùng, luận văn của chúng tôi cũng hoàn thành một cách tốt đẹp. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo Nguyễn Bá Thành, người đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, cảm ơn những người bạn đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành công trình này. Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Vân Anh 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4. Phương pháp nghiên cứu 6 5. Đóng góp mới của luận văn 7 6. Bố cục của luận văn 7 NỘI DUNG Chương 1: Tiểu thuyết Lê Lựu trong dòng chảy tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới 8 1.1. Tiểu thuyết Việt Nam trước thời kỳ đổi mới 8 1.2. Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới 10 1.3. Lê Lựu - nhà văn đạt nhiều thành tựu từ thể loại tiểu thuyết 16 1.3.1. Vài nét về cuộc đời Lê Lựu 16 1.3.2. Sự nghiệp sáng tác 18 1.3.3. Những đóng góp của Lê Lựu về thể loại tiểu thuyết cho nền văn học đương đại Việt Nam 22 Chương 2: Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới 2.1. Nhân vật văn học trong tiểu thuyết 26 2.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người …26 2.1.2. Nhân vật trong tiểu thuyết 27 2.2. Phân loại nhân vật trong tiểu thuyết của Lê Lựu thời kỳ đổi mới 30 2.2.1. Nhân vật bi kịch 31 2.2.1.1. Bi kịch do hoàn cảnh 31 2.2.1.2. Bi kịch do bản thân tự đánh mất mình 42 2.2.2. Nhân vật tha hóa 48 6 2.2.2.1. Tha hóa bởi căn bệnh duy ý chí, suy nghĩ lầm lạc 48 2.2.2.2. Tha hóa bởi chủ nghĩa cơ hội, thực dụng 53 2.2.2.3. Tha hóa do giả dối, lừa lọc 61 2.2.3. Nhân vật lưỡng diện 64 Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới 75 3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 75 3.2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm 80 3.3. Xây dựng nhân vật trong mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật 89 3.4. Yếu tố tự truyện 92 3.5. Giọng điệu trần thuật 95 KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau 1986 đất nước bước sang một thời kỳ mới, cuộc sống thay da đổi thịt trên nhiều phương diện. Văn học là tấm gương phản chiếu chân thực xã hội. Không nằm ngoài quy luật đó, nó cũng từng bước làm mới và thay đổi bản thân. Các thế hệ nhà văn đã có những cách nhìn, cách tiếp cận hiện thực và con người phong phú, đa dạng, nhiều chiều, nhiều phương diện chân thực và toàn diện hơn. Nhân vật là trọng tâm của tác phẩm. Nó là sự thể hiện chân xác và toàn diện nhất bộ mặt của tác phẩm và bản chất, lý tưởng của thời đại. Thể loại tiểu thuyết với tầm vóc và khả năng khái quát rộng lớn là mảnh đất màu mỡ để nhà văn tái hiện cuộc sống và con người thời đại. Cùng với các nhà văn lớn như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Bảo Ninh, Chu Lai, Dương Hướng…thì Lê Lựu với thể loại tiểu thuyết đã đưa ông lên vị trí danh dự của những nhà văn xuất sắc thời kỳ đổi mới. Là một nhà văn suốt đời hướng về con người, Lê Lựu đã gây dựng nên một thế giới nhân vật phong phú, đa sắc màu. Từ những người lính trở về sau chiến tranh khó khăn khi hòa nhập với cuộc sống đổi thay, đến những người nông dân còn lạc hậu bị ràng buộc với những quan niệm phi lý, những con người tự đánh mất chính mình gây ra những bi kịch đau buồn đến những con người tha hóa bởi lòng tham vật chất, chức quyền…Xót xa hơn là những người phụ nữ luôn khát khao tình yêu, hạnh phúc nhưng lại bị xã hội đè nén và những con người do hoàn cảnh mà trở nên lừa lọc, giả dối…Tất cả hiện lên chân thực từ tấm lòng chân thành, giàu tình thương yêu của Lê Lựu, ông không hề thương thay khóc mướn mà trải lòng mình dưới từng trang sách. Suốt cuộc đời Lê Lựu “chỉ theo đuổi một nguyên tắc là Thật”, ông 8 “không thể viết được nếu không bám vào sự thật”. Đó chính là nét độc đáo trong văn chương Lê Lựu. Sự hấp dẫn của tiểu thuyết Lê Lựu và một thế giới nhân vật sinh động, chân thực đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu đề tài: “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới”. Mặt khác, qua đây chúng tôi cũng muốn bày tỏ tình cảm, sự kính trọng, ngưỡng mộ trước tài năng của một nhà văn tiêu biểu của nền văn học đương đại Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong sự phát triển không ngừng của văn học đương đại, Lê Lựu ngày càng khẳng định được vị trí chắc chắn của mình trong lòng độc giả và thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình. Về vấn đề thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới đã có một vài nhà nghiên cứu quan tâm nhưng chỉ mới dừng ở mức nhận định, khái quát. Sau đây chúng tôi xin đề cập đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: Cuốn Lê Lựu tạp văn (2002) là một công trình tổng hợp những bài viết, những bài phê bình văn học của Lê Lựu đối với các nhà văn, nghề văn. Đặc biệt ở phần 4 cuốn sách đã tập hợp khá nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình về tác giả. Đó là Phong Vũ với “Tiểu thuyết đầu tiên của một cây bút viết truyện ngắn”, là Lê Thành Nghị với “Thời xa vắng - một tâm sự nóng bỏng”, tác giả Thiếu Mai “nghĩ về một “Thời xa vắng chưa xa””, Nguyễn Hòa “Suy tư từ một “Thời xa vắng””, Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh đến “khuynh hướng triết lý trong tiểu thuyết - những tìm tòi và thể nghiệm”, Trần Đăng Khoa tìm hiểu “Lê Lựu - chân dung văn học”… Khi tìm hiểu về vấn đề xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu, Phan Vũ nhận định: “Lê Lựu có ý thức rõ rệt trong việc tạo nên những cảnh ngộ, việc miêu tả cuộc đời, số phận của mỗi nhân vật. Ở mỗi người anh muốn tìm hiểu khai thác và diễn tả cả mặt nổi bên ngoài, lẫn mặt chìm bên trong. Điều đó ít nhiều làm cho các 9 nhân vật tiểu thuyết Mở rừng có dáng vẻ khác nhau” [23, tr.526]. Bài viết còn khẳng định sở trường của Lê Lựu khi khắc họa những nhân vật người lính:“anh dễ thành công khi miêu tả những người lính trẻ, nhất là những người lính có gốc gác ở một vùng quê. Loại nhân vật này anh rất thuộc, anh thân thiết và tri kỉ” [23, tr.529]. Tìm hiểu tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu, Thiếu Mai đã khẳng định tài năng xây dựng nhân vật của Lê Lựu:“Lê Lựu tỏ ra hiểu nhân vật của mình đến chân tơ, kẽ tóc đến tận những ngọn ngành, sâu thẳm nhất của tình cảm, suy nghĩ” [23, tr.577]. Lê Tất Cứ tìm hiểu về Lê Lựu và tiểu thuyết Ranh giới (1979) đã đặc biệt nhấn mạnh đến ngòi bút xây dựng nhân vật của Lê Lựu thông qua hình tượng trung tâm của tác phẩm - nhân vật Ngân:“Điều đáng nói trước tiên trong Ranh giới là tác giả đã không để cho các nhân vật mải miết chạy theo cốt truyện làm mờ đi tính cách, mờ đi tư tưởng mà anh muốn truyền đến bạn đọc. Anh đã lấy việc xây dựng một hệ thống tính cách để chuẩn bị cho quá trình phát triển của cốt truyện” [23, tr.622]. Tác giả nhấn mạnh:“Ngòi bút Lê Lựu đã lách vào một chỗ khó khăn của hiện thực tâm lý nhân vật” [23, tr.624]. Lê Hồng Lâm khi nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Lê Lựu đã cho rằng: “Ông luôn viết hết mình như ông sống, yêu ghét rạch ròi và đặc biệt là đi đến tận cùng tính cách của nhân vật. Ở mức độ nào đó nhà văn Lê Lựu đã tạo ra những nhân vật điển hình cho những hoàn cảnh điển hình” [23, tr.703]. Nhà phê bình Hồng Thái cũng có quan điểm tương tự khi tìm hiểu tác phẩm Hai nhà:“tiểu thuyết Hai nhà đọc rất “vào” vì ngòi bút phân tích tâm lý của Lê Lựu đạt đến trình độ lão luyện” [23, tr.717]. Cuốn Thời xa vắng - tiểu thuyết và phim (2004) tiếp cận tác phẩm Thời xa vắng trên hai phương diện: phim và tiểu thuyết. Nhà nghiên cứu Văn học Việt Nam Norico Kato trong bài “Về Thời xa vắng” đã khẳng định: “Thời xa 10 vắng là cuốn tiểu thuyết rất thành công trong việc miêu tả nội tâm của những cá nhân đang phải gánh chịu những thương tổn và lo toan và là một cuốn tiểu thuyết mà nền văn học mới đang tìm kiếm trong mớ hỗ độn của xã hội” [33, tr.355]. Trong công trình Tiểu thuyết đương đại (2005), Bùi Việt Thắng nhận định đóng góp của Lê Lựu khi bàn về kiểu nhân vật bi kịch: “Từ sau 1975, trong điều kiện mới cái bi kịch được vận dụng như một hình thức hữu hiệu để tái hiện đời sống trong toàn bộ tính chất bi tráng của nó vốn là một đặc trưng của lịch sử Việt Nam thời hiện đại. Nhà văn Lê Lựu là người đã thành công trong nhiệm vụ xây dựng một kiểu nhân vật bi kịch mới của văn học - bi kịch lạc quan” [39, tr.134] và“tác giả đã quan tâm đến số phận con người cụ thể: phát hiện và miêu tả quá trình tâm lý phức tạp của con người thụ động, méo mó và cơ hội tới con người chủ động, hoàn thiện và trung thực là nhiệm vụ chính mà tác giả đã thực hiện thành công một cách căn bản” [39, tr.187]. Những sáng tác của Lê Lựu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều luận văn tốt nghiệp Đại học và Sau đại học. Các công trình đã tiếp cận Lê Lựu trên các bình diện như: không gian, thời gian, nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật tự sự…Có thể kể đến một số công trình sau: Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Hiền “Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới” (2002), (Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh) đã tìm hiểu sự đổi mới cảm hứng nghệ thuật của Lê Lựu trong bộ ba tác phẩm Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông và những nỗ lực hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết của Lê Lựu. Luận văn đã làm nổi bật được cảm hứng bi kịch và sự nhận thức lại hiện thực trong tiểu thuyết Lê Lựu qua bộ ba tác phẩm trên. Luận văn thạc sỹ của tác giả Võ Thị Mỹ Hạnh “Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu” (2008), (Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh) đã tiếp cận tiểu thuyết Lê Lựu trên phương diện nghệ thuật thông [...]... văn gồm 3 chương: Chương 1: Tiểu thuyết Lê Lựu trong dòng chảy tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới Chương 2: Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới 13 Chương 1: TIỂU THUYẾT LÊ LỰU TRONG DÒNG CHẢY TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1.1 Tiểu thuyết Việt Nam trước thời kỳ đổi mới Nền văn học Việt Nam là... phẩm, nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính và nhân vật phụ Dựa vào đặc điểm tính cách, việc truyền đạt lý tưởng của nhà văn, có thể chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện Dựa vào thể loại văn học, ta có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch Dựa vào cấu trúc hình tượng nhân vật, nhân vật được chia thành nhân vật chức năng (hay mặt nạ), nhân vật loại hình, nhân vật tính... và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (2010), (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tiếp cận nghệ thuật tiểu thuyết Lê Lựu trên bình diện không gian, thời gian nghệ thuật Luận văn đã trình bày được những dạng thức, mô hình của không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Lê Lựu Từ đó làm nổi bật nét đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết. .. thuyết Lê Lựu đã góp phần đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại, trở thành một “gương mặt” riêng trong bức tranh đa dạng của nền văn học dân tộc Tiểu kết chương 1 Trong chương 1 luận văn đã khái quát đặc điểm tiểu thuyết Việt Nam trước thời kỳ đổi mới và tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới để từ đó thấy được sự vận động và phát triển của thể loại tiểu thuyết qua các thời kỳ Cũng trong chương này chúng... cứu về Lê Lựu đều có tiếng nói khá thống nhất, khẳng định tài năng và tinh thần miệt mài lao động của nhà văn trên con đường tìm tòi, sáng tạo hướng đi mới cho tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới Tuy nhiên, vấn đề mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu là thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới chỉ mới dừng lại ở mức khái quát, sơ lược, thường thì tác giả chỉ kết hợp nhận xét trong những... vật tính cách, nhân vật tư tưởng Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về các loại nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu, chúng tôi đã dựa vào đặc điểm tính cách và cấu trúc hình tượng để tiến hành phân loại nhân vật Các nhân vật trong sáng tác của ông không nghiêng hẳn về một loại nhân vật cụ thể nào như trên, nhưng xét thấy nó gần với kiểu nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng Ở đó nhân vật không chỉ... cứu chung về Lê Lựu Vì vậy, trên cơ sở những công trình đã 11 nghiên cứu chúng tôi sẽ kế thừa, tiếp thu để hoàn thành luận văn của mình với mong mỏi khẳng định hơn nữa giá trị văn chương Lê Lựu 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới trên các khía cạnh như: các kiểu nhân vật, tính cách, đặc điểm nhân vật thể hiện trong tác phẩm... vị trí danh dự những nhà văn xuất sắc thời kỳ đổi mới 31 Chương 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU THỜI KỲ ĐỔI MỚI 2.1 Nhân vật văn học trong tiểu thuyết 2.1.1 Quan niệm nghệ thuật về con người Con người luôn giữ vị trí trung tâm trong các lĩnh vực, khoa học, lý luận, kinh tế, quản lý… Khi là đối tượng của văn học, con người được nhìn nhận như một nhân cách đích thực và toàn vẹn, được... trong các nhân vật của tiểu thuyết Nếu trong tiểu thuyết, ngoài nhân vật còn có gì khác nữa, thì nhân vật cũng 34 vừa là cơ thể vừa là linh hồn Nhân vật trong tiểu thuyết không hề xa lạ mà được đặt trong những mối quan hệ cụ thể, đời thường Nó không gì khác hơn chính là hình ảnh của con người đời thường với những nỗi niềm suy tư, trăn trở được phản chiếu thông qua lăng kính văn học Những nhân vật tiểu. .. bản, nhân vật được xây dựng nhằm thực hiện chức năng xã hội nhất định Những sáng tác của Lê Lựu trong giai đoạn này cũng không nằm ngoài xu hướng ấy Trước đổi mới, Lê Lựu tập trung khắc họa nhân vật theo mô hình con người tích cực của cộng đồng Ông đặc biệt dành ưu ái cho hình tượng người chiến sĩ Sau 1975, nhất là sau năm 1986, thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam có nhiều thay đổi Nhân vật . thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới Chương 2: Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới. . trong văn chương Lê Lựu. Sự hấp dẫn của tiểu thuyết Lê Lựu và một thế giới nhân vật sinh động, chân thực đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu đề tài: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu. là thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới trên các khía cạnh như: các kiểu nhân vật, tính cách, đặc điểm nhân vật thể hiện trong tác phẩm và nghệ thuật xây dựng nhân vật

Ngày đăng: 07/07/2015, 11:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan